Bắt vợ ở nhà rửa bát nấu cơm ngày Tết, chồng bị phạt?

Ở nhiều gia đình Việt, việc dọn dẹp nhà cửa, cơm nước trong những ngày Tết thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Tuy nhiên các anh chồng cũng cần lưu ý, bắt vợ ở nhà rửa bát nấu cơm ngày Tết có thể bị phạt.


Chồng có nghĩa vụ chia sẻ việc nhà với vợ

Nhiều người thường có suy nghĩ nội trợ là việc riêng của phụ nữ; đàn ông vất vả kiếm tiền nuôi gia đình, còn trách nhiệm của phụ nữ là ở nơi góc bếp. Trên thực tế, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trách nhiệm làm việc nhà, xây dựng tổ ấm thuộc về cả phụ nữ và người đàn ông.

Dưới góc độ pháp lý, Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định rõ:

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Như vậy, san sẻ việc nhà với vợ không chỉ là sự tự nguyện mà còn là nghĩa vụ của người chồng theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng có nghĩa vụ chia sẻ công việc nhà cùng nhau (Ảnh minh họa)

Bắt vợ ở nhà rửa bát nấu cơm, chồng có thể bị phạt

Nhắc đến Tết, không ít người có cảm giác “sợ Tết”, đặc biệt là những phụ nữ đã có gia đình. Bởi nếu như trước Tết, họ phải tất bận sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa... thì trong những ngày Tết, họ lại bận rộn với nấu cơm, rửa bát... Thậm chí, có những gia đình, người chồng ép buộc vợ mình phải ở nhà để làm những công việc này.

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm hành vi dưới đây sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu:

Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

Bắt vợ ở nhà rửa bát nấu cơm, chồng có thể bị phạt đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Theo quy định trên, nếu chồng cấm, ngăn cản vợ ra khỏi nhà, về nhà ngoại, gặp gỡ cha mẹ đẻ, anh chị em, bạn bè... của vợ mà bắt vợ ở nhà rửa bát, nấu cơm trong những ngày Tết nhằm cô lập, gây áp lực về tâm lý thường xuyên với vợ thì sẽ bị phạt đến 10 triệu đồng.

Tức là, không phải mọi trường hợp chồng không cho vợ về ngoại đều bị phạt mà chỉ trong trường hợp bắt vợ không được ra khỏi nhà để rửa bát, nấu cơm... vì muốn cô lập vợ thì chồng mới bị phạt mức trên.

Trên đây là mức phạt của việc bắt vợ ở nhà rửa bát nấu cơm dịp Tết vì muốn cô lập, gây áp lực tâm lý cho vợ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ  1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

7 điểm mới tại Luật Công chứng 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Chiều 26/11/2024 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng 2024 với 08 chương, 76 Điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 07 điểm mới đáng chú ý tại Luật Công chứng 2024 ngay trong bài viết dưới đây.