Luật Cư trú 2020 đã chính thức có hiệu lực. Luật này tiến tới bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu và thay thế bằng quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Trên cơ sở này, không còn kết quả giải quyết thủ tục đăng ký thường trú là “sổ hộ khẩu” mà thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
LuatVietnam xin trả lời bạn như sau:
Việc bỏ sổ hộ khẩu chỉ là việc thay đổi quản lý cư dân từ quản lý thủ công sang quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin.
Từ ngày 01/7/2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực thi hành, công dân vẫn tiến hành đăng ký thường trú, đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và cập nhật thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Bạn cần phân biệt rõ bỏ sổ hộ khẩu và bỏ hộ khẩu là 02 khái niệm khác nhau.
Khi bỏ sổ hộ khẩu, trong quá trình làm các thủ tục hành chính, người dân không phải nộp các bản chính, bản sao công chứng sổ hộ khẩu mà được khai thác thông tin dân cư trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
Chào bạn. Về câu hỏi của bạn, LuatVietnam xin giải đáp như sau:
Khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, công dân được giảm một số thủ tục như: đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; cấp giấy chuyển hộ khẩu… (tương tự như vậy với sổ tạm trú)
Đồng thời, công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu, cũng như không phải sao y chứng thực sổ này khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, người dân sẽ phát sinh thêm một việc đó là xin cung cấp thông tin cư trú từ cơ quan quản lý cư trú.
Bên cạnh đó, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa thật sự hoàn thiện, nên khiến người dân gặp khó khi đi xin thông tin cư trú của gia đình.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.