Căn cước công dân (CCCD) gắn chip ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội so với thẻ Chứng minh nhân dân (CMND) và CCCD mã vạch. Khi sử dụng, CCCD gắn chip có thể thay thế một số giấy tờ.
Thay thế Chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch
Hiện nay, trên cả nước đang tồn tại đồng thời các thẻ sau có giá trị tương đương:
- Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số;
- Căn cước công dân.
Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, cả CMND và CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân (có giá trị như nhau).
Về giá trị sử dụng của thẻ CMND giai đoạn hiện nay, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân quy định, CMND được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA về mẫu thẻ CCCD gắn chip cũng nêu rõ, thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (CCCD mã vạch) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Như vậy, thẻ CCCD gắn chip có thể thay thế cho Chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch trong thực hiện các giao dịch.
Căn cước công dân gắn chip thay thế giấy tờ gì? (Ảnh minh họa)
Thay thế hộ chiếu trong một số trường hợp
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Khoản 2 Điều 20 của Luật Căn cước công dân 2014 quy định: thẻ Căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Như vậy, tại một số nước, CCCD có thể thay thế hộ chiếu.
Thay thế các giấy tờ đã tích hợp thông tin trên Căn cước công dân
Chính phủ đã giao Bộ Công an hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình vào chíp điện tử trong thẻ CCCD để sử dụng thẻ CCCD đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Các thông tin có thể tích hợp trên thẻ CCCD như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe…
Khi được tích hợp, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể thay thế được các loại giấy tờ đó, giúp người dân không cần mang theo nhiều giấy tờ khi đi làm các thủ tục hành chính, ngân hàng, bảo hiểm...
Ngoài ra, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định thẻ Căn cước thay thế Sổ hộ khẩu mà chỉ thể hiện tinh thần khi đã xuất trình thẻ Căn cước công dân, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng minh các thông tin đã có.
Nếu có băn khoăn về các quy định của pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ giải đáp.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định số 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông vừa được Chính phủ ban hành.
Trong số những vướng mắc liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh thì việc người trên 60 tuổi có đứng tên đăng ký hộ kinh doanh được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu pháp luật quy định ra sao về điều này?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều nhiều người đặc biệt quan tâm là đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tích cực tuyên truyền người dân cài đặt và tạo tài khoản trên ứng ụng iHaNoi. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ihanoi là gì và người dân có bắt buộc cài ứng dụng này không?
Bài viết dưới đây sẽ đưa thông tin lưu ý quan trọng đối với người sinh năm 2000 liên quan đến giấy tờ tùy thân. Cùng theo dõi chi tiết nội dung để biết cụ thể.
Mục tiêu của Bộ Công an là cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, sẽ có một số đối tượng bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip trước ngày này, thay vì đổi theo yêu cầu.
Từ ngày 01/7/2021, nếu không đăng ký tạm trú tại thành phố nơi đang sinh sống và làm việc, những người ngoại tỉnh có thể sẽ bị xóa đăng ký thường trú ở quê.
Khi cấp đổi Chứng minh nhân dân (CMND) sang Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, nhiều trường hợp CMND được cắt góc và trả lại cho người dân. Vậy giá trị của CMND cắt góc được quy định thế nào?
Mặc dù, hiện nay, rất nhiều người đang “đổ xô” đi làm Căn cước công dân (CCCD) gắn chip nhưng vẫn có không ít trường hợp dù thuộc đối tượng bắt buộc đổi vẫn “bình chân như vại”.