Căn cước công dân có từ năm nào?

Hãy theo dõi bài viết để biết thẻ Căn cước công dân có từ năm nào và sắp tới việc cấp thẻ này có gì mới.

Thẻ Căn cước công dân có từ năm nào?

Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp những thẻ Căn cước công đầu tiên cho công dân từ ngày 01/01/2016 theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014.

Mẫu thẻ Căn cước công dân đầu tiên được cấp là mẫu thẻ có in mã vạch. Việc cấp Căn cước công dân mã vạch được thực hiện tại phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an các tỉnh, thành phố; Công an quận, huyện và đơn vị hành chính tương đương.

Do còn hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nên thời điểm này chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố đủ điều kiện để thực hiện thí điểm cấp thẻ Căn cước công dân.

Các địa phương đầu tiên được cấp thẻ Căn cước công dân từ năm 2016 gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình.

Năm 2021, Bộ Công an triển khai cấp thẻ Căn cước công dân mẫu mới có gắn chip thay cho Căn cước công dân mã vạch. Đến nay, Bộ Công an đã cấp hơn 83 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Căn cước công dân có từ năm nào?
Căn cước công dân có từ năm nào? (Ảnh minh họa)

Từ 01/7/2024, người dân được cấp thẻ Căn cước mẫu mới

Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Theo đó, thẻ Căn cước công dân sẽ thay đổi tên gọi thành thẻ Căn cước.

Người dân sẽ được cấp thẻ Căn cước mẫu mới thay cho mẫu thẻ Căn cước công dân gắn chip hiện hành.

Các thẻ Căn cước công dân được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, tuy nhiên công dân có thể đổi sang thẻ Căn cước bất cứ khi nào có nhu cầu.

Đối tượng được cấp thẻ là công dân Việt Nam. Trong đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thẻ Căn cước, người dưới 14 tuổi có thể làm thẻ theo nhu cầu (không bắt buộc).

Để tạo điều kiện cho người dân được cấp thẻ Căn cước mẫu mới từ 01/7/2024, các loại thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Ngoài ra, toàn bộ Chứng minh nhân dân các loại sẽ hết giá trị, chính thức bị khai tử từ ngày 01/01/2025.

So với các mẫu thẻ Căn cước công dân cũ, thẻ Căn cước sẽ có nhiều thay đổi như:

  • Thông tin “quê quán” đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", thông tin "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú".
  • Lược bỏ hình ảnh dấu vân tay của chủ thẻ, cơ quan cấp thẻ đổi thành Bộ Công an.

Ngoài thay đổi thông tin in trên mặt thẻ, thẻ Căn cước mẫu mới sẽ tích hợp thêm thông tin mống mắt, ADN, giọng nói, nghề nghiệp… của chủ thẻ.

Trên đây là thông tin về: Căn cước công dân có từ năm nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở quận, huyện của 3 địa phương (đề xuất)

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở quận, huyện của 3 địa phương (đề xuất)

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở quận, huyện của 3 địa phương (đề xuất)

Bộ Tư pháp đang đề xuất thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại cấp huyện của 03 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nghệ An tại dự thảo Nghị quyết về vấn đề này. Vậy đề xuất đó cụ thể như thế nào?