Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì?

Khi tham gia giao thông, không khó để bắt gặp biển báo cấm người đi bộ. Theo đó, biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì để nhận biết?

1. Hình ảnh biển báo cấm người đi bộ

Biển báo cấm có mã P, cụ thể, biển báo cấm người đi bộ là biển số P.112.

Theo Phụ lục B Quy chuẩn 41:2019 của Bộ Giao thông Vận tải, biển số P.112 được minh họa tại hình B.12:

bien bao cam nguoi di bo
Hình B.12 - Biển số P.112

2. Đặc điểm biển báo cấm người đi bộ

Các biển báo cấm chủ yếu có viền đỏ với nền trắng, trên nền có hình vẽ/chữ viết, chữ số màu đen (khoản 15.1 Điều 15 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT).

Theo đó, biển báo cấm người đi bộ P.112 có dạng:

Hình tròn với viền màu đỏ, nền màu trắng. Trên nền có in hình vẽ một người đang đi bộ màu đen, biển báo được chia thành 2 phần bởi một đường kẻ đỏ.

Theo quy định, biển báo cấm có giá trị trên tất cả các làn đường/chỉ có giá trị trên một/một số làn đường theo biển báo trên đường.

Trường hợp cần thiết cấm theo thời gian dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

Biển báo cấm người đi bộ được đặt ở nơi đường giao nhau/trước một vị trí trên đường cần cấm. Biển P.112 không cần biển báo hết cấm.

Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí thì có thể đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 03 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn.

bien bao cam nguoi di bo co dac diem gi
Biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì (Ảnh minh họa)

3. Ý nghĩa biển báo cấm người đi bộ

Biển báo cấm biểu thị các điều cấm, người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Do đó, biển báo cấm người đi bộ P.112 để báo đường cấm người đi bộ qua lại.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019 của Chính phủ, người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng - 100.000 đồng nếu không đi đúng phần đường quy định.

Ngoài ra, trường hợp người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Trên đây là giải đáp về việc biển báo cấm người đi bộ có đặc điểm gì, nếu cần thêm thông tin LuatVietnam sẵn sàng hỗ trợ bạn qua 1900.6192.

>> 7 lỗi người đi bộ vi phạm giao thông bị xử phạt theo Nghị định 100
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.