Làm cà vẹt xe giả bị xử lý thế nào? Dùng cà vẹt xe giả có bị phạt?

Cà vẹt xe là một loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu khi điều khiển xe phương tiện giao thông. Việc làm cà vẹt xe giả hoặc dùng cà vẹt xe giả đều bị phạt nặng.

1. Làm cà vẹt xe giả bị xử lý thế nào?

Cà vẹt xe là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp “carte verte” nghĩa là thẻ xanh. Cụm từ này được sử dụng phổ biến bởi người dân miền Nam để chỉ giấy đăng ký xe.

Trên cà vẹt xe ghi rõ các thông tin về chủ sở hữu phương tiện và thông tin về phương tiện đó như: nhãn hiệu, số loại, số máy, số khung, biển số đăng ký... đồng thời được Công an tỉnh ký xác nhận và chứng thực để đảm bảo tính hợp lệ của loại giấy tờ này.

Hành vi làm cà vẹt xe giả được khép vào Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13,  sửa đổi bởi Luật số 12/2017/QH1.

Cụ thể, Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:

Khung 1: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 - 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm:

  • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.

Làm cà vẹt xe giả có thể bị đi tù (Ảnh minh họa)

2. Người dùng cà vẹt xe giả có bị phạt?

Tùy vào loại phương tiện điều khiển mà tài xế dùng cà vẹt xe giả sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện

Mức phạt lỗi sử dụng cà vẹt xe giả

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự

01 - 02 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Tịch thu Giấy phép lái xe giả

(Điểm a khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh

04 - 05 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô

10 - 12 triệu đồng

(Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

3. Làm thế nào để kiểm tra, phân biệt cà vẹt xe thật - giả?

Kiểm tra, phân biệt bằng mắt thường

Để phân biệt được cà vẹt xe giả và thật thì chúng ta có thể sử dụng đèn UV để kiểm tra các chi tiết sau:

Chi tiết phân biệt

Cà vẹt thật

Cà vẹt giả

Chi tiết phôi và phù hiệu

Những hoa văn được in trên phôi cavet và huy hiệu ngành rất sắc nét, hình ảnh chi tiết, rõ ràng. Khi chiếu tia UV vào cà vẹt thì huy hiệu ngành ẩn ở mặt trước sẽ xuất hiện.

Những hoa văn in trên phôi cà vẹt và huy hiệu ngành đều không rõ ràng, hình ảnh có thể bị mờ nhạt hoặc bị nhòe khó thể thấy.

Các thông tin

Những thông tin in lần đầu như: Tên chủ xe, địa chỉ, nhãn hiệu xe, số máy, màu sơn, số khung, biển số đều được in Iaser, chữ liền nét (màu xanh lá). Thông tin lần hai in kim (màu vàng).

Tất cả thông tin đều là chữ in Iaser

Sợi kim tuyến

Rất ít người để ý trên cà vẹt xe có một sợi kim tuyến nhỏ. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt và nhận biết cà vẹt thật giả. Với cà vẹt thật thì sợi kim tuyến sẽ mỏng và sắc nét.

Cà vẹt giả có sợi kim tuyến to và thô.

Kiểm tra qua SMS

Cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến 0936 081 778 hoặc 0936 083 578

Phí dịch vụ: 500 - 2000 đồng/sms.

Lưu ý: Cách này chỉ dành cho bằng lái xe PET.

Kiểm tra qua website https://gplx.gov.vn/.

Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://gplx.gov.vn/.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin.

Bước 3: Ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin.

- Trường hợp 1: Hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu thì bằng lái xe đó là thật.

- Trường hợp 2: Thông tin trả về không khớp với bằng lái xe tra cứu thì đó là bằng giả.

- Trường hợp 3: Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì nhiều khả năng đó là bằng giả.

Trên đây là thông tin về: Làm cà vẹt xe giả bị xử lý thế nào? Dùng cà vẹt xe giả có bị phạt? theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục