Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

Việc phân biệt được các loại vạch kẻ đường theo QCVN 41:2019/BGTVT có ý nghĩa rất quan trọng đối với người tham gia giao thông, để lái xe an toàn và tránh bị xử phạt.

1. Nhóm vạch dọc đường

Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

- Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đơn, đứt nét: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

- Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đơn, nét liền: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi, nét liền: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 1.5: Vạch xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy: Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

- Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.

4872809125878958725 (1600×944)

- Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét): Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

Nhóm vạch kênh hóa dòng xe

- Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng: Được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

Nhóm vạch cấm dừng xe trên đường

- Vạch 6.1: Vạch cấm đỗ xe trên đường: Sử dụng để báo hiệu không được phép đỗ xe bên đường.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

Nhóm vạch ngang đường

- Vạch 7.1: Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 7.2: Vạch nhường đường: Để báo hiệu cho xe phải đi chậm hoặc dừng lại khi cần thiết để nhường đường cho các phương tiện hoặc người trên các hướng giao thông khác được di chuyển trước.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 7.3: Vạch đi bộ qua đường: Xác định phạm vi phần đường dành cho người đi bộ cắt qua đường.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch 7.7: Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt: Để báo cho người tham gia giao thông biết phía trước có chỗ giao nhau với đường sắt, nhắc người điều khiển phương tiện thận trọng. Cụm vạch này chỉ dùng ở chỗ không có người gác chắn đường sắt.

Các loại vạch kẻ đường phổ biến theo quy chuẩn 41:2019

- Vạch giảm tốc độ: Dùng để báo cho người điều khiển phương tiện biết đoạn đường cần phải giảm tốc độ đồng thời bản thân vạch cũng được cấu tạo để góp phần làm giảm tốc độ xe chạy.

Vạch giảm tốc độ có màu vàng, có thể bố trí dạng cụm (nhiều vạch đơn) ở phía trước và trong đoạn đường cần giảm tốc độ hoặc là dạng vạch đơn bố trí trên toàn bộ chiều dài đoạn đường cần giảm tốc độ.

>> Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới, có hiệu lực từ 01/7/2020

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

7 điểm mới đáng chú ý của Thông tư 04/2020/TT-BTP về hộ tịch

7 điểm mới đáng chú ý của Thông tư 04/2020/TT-BTP về hộ tịch

7 điểm mới đáng chú ý của Thông tư 04/2020/TT-BTP về hộ tịch

Sau hơn 05 năm được áp dụng, Thông tư 15/2015/TT-BTP đã bị Bộ Tư pháp thay thế bởi Thông tư 04/2020/TT-BTP. Thông tư 04 có hiệu lực từ ngày 16/7/2020 với nhiều điểm mới đáng chú ý, được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính.