Cần mang giấy tờ gì khi làm Căn cước công dân gắn chip?

Các địa phương đang gấp rút triển khai việc cấp Căn cước công dân gắn chip cho người dân. Trong tương lai, đây là một trong những thủ tục được cho là sẽ được giản lược về mặt hồ sơ, giấy tờ.

Hiện nay: Cần mang theo Sổ hộ khẩu

Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 48/2019/TT-BCA, để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, người dân cần đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện.

Khi đi, người dân cần mang theo Sổ hộ khẩu. Khi đến làm thủ tục, sẽ được cấp Tờ khai Căn cước công dân, người dân tiến hành điền thông tin vào Tờ khai.

Nếu đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip (nếu không thuộc trường hợp bị mất), thì cần mang theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ để cán bộ cắt góc.

Riêng Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc thì sẽ được thu và hủy.

Cần mang giấy tờ gì khi làm Căn cước công dân gắn chip?


Sắp tới: Không cần mang theo Sổ hộ khẩu

Cuối tháng 02/2021 vừa qua, Bộ Công an đã chính thức bấm nút khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất cấp và quản lý căn cước công dân.

Đây được coi là sự kiện đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác quản lý Nhà nước, sử dụng giấy tờ của công dân từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử.

Được biết, hiện nay, các thông tin cá nhân của công dân đang được cập nhật lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo hộ khẩu và chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu này vẫn chưa hoàn thiện.

Do đó, trước mắt, ở thời điểm này, công dân khi đi làm Căn cước công dân gắn chip vẫn nên mang theo Sổ hộ khẩu và CMND/Căn cước công dẫn cũ “cho chắc” – theo giải đáp của UBND P. Linh Chiêu (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) trên Thanhnien.vn

Điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA cũng chỉ rõ:

Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.

Như vậy, có thể thấy, trong tương lai không xa, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động ổn định và đầy đủ dữ liệu thì người dân khi đi làm căn cước công dân gắn chip sẽ không còn phải mang Sổ hộ khẩu.

Luật Cư trú 2020 được Quốc hội thông qua đã chính thức khai tử Sổ hộ khẩu. Sổ này sẽ chấm dứt vai trò của nó vào ngày 01/01/2023. Việc quản lý thông tin về cư trú của công dân sẽ được thực hiện trên nền tảng số mà cụ thể là Cơ sở dữ liệu về cư trú. Cơ sở dữ liệu về cư trú được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Nếu có băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng gọi: 1900.6192

>> Vì sao nên làm căn cước công dân gắn chip trước 1/7/2021? 

>> Căn cước công dân gắn chip: 5 điều người dân cần biết

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Phí bảo trì đường bộ là gì? Nộp ở đâu và mức phí bao nhiêu?

Phí bảo trì đường bộ là gì? Nộp ở đâu và mức phí bao nhiêu?

Phí bảo trì đường bộ là gì? Nộp ở đâu và mức phí bao nhiêu?

Như đã biết, phí bảo trì đường bộ là một loại phí bắt buộc đối với nhiều loại phương tiện để được phép lưu thông trên đường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại phí này. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến phí bảo trì đường bộ.