Bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe có bị phạt không?

Đèn khẩn cấp hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm được dùng trong một số trường hợp nhất định. Vậy nếu bật đèn khẩn cấp để dừng đỗ xe ở nơi có biển cấm thì có bị phạt không?

Bật đèn khẩn cấp trong trường hợp nào?

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật về các trường hợp sử dụng đèn khẩn cấp, tuy nhiên, theo tìm hiểu, các nhà sản xuất khuyến cáo người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nên bật đèn khẩn cấp nếu:

1- Xe gặp sự cố phải dừng, đỗ trên đường

Khi đi trên đường mà xe gặp sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng, đỗ theo quy định, bắt buộc phải đỗ trên đường, lái xe cần bật đèn khẩn cấp để các xe khác chủ động tránh.

2- Xe đang trong tình trạng nguy hiểm

Trường hợp xe gặp trục trặc mà không thể tấp vào lề dừng đỗ, lái xe nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác biết rằng để xử lý tình huống.

3- Thời tiết quá xấu

Nếu trời mưa, sương mù bình thường thì có thể chỉ cần bật đèn sương mù/đèn chiếu gần là được, không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết khi nào xe phía trước sẽ rẽ, chuyển làn… Đặc biệt, chưa nói đến việc bật đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh.

Nhưng nếu gặp thời tiết xấu, trời mưa to, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế chỉ còn vài mét thì nên bật đèn khẩn cấp để các xe phía sau chú ý giữ khoảng cách an toàn.

Tuy nhiên, tốt nhất nếu gặp tình huống thời tiết quá xấu, lái xe nên chủ động dừng, đỗ xe bên đường và bật đèn khẩn cấp, đợi đến khi thời tiết thuận lợi hơn rồi di chuyển.

bat den khan cap
Bật đèn khẩn cấp để dừng đỗ xe ở nơi có biển cấm (Ảnh minh họa)

Bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe được không?

Dừng xe, đỗ xe được định nghĩa tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 như sau:

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi dừng, đỗ xe phải tuân thủ quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ, không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định cũng như nơi có biển cấm dừng, đỗ xe.

Như đã nêu ở trên, nếu khi tham gia giao thông mà xe gặp sự cố, trục trặc, phải dừng, đỗ xe ở nơi có biển cấm dừng, đỗ và bật đèn khẩn cấp thì sẽ không bị xử phạt.

Nhưng nếu không gặp vấn đề gì mà lợi dụng việc bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định là vi phạm và sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng với hành vi đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Do vậy, lái xe không nên sử dụng đèn khẩn cấp “vô tội vạ” vừa tránh gây nguy hiểm cho người khác và cũng tránh bị phạt.

Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề bật đèn khẩn cấp để dừng đỗ xe, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

>> Phân biệt biển cấm dừng - cấm đỗ xe và mức phạt

>> Đỗ xe trước biển cấm dừng, cấm đỗ có bị phạt không?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Các ngân hàng mới đây đã cảnh báo với chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo của một số đối tượng lợi dụng tình trạng khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học để chuyển khoản.