Các mức phạt xe quá tải mới nhất theo Nghị định 100

Tuân thủ quy định về trọng tải là một trong những yêu cầu người lái xe tải cần đặc biệt lưu ý. Hiện nay, mức phạt đối với xe quá tải vẫn rất cao.


Xe quá tải, cả lái xe và chủ xe đều bị phạt

Xe quá tải là cách nói ngắn gọn của xe quá trọng tải. Trọng tải được hiểu là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển. Trọng tải của xe được công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe.

Không giống như nhiều lỗi khác trong Nghị định 100 năm 2019, “ai làm nấy chịu”, đối với lỗi xe ô tô chở hàng vượt trọng tải chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm song song với người tài xế điều khiển phương tiện.

Việc xử phạt xe vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) được dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét Giấy chứng nhận này để có căn cứ ra quyết định xử phạt xe quá tải.

muc phat xe qua tai moi nhat
Mức phạt xe quá tải mới nhất (Ảnh minh họa)

Các mức phạt xe quá tải mới nhất

Mức phạt xe quá tải hiện nay được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt với lái xe quy định tại Điều 24, mức phạt với chủ xe quy định tại Điều 30.

Các mức phạt cụ thể như sau:

STT

Mức quá tải

Mức phạt với lái xe

Mức phạt với chủ xe

1

10 - 30%

800.000 - 01 triệu đồng

02 - 04 triệu đồng

2

30 - 50%

03 - 05 triệu đồng

06 - 08 triệu đồng

3

50 - 100%

05 - 07 triệu đồng

14 - 16 triệu đồng

4

100 - 150%

07 - 08 triệu đồng

16 - 18 triệu đồng

5

Trên 150%

10 - 12 triệu đồng (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

18 - 20 triệu đồng

Lưu ý:

  • Lái xe ngoài bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 05 tháng; buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
  • Mức phạt với chủ xe nêu trên là mức phạt đối với chủ xe là cá nhân. Nếu chủ xe là tổ chức mức phạt gấp đôi;
  • Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe;
  • Xe chở quá trọng tải dưới 10% không bị xử phạt.

Việc để xe chở quá tải thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy: xe nhanh bị hao mòn, xuống cấp; mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Đồng thời, tài xế và chủ xe đều phải đối mặt với mức phạt không hề nhỏ.

Hệ lụy sâu xa hơn là gây hư hỏng các tuyến đường khi liên tục bị “cày nát” bởi những chuyến xe quá tải. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn phớt lờ quy định xử phạt này, cố tình chở hàng quá trọng tải.

>> Từ 2020, chạy quá tốc độ bị phạt tới 12 triệu đồng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?