Báo cáo 487/BC-UBND Nghệ An 2024 thực hiện kiến nghị, đề xuất sau giám sát nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 487/BC-UBND

Báo cáo 487/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát, khảo sát từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay trên các lĩnh vực
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ AnSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:487/BC-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Lê Hồng Vinh
Ngày ban hành:25/06/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Báo cáo 487/BC-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Báo cáo 487/BC-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Báo cáo 487/BC-UBND DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
________

Số: 487/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________

Nghệ An, ngày 25 tháng 6 năm 2024

 

 

BÁO CÁO

Về việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát, khảo sát
từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay trên các lĩnh vực

_______________

 

Thực hiện Công văn số 129/HĐND.TT ngày 05/6/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về báo cáo việc thực hiện kiến nghị, đề xuất sau giám sát, khảo sát từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay trên các lĩnh vực; UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện như sau:

A. LĨNH VỰC KINH TẾ

I. Giám sát về các dự án treo, dự án chậm tiến độ và các dự án sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trên cơ sở báo cáo của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 về tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án treo, dự án chậm tiến độ và dự án sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tại khoản 8 Điều 2 Nghị quyết số 31/NQ-HĐND có giao nhiệm vụ: “Hằng năm, tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm về kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ, dự án sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh và hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát... “

Ngày 01/6/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc quản lý dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (trong đó có nội dung về kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ). Ngày 22/8/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 614/KH- UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 01/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, theo đó giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch trước ngày 15/12 hàng năm.

Hiện nay Đoàn kiểm tra liên ngành được thành lập tại Quyết định số 3559/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 của UBND tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm tra đối với các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh (ngoài Khu kinh tế và các khu công nghiệp) theo kế hoạch kiểm tra; hiện các Đoàn đang hoàn thiện báo cáo, trình UBND tỉnh kết quả kiểm tra. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện theo Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 25/7/2022 của UBND tỉnh về quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành, địa phương rà soát dự án có dấu hiệu chậm tiến độ để đưa vào kế hoạch kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra năm 2024.

Vì vậy, để có báo cáo toàn diện, đầy đủ thông tin về kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý trong năm 2024 đối với các dự án treo, dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh theo kiến nghị, đề xuất sau giám sát của HĐND tỉnh trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 01/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; UBND tỉnh kính đề nghị Thường trực HĐND tỉnh cho phép báo cáo kết quả việc thực hiện kiến nghị, đề xuất sau giám sát, khảo sát của HĐND tỉnh về các dự án treo, dự án chậm tiến độ, dự án sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2024 theo nhiệm vụ được giao tại khoản 8 Điều 2 Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND tỉnh.

II. Giám sát về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2021

1. Tiếp tục xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013

Sau khi được Ban Quản lý dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai VILG” cấp Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hỗ trợ chuyển giao phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS (tháng 10/2020). UBND tỉnh đã triển khai sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS trên địa bàn tỉnh trong công tác quản lý đất đai.

- Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu của 13/21 đơn vị cấp huyện thuộc dự án VILG; trong đó:

+ Hoàn tất công tác nghiệm thu, đóng gói sản phẩm giao nộp đối với 12/12 huyện1 với 866.254 thửa đất dữ liệu thuộc tính và 2.665.211 thửa đất dữ liệu không gian (thực hiện Dự án Tăng cường quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đất đai (VILG) tại Nghệ An);

+ Huyện Đô Lương đang thực hiện; đã triển khai sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS để vận hành thường xuyên trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

- Đối với 08/21 đơn vị cấp huyện còn lại2 năm 2022 tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu của 08 huyện trên; đã triển khai sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS để vận hành thường xuyên trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

Đã triển khai kết nối liên thông thuế điện tử giữa cơ quan đăng ký đất đai với cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất; kết nối liên thông quy trình, trạng thái giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai giữa 2 Hệ thống: Hệ thống quản lý đất đai VDBLIS với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính DVC tỉnh Nghệ An; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư triển khai Đề án 06/CP (đã tiếp nhận giải quyết TTHC trên hệ thống VBDLIS 392.959 hồ sơ trong đó có 34.845 hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; 358.114 hồ sơ giải quyết theo quy trình nội bộ; liên thông thuế điện tử 143.069 hồ sơ từ các Chi nhánh VPĐK sang cơ quan thuế); trong quá trình giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp cơ sở dữ liệu đất đai sẽ được hoàn thiện, cập nhật bổ sung dữ liệu không gian và thuộc tính cho các thửa đất còn thiếu hoặc bị sai lệch. Ngoài ra cơ sở dữ liệu đất đai sẽ được xây dựng bổ sung trong quá trình kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng chưa được kê khai đăng ký.

2. Cân đối bố trí tăng kinh phí để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đất nông nghiệp sau “dồn điền đổi thửa” và đất lâm nghiệp, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2024; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4189/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024, theo đó đã bố trí đủ nguồn kinh phí sự nghiệp địa chính trong năm 2024 với số tiền 90 tỷ đồng đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Hàng năm, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo bố trí kinh phí sự nghiệp địa chính đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

3. Chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường nâng cao chất lượng thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các dự án theo từng giai đoạn bố trí vốn và nhu cầu sử dụng đất; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong công tác tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án về các nội dung liên quan công tác quản lý đất; diện tích đất sử dụng cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị quyết cần rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các dự án theo từng giai đoạn bố trí vốn và nhu cầu sử dụng đất một cách chặt chẽ, khoa học, tránh lãng phí đất đai; chỉ tổng hợp đối với các công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, bố trí vốn và có tính khả thi.

UBND tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh các sở, ngành, địa phương tăng cường trong công tác tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án về các nội dung liên quan đến công tác quản lý đất; diện tích đất sử dụng cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Đặc biệt, ngày 04/6/2024, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

4. Chỉ đạo sử dụng Quỹ phát triển đất tỉnh Nghệ An cho các đơn vị địa phương ứng vốn để thực hiện công tác bồi thường, GPMB theo phương án công tác bồi thường, GPMB đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 03/5/2024 về việc phê duyệt kế hoạch ứng vốn từ Quỹ phát triển đất tỉnh Nghệ An năm 2024 gồm 44 dự án với tổng số tiền 284 tỷ đồng.

5. Chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 01/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc qun lý dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (trong đó có nội dung về kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ)

Năm 2023, UBND tỉnh có Quyết định số 3559/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đối với các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh (ngoài Khu kinh tế và các khu công nghiệp). Theo đó, Đoàn kiểm tra số 1 do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để kiểm tra đối với 22 dự án chưa được giao, thuê đất; Đoàn kiểm tra số 2 do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì để kiểm tra đối với 42 dự án đã được giao, thuê đất; Đoàn kiểm tra số 3 do Sở Xây dựng chủ trì để kiểm tra đối với 29 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản. Hiện các Đoàn đang hoàn thiện báo cáo, trình UBND tỉnh kết quả kiểm tra.

Ngoài ra, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương rà soát dự án có du hiệu chậm tiến độ năm 2024 để triển khai thực hiện theo Quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh xử lý đảm bảo quy định, tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

III. Giám sát về công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1. Chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của tỉnh phù hợp với quy định mới của Trung ương, tình hình thực tế tại địa phương và đối với từng lĩnh vực cụ thể theo hướng cải cách thủ tục hành chính

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát tham mưu công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 3750/QĐ-UBND ngày 16/11/2023 (thay thế Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 29/3/2021).

- Chỉ đạo3 các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 01/6/2023 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 123-KH/TU ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vả Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2. Xây dựng và ban hành quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát tham mưu xây dựng và đã ban hành quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương tại Quyết định số 08/2003/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh.

3. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trong hoạt động khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; có kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ khoáng sản theo nhu cầu trước mắt, nhu cầu nội địa, nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án hạ tầng, dự án trọng điểm, thu hút đầu tư; hạn chế tối đa việc cấp phép thăm dò, khai thác các loại tài nguyên không tái tạo; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

- Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt; trong đó đã tính tới việc bảo đảm nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đầu tư và nhu cầu của người dân.

- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 19/3/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch đu giá quyền khai thác khoáng sản đợt 1 năm 2024 đối với 02 khu vực mỏ.

- UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường4 chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện thực hiện rà soát các mỏ đất san lấp, cát sỏi thuộc quy hoạch đ ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo nguyên liệu cho các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án thu hút đầu tư của tỉnh, các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương và phục vụ các dự án thuộc mạng lưới đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tiếp tục triển khai thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của UBND tỉnh) và Phương án bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Quyết định số 4182/QĐ-UBND ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh). Đặc biệt đã làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

4. Thực hiện cải cách hành chính trong việc cấp phép khoáng sản, nghiên cứu xem xét rút ngắn thời gian tối đa các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật

Nhằm thực hiện rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực địa chất khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua đó đã rút ngắn tổng số 323 ngày đối với 19 bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo quy định. Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3750/QĐ-UBND ngày 16/11/2023 thay thê Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 29/3/2021.

5. Rà soát, tính toán hiệu quả kinh tế trong việc quy hoạch, cấp phép để khai thác tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường, hạ tầng cơ sở

Tại Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 01/02/2023, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư khai thác khoáng sản trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư các dự án. Kết quả như sau: Từ 01/01/2024 đến 31/5/202, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 08 dự án đầu tư khai thác khoáng sản trên địa bàn ngoài Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp. Quá trình thẩm định đã thực hiện đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án theo đúng quy định.

6. Chỉ đạo các sở, ngành trong quá trình thẩm định, cấp phép các dự án đầu tư khai thác khoáng sản cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để có hiệu quả trong khai thác, gần với bảo vệ môi trường

Hiện nay, trong quá trình phê duyệt dự án, phương án khai thác khoáng sản, các sở ngành liên quan đã thực hiện khuyến khích và yêu cầu các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, dây chuyền trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản và đã có nhiu doanh nghiệp triển khai áp dụng những công nghệ khai thác tiên tiến nhm tận thu hết khoáng sản, tạo ra được khoáng sản đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu thị trường, thân thiện với môi trường5.

7. Yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản. Đặc biệt, lập sổ sách chứng từ, lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác, lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa đ lưu giữ thông tin, số liệu liên quan theo đúng quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và Thông tư số 17/2020/TT-BTNMT ngày 24/12/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các sở ngành, UBND cấp huyện đã thường xuyên đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản nói chung; lập sổ sách chứng từ, lp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác, lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa đ lưu giữ thông tin, số liệu liên quan theo đúng quy định nói riêng. Đến nay, các đơn vị khai thác khoáng sản đã cơ bản hoàn thành lắp đặt camera, trạm cân theo đúng quy định.

Qua công tác thanh, kiểm tra đã phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tạo nề nếp, kỷ cương, sức lan tỏa, góp phn quan trọng để doanh nghiệp có ý thức trong quá trình hoạt động6. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các đoàn kiểm tra xử lý nghiêm các đơn vị cố tình không triển khai thực hiện.

8. Chỉ đạo, giao Cơ quan đầu mối có biện pháp xử lý dứt điểm việc thực hiện lp đặt camera, trạm cân của các doanh nghiệp; nghiên cứu quy định về việc kết nối dữ liệu camera giám sát tại các kho chứa đề lưu trữ thông tin, số liệu của các đơn vị khai thác với Cơ quan thuế và Cơ quan quản lý tài nguyên để giám sát sản lượng khai thác tại mỏ

- UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông vận tải chủ trì yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh bến, bãi tập kết khoáng sản cát, sỏi thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Đặc biệt, thực hiện việc lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi theo đúng quy định tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, hồ bãi sông, trước khi đề nghị công bố hoặc công bố lại hoạt động bến, bãi.

- UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 11174/UBND-NN ngày 28/12/2023 về việc thực hiện Thông báo số 1112-TB/TU ngày 30/10/2023 của Tỉnh ủy về kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; trong đó giao các cơ quan7 chủ trì kiểm tra, tổ chức rà soát, phúc tra việc chấp hành kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra, tham mưu xử lý nghiêm đối với các đơn vị không triển khai thực hiện khắc phục các tồn tại.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 kiện toàn đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản còn lại trên địa bàn huyện Quỳ Hợp; phối hợp với Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 901/QĐ-BTNMT ngày 05/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản đối với các tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Nghệ An.

- Đối với việc nghiên cứu quy định về việc kết nối dữ liệu camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu của các đơn vị khai thác với cơ quan thuế và cơ quan quản lý tài nguyên đê giám sát sản lượng khai thác tại mỏ. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham vấn các sở ngành có liên quan và liên hệ với một số tỉnh (Phú Thọ, Quảng Ngãi,...). Hiện nay đã hoàn thành xây dựng đề án, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan hoàn thiện trình UBND tỉnh ban hành để thực hiện.

9. Kiểm soát chặt chẽ hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ để ngăn chặn tình trạng hợp thức hóa khoáng sản trái phép, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản chưa được cấp phép. Có quy chế phối hợp giữa cơ quan Thuế với ngành Công an, Cục Quản lý thị trường để xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép; có đường dây nóng đ người dân cung cấp thông tin khi phát hiện các vi phạm trong hoạt động khoáng sản

- Cục Thuế tập trung chỉ đạo các Phòng và các Chi cục Thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản. Trường hợp trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ, Đoàn thanh tra, kiểm tra tham mưu lãnh đạo, báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng, có thẩm quyền.

Các Phòng, Chi cục Thuế thường xuyên xác minh các hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa là tài nguyên khoáng sản do các doanh nghiệp bán ra để ngăn chặn tình trạng hợp thức hóa khoáng sản trái phép, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản chưa được cấp phép; phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tại các điểm mỏ khai thác để báo cáo cho UBND huyện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép.

Từ ngày 01/7/2022, ngành Thuế đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để hạn chế tình trạng gian lận, mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhanh chóng truy xuất nguồn gốc khoáng sản; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan Thuế.

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Cục Thuế tỉnh tham mưu dự thảo Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, sau khi rà soát lại các quy chế hiện nay, Cục Thuế nhận thấy một số nhiệm vụ quy định tại dự thảo Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản cũng đã được quy định tại Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017) và Quy chế phối hợp trong công tác thu, nộp ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 21/01/2020). Do đó, Cục Thuế đã đề xuất UBND tỉnh hiện tại chưa cần thiết ban hành thêm Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An (tại Công văn số 3155/CT-NVDTPC ngày 06/6/2024).

10. Tăng cường chỉ đạo, thực hiện và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm xử lý các vi phạm một cách nghiêm minh, kịp thi theo đúng quy định pháp luật; theo dõi, rà soát việc khắc phục và chấp hành quy định pháp luật sau thanh tra, kiểm tra

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, tổ chức rà soát, phúc tra việc chấp hành kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra, tham mưu xử lý nghiêm đối với các đơn vị không triển khai thực hiện khắc phục các tồn tại.

- Sở Xây dựng: Ngày 11/4/2024, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành Quyết định số 1303/QĐ.SXD về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra kết quả thực hiện khc phục tại 27 mỏ đá xây dựng vi phạm quy trình khai thác mỏ đã được Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 806/QĐ.SXD ngày 22/3/2023 của Sở Xây dựng.

Kết quả rà soát như sau: Có 21/27 Chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện việc cải tạo mỏ, đầu tư bổ sung thiết bị công nghệ, tổ chức khai thác theo thiết kế được phê duyệt,... Đến thời điểm phúc tra đã có 21 tổ chức chấp hành nộp tiền phạt vi phạm hành chính (tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước là: 1.640.000.000 đông). Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp có vướng mắc, khó khăn chưa hoàn thành việc khc phục, gồm: 04 chủ đầu tư có tổ chức thực hiện việc cải tạo mỏ nhưng chưa hoàn thành việc nộp phạt, 01 giấy phép đã dừng hoạt động, đóng cửa mở và 01 tổ chức không bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do trùng lặp công tác kiểm tra. Quá trình thực hiện nhiệm vụ Tô công tác của Sở Xây dựng tiếp tục hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện việc cải tạo mỏ, duy trì tổ chức khai thác theo thiết kế, ghi nhận vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và một số bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước cần được điều chỉnh, tháo gỡ.

- Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh:

 Thực hiện Thông báo số 1070-TB/TU ngày 15/9/2023 của Thường trực Tỉnh ủy về Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với một số mỏ được cấp phép trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, đề nghị các sở, ngành liên quan thực hiện theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các văn bản yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục tồn tại theo kết luận của Đoàn kiểm tra; đồng thời trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc qua theo dõi, làm việc. Ngày 02/4/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức làm việc với các doanh nghiệp để tiếp tục đôn đốc, làm rõ các nguyên nhân, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ngày 05/4/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 2098/STNMT-KS tiếp tục đề nghị các doanh nghiệp và UBND các huyện: Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu đôn đốc thực hiện và giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền.

+ Các cơ quan có liên quan đã tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả như sau: Sở Xây dựng tại Công văn số 770/SXD-KT&VLXD ngày 08/3/2024; Sở Công Thương tại Công văn số 400/SCT-KTAT-MT ngày 27/02/2024; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Công văn số, 803/LĐTBXH-ATLĐ ngày 08/3/2024; UBND các huyện: Quỳ Hợp tại Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 30/01/2024, Nghĩa Đàn tại Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 05/01/2024, Nam Đàn tại Báo cáo số 140/BC.UBND-TN ngày 12/01/2024, Tân Kỳ tại Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 26/3/2024, Quỳnh Lưu tại Báo cáo số 722/BC-UBND ngày 26/3/2024.

+ Đối với các tổ chức hoạt động khoáng sản: Cơ bản các doanh nghiệp đã khắc phục các tồn tại mà các Đoàn đã chỉ ra8. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chậm thực hiện việc khắc phục như: đang thuê đất khu vực văn phòng mỏ, phụ trợ khai thác; chấp hành pháp luật về an toàn lao động...

+ Đối với UBND 04 cấp huyện thuộc đối tượng kiểm tra: UBND các huyện kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến các tồn tại đã chỉ ra. Tập trung thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27/3/2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh ban hành và Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Do vậy, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên các địa bàn đã giảm đáng kể, không còn các vụ có quy mô lớn.

- UBND cấp huyện đang thực hiện kiểm tra, rà soát mỏ cát sỏi, đất các loại để xử lý theo quy định của pháp luật theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 11174/UBND-NN ngày 28/12/2023 về việc thực hiện thông báo số 1112-TB/TU ngày 30/10/2023 của Tỉnh ủy về kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Thực hiện các văn bản9 chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch, Chương trình hành động để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đang tổ chức thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản. Đồng thời ban hành các văn bản giao các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung này.

Đồng thời, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 kiện toàn đoàn kiểm tra liên ngành đ kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản còn lại trên địa bàn huyện Quỳ Hợp; phối hợp với Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 901/QĐ-BTNMT ngày 05/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản đối với các tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Nghệ An.

11. Nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khoáng sản, doanh nghiệp hoạt động khoáng sản để thuận tiện trong việc theo dõi, cập nhật thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước

UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khoáng sản, doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai xây dựng.

IV. Giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1. Hoàn thiện thể chế hóa các quy định về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh đưc giao trong Luật Bảo vệ môi trường

- Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023, trong đó có tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đi khí hậu.

- Rà soát sửa đổi, ban hành các quy định pháp luật và cơ chế chính sách về lĩnh vực môi trường:

+ Năm 2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 Quy định phân định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 06/01/2023 quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Kế hoạch số 623/KH-UBND ngày 24/8/2023 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của HĐND tỉnh về tăng cường việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh 02 dự thảo Quyết định ban hành Quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế nguy hại. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu xây dựng Quy định quản lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

+ Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 02 Thông tư quy định về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và Thông tư quy định về định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu ban hành quy định về hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại.

+ Về cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn: hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh nên không phải ban hành mới các cơ chế chính sách, cụ thể gồm có: hỗ trợ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm vi sinh trong trồng trọt, chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn, gà; hỗ trợ các trang trại xây dựng các công trình nước thải, ao lắng theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025; hỗ trợ di dời mặt bng sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng làng nghề trong đó có cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu, thoát nước theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ xi măng làm đường giao thông và thưởng khi xây dựng công trình phúc lợi theo Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về một số chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.

- Nghiên cứu ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường: Nội dung này sẽ triển khai xây dựng và ban hành trong năm 2025 theo Kế hoạch số 623/KH-UBND ngày 24/8/2023 ca UBND tỉnh.

2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tiếp nhận, giải quyết các TTHC về bảo vệ môi trường

- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3969/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó: có 08 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường; 06 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam; 04 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; 02 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.

- 100% các TTHC lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi giải quyết được rà soát đơn gin hóa, rút ngắn thời gian giải quyết: ở cấp tỉnh, cắt giảm 33-60% thời gian thực hiện 08/08 TTHC so với quy định của Trung ương; ở cấp huyện, cắt giảm 20-33% thời gian thực hiện 04/04 TTHC so với quy định của Trung ương; ở cấp xã, có cắt giảm so với quy định của Trung ương đối với TTHC Xác nhận hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thông qua việc chuyển “ngày làm việc” thành “ngày” trong thời hạn giải quyết thủ tục.

- 100% các TTHC theo Quyết định số 3969/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 của UBND tỉnh đã được công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, website của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- 100% các th tục lĩnh vực môi trường được công bố danh mục (tại Quyết định số 3969/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 của UBND tỉnh) đã được phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết tại Quyết định số 4263/QĐ-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh.

- Việc nâng cấp hoàn thiện hệ thống, hạ tầng công nghệ thông tin:

+ 100% TTHC lĩnh vực môi trường ở cấp tỉnh và phần lớn ở cấp huyện được tiếp nhận và xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần.

+ 100% các hồ sơ TTHC lĩnh vực môi trường được tiếp nhận, quản lý toàn bộ quá trình giải quyết TTHC; tự động sinh mã số hồ sơ TTHC, mã giy tờ số hóa để theo dõi việc xử lý hồ sơ, trả kết quả trên cơ sở ghi nhận từng bước thực hiện của quá trình theo thời gian thực và lưu trữ thông tin lịch sử của việc giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

+ 100% các hồ sơ thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường được xử lý đúng và trước hạn, không phát sinh các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

+ 100% hồ sơ TTHC lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có giá trị pháp lý; được số hóa và có th đăng ký khai thác trên hệ thống quản lý kho tư liệu tài nguyên và môi trường.

+ UBND tỉnh đã trình HĐNQ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 27/10/2023 (cắt giảm phí và lệ phí thực hiện các TTHC đối với hồ sơ nộp trên môi trường điện tử). 100% các TTHC thuộc lĩnh vực môi trường được được cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.

3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ các thủ tục môi trường, đánh giá tác động môi trường sơ bộ khi lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư; phải được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện các thủ tục thẩm định phê duyệt đầu tư dự án theo đúng quy định tại Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Thực hiện thống nhất quy trình thủ tục thẩm định về đánh giá tác động môi trường, công nghệ, quy hoạch chi tiết, thiết kế cơ sở khi xem xét chủ trương đầu tư và cấp các loại giấy phép môi trường để kịp thời sàng lọc, loại bỏ các dự án có công nghệ lạc hậu, không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, không đảm bảo quỹ đất xây dựng công trình xử lý chất thải; thống nhất quan đim trong quá trình phát triển kinh tế xã hội phải hết sức chú ý đến bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường để lấy dự án

- Khi thẩm định chủ trương đầu tư các dự án nằm ngoài Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc lấy ý kiến thẩm định của các sở, ngành, UBND cấp huyện và đơn vị liên quan về công nghệ, sự phù hợp với quy hoạch, khoảng cách an toàn về môi trường, về xử lý chất thải theo quy định nhm đảm bảo môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của 150 dự án; tổ chức khảo sát thực tế vị trí dự án hoặc đề nghị UBND cấp huyện xác định vị trí, đối tượng nhạy cảm về môi trường xung quanh khu vực dự án; trong đó có 03 dự án bị từ chối chấp thuận do không làm đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường10; có nhiều dự án đã được yêu cầu điều chỉnh, bố trí vị trí dự án hoặc hạng mục các công trình phát thải nhằm phù hợp với quy định hiện hành và thực tế tại Nghệ An sau khi có ý kiến về khoảng cách an toàn môi trường.

Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định chặt chẽ công nghệ của 33 dự án, trong đó có 03 dự án bị từ chối chấp thuận do không làm rõ được về công nghệ11; có nhiều dự án đã được yêu cầu điều chỉnh, bổ sung công nghệ nhằm phù hợp với quy định hiện hành và thực tế tại Nghệ An sau khi có ý kiến thẩm định. Công nghệ của các dự án đầu tư đảm bảo các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Sở Xây dựng khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án luôn xem xét sự phù hợp với các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, các quy định chuyên ngành kỹ thuật có liên quan và phải phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực đáp ứng các yêu cầu về môi trường, đảm bảo hạ tầng xã hội; đồng thời, phù hợp với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Sở Xây dựng thường xuyên lấy ý kiến phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường về sự phù hợp với các quy định quy định bảo vệ môi trường, trong đó có xem xét đến quy mô diện tích, dây chuyền xử lý công nghệ áp dụng... của các hạng mục công trình.

- Ban quản lý Khu kinh Đông Nam cấp chủ trương đầu tư mới cho 27 dự án, điều chỉnh 56 lượt dự án. Trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã chú trọng xem xét, đánh giá các tác động môi trường của dự án, sự phù hợp về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ, quy hoạch để kịp thời sàng lọc, loại bỏ các dự án có công nghệ lạc hậu, không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định.

- Khi cho ý kiến chủ chấp thuận chủ trương đầu tư của 10 dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao năm 2023, các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan đã xem xét kỹ việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường và rà soát chặt chẽ, đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.

- Trong quá trình tổ chức thẩm định và phê duyệt 54 báo cáo đánh giá tác động môi trường và 63 giấy phép môi trường ở cấp tỉnh, 68 giấy phép môi trường ở cấp huyện trong năm 2023, các cơ quan đã chú trọng nhận dạng các tác động môi trường chính và phương án, kế hoạch giảm thiểu tác động, xử lý chất thải để yêu cầu chủ dự án/cơ sở hoàn thiện, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án/cơ sở, quá trình giải quyết hồ sơ môi trường đảm bảo đúng quy trình, quy định. Các dự án được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện các thủ tục thẩm định phê duyệt đầu tư dự án theo đúng quy định tại Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh Đông Nam đã phối hợp với các địa phương đê hướng dẫn, rà soát các dự án đầu tư mới, hiện không có dự án mới đi vào hoạt động chính thức mà chưa đảm bảo hồ sơ về môi trường.

4. Tổ chức tốt việc kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý các nguồn thải, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: Căn cứ quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh được phê duyệt, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, điều kiện thực tiễn của địa phương, có kế hoạch tổng thể để nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; có phương án xử lý phế thải xây dựng; hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại đô thị, khu dân cư, cụm dân cư nông thôn, các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, cụm công nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận; có phương án thay thế Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nghi Yên sau khi nơi này hoạt động hết công suất

4.1. Về chất thải rắn sinh hoạt

- Tình hình phát sinh chất thải rắn (CTR) sinh hoạt: Theo số liệu thống kê từ các huyện, thành, thị, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh năm 2023 ước khoảng 1.592,69 tẩn/ngày (tương đương 581.334,40 tấn/năm). Trong đó, lượng CTR sinh hoạt tại khu vực đô thị 551,53 tấn/ngày (tương đương 201.310,10 tấn/năm), tại khu vực nông thôn 1.041,16 tấn/ngày (tương đương 380.024,30 tấn/năm).

- Tình hình phân loại CTR sinh hoạt: Hiện nay, việc phân loại rác thải trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai trên diện rộng, mới chỉ triển khai thí đim ở một số địa phương trên địa bàn thành phố Vinh, các huyện: Nam Đàn, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Đô Lương và thị xã Thái Hòa nhằm tăng cường thu gom rác tái chế, hạn chế sử dụng túi ni lông và giảm thiểu lượng rác thải phải xử lý12. Riêng trên địa bàn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn đã triển khai thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình, cơ quan đơn vị, trường học với sự hỗ trợ toàn bộ trang thiết bị gồm 3.412 thùng rác 3 ngăn, 53 thùng rác công cộng có nắp đậy và 35 xe đẩy tay thu gom rác thải. Đến nay, có 66.854 hộ dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, đạt tỷ lệ 7,7%.

- Tình hình thu gom CTR sinh hoạt: Tổng lượng CTR sinh hoạt được thu gom khoảng 1.347,05 tấn/ngày đạt 84,6% (trong đó, tại đô thị 536,59 tân/ngày đạt 97,3%, nông thôn 810,46 tấn/ngày đạt 77,8%).

Công tác thu gom CTR sinh hoạt tại đô thị đã được được chính quyền địa phương rất quan tâm, các công ty môi trường có đủ tư cách pháp nhân, nhân lực; tiếp tục cơ giới hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải; mua sm bổ sung xe tải nhỏ phục vụ thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Đồng thời, rà soát lại mạng lưới thu gom, điểm tập kết xe gom, tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác vệ sinh môi trường. Tại khu vực nông thôn, việc thu gom CTR sinh hoạt chủ yếu do hợp tác xã tự tổ chức thu gom. Các địa phương đang tích cực thực hiện các tiêu chí về môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện đã và đang triển khai xây dựng các điểm tập kết CTR tại các xã, thành lập các tổ hợp tác xã dịch vụ môi trường. Vùng nông thôn việc phân bố dân cư khá xa nhau dẫn đến việc thu gom rác chưa triệt để, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, việc thu gom rác thải hầu như chưa thực hiện, rác thải thường được đốt tại gia đình.

- Tình hình xử lý CTR sinh hoạt: Tổng lượng CTR sinh hoạt thu gom được xử lý khoảng 1.305,86 tấn/ngày, đạt 96,9% (trong đó, khu vực đô thị khoảng 529,21 tẩn/ngày, đạt 98,6%, khu vực nông thôn khoảng 776,65 tấn/ngày, đạt 95,8%). Tuy nhiên, tổng hợp số liệu từ báo cáo của UBND cấp huyện thì lượng CTR sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mới chỉ đạt 72,6%.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 khu xử lý CTR sinh hoạt đang hoạt động. Trong đó 11 khu xử lý CTR được xây dựng theo đúng quy hoạch13; 01 khu xử lý đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, sử dụng phương pháp chôn lp/bán chôn lp hoặc đốt tự phát (Bãi tập kết rác thải tại thôn Liên Trà, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông). Nhà máy xử lý rác thải tại Thung Khẳng, xã Thọ Hợp. huyện Quỳ Hợp đã đi vào vận hành thử nghiệm, tiếp tục đy nhanh tiến độ triển khai dự án và đưa vào hoạt động trong năm 2024. Ngoài ra, rác thải thực phm sau phân loại theo dự án thí điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại xóm Sen 2 và Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn đã được hỗ trợ để xử lý bằng biện pháp ủ men vi sinh làm phân bón.

Trên địa bàn tỉnh đã có 04 dự án xử lý chất thải được phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết14. Dự án Khu Liên hợp tái chế và xử lý chất thải rn Ecovi tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc do Công ty Cổ phần GALAX làm chủ đầu tư và đang trong giai đoạn lập hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Ngày 29/7/2022, UBND tỉnh ban hành Công văn số 5751/UBND-CN trong đó giao UBND các huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu trong thời gian tối đa 9 tháng (đến tháng 4/2023) phải hoàn thành việc xây dựng và triển khai phương án, phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đ xử lý tại địa phương đảm bảo vệ sinh môi trường, không vận chuyển về bãi rác Nghi Yên. Đến nay, các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu đã được chấp thuận cho vận chuyển về Bãi rác Nghi Yên để xử lý theo quy hoạch tỉnh. Các huyện Đô Lương và Thanh Chương đã xây dựng và triển khai phương án, phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt để xử lý tại địa phương.

4.2. Về chất thải nhựa

- Tổ chức quán triệt Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 751/KH-UBND ngày 19/12/2020 của UBND tỉnh cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đồng thời tuyên truyền, phổ biến tới mọi tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.

- Thực hiện ký cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa dùng một lần đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đưa nội dung về giảm thiểu chất thải nhựa vào hương ước, quy chế để phát huy vai trò tích cực của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

- Một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện thu gom, phân loại rác thải tại nguồn (bố trí thùng đ phân loại rác thải tái chế). Hiện nay trên địa bàn xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã triển khai mô hình thí điểm phân loại rác thải tại nguồn thành 3 loại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, theo đó chất thải nhựa được thu gom triệt để hơn; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đ thay thế sản phm nhựa dùng một lần bng các sản phẩm thủy tinh, kim loại, sứ... tại cơ quan và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các sự kiện khác; sử dụng bảng chạy chữ điện tử tại cơ quan đề hạn chế sử dụng băng rôn, khẩu hiệu bằng vật liệu sử dụng một lần; một số trường đại học, cao đng không sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại căng tin của trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế bng inox, thủy tinh, sứ...

- Đôn đốc, vận động các siêu thị, trung tâm thương mại mở khu vực bán hàng thân thiện với môi trường để dần thay thế sản phẩm đồ nhựa dùng một lần và thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần của người tiêu dùng. Đến nay, tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh như: GO Vinh, Lottemart, MM Mega Market, Hương Giang, Maximart... đã có khu vực bán túi ni lông phân huỷ sinh học, các vật dụng thân thiện với môi trường; giảm dần đi đến chấm dứt cung cấp túi ni lông khó phân huỷ cho khách hàng.

- Trên địa bàn tỉnh, hiện đã có một số đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần như Công ty Cổ phần Farm Cường Thịnh đầu tư sản xuất ống hút từ bột thực phm, Công ty TNHH Trà Lân Bamboo sản xuất ống hút, cốc, đĩa và đồ gia dụng từ tre. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi (Siba food, Sunmart, Winmart+, Bibi mart...) sử dụng túi ni lông tự phân huỷ, túi giấy, túi sử dụng nhiều lần, hạn chế việc cung cấp túi ni lông khó phân huỷ cho khách hàng. Một số chuỗi thời trang (Savani, Canifa, Tokyo life...) hiện đã chấm dứt sử dụng túi ni lông khó phân huỷ tại các cửa hàng và thực hiện cung cấp các loại túi thân thiện với môi trường, dễ phân huỷ sinh học và khách hàng phải chi trả chi phí.

- Các chất thải nhựa phát sinh trong hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, y tế cơ bản được thu gom, xử lý đúng quy định.

- Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện Đề án điều tra, khảo sát hiện trạng phát sinh, thu gom chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

4.3. Quản lý chặt chẽ việc phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; tái chế sản phẩm, bao bì; phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

- Tính đến năm 2023, toàn tỉnh có 11/17 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với 91 cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Công an tỉnh, UBND cấp huyện thường xuyên đôn đốc, giám sát các cơ sở, đặc biệt là việc quản lý chất thải phát sinh của các cơ sở ô nhiễm môi trường và các cơ sở thuộc các loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường trong mùa mưa bão; triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030. Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời chỉ đạo cũng như phối hợp với các sở, ngành có liên quan giải quyết vấn đề môi trường phát sinh tại Công ty TNHH Invecon Quỳ Hợp (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp), Bãi chôn lấp cht thải rn Nghi Yên (xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), Công ty Cổ phần Mía đường sông Lam (xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn)...

Sở Giao thông vận tải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng và phát triển kết cu hạ tầng giao thông vận tải cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; thực hiện kim định khí thải phương tiện tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, thông qua hoạt động kiểm tra lưu động đối với xe khách, xe buýt, xe tải... lưu thông trên đường. Triển khai thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm soát chặt mức tiêu thụ nhiên liệu đối với các tuyến xe buýt, xe khách.

- Theo số liệu thống kê từ các huyện, thành, thị, tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh ước khoảng 360,02 tấn/ngày, thu gom được khoảng 352,8 tấn/ngày (đạt 98%), trong đó được tái sử dụng, tái chế khoảng 2%, phần còn lại được hợp đồng với các Công ty xử lý ngoài tỉnh để thu gom và xử lý. Hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở xử lý CTR công nghiệp thông thường hoạt động, các cơ sở tự hợp đồng với các công ty ngoài tỉnh để thu gom và xử lý theo quy định. Đối với các cơ sở phát sinh khối lượng chất thải công nghiệp lớn, đều được hướng dẫn, chỉ đạo việc tiêu hủy, xử lý chất thải tại cơ sở phù hợp và đúng quy định pháp luật.

- Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn năm 2023 khoảng 3.543,91 tấn (trong đó, chất thải y tế nguy hại y tế 776,97 tấn, chất thải nông nghiệp nguy hại 676,65 tấn/năm và chất thải nguy hại lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ 2.090,29 tấn/năm); thu gom được khoảng 3.419,87 tấn/năm, đạt 96,5% (trong đó lĩnh vực y tế đạt 100%, lĩnh vực nông nghiệp đạt 96,7%, lĩnh vực công nghiệp đạt 95,1%). Trên địa bàn tỉnh, có 02 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là Công ty cổ phần xử lý môi trường Nghệ An và Công ty Cổ phần Galax chi nhánh Nghệ An trong đó Công ty Cổ phần Galax chi nhánh Nghệ đã dừng hoạt động từ năm 2018 để hoàn thiện các thủ tục về chuyển đổi công nghệ xử lý (từ công nghệ đốt rác sang đốt rác phát điện).

- Đối với chất thải xây dựng: chỉ có UBND thành phố Vinh đã có quy hoạch 4 điểm tập kết chất thải xây dựng, các địa phương còn lại tận dụng chất thải xây dựng để san lấp mặt bằng, làm các tuyến đường giao thông nội đồng. Nội dung bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mỗi địa phương phải có quy hoạch điểm đổ chất thải xây dựng. Hiện nay, UBND tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để các đơn vị tổ chức thực hiện, trong đó có nội dung về bố trí điểm tập kết chất thải xây dựng.

- Đối với chất thải nông nghiệp:

+ Năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 03 dự án chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó yêu cầu thực hiện tái tuần hoàn 100% nước thải, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng trước khi tưới cho cây trồng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng trước khi tưới cho cây trồng.

+ Thu gom, xử lý bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, xác vật nuôi chết do dịch bệnh: có 18.137 bể thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên đồng ruộng. Năm 2023, phát sinh khoảng 25 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật, có khoảng 2,5 tấn được tiêu hủy bằng hình thức đốt, đạt 10%; phát sinh 651,650 tấn gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh, việc tiêu hủy gia súc gia cầm chết do dịch bệnh được thực hiện đúng kỹ thuật, quy trình chôn hủy và kiểm tra, giám sát các hố chôn đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đạt 100%. Tổng lượng CTNH phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp là 676,650 tấn, tỷ lệ xử lý đạt 97%.

+ Công tác thu gom và xử lý chất thải trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và thú y: Tổng lượng chất thải trong nuôi trồng thủy sản phát sinh năm 2023 là 283,8 tấn (bao bì đựng thức ăn thủy sản 121 tấn; bao bì đựng thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý môi trường 1,8 tấn; bao bì đựng vôi, dolomite 65 tấn; thùng đựng clorine 96 tấn). Trong đó, lượng thu gom, lưu giữ và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường là 255,42 tấn, đạt 90%. Tổng số chai lọ, vỏ đựng thuốc vắc-xin tiêm phòng gia súc, gia cầm và đựng hóa chất khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh bằng nhựa, thủy tinh được thu gom và xử lý tập trung năm 2023 là 77.126 vỏ lọ/thùng, đạt 100%. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.103 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động khai thác thủy sản vùng khơi. Ước tính phát sinh khoảng 110 tấn rác thải nhựa từ quá trình sinh hoạt và sản xuất trên biển của các tàu. Trong đó, có khoảng 99/110 tấn được các tàu cá thu gom mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý, đạt 90%.

+ Trong năm 2023 các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã huy động 537.320 ngày công; nạo vét 413.659 m3 đất đào công trình, kênh tiêu thoát nước và nội đồng; đắp tu bổ 178.533 m3 bờ vùng bờ thửa; phát quang, cắt cỏ với diện tích là 2.643.385 m2, ước tính kinh phí khoảng 125,5 tỷ đồng.

+ UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp giai đoạn 2023- 2025”. Hội Nông dân các cấp xây dựng được 636 mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, sản xuất được 33.932 tấn phân hữu cơ; xây dựng được 481 vườn mẫu nông dân, 190 vườn chuẩn nông thôn mới.

- Việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm, bao bì sẽ triển khai thực hiện từ năm 2024 theo lộ trình quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phòng, ngừa, ứng phó sự cố hoá chất trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh: thường xuyên rà soát, cập nhật dữ liệu cơ sở hoạt động hóa chất, xăng dầu; các loại hóa chất được sản xut, kinh doanh, bảo quản, sử dụng trên địa bàn tỉnh để theo dõi, quản lý theo quy định; hướng dẫn các cơ sở báo cáo trên hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia. Tham gia, chỉ đạo diễn tập ứng phó sự cố hóa chất, PCCC tại các cơ sở; phối hợp Cục Hóa chất trong thẩm định, đánh giá Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của Công ty cổ phần Dầu khí Sài Gòn Nghệ An.

- Năm 2023, trên địa bàn tỉnh không xảy ra sự cố môi trường. UBND tỉnh đã phê duyệt 13 Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở.

4.4. Hoàn thiện hạ tầng thu gom và xử lý chất thải

- Hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị: có 3/4 khu đô thị loại IV trở lên đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, đạt 75%, gồm có: Nhà máy xử lý nước thải Hưng Hòa, thành phố Vinh công suất 25.000 m3/ngày đêm đã hoạt động hết công suất, hệ thống thu gom và xử lý nước thải chủ yếu sử dụng hình thức (riêng và nửa riêng) kết hợp thoát nước mưa và thu gom nước thải, nước thải được thu gom qua các hệ thống mương kín; trước khi đổ ra mương hở hoặc môi trường tự nhiên được thu gom qua hệ thống giếng tách, bơm áp lực tập trung về nhà máy xử lý nước thải. Nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Cửa Lò (nay thuộc thành phố Vinh) công suất 4.500 m3/ngày đêm và Nhà máy xử lý nước thải tập trung thị xã Thái Hòa công suất 4.500 m3/ngày đêm sử dụng loại hình thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa.

Tại thị xã Hoàng Mai, đang trong quá trình hoàn tất thủ tục chuẩn bị đấu thầu xây dựng các hạng mục công trình của hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất 3.000 m3/ngày đêm.

Tại các đô thị loại V - thị trấn các huyện chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom, thoát nước thải đô thị đang sử dụng chung với hệ thống thoát nước mưa được xây dựng theo quy hoạch gắn với các hệ thống đường giao thông.

- Về hạ tầng xử lý nước thi tập trung tại các KCN đang hoạt động: hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 08 KCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó, có 6 KCN đã đi vào hoạt động, được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, gồm có: KCN Bắc Vinh công suất 250 m3/ngày đêm; KCN Nam Cấm (công suất 2.500 m3/ngày đêm); KCN VSIP Nghệ An (công suất giai đoạn 1 là 6.000 m3/ngày đêm); KCN WHA (công suất giai đoạn 1 là 3.200 m3/ngày đêm); KCN Hoàng Mai I (công suất 6.000 m3/ngày đêm); KCN Đông Hồi công suất 2.000 m3/ngày đêm. Có 02 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập mới trong năm 2023 với tổng diện tích 834,79 ha và đang thực hiện các thủ tục liên quan (KCN Thọ Lộc giai đoạn 1 quy mô 500 ha; KCN Hoàng Mai II quy mô 334,79 ha). Ngoài ra, còn có KCN Nghĩa Đàn chưa có nhà đầu tư hạ tầng KCN nên chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hiện trong KCN có 01 cơ sở hoạt động và tự xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

- Về hạ tầng xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động: định hướng đến năm 2050, đến nay trên địa bàn tỉnh có 20 CCN đã thành lập hoặc phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật có doanh nghiệp/dự án thuê đất sản xuất trong cụm công nghiệp, có 02 CCN trong quy hoạch chưa thành lập nhưng có doanh nghiệp hiện hữu trong CCN là: Đô Lăng (huyện Nghi Lộc) và Hưng Đông 2 (TP Vinh). So với năm 2022, có 02 CCN có doanh nghiệp đang hoạt động đã rà soát loại bỏ ra khỏi Phương án phát triển CCN là: CCN thị trấn Đô Lương và CCN thị trấn Anh Sơn. Trong số CCN đang hoạt động, có 8 CCN đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và đi vào vận hành, đạt 40%; 02 CCN đang đầu tư xây dựng15; còn 10 CCN chưa được đầu tư16. Ngoài ra, có CCN Thượng Sơn đang được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý bằng bể tự hoại, nước thải sản xuất được thu gom và xử lý bằng bể lắng tại mỗi cơ sở sản xuất trước khi thoát vào mương thoát nước chung của CCN. Việc vận hành hệ thống xử lý chất thải tập trung tại một số CCN chưa ổn định, hiệu quả xử lý chưa tốt. Thực hiện bổ sung chức năng, nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý, vận hành CCN cho Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện nhằm thực hiện xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN, trong đó có hạng mục xử lý môi trường.

- Bảo vệ môi trường trong làng nghề: Hiện nay các làng nghề hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thủ công, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất manh mún chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nên tình trạng ô nhiễm kéo dài, đặc biệt ở những làng nghề phát sinh nhiều chất thải. Hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tại làng nghề không được đầu tư hoặc đầu tư nhưng chưa đủ các hạng mục đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoặc xuống cấp từ lâu... Do đó một lượng lớn nước thải làng nghề chưa qua xử lý hoặc đã qua xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn cho phép. Chất thải sản xuất từ các làng nghề chế biến thực phẩm phát sinh mùi không được xử lý triệt để... gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trong đó có một số làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng như: làng nghề chế biến thủy sản, hải sản, làng nghề mộc, đóng tàu, bánh bún... còn các làng nghề khác không hoặc có gây ô nhiễm môi trường nhưng không đáng kể.

- Bảo vệ môi trường trong cơ sở y tế: 50 cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện cơ bản đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải rắn (phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý) đảm bảo an toàn, đúng quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Hiện nay, có 09 đơn vị có lò đốt chất thải y tế nguy hại; 42 đơn vị hợp đồng với các công ty vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại. Chất thải y tế thông thường và chất thải tái chế được 100% cơ sở hợp đồng với Công ty có đủ điều kiện về pháp lý vận chuyển và xử lý. Còn 05 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải: Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương; Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ; Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai; Trung tâm Huyết học Truyền máu và Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình (Trung tâm Huyết học Truyền máu và Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình đã đấu nổi với hệ thống xử lý nước thải cơ sở 1 Bệnh viện Ung Bướu). Có 05 cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đạt quy chuẩn cho phép hoặc đang hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, gồm có: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh cơ sở 1, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 1; Bệnh viện Đa khoa TTH và Bệnh viện Mắt Nghệ An (theo kết quả quả kiểm tra năm 2023). Như vậy, đã có 40/50 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đạt 80%.

4.5. Tập trung xử lý dứt điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; giải quyết tình trạng ô nhim môi trường tồn đọng kéo dài như tại bãi rác Đông Vinh, Bệnh viện Ung Bướu (cơ sở 1) và các cơ sở công ích gây ô nhiễm môi trường khác

- Xử lý, cải tạo phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật: Năm 2023, tiếp tục triển khai thực hiện 4 Đề án điều tra, đánh giá mức độ phạm vi ô nhiễm, lập phương án xử lý đối với 23 khu vực ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) và 3 Dự án xử lý ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Tân Kỳ; hoàn thành 3 Dự án xử lý trên địa bàn huyện Yên Thành và bàn giao cho địa phương quản lý. Đến nay đã phân vùng và xử lý được 120/268 điểm kho tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (đạt 44,8%).

- Xử lý dứt điểm các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chú trọng xử lý ô nhiễm tại cơ sở ô nhiễm môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản để đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn cho UBND cấp huyện và các doanh nghiệp liên quan thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để tại các cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Năm 2023 có thêm 01 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (bãi rác Nam Đàn) và 01 cơ sở ô nhiễm môi trường (Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành) hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Đến nay, có 66/77 cơ sở được hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để (trong đó, có 37/42 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 29/35 cơ sở ô nhiễm môi trường), còn 11 cơ sở chưa hoàn thành.

5. Tổ chức tốt việc theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường

5.1. Tổ chức tốt việc theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lượng môi trường thông qua việc thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ đ theo dõi các thành phần, nhân tố tác động đến môi trường

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 29/9/2023 về việc phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở Tài nguyên và Môi trường đang lựa chọn nhà thầu thực hiện Đề án điều tra, lập danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh Nghệ An và Đề án xây dựng phần mềm giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước; đang lập đề cương dự toán Đề án kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Nghệ An. Việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt thực hiện theo Quyết định số 5314/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước sinh hoạt.

- Năm 2023, tiếp tục thực hiện Chương trình Quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 4995/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh Nghệ An với 06 đợt tại 23 điểm quan trắc môi trường không khí ngoài trời và tiếng ồn; 53 điểm nước mặt; 13 điểm nước biển ven bờ; 09 điểm nước dưới đất; 08 điểm môi trường trầm tích; 05 điểm môi trường đất; 04 điểm nước biển mùa du lịch. Sở Tài nguyên và Môi trường đang vận hành 01 trạm quan trắc nước mặt tự động tại Trạm bơm nước thô sông Lam, khối Đan Nhiệm, thị trấn Nam Đàn; 01 trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục tại trụ sở Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường và hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc môi trường online; thường xuyên theo dõi, cập nhật dữ liệu từ các trạm quan trắc tự động của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ truyền về.

- Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023 chưa có biểu hiện ô nhiễm bởi bởi Cr6+, Hg, tổng dầu mỡ; ô nhiễm kim loại (Fe, As, Mn) xuất hiện trên tất cả các hệ thống sông hồ chứa trên địa bàn tỉnh; nhóm thông số chỉ thị vô cơ, hữu cơ thông thường tiếp tục có biểu hiện vượt quy chuẩn, trong đó, ô nhiễm bởi COD, BOD5, TSS, NH4+, NO2-, E.coli diễn ra trên diện rộng. Năm 2023, hệ thống nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An áp dụng Quy chuẩn mới QCVN 08:2023/BTNMT, trong đó giới hạn cho phép của một số thông số thấp hơn so với Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT đã áp dụng năm 2022 (như BOD5, COD, TSS, As, Mn, Fe, E.coli... ). Vì vậy, số lượng điểm quan trắc, thông số vượt quy chuẩn và hàm lượng ô nhiễm trong môi trường nước mặt năm 2023 cao hơn so với kết quả quan trắc năm 2022.

- Chất lượng nước bin ven bờ tỉnh Nghệ An năm 2023 tiếp tục có biu hiện ô nhiễm TSS, NH4+, Fe. Đáng lưu ý ô nhiễm NH4+ xuất hiện tại tất cả các điểm quan trắc vì năm 2023, áp dụng QCVN 10:2023/BTNMT để đánh giá chất lượng nước biển ven bờ với giá trị giới hạn của NH4+ tại Quy chuẩn giảm 5 lần so với quy định tại QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Chất lượng nước biển tại các vùng cửa lạch, các điểm lấy mẫu tại cảng Đông Hồi, Lạch Quèn, Lạch Vạn không còn ô nhiễm bởi Florua (F-) như năm 2022 nhưng lại xuất hiện dấu hiệu nhiễm bẩn PO43- tại các điểm Lạch Quèn, Lạch Vạn và ô nhiễm Mn tại điểm cầu cảng lạch Cửa Lò. Chất lượng nước biển tại các bãi tắm tiếp tục duy trì cơ bản đạt yêu cầu; ngoại trừ một vài điểm quan trắc có giá trị thông số Fe, TSS vượt quy chuẩn.

- Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đang duy trì khá tốt, không biến động nhiu so với kết quả quan trắc năm 2022. Toàn mạng lưới quan trắc có 9/14 thông số đạt yêu cầu của Quy chuẩn QCVN 09:2023/BTNMT. Nước dưới đất vẫn còn ô nhiễm Coliform liên tục diễn ra trên diện rộng ở hầu hết tất cả các điểm quan trắc trong năm với mức vượt quy chuẩn cho phép từ 1,33 đến 15,33 lần; ô nhiễm NH4+ rải rác ở một số điểm quan trắc với mức vượt quy chuẩn cho phép từ 1,02 - 1,06 ln và có ô nhim nhẹ Mn và pH chỉ xut hiện ở một hai điểm quan trắc.

- Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí theo Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 29/11/2022 của UBND tỉnh; dự kiến Quý III/2024, UBND tỉnh sẽ ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện. Chương trình Quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2023 được triển khai tại các khu du lịch; ngoại vi các khu KCN, CCN; ngoại vi các bãi rác và khu vực nút giao thông và đô thị và 01 trạm quan trắc khí tự động tại thành phố Vinh. Kết quả quan trắc định kỳ cho thấy giá trị các thông số phân tích cơ bản đu nằm dưới ngưỡng quy chuẩn cho phép, chỉ xuất hiện ô nhiễm tiếng ồn ở mức nhẹ tại một số điểm nút giao thông như ngã tư thị xã Hoàng Mai, ngã tư huyện Quỳnh Lưu, ngã tư huyện Diễn Châu, ngã tư phường Quán Hành.

- Ngoài ra, trong năm 2023, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã phối hợp với đơn vị có chức năng thực hiện quan trắc môi trường trên địa bàn Khu kinh tế Đông Nam (2 đợt: tháng 6 và tháng 11), kết quả quan trắc cho thấy cơ bản các thông số của các thành phn môi trường đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.

5.2. Đôn đốc, yêu cầu các đơn vị lắp đặt, hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động và truyền dẫn dữ liệu quan trc theo đúng quy định của pháp luật về môi trường

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 31 đơn vị phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền dẫn dữ liệu về hệ thống quản lý ca Sở Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, đã có 24/29 đơn vị đã thực hiện việc đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, trong đó có 20/24 đơn vị đã truyền dẫn số liệu quan trắc tự động nước thải, khí thải về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc tự động của Sở Tài nguyên và Môi trường. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã tìm kiếm và làm việc với Công ty TNHH Wekotec, Hàn Quốc tài trợ 100% thiết bị hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục để lắp đặt tại trạm xử lý nước thải tập trung của các Khu công nghiệp: Nam Cấm và Hoàng Mai I, đã hoàn thành lắp đặt trong năm 2023, riêng tại Khu công nghiệp Hoàng Mai I, chưa đấu nối nước thải từ các cơ sở sản xuất về hệ thống xử lý nước thải tập trung để vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp và hệ thống quan trắc tự động nước thải nên chưa truyền dẫn kết quả quan trắc về hệ thống quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 03 cơ sở khai thác nước dưới đất là Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An (trại lợn S1) đã truyền dẫn số liệu quan trắc tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường để được theo dõi, giám sát; có 01 cơ sở là Công ty TNHH nước tinh khiết Núi Tiên được cấp tài khoản thử nghiệm để truyền dẫn số liệu quan trắc khai thác nước dưới đất.

5.3. Cập nhật hệ thống, hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc vận hành, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về môi trường, kết nối liên thông đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đồng thời công khai thông tin kết quả đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường, tình hình vi phạm pháp luật môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng đề cương đề án xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã xây dựng và triển khai đề án Phần mềm cơ sở dữ liệu môi trường trên địa bàn Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp Nghệ An để số hóa cơ sở dữ liệu môi trường trên toàn địa bàn quản lý.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, UBND cấp huyện công khai kịp thời, đầy đủ báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; kết quả quan trắc môi trường đất, không khí, nước mặt, nước biển, nước dưới đất, trầm tích trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam và UBND cấp huyện.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện công khai các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về công khai.

6. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường

- Ưu tiên bố trí tăng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho các cấp, các đơn vị đ đảm bảo kinh phí hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề cấp bách, các điểm gây ô nhiễm kéo dài, các vn đề trọng điểm về môi trường:

+ Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2023 là 436.379 triệu đồng (trong đó: cấp huyện là 302.284 triệu đồng, cấp xã là 55.200 triệu đồng), đạt 2% so với tổng chi ngân sách địa phương. Năm 2023 ngân sách đã ưu tiên bố trí tăng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp huyện so với năm 2022. Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng tâm được triển khai thực hiện trong năm 2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường ở một số đơn vị.

+ Năm 2023, vốn đầu tư công đã bố trí 328,688 tỷ đồng cho 8 dự án biến đổi khí hậu. Một số công trình đầu tư công khác cho công tác bảo vệ môi trường đã được các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện trong năm 2023 đ giải quyết các vấn đề cấp bách, ưu tiên của địa phương, của ngành.

+ Năm 2023, nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia Nông thôn mới đã bố trí 15,7 tỷ đồng cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, đôn đốc các tổ chức được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện ký quỳ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Năm 2023, Quỹ Bảo vệ môi trường Nghệ An đã tiếp nhận tiền ký quỹ của 210 tổ chức đối với 244 điểm mỏ với số tiền hơn 30,11 tỷ đồng; hoàn trả tiền ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường cho 04 tổ chức khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định; phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Quế Phong và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Nghệ An thực hiện chương trình hỗ trợ trang thiết bị vệ sinh môi trường cho xã Mường Nọc, huyện Quế Phong và hỗ trợ cho những hộ nghèo, khó khăn của xã nhằm tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường; cho vay 3,515 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường Nghệ An đối với Công ty Cổ phần Thương mại, Xây dựng, Dịch vụ môi trường Hoàng Mai; Công ty cổ phần Môi trường cây xanh Đô Lương, Công ty Cổ phần Xử lý môi trường Nghệ An và Công ty cổ phần Môi trường đô thị Thái Hòa đ thực hiện các dự án đầu tư cho bảo vệ môi trường.

- Ban hành quy định khuyến khích, huy động, tổ chức thực hiện xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh: UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý KKT Đông Nam tham mưu ban hành quy định khuyến khích tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung trong năm 2024; Sở Tài nguyên và Môi trường mưu ban hành chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ các tổ chức, hộ gia đình trong năm 2025.

- Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt với công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại; xử lý rác hữu cơ, xử lý rác thải nhà bếp để làm thức ăn chăn nuôi, phân bón; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nghi Yên bng công nghệ hiện đại: tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư thực hiện “Dự án Nhà máy xử lý rác thải tại KKT Đông Nam Nghệ An với công suất 100.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 500 tỷ đng” và “Dự án Đầu tư xây dựng trung tâm xử lý rác thải y tế, rác thải nguy hại khu vực thành phố Vinh và các huyện lân cận tại huyện Hưng Nguyên, công suất 2,7 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng” theo “Danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Nghệ An đến năm 2030”. Xúc tiến các buổi làm việc trực tiếp và trực tuyến với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và khu vực ASEAN, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ... quan tâm đến tình hình đầu tư vào các dự án nhà máy xử lý rác thải tại tỉnh Nghệ An.

- Ban hành quy định v giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh: Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về định mức kinh tế, kỹ thuật thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dự kiến quý III/2024 sẽ ban hành. Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài chính tham mưu xây dựng quy định trên địa bàn địa bàn tỉnh Nghệ An.

7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thành lập các đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đkịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm và chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình hoạt động, kiên quyết thu hồi giấy phép môi trường theo quy định đối với các trường hợp không thực hiện các biện pháp khắc phục các hành vi vi phạm

- Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 17 cuộc thanh tra đối với 32 tổ chức, cụ thể: 12 cuộc thanh tra chấp hành pháp luật (lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước) đối với 27 tổ chức; 05 cuộc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước (đất đai, môi trường, khoáng sản) đối với 05 UBND cấp huyện, xã (UBND huyện Con Cuông, 04 UBND cấp xã thuộc huyện Quỳnh Lưu). Kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường đối với 33 cơ sở theo Kế hoạch và 02 cơ sở theo phản ánh của báo chí, đơn thư. Qua thanh tra, kiểm tra hầu hết các tổ chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm. Một số tổ chức bị Đoàn thanh tra, kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính để trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; một số tổ chức có sai phạm tuy nhiên chưa đến mức độ phải xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với đối với 31 tổ chức (đã hoàn thành đối 20 tổ chức, đang thực hiện 11 tổ chức). Đến thời điểm hiện nay, các tổ chức vi phạm cơ bản đã hoàn thành việc nộp phạt và thực hiện khắc phục vi phạm. Trong năm 2023, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 06 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh môi trường đối với 06 tổ chức với số tiền 288 triệu đồng; buộc 03 tổ chức chi trả kinh phí kiểm định với số tiền 14,744 triệu đồng. UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt đối với Bệnh viện Đa khoa TTH với số tiền 200 triệu đồng, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường đối với 01 mẫu nước thải với số tiền 7.707.960 đồng.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đối với 05 dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường, làm cơ sở cho việc xả thải đảm bảo đạt quy chuẩn khi dự án đi vào hoạt động chính thức.

- Ban Quản lý KKT Đông Nam tổ chức 03 đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 03 cơ sở (Bãi chôn lp chất thải rắn Nghi Yên; Công ty CP Xi măng Sông Lam; Công ty TNHH Châu Tiến). Đồng thời, chủ trì giải quyết 03 kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường trong KKT, các KCN.

- Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành bảo vệ môi trường của các đơn vị thi công hạ tầng giao thông; chỉ đạo thanh tra giao thông vận tải tăng cường công tác tuần tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thi công, vệ sinh môi trường trên tuyến đường bộ đang khai thác sử dụng; xử lý xe quá khổ, quá tải; phối hợp xử lý khai thác mỏ vật liệu trái phép...

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm soát môi trường tại 54 trang trại chăn nuôi; đã hướng dẫn và yêu cầu các trang trại không đảm bảo các điều kiện chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy định của pháp luật. Năm 2023, đã phát hiện và bắt giữ 425 vụ vi phạm lĩnh vực lâm nghiệp (giảm 161 vụ so với năm 2022). Đã xử lý 425 vụ (đạt 100 % số vụ vi phạm), trong đó: xử lý hành chính: 422 vụ; xử lý hình sự 03 vụ. Tịch thu 351,64 380,29 m3 gỗ tròn, xẻ các loại; 327 con động vật rừng, trị giá 41.600.000 đồng; thực vật rừng ngoài gỗ tính theo giá trị tịch thu: 55.322.000 đồng. Thu tổng cộng 3.930.914.800 đồng. Đã thu nộp ngân sách Nhà nước: 3.381.415.800 đồng (giảm 2.263.481.080 đồng so với cùng kỳ năm 2022).

- Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường hoạt động du lịch an toàn, văn minh, lành mạnh, với mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- UBND cấp huyện đã xử lý kịp thời 48 nội dung phản ánh từ báo chí, đơn thư và đường dây nóng; tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của 77 cơ sở(12) và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 11 cơ sở với số tiền là 743 triệu đồng.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị được thanh tra, kiểm tra khắc phục tồn tại, đồng thời giúp cho các đơn vị được thanh tra, kiểm tra hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động, nhằm chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4350/QĐ-UBND ngày 26/12/2023 về việc ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2024. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường năm 2024 (Quyết định số 54/QĐ-STNMT ngày 05/02/2024). Hiện nay đang tiến hành thanh tra, kiểm tra.

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thiết lập chuyên mục “Tiếp nhận phản ánh về môi trường” trên Cổng Thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường để tạo môi trường thuận lợi cho người dân phản ánh về các vấn đề môi trường.

V. Giám sát về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay

1. Về công tác chỉ đạo thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát

UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 10850/UBND-TH ngày 18/12/2023 chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh và các kiến nghị tại Báo cáo số 374/BC-ĐGS.HĐND ngày 28/11/2023 của Đoàn giám sát về việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay.

2. Tình hình thực hiện các nội dung kiến nghị đối với UBND tỉnh

2.1. Về ban hành cơ chế, chính sách

Quá trình xây dựng các cơ chế, chính sách, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định về xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; trong đó chú trọng đến việc đánh giá tác động của chính sách, tính khả thi, nguồn lực thực hiện chính sách và lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Cơ bản các chính sách ban hành được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, được các đối tượng thụ hưởng đánh giá cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tiếp thu kiến nghị của Đoàn giám sát, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát để tham mưu bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp, ít đối tượng thụ hưởng, kém hiệu quả, phạm vi tác động hẹp hoặc tham mưu sửa đổi cơ chế, chính sách gặp vướng mắc, bất cập để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng và chính quyền địa phương khi thực hiện các chế độ chính sách (như Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 22/4/2024 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND, bổ sung quy định về cách thức nộp hồ sơ; bãi bỏ một số quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân...).

Trong thời gian tới, gắn với quá trình rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để chuẩn bị giai đoạn 2026-2030, các sở, ngành, địa phương sẽ tiếp tục rà soát và đề xuất ban hành các cơ chế chính sách mới có tính khả thi cao, có khả năng kích cầu đầu tư, tạo động lực góp phần phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

2.2. Về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện

Căn cứ các Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, các quyết định, hướng dẫn, đề án, kế hoạch... để tập trung chỉ đạo, điều hành các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các nghị quyết cơ chế chính sách một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Phân công các cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng các Nghị quyết là cơ quan đầu mối, chủ trì theo dõi, tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết được giao phụ trách và kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền.

 

2.3. Về công tác thông tin, tuyên truyền

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng các Nghị quyết phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung thực hiện việc truyền thông chính sách bằng nhiều hình thức khác nhau như: Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương liên quan; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí... để người dân được biết rộng rãi; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, các đối tượng thụ hưởng chính sách nghiên cứu, tham gia thực hiện các chính sách; tổ chức Hội nghị, Hội thảo, cuộc họp để tập huấn và triển khai nội dung các Nghị quyết...

Công tác thông tin, tuyên truyền tập trung hướng dẫn, vận động người dân, doanh nghiệp, các đối tượng thụ hưởng chính sách, giúp người dân tiếp cận sớm các chính sách, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

2.4. Về lập dự toán, bố trí nguồn lực, cấp phát kinh phí

- Về công tác lập dự toán, bố trí nguồn lực, cấp phát kinh phí: Hằng năm, các Sở, ngành, đơn vị và các địa phương đã tổ chức rà soát, xét duyệt, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đối tượng theo quy định của Nghị quyết và lập dự toán nhu cầu kinh phí. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn tham mưu, cân đối các nguồn vốn để bố trí kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Việc phân bổ nguồn kinh phí thực hiện các Nghị quyết khá kịp thời, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tiến độ giải ngân cơ bản đáp ứng tiến độ thực hiện Nghị quyết. Cụ thể, nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị thực hiện 11 Nghị quyết về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025 đến nay như sau:

+ Tổng nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị: 2.541.483 triệu đồng. Trong đó: Nguồn ngân sách tỉnh: 1.162.940 triệu đồng; Nguồn ngân sách huyện xã: 1.378.543 triệu đồng (kinh phí này bao gồm phân ngân sách tỉnh hưởng theo cơ chế điều tiết tiền sử dụng đất).

+ Tổng nguồn kinh phí thực hiện: năm 2021, 2022, 2023 và dự kiến thực hiện năm 2024: 2.368.519 triệu đồng. Trong đó: Nguồn ngân sách tỉnh: 989.975 triệu đồng; Nguồn ngân sách huyện xã: 1.378.543 triệu đồng (kinh phí này bao gồm phần ngân sách tỉnh hưởng theo cơ chế điều tiết tiền sử dụng đất).

Trong quá trình triển khai, Sở Tài chính và các cơ quan chủ trì thực hiện chính sách thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện, nhất là đối với một số chính sách người dân thực hiện vượt kế hoạch dự toán giao đầu năm, để xử lý (bổ sung kinh phí) kịp thời cho người dân, các địa phương, đơn vị trong khả năng cân đối của ngân sách.

- Về công tác quản lý tài chính: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính thực hiện và hướng dẫn các đơn vị nghiêm túc thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong công tác quản lý tài chính. Hằng năm, Thanh tra các Sở, ngành theo kế hoạch, chương trình thanh tra kinh tế - xã hội, thanh tra chuyên đề đã đưa một số nội dung thanh tra thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vào chương trình làm việc để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ở cấp cơ sở.

2.5. Về sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức sơ kết định kỳ hàng năm và tổng kết vào cuối nhiệm kỳ 2021 - 2026 đ đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách (Công văn số 10850/UBND-TH ngày 18/12/2023). Trong thời gian tới, để chuẩn bị cho giai đoạn 2026-2030, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số các cơ chế, chính sách để xử lý vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện và nghiên cứu trình ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

B. LĨNH VỰC VĂN HOÁ - XÃ HỘI

I. Giám sát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2015 đến năm 2020

1. Chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh việc sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề để tập trung đầu tư nguồn lực cho các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan liên thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo nhiệm vụ, lộ trình. Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2022- 2023 và 5 tháng đầu năm 2024, đã đưa ra khỏi mạng lưới 09 cơ sở giáo dục nghề nghiệp17; cho phép thành lập 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp18. Trên địa bàn tỉnh hiện có 54 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có tham gia đào tạo nghề nghiệp19, giảm 8 cơ sở so với năm 2020.

Giai đoạn 2021-2024, UBND tỉnh đã quan tâm bố trí, tập trung đầu tư nguồn lực cho các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng, thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, nguồn ngân sách tỉnh, với tổng số tiền 408.707 triệu đồng20, để hỗ trợ mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề, đầu tư cơ sở vật chất theo hướng tập trung, trọng điểm. Trong đó, tập trung ưu tiên cho các các trường cao đẳng chất lượng cao21, trường chuyên biệt đào tạo lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi22, trường đào tạo các ngành nghề trọng điểm23 đ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, nht là lao động có tay nghề cao.

2. Xem xét xây dựng và ban hành chính sách đặc thù đ thu hút nhà giáo vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho lao động trẻ là người dân tộc thiểu số và miền núi theo chủ trương đã nêu trong Đề án số 14-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương và Xã hội hướng dẫn các đơn vị, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát, báo cáo đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo báo cáo và tổng hợp kết quả rà soát, lây ý kiến đề xuất của các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện, các trường cao đng, trung cấp; có 23 cơ quan, đơn vị có ý kiến đề xuất không ban hành hoặc đề xuất không có căn cứ, chưa phù hợp; có 13 ý kiến đề xuất bổ sung biên chế, cho phép được thực hiện hợp đồng, chuyển xếp lương theo ngạch, bậc quy định đối với nhà giáo.

Qua nắm tình hình, hiện nay Quốc hội đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có chính sách thu hút nhà giáo về công tác lâu dài ở vùng đồng bào DTTS&MN, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ; chính sách thu hút người có tài năng để trở thành nhà giáo. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dự thảo Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2024- 2035 và đang tổ chức ly ý kiến góp ý đ trình Chính phủ ban hành. Sau khi Luật và Đề án được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và việc bố trí biên chế, hợp đồng lao động để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Vì vậy, Sở Lao động - Thương và Xã hội báo cáo, đề nghị UBND tỉnh chưa trình HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho lao động trẻ là người dân tộc thiểu số và miền núi theo chủ trương đã nêu trong Đề án số 14/ĐA-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

II. Giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến năm 2021

1. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND huyện Yên Thành tiến hành kiểm tra làm rõ các trường hợp sai lệch giữa kết quả giám định của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh và kết quả đánh giá của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã để đảm bảo đúng đối tượng hưởng bảo trợ xã hội.

- Việc phản ánh của một số đối tượng tại huyện Yên Thành có sự sai lệch giữa kết quả giám định của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh và kết quả đánh giá của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã là đúng. Nội dung phản ánh nêu trên cũng là thực trạng chung trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đi với đối tượng là người khuyết tật. Vì một số lý do như sau:

+ Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập, với các thành viên chủ yếu như: Trạm trưởng trạm y tế cấp xã; Công chức cấp xã phụ trách công tác Lao động, thương binh và xã hội; Người đứng đầu hoặc cấp phó của y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã; Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.

+ Việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng cấp xã chủ yếu là nghe, nhìn và theo dõi các biểu hiện của dạng tật thông thường, dẫn đến một số kết luận về dạng tật đối với người khuyết tật dạng thân kinh, bệnh hiếm... vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ, chưa được sự đồng tình của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

+ Đối với những trường hợp mà Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa (cơ quan có chuyên môn về y tế) (khoản 4, điều 6 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện) để thực hiện giám định theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm giám định y khoa tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định để thực hiện xác định lại mức độ khuyết tật; từ năm 2020 đến ngày 31/5/2024, Trung tâm Giám định y khoa đã thực hiện xác định mức độ khuyết tật cho 346 người (năm 2020: 61 người; 2021: 56 người; năm 2022: 120 người; năm 2023: 42 người; năm 2024: 67 người).

Việc xác định mức độ khuyết tật cho đối tượng BTXH do các huyện, thành, thị giới thiệu đến Trung tâm giám định Y khoa tỉnh (trong đó có huyện Yên Thành) đảm bảo đúng chuyên môn, đúng quy trình và quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và các quy định liên quan.

Trên cơ sở quy định của Luật người khuyết tật, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chỉ thị số 14/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tham mưu, phối hợp với các đơn vị liên quan; UBND các huyện, thành, thị tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đảm bảo đúng quy định về Người khuyết tật.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Rà soát lại các điểm chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng khó khăn tự phát trên địa bàn để kịp thời hướng dẫn các địa điểm hoạt động đúng quy định của pháp luật

Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 05 đơn vị công lập, 07 đơn vị ngoài công lập24. Các Cơ sở trợ giúp xã hội cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận đối tượng khi có nhu cầu vào chăm sóc, nuôi dưỡng; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các Trung luôn đảm bảo đúng quy định.

Các cơ sở trợ giúp xã hội đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị cần thiết và bổ sung người làm việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định. UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An; phê duyệt các mô hình “Dịch vụ công tác xã hội” nhm đáp ứng công tác tiếp nhận đối tượng và đảm bảo cơ sở vật chất cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn25.

Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; Công văn số 2646/LĐTBXH-BTXH ngày 18/8/2018 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã quan tâm chỉ đạo, các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện tốt theo quy định.

Thực hiện tốt việc cấp phép thành lập, giấy phép hoạt động đối với các cơ sở ngoài công lập được quan tâm thực hiện đảm bảo đúng quy trình và quy định của pháp luật. Thường xuyên phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, rà soát, trình UBND tỉnh cấp phép cho các tổ chức, cá nhân có nhu cu thành lập các Cơ sở trợ giúp xã hội, giáo dục hòa nhập. Tính đến thời điểm 31/5/2024, đến nay, chưa nhận được thông tin, báo cáo về các điểm chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng khó khăn tự phát trên địa bàn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, cộng tác viên công tác xã hội, thân nhân đối tượng bảo trợ xã hội nhằm tiếp tục hướng dẫn các địa phương trong việc rà soát, xét duyệt, quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch.

III. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các bậc học từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022 (Chỉ đạo các huyện sớm tuyển dụng hết giáo viên mầm non hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018):

Thực hiện Thông báo số 662-TB/TU ngày 23/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và định hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023: sau khi thống nhất với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo: theo tinh thần yêu cầu tổ chức tuyển dụng hết số giáo viên mầm non hợp đồng theo Thông tư số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV và Nghị định số 06/2018/NĐ-CP (đối với những người đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định). Hiện nay, UBND các huyện đã tuyển dụng trong năm 2023, 2024; hiện nay còn 26 giáo viên mầm non đang hợp đồng hưởng lương theo Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND tỉnh: trong đó 12 người có trình độ Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên và đang được UBND các huyện ưu tiên tuyển dụng vào biên chế, còn 14 người có trình độ chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 (đang học tập nâng trình độ đảm bảo đạt chuẩn theo quy định), khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên sẽ được ưu tiên tuyn dụng vào viên chức trước ngày 30/12/2025.

IV. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022

1. UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ, trốn đóng BHXH, thực hiện các giải pháp giảm nợ đóng BHXH, kiên quyết xử phạt các hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH; rà soát rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị không hoạt động; thực hiện phá sản, giải thể các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, ngừng hoạt động theo đúng quy định; chỉ đạo các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Thi hành án dân sự... xử lý nghiêm các đơn vị cố tình trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động, chiếm dụng tiền đóng của người lao động; chỉ đạo các Cơ quan tư pháp xem xét, khởi tố đối với các đơn vị cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đọng BHXH trong thời gian dài, số nợ lớn

1.1. Năm 2024, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT:

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được HĐND thông qua tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 07/12/2023, UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 4473/QĐ-UBND ngày 29/12/2023, trong đó giao các địa phương phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về bao phủ BHXH, BHYT. Cụ thể: năm 2024, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94%, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH đạt 25,70%. Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT đến từng phường, xã.

- UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh năm 2024; sau hội nghị, ban hành Thông báo kết luận số 64/TB-UBND ngày 24/01/2024 của UBND tỉnh, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan để kịp thời triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT năm 2023, khó khăn vướng mắc và nhiệm vụ năm 2024 của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Phối hợp sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình hành động số 88-CTr/TU ngày 20/6/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH. Ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 30/01/2024 về thu ngân sách nhà nước và thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh năm 2024; Công văn số 3472/UBND-VX ngày 03/5/2024 về việc Tháng vận động triển khai BHXH, BHYT toàn dân năm 2024; Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 15/5/2024 về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 08 doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp,...

1.2. Trong 5 tháng đầu năm 2024, công tác phát triển người tham gia, đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT có nhiều chuyển biến tích cực:

- Tính đến ngày 31/5/2024, số người tham gia BHXH, BHYT:

+ Số người tham gia BHXH: 394.624 người, tăng 18.542 người (tăng 4,93%) so với cùng kỳ năm 2023; tăng 9.493 người (tăng 2,46%) so với năm 2023; đạt 25,22% lực lượng lao động tham gia BHXH.

+ Số người tham gia BHYT: 2.922.696 người, tăng 21.084 người (tăng 0,73%) so với cùng kỳ năm 2023; tăng 10.909 người (tăng 0,37%) so với năm 2023; đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 93,35%.

- Kết quả đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT:

+ Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN đến tháng 5/2024 là 3.635.895 triệu đồng, tăng 232.484 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2023; đạt 38,05% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; cao hơn 2,05% so với chỉ tiêu thu theo phân kỳ tháng 5 (36%).

+ Tính đến tháng 5/2024, tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tính lãi là 327.263 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,42% so với số phải thu BHXH Việt Nam giao; thấp hơn 0,38% so với cùng kỳ năm 2023 (3,80%).

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cơ quan BHXH đề xuất, tham mưu chính sách hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định của nhà nước về hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện quy định mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đối với các đối tượng khác. Từ năm 2018 đến năm 2023, UBND tỉnh đã hỗ trợ đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo chính sách quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ, số tiền: 151.800 triệu đồng26.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu đề nghị của BHXH tỉnh tại Công văn số 726/BHXH-TST ngày 18/4/2023, triển khai. Ngày 12/5/2023, Sở Tài chính có Công văn số 1955/STC-NST về việc phối hợp cho ý kiến đề xuất giải pháp thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHYT.

Trên cơ sở ý kiến của Sở Tài chính và làm việc với BHXH tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 2539/LĐTBXH-LĐVL ngày 23/6/2023 báo cáo UBND tỉnh do điều kiện ngân sách tỉnh chưa cân đối bố trí được kinh phí nên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa có cơ sở để tham mưu chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ nguồn ngân sách tỉnh.

3. Đề nghị BHXH tỉnh tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh về hướng xử lý các trường hp nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kịp thời

3.1. Về tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đọng

- Bên cạnh tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương; hàng tháng, BHXH tỉnh phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, cung cấp tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN (số lao động, số tiền nợ, số tháng nợ) các đơn vị sử dụng lao động có cơ sở Đảng thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp để làm căn cứ đánh giá xếp loại các đơn vị hàng tháng, quý. Phối hợp Sở Tài chính xây dựng và trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh nhu cầu nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng học sinh, cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, điểm nghiệp có mức sống trung bình và BHXH tự nguyện năm 2024 (lần 1) với số tiền 495 tỷ đồng...

- BHXH tỉnh thường xuyên chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã chủ động báo cáo và tham mưu Chủ tịch UBND huyện, thị xã chỉ đạo UBND cấp xã, các phòng chuyên môn trong việc đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT trên địa bàn.

- BHXH tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc. Hàng tháng, đăng tải danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN lên cổng thông tin điện tử của BHXH tỉnh Nghệ An và gửi thông báo tới các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT (tính đến tháng 5/2024, toàn tỉnh đã gửi 16.518 lượt thông báo nợ tới các đơn vị nợ BHXH, BHYT). Phân công cán bộ chuyên quản thực hiện đôn đốc thu đơn vị nợ BHXH, BHYT từ 02 tháng trở lên: Tính đến tháng 5/2024, đã thực hiện đôn đốc 2.221 đơn vị, thu được 30.175 triệu đồng tiền chậm đóng BHXH, BHYT. Mời các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT trực tiếp cơ quan BHXH từ tỉnh đến huyện để làm việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị nợ thực hiện đóng nộp theo cam kết. Kết quả: Tính đến tháng 5/2024, toàn tỉnh đã mời 357 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT trực tiếp làm việc, thu được 4.002 triệu đồng tiền chậm đóng.

- BHXH tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất tại các đơn vị khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN: Thanh tra chuyên ngành đối với 75 đơn vị trong tổng số 180 đơn vị sử dụng lao động theo Kế hoạch năm 2024; Thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với 53 đơn vị sử dụng lao động.

3.2. Kết quả về công tác thu, giảm nợ BHXH, BHYT

Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT; trong 05 tháng đầu năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác đôn đốc thu, giảm nợ:

- Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh đến tháng 5/2024 là 3.635.895 triệu đồng, tăng 232.484 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2023; đạt 38,05% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; cao hơn 2,05% so với chỉ tiêu thu theo phân kỳ tháng 5 (36%).

- Tính đến tháng 5/2024 tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tính lãi là 327.263 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,42% so với số phải thu BHXH Việt Nam giao; thấp hơn 0,38% so với cùng kỳ năm 2023 (3,80%).

V. Giám sát công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân

1. Đối với UBND tỉnh

1.1. Đánh giá cụ thể việc phân cấp và trách nhiệm các cấp cơ quan, đơn vị theo Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/01/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, qua đó để chấn chỉnh các địa phương chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hành nghề y và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

- Ngày 19/10/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/1/2018 của UBND tỉnh và Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh). Hội nghị đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; khen thưởng những cá nhân, tập thể, địa phương đã thực hiện tốt và phê bình địa phương chưa thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược trên địa bàn, chưa xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

- Giao Sở Y tế chịu trách nhiệm tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh xem xét và trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 - 2030” tháng 8/2024 và tham mưu UBND tỉnh Quy định phân công, phối hợp công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (thay thế Quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh).

1.2. Nghiên cứu các chính sách để thu hút tư nhân tham gia hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn nhằm góp phần giảm tải hoạt động y tế công lập

- Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có tích hợp quy hoạch về mạng lưới y tế toàn tỉnh.

- UBND tỉnh ban hành Đề án “Phát triển công tác y tế theo hướng xã hội hóa, nâng cao chất lượng phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025” (Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh); mục tiêu Đề án: Khuyến khích đầu tư và thành lập các bệnh viện tư nhân, các loại hình y tế ngoài công lập và đến năm 2025 có thêm ít nht 06 Bệnh viện tư nhân mới được thành lập. Số giường bệnh/10.000 dân vào năm 2025 đạt 39 giường bệnh, trong đó tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập chiếm 15%- 20%; các mục tiêu của Đề án trên đã góp phần giảm tải cho y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

1.3. Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm đồng thời đăng tải công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng

- Ngày 27/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Thông báo số 809/TB-UBND về kết quả đánh giá sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND và Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chỉ đạo Sở Y tế, các ngành liên quan và UBND cấp huyện tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND về công tác quản lý hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập.

Thời gian qua, Sở Y tế phối hợp tích cực với Cục Quản lý thị trường; Công an tỉnh Nghệ An, Công an thành phố Vinh; các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Qua kiểm tra kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và đăng tải Kết luận thanh tra, kiểm tra trên cổng thông tin điện tử ngành y tế.

- Kết quả kiểm tra hành nghề khám chữa bệnh ngoài công lập: Từ năm 2021 đến nay, Sở Y tế thành lập 24 đoàn thanh tra, kiểm tra tại 181 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập; xử lý vi phạm hành chính 32 cơ sở; số tiền xử phạt hành chính: 703.500.000 đồng (Bảy trăm linh ba triệu năm trăm ngàn đồng).

Xử phạt bằng hình khác: Ban hành Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động Khám bệnh, chữa bệnh của 01 cơ sở; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động Khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn đối với 05 cơ sở; Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh người của chịu trách chuyên môn của cơ sở có thời hạn của 02 cơ sở; tạm dừng hoạt động khám, chữa bệnh có thời hạn đối với 03 cơ sở; Đình chỉ hoạt động hành nghề có thời hạn của 04 cơ sở.

- UBND các huyện, thành phố, thị xã đã thành lập các đoàn kiểm tra về hành nghề y dược trên địa bàn, xử lý nghiêm các cơ sở hành nghề vi phạm và đăng tải trên phương tiện thông tin của huyện. Trong 5 năm đã kiểm tra 3.835 lượt cơ sở hành nghề y dược tư nhân (có giấy phép và không có giấy phép), xử phạt 547 lượt cơ sở, số tin 2.997,85 triệu đồng và đình chỉ 658 cơ sở hành nghề không có giấy phép.

1.4. Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp các địa phương rà soát tổng thể các cơ sở hoạt động không phép, xử lý nghiêm không để cơ sở chữa cấp phép hoạt động

Thực hiện Kế hoạch Thanh tra tỉnh Nghệ An năm 2024 (Quyết định số 4350/QĐ-UBND ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh); Sở Y tế ban hành Kế hoạch kiểm tra trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024 (Quyết định số 627/KH-SYT ngày 12/3/2024 của Sở Y tế).

Trên cơ sở các Kế hoạch đã ban hành, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng Kế hoạch kiểm tra y tế trên địa bàn, rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm không để tồn tại các cơ sở y dược chưa được cấp phép hoạt động hành nghề.

2. Đối với Sở Y tế

2.1. Tham mưu cho UBND tỉnh giải pháp để xử lý dứt điểm đối với các cơ sở hoạt động không phép (đặc biệt là đối với 28 cơ sở Khám chữa bệnh đã xác định rõ)

Sở Y tế đang tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 - 2030”, trong đó nêu rõ các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với hành nghề y, dược ngoài công lập; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, các đơn vị, địa phương; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các cơ sở hành nghề y dược vi phạm, chm dứt tình trạng các cơ sở hoạt động hành nghề y, dược không cấp phép trên địa bàn vào năm 2025.

2.2. Rà soát những khó khăn, vướng mắc của các Bệnh viện tư nhân nhất là các quy định, chính sách của địa phương, của trung ương như: vấn đề cung ứng thuc, việc thanh toán kinh phí khám cha bệnh bảo hiểm y tế, việc xử lý rác thải y tế,… để tham mưu ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị bộ, ngành trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tạo điều kiện cho y tế tư nhân phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân.

- Về vấn đề cung ứng thuốc:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 55, Luật đấu thầu số 22/2023/QH115 ngày 23/6/2023 và Điều 95 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu thì: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân sử dụng thuốc thuộc danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả để phục vụ công tác khám chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá thuốc mua vào nhưng không vượt đơn giá trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn của thuốc cùng tên thương mại, hãng sản xuất, xuất xứ, nồng độ, hàm lượng, đường dùng, cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật, dạng bào chế, đơn vị tính”. Do đó các bệnh viện tư nhân không phải đấu thầu và mua thuốc theo quy định để đảm bảo công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

Trong thời gian qua, Sở Y tế đã phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh hướng dẫn thực hiện việc mua thuốc phục vụ cho bệnh nhân bảo hiểm y tế vào khám bệnh, chữa bệnh tại các Bệnh viện tư nhân trên địa bàn; trong quá trình thực hiện chưa nhận được báo cáo về khó khăn, vướng mắc trong cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế tiếp tục theo dõi và thường xuyên phối hợp với BHXH tỉnh đ hướng dẫn thực hiện trong thời gian tới.

- Về việc thanh toán kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 cơ sở ngoài công lập ký kết hợp đồng Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) với cơ quan BHXH tỉnh; trong đó có 15 bệnh viện và 18 Phòng khám đa khoa.

Thời gian qua Sở Y tế đã phối hợp với cơ quan BHXH giải quyết khó khăn vướng mc cho các đơn vị theo thẩm quyền và tổng hợp khó khăn vướng mắc báo cáo Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngày 19/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP giải quyết một số vướng mắc cho các cơ sở y tế trong việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã rà soát chi phí tồn đọng thanh toán tiền khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT từ năm 2022 trở về trước, báo cáo BHXH Việt Nam xem xét giải quyết; tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế và BHXH Việt Nam phối hợp để giải quyết một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về BHYT thời gian tới.

- Về xử lý rác thải y tế: Thời gian qua, Sở Y tế tạo điều kiện và hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/12/2021 của Bộ Y tế quy định quản lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế và các văn bản hướng dẫn liên quan. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết “Ban hành quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đ giúp cho các cơ sở y tế trong việc xử lý rác thải y tế nguy hại.

2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tra sau khi cấp phép hoạt động đ kịp thời chn chỉnh những tồn tại, thiếu sót, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật; phối hợp tốt với các ngành, đơn vị có liên quan đ hạn chế quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đối với một đơn vị.

- Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Hàng năm, Thanh tra Sở Y tế tham mưu xây dựng Kế hoạch Thanh tra trong lĩnh vực y tế, bao gồm: Thanh tra công tác khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế trong và ngoài công lập; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hành nghề y ngoài công lập tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;... Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thanh tra, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để rà soát không trùng đối tượng thanh tra và gửi dự thảo Kế hoạch về Thanh tra tỉnh rà soát, trình UBND tỉnh ban hành. Căn cứ Quyết định ban hành Kế hoạch Thanh tra của tỉnh Nghệ An năm 2024 (Quyết định số 4350/QĐ-UBND ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh), Sở Y tế ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác y tế năm 2024 (Kế hoạch số 627/KH-SYT ngày 12/3/2024 của Sở Y tế).

- Ngoài ra, Thanh tra Sở Y tế tham mưu tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định. Qua công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện xử lý nghiêm những sai phạm, đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định của nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập; do đó đã hạn chế được quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đối với một số đơn vị, cơ sở.

2.4. Tổng rà soát, thống kê các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh để có số liệu chính xác, thống nhất, cung cấp các cơ sở đã được cấp phép cho các huyện, thành, thị để thống nhất quản lý; tiến hành thủ tục thu hồi giấy phép đối với các cơ sở được cấp phép nhưng thực tế không hoạt động; cấp lại giấy phép đối với các cơ sở giấy phép đã hết hạn theo đúng quy định; hướng dẫn quy trình thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở chưa được cấp phép.

- Trong thời gian qua, Sở Y tế đã thường xuyên phối hợp với Phòng Y tế các huyện rà soát, lập danh sách các cơ sở đã được cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn toàn tỉnh và đăng tải trên cổng điện tử của Ngành y tế.

- Ban hành các Quyết định thu hồi đối với những cơ sở đã được cấp giấy phép nhưng không hoạt động hành nghề hoặc thay đổi địa điểm hành nghề, thay đổi người phụ trách chuyên môn kỹ thuật: 6 tháng đu năm 2024 thu hồi 140 cơ sở kinh doanh dược gồm và 02 Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

- UBND tỉnh ban hành Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực y tế (Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 11/4/2024 của UBND tỉnh); Sở Y tế phê duyệt Quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế, UBND cấp huyện (Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 29/5/2024 của Sở Y tế).

- Sở Y tế đã xây dựng các mẫu biu về cấp Giấy phép hành nghề và Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và Nghị định hướng dẫn) chuyn sang Trung tâm hành chính công của tỉnh, để hướng dẫn cho các cá nhân và cơ sở tham gia hành nghề làm Hồ sơ để xin cấp giấy phép hành nghề Khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

2.5. Nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập như chia sẻ kỹ thuật, sử dụng kết quả cận lâm sàng để giảm chi phí cho người bệnh

- Trong thời gian qua việc hỗ trợ chuyên môn giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập được ngành quan tâm chỉ đạo, các đơn vị đã có nhiều văn bản ký kết hợp tác chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật giữa các Bệnh viện công lập tuyển tỉnh với Bệnh viện (trong và ngoài công lập) và Trung tâm y tế tuyến huyện.

- Việc liên thông kết quả cận lâm sàng: Thực hiện Quyết định số 3148/QĐ- BYT ngày 07/7/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục xét nghiệm áp dụng để liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm. Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm Kiểm chun xét nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ quản lý chất lượng xét nghiệm cho 100 cán bộ làm công tác xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An; hướng dẫn các đơn vị tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện kiểm chuẩn theo quy định, rà soát xây dựng các tiêu chí theo quy định tại Quyết định 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ Y tế, Ban hành tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm để tiến tới thực hiện liên thông một số xét nghiệm theo quy định và yêu cầu chuyên môn.

C. LĨNH VỰC PHÁP CH

I. Giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác tổ chức bộ máy và biên chế, hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1. Thực hiện tinh giản biên chế có trọng tâm, trọng điểm, không cào bng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế thực hiện các nhiệm vụ. Tiếp tục có giải pháp và chính sách mi thu hút những người có đức, có tài vào làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước. Đi với các đơn vị sự nghiệp công lập, từng bước thay thế việc trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước bng nguồn thu sự nghiệp

1.1. Thực hiện tinh giản biên chế có trọng tâm, trọng điểm, không cào bằng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế thực hiện các nhiệm vụ.

Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Báo cáo giám sát số 258/BC-BPC ngày 08/11/2022 của Ban pháp chế HĐND tỉnh về thực hiện quản lý nhà nước về công tác tổ chức bộ máy và biên chế, hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan:

- Tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 138-KH/TU ngày 30/11/2022 về quản lý, sử dụng biên chế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2026, trong đó quy định lộ trình tinh giảm biên chế từng năm và từng sở, ngành, địa phương.

- Giai đoạn 2021- 2024 các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh đã giảm được 2.888 biên chế hưởng lương từ ngân sách, tương đương toàn tỉnh giảm 4,88% (2.888 biên chế giảm/59.188 biên chế giao năm 2021), trong đó: 59 biên chế công chức (3.318 biên chế năm 2021 - 3.259 biên chế năm 2024) và 2.829 biên chế viên chức (55.870 biên chế năm 2021 - 58.048 giao năm 2024 + 2.820 biên chế sự nghiệp giáo dục được bổ sung năm 2022 + 2.187 biên chế sự nghiệp giáo dục được bổ sung năm 2023).

Việc giảm biên chế thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không cào bằng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế thực hiện các nhiệm vụ; ví dụ:

+ Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật giảm 11 biên chế viên chức (75 biên chế năm 2021 - 64 biên chế năm 2024), tương đương giảm 14,67% so với năm 2021, do sinh viên giảm;

+ Trường cao đẳng Sư phạm giảm 18 biên chế viên chức (198 biên chế năm 2021 - 180 biên chế năm 2024), tương đương giảm 9,09% so với năm 2021, do sinh viên giảm;

+ Trung tâm phục vụ hành chính công tăng 02 biên chế viên chức (07 biên chế năm 2021 - 09 biên chế năm 2024), tương đương tăng 28,57% so với năm 2021, do khối lượng công việc quá nhiều;

+ Trung tâm hỗ trợ tư vấn Tài chính tăng 03 biên chế viên chức (14 biên chế năm 2021 - 17 biên chế năm 2024), tương đương tăng 21,42% so với năm 2021, do được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung;

+ Sở Du lịch tăng 01 biên chế công chức (23 biên chế năm 2021 - 24 biên chế năm 2024), tương đương tăng 4,35% so với năm 2021;

+ Sở Ngoại vụ không giảm (năm 2021 giao 18 biên chế và năm 2024 giao 18 biên chế);...

- Để tiếp tục thực hiện việc giảm biên chế thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, không cào băng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và tình hình thực tế thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 402/KH-UBND ngày 29/5/2024, trong đó giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh theo chức năng, thm quyền, nhiệm vụ được giao xây dựng phương án tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để tinh giản biên chế theo lộ trình của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

1.2. Tiếp tục có giải pháp và chính sách mới thu hút những người có đức, có tài vào làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước

- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 848/KH-UBND ngày 07/11/2023 triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, đề ra 07 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Việc thu hút cán bộ, công chức, viên chức vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước những năm gần đây thực hiện theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Từ năm 2018, khi Nghị định số 140/2017/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, toàn tỉnh thu hút được 07 trường hợp thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định.

1.3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, từng bước thay thế việc trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước bằng nguồn thu sự nghiệp.

Trong giai đoạn 2022-2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan chuyển 06 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ nhóm 3 sang đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ nhóm 2 và đã chuyển 265 viên chức hương lương từ ngân sách sang hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Để từng bước thay thế việc trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước bằng nguồn thu sự nghiệp ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 402/KH-UBND ngày 29/5/2024, trong đó giao các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh phân đầu đến năm 2025 có tối thiểu 20% đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên so với năm 2015.

2. Thực hiện nghiêm chủ trương cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, thực hiện chính quyền điện tử, chuyển đổi số, đổi mới phương thức làm việc, giảm hội họp giảm giấy tờ hành chính: Chi tiết tại mục II về cải cách hành chính.

3. Thực hiện tuyển dụng công chức kịp thời, đủ số biên chế được giao trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị. Ban hành quy định rõ về tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn rà soát việc sử dụng biên chế tại các cơ quan, đơn vị để có phương án đề xuất, điều chỉnh phù hợp

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu thực hiện tuyển dụng công chức theo quy định hiện hành, kịp thời, đủ số biên chế được giao theo nhu cầu của các cơ quan, đơn vị. Từ năm 2023 đến nay đã tuyển dụng, tiếp nhận được 192 công chức (tuyển dụng qua thi tuyên 108 người; tiếp nhận công chức 84 người). Hiện nay đang thực hiện quy trình tuyển dụng, tiếp nhận công chức năm 2024.

- Về tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

- Thực hiện Báo cáo giám sát số 258/BC-BPC ngày 08/11/2022 của Ban pháp chế HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ ban hành Công văn số 801/SNV-TCBC ngày 04/4/2023, Công văn số 1203/SNV-TCBC ngày 17/5/2023 và Công văn số 1015/SNV-TCBC ngày 19/4/2024 đề nghị các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh rà soát, báo cáo việc thực hiện biên chế công chức, số người làm việc và xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc hàng năm cho từng phòng, ban, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức hàng năm sát với các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đ thực hiện tinh giản đúng quy định

Sở Nội vụ đã hướng dẫn các sở, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP và các quy định hiện hành; đồng thời triển khai việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đang tiến hành việc đánh giá theo bộ tiêu chí đã ban hành và các quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP và Nghị định số 48/2023/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khách quan, công bằng, chính xác.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế gn với thực hiện tinh giản biên chế và công tác kiểm tra công vụ

5.1. Công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế:

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ tăng cường tiến hành thanh tra, kiểm tra; đưa nội dung thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, trong đó việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế gắn với thực hiện tinh giản biên chế là những nội dung trọng tâm kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin phản ánh hoặc đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nội dung định hướng thanh tra hành năm của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ, trong những năm qua về tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, tinh giản biên chế, thực hiện số lượng cấp phó trong các cơ quan, đơn vị và công tác tuyển dụng, hợp đồng vào các đơn vị sự nghiệp. Do làm tốt công tác thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế gắn với thực hiện tinh giản biên chế; kịp thời chấn chỉnh, kiến nghị xử lý những khuyết điểm, vi phạm nên nhìn chung các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tổ chức thực hiện nghiêm túc; số lượng, tính chất, mức độ vụ việc vi phạm giảm hn.

- Kết quả thực hiện cụ thể:

+ Công tác thanh tra chuyên ngành: Từ tháng 01/2023 đến tháng 5/2024, Sở Nội vụ đã tiến hành thanh tra chuyên ngành, hành chính tại 14 cơ quan đơn vị (chuyên ngành 13 đơn vị; hành chính 01 đơn vị). Trong đó, năm 2023, Thanh tra Sở Nội vụ đã tiến hành thanh tra chuyên ngành 09/09 đơn vị (các huyện: Tương Dương, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Tân Kỳ; thị xã Cửa Lò; thị xã Hoàng Mai; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tư pháp; Sở Khoa học và Công nghệ); thanh tra hành chính 01/01 (Ban Thi đua - Khen thưởng - Sở Nội vụ); năm 2024, Thanh tra Sở Nội vụ đã tiến hành thanh tra chuyên ngành 04/08 đơn vị (các huyện: Quỳ Châu, Nam Đàn, Con Cuông và Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam).

+ Công tác kiểm tra tuyển dụng viên chức: Từ tháng 01/2023 đến tháng 5/2024, Sở Nội vụ đã tiến hành kiểm tra tại 88 lượt đơn vị có tiến hành tuyển dụng.

5.2. Về tăng cường kiểm tra công vụ:

- UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 04/6/2024 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Từ tháng 01/2023 đến tháng 5/2024, Đoàn kiểm tra chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh đã tiến hành kiểm tra 29 cuộc. Sau kiểm tra ban hành thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi đơn vị được kiểm tra, cơ quan cấp trên và cơ quan có liên quan để có chỉ đạo rút kinh nghiệm và khắc phục chung.

- Do có sự chủ động, quyết liệt trong việc ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện của các đoàn kiểm tra nên nhìn chung tinh thần, trách nhiệm, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến tích cực, kỷ luật, kỷ cương hành chính cơ bản được thực hiện tốt. Đã làm rõ và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ.

6. Bám sát mục tiêu, chỉ tiêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP; Nghị định s 120/2020/NĐ-CP; Kế hoạch s 111-KH/TU ngày 02/01/2018 và Đề án số 09-ĐA/TU để rà soát, xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống đơn vị sự nghiệp tại các địa phương, đơn vị giai đoạn 2022- 2025, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo đến năm 2025, giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2015-2021

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và kiến nghị của Đoàn giám sát, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo27 để rà soát, xây dựng Đề án sp xếp, kiện toàn lại hệ thống đơn vị sự nghiệp tại các địa phương, đơn vị giai đoạn 2022-2025, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh đến năm 2025 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp so với năm 2021. Tính đến 31/5/2024, toàn tỉnh giảm 32 đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021. Trong thời gian tới, Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống đơn vị sự nghiệp tại các địa phương, đơn vị, thực hiện sáp nhập, giải th các đơn vị sự nghiệp không đủ điều kiện thành lập theo quy định.

Triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4633/UBND-KT ngày 07/7/2021 thống nht phương án thực hiện, cụ thể: Năm 2021, các đơn vị tiếp tục được thực hiện theo phương án tự chủ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2021. Từ năm 2022 và các năm tiếp theo UBND giao các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời giao Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý cấp trên của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh để đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác nhằm xác định mức độ tự chủ tài chính phù hợp với tình hình và khả năng hoạt động của các đơn vị. Đến nay, toàn tỉnh có 64 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ nhóm 01 và nhóm 02, phấn đấu đến năm 2025 tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2015-2021.

II. Giám sát công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2022

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

1.1. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác cải cách hành chính (CCHC); đề cao vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo CCHC. Thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương; Thông báo số 169/TB-VPCP ngày 05/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tại Phiên họp thứ tư ngày 19/4/2023.

- Công tác CCHC tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chú trọng, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác CCHC, đề cao vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo CCHC ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, thành viên Ban Chỉ đạo là các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh và Giám đốc các sở, ngành liên quan trực tiếp; thành lập Tổ giúp việc; ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, xây dựng Kế hoạch công tác hàng năm. Năm 2023 lựa chọn 07 đơn vị (04 Sở, ngành, 03 UBND cấp huyện), năm 2024 lựa chọn 07 đơn vị (03 Sở, ngành, 04 UBND cấp huyện) để tập trung chỉ đạo điểm. Định kỳ Ban Chỉ đạo tổ chức họp để nghe và cho ý kiến chỉ đạo nhằm tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt trong công tác CCHC (năm 2023, Ban chỉ đạo đã tổ chức 02 phiên họp định kỳ, dự kiến tháng 7/2024 tổ chức phiên họp 6 tháng đu năm 2024).

- Chỉ đạo các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập Ban Chỉ đạo CCHC của cơ quan, đơn vị do người đứng đu cấp ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo đ kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đu: Thường xuyên chỉ đạo, quán triệt và đặt ra yêu cầu đối với các ngành, các địa phương đẩy mạnh CCHC, tập trung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc, cương quyết xử lý những trường hợp có dư luận không tốt trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp

- Hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập các Tổ công tác của UBND tỉnh do các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng đ chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các cấp triển khai thúc đẩy thực hiện các ngành lĩnh vực, kịp thời có giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong công tác CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

- Tháng 5/2023, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đối thoại với đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp phòng và chuyên viên đang công tác tại các cơ quan khối các cơ quan tỉnh đ nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kiến nghị đề xuất của đội ngũ của đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp phòng và chuyên viên liên quan đến công vụ, công chức. Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với Thanh niên trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An đã tổ chức diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói Mặt trận cơ sở”. Định kỳ ngày 15 hàng tháng, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh đều xếp lịch tiếp công dân.

- Năm 2023, Kế hoạch CCHC nhà nước đề ra 41 nhiệm vụ, chọn chủ đề CCHC là: “Thực thi công vụ, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - Kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm và hiệu quả”, có 41/41 nhiệm vụ được hoàn thành, đạt tỷ lệ 100%. Chỉ đạo các ngành, địa phương, chủ động ban hành các Chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ CCHC với phương châm 5 rõ “Rõ nội dung công việc, rõ bộ phận tham mưu, rõ cá nhân lãnh đạo chỉ đạo, rõ thời gian hoàn thành, rõ sản phẩm công việc”. UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 33 văn bản liên quan đến CCHC để chỉ đạo triển khai một cách toàn diện, đầy đủ, kịp thời các nội dung CCHC. Bên cạnh đó, Sở Nội vụ - với vai trò là Cơ quan Thường trực của tỉnh đã chủ động ban hành một số văn bản đôn đốc các ngành, các cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

- Năm 2024, Kế hoạch CCHC nhà nước đề ra 41 nhiệm vụ, chọn chủ đề CCHC “Đy mạnh chuyển đổi số - Tập trung nâng cao tỉ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình - Tỷ lệ số hóa hồ sơ - Tỷ lệ thanh toán trực tuyến” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tính đến ngày 30/5/2024, đã có 25/41 nhiệm vụ theo kế hoạch CCHC năm 2024 được hoàn thành, đạt tỷ lệ 60%. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương, chủ động ban hành các chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, các giải pháp về công tác CCHC.

- Đ đánh giá kết quả thực hiện CCHC, UBND tỉnh tiếp tục triển khai quy định về đánh giá, xếp hạng CCHC đối với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện (Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 16/10/2023). Việc thẩm định, đánh giá xếp hạng về CCHC đối với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện đảm bảo khách quan, chính xác thông qua phần mềm chấm điểm.

- Thực hiện Công điện số 208/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3308/UBND-TH ngày 27/4/2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc; theo đó yêu cầu các ngành, các cấp quán triệt nghiêm túc nội dung công điện, tiếp tục thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo về tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, chất lượng tham mưu văn bản, tăng cường kiểm tra công vụ, tập trung đẩy mạnh thực hiện các nội dung CCHC. Ngày 04/6/2024, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

-     Ngày 05/5/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 169/TB-VPCP về kết luận của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tại phiêp họp thứ 4 ngày 19/4/2023. Bám sát nội dung kết luận của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3976/UBND-KSTT ngày 24/5/2023, yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương; yêu cầu đẩy mạnh cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC, nht là TTHC nội bộ, kịp thời sửa đổi những quy định chưa phù hợp, chưa sát thực tế, gây phiền hà, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bổ sung trang thiết bị và nguồn lực đ triển khai Đề án 06/CP; nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy trình, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, Bộ phận một cửa các cấp, nhất là cấp xã; đẩy nhanh số hóa, kết quả giải quyết TTHC.

- Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, sau khi có các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về công tác CCHC và Kết luận sau các phiên họp của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành 18 văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện, trong đó năm 2023 ban hành 12 văn bản, 6 tháng đầu năm 2024 ban hành 06 văn bản.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đảm bảo kịp thời. Năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An hoàn thành đúng tiến độ thời gian yêu cầu và đảm bảo chất lượng 169/169 nhiệm vụ; 6 tháng đầu năm 2024 hoàn thành đúng tiến độ thời gian yêu cầu và đảm bảo chất lượng 82/82 nhiệm vụ.

1.2. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương bố trí nhân sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin, có trách nhiệm cao để phụ trách tham mưu công tác CCHC; bố trí nguồn kinh phí hợp lý để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại đơn vị; thường xuyên kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ và xử lý kịp thời đối với các công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, lợi dụng vị trí việc làm được phân công để thực hiện mục đích cá nhân.

- Công chức được phân công nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp kết quả thực hiện công tác CCHC tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An hầu hết đều theo hình thức kiêm nhiệm (Sở Nội vụ là Cơ quan Thường trực CCHC tỉnh bố trí 05 công chức Phòng CCHC và Văn thư lưu trữ làm chuyên trách). Trung bình mỗi cơ quan, đơn vị bố trí 01 người tham mưu, tổng hợp công tác CCHC gồm: Ở cấp tỉnh có 26 người, trong đó chuyên trách 05 người, kiêm nhiệm 21 người bố trí tại Văn phòng hoặc phòng Tổ chức cán bộ; ở cấp huyện có 21 người bố trí công chức Phòng Nội vụ; ở cấp xã 460 người cơ bản bố trí công chức Văn phòng - Thống kê đảm nhiệm.

- Đội ngũ công chức tham mưu CCHC của tỉnh có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, hầu hết là công chức trẻ có kiến thức, trình độ, k năng về công nghệ thông tin,... do đó chất lượng tham mưu CCHC ngày càng nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực thi nhiệm vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo kết quả tự đánh giá hàng năm của các cơ quan, đơn vị, công chức tham mưu CCHC đều có mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Những công chức được phân công thực hiện công tác tham mưu, theo dõi, tổng hợp CCHC tại cơ quan, đơn vị cơ bản ổn định, ít thay đổi, hàng năm được tham gia các đợt tập huấn về CCHC.

- Tổng số cán bộ, công chức chuyên trách và kiêm nhiệm về công nghệ thông tin thuộc các cơ quan nhà nước, địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã là 2.293 người, trong đó, đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin là 66 người thuộc các cơ quan Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Mức phụ cấp đối với công chức chuyên trách công nghệ thông tin trong các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện là 700.000đ/người/tháng.

- Mặc dù còn nhiều khó khăn về tài chính nhưng các ngành, địa phương đã cố gắng bố trí một phần kinh phí đảm bảo cho công tác CCHC. Qua theo dõi, đánh giá của Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều bố trí kinh phí cho nhiệm vụ CCHC trong dự toán ngân sách. Ngoài ra, hàng năm, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách để hỗ trợ cho công tác CCHC của các ngành, địa phương. Tuy nhiên, thực tế do ngân sách tỉnh hạn hẹp, việc cân đối, bố trí gặp khó khăn nên số kinh phí đầu tư cho CCHC không nhiều. Năm 2023, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh 1.766 triệu đồng, hỗ trợ các huyện, thành, thị 3.940 triệu đồng đ bổ sung trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số. Năm 2024 dự kiến hỗ trợ các Sở, ban, ngành cấp tỉnh 4.000 triệu đồng, hỗ trợ các huyện, thành, thị 4.000 triệu đồng.

- Công tác kiểm tra CCHC được chú trọng. Hàng năm, thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở Nội vụ ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC. Số lượng đơn vị kiểm tra 14 đơn vị/năm (Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện) và sau kiểm tra đu ban hành Thông báo kết luận, đồng thời, các đơn vị được kiểm tra có báo cáo kết quả khc phục sau kiểm tra. Năm 2023, Sở Nội vụ đã kiểm tra tại 14/14 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, năm 2024 kế hoạch dự kiến 14 đơn vị, tính đến 6 tháng đu năm, đã thực hiện kiểm tra tại 04 đơn vị. Các vấn đề được phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử kịp thời.

1.3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng đảm bảo thực chất, hiệu quả. Công khai kịp thời, đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định. Nâng cao chất lượng, duy trì hoạt động hiệu quả các Trang Thông tin điện tử của UBND cấp huyện nhm đáp ứng được nhu cu truy cập, tìm hiu của người dân, doanh nghiệp

- Hàng năm, để triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thông tin tuyên truyền CCHC, trong đó nêu rõ các hình thức tuyên truyn và ban hành văn bản định hướng, giao nhiệm vụ tuyên truyền cụ thể cho các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện. Sở Nội vụ, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp tuyên truyền CCHC theo Quy chế và thực hiện khá hiệu quả tuyên truyền CCHC qua nhiều hình thức như: xây dựng phóng sự, chuyên đ, tin tức, đăng tải, cập nhật văn bản, tổ chức đối thoại,... Trên Cổng Thông tin điện tử, các cơ quan báo chí của tỉnh đăng tải, phát sóng các tin, bài, phóng sự28 nhm tuyên truyền nâng cao nhận của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của công tác CCHC.

- Những nội dung tập trung tuyên truyền là: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, tính đến 2030; kết quả các chỉ số xếp hạng PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI của tỉnh Nghệ An; những kết quả nổi bật, những sáng kiến mới, cách làm hay trong công tác CCHC; công tác kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2023, có trên 300 lượt tin/bài/phóng sự liên quan đến công tác CCHC của tỉnh được đăng tải, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương; 6 tháng đầu năm 2024 có trên 120 lượt tin/bài/phóng sự.

- Năm 2023, UBND tỉnh đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Cải cách hành chính” đề nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, huy động sự tham gia tìm hiểu CCHC của người dân. Cuộc thi đã thu hút hơn 1,3 triệu lượt thi, tạo được sự lan tỏa, thu hút nhiều đối tượng thành phần tham gia, trở thành một đợt sinh hoạt chuyên đề về CCHC trên quy mô lớn.

- Ngày 13/6/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4620/UBND-KSTT về việc tuyên truyền công tác CCHC tỉnh Nghệ An theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại Công văn số 1246-CV/BTGTU ngày 25/5/2023 và Công văn số 269- CV/BCSĐ ngày 29/5/2023 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh.

2. Thực hiện các nhiệm vụ CCHC

2.1. Về cải cách thể chế

- Ban hành các văn bản kịp thời, phù hợp với các văn bản của Trung ương; tham mưu, đề xuất các chính sách phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công:

+ Hàng năm, căn cứ danh mục ban hành nghị quyết HĐND tỉnh, Chương trình công tác của UBND tỉnh, chương trình ban hành văn bản QPPL và quy định của các văn bản cấp trên, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu đ thực hiện quy trình tham mưu ban hành văn bản QPPL trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Từ năm 2023 đến 30/5/2024, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thẩm định ban hành 86 văn bản QPPL cấp tỉnh (trong đó 30 nghị quyết, 56 Quyết định); thẩm định 93 văn bản QPPL cấp huyện và 24 văn bản QPPL cấp xã. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nghị quyết, quyết định đưa ra khỏi Danh mục trong năm (chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, cơ sở pháp lý đang có sự điều chỉnh).

+ Đối với nội dung đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, hiện nay, tham mưu UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua 05 Nghị quyết ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công (lĩnh vực nông nghiệp, lao động - thương binh và xã hội, du lịch, văn hóa và thể thao, tài nguyên và môi trường).

- Về nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng văn bản QPPL, tránh tình trạng phát sinh các TTHC không cần thiết, thực hiện nghiêm túc quy trình xây dựng nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh:

+ Việc nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng văn bản QPPL được các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định quan tâm chỉ đạo. Trong quá trình góp ý, thẩm định, Sở Tư pháp đã kiến nghị, phối hợp với các cơ quan soạn thảo đảm bảo không để xảy ra tình trạng phát sinh TTHC. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã thẩm định 01 dự thảo Quyết định quy định thủ tục hành chính, đến nay chưa ban hành29. Việc quy định TTHC trong Quyết định trên nhm thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Cơ quan chủ trì soạn thảo đã thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản QPPL và Thông tư số 03/2022/TT-BTP ngày 10/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

+ 100% nghị quyết QPPL của HĐND ban hành đều thực hiện nghiêm túc quy trình xây dựng theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL.

- Thường xuyên thực hiện công tác rà soát để tham mưu bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật khi căn cứ pháp lý ban hành đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn:

Năm 2023, thực hiện kỳ hệ thống hóa 2019-2023, HĐND và UBND các cấp đã tích cực thực hiện nhiệm vụ này, cụ thể:

+ Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 01/3/2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023, tổng số văn bản hệ thống hóa: 1.181 văn bản.

+ Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành ky 2019-2023, cụ th: ở cấp huyện, văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa kỳ 2019-2023 bao gồm 1.176 văn bản; ở cấp xã, văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa kỳ 2019-2023 bao gồm 2.776 văn bản. Đối với các văn bản đề nghị bãi bỏ đã được xử lý xong sau khi tiến hành rà soát, hệ thống hóa tại Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 về bài bỏ một số nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành và Quyết định số 05/2024/QĐ-UBND ngày 18/3/2024 bãi bỏ một số văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành.

2.2. Về cải cách thủ tục hành chính

- Thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính để kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):

+ Thực hiện yêu cầu của Văn phòng Chính phủ về đơn giản hoá TTHC, UBND tỉnh chỉ đạo kiểm soát việc ban hành quy định TTHC trong dự thảo văn bản QPPL của tỉnh. Theo đó TTHC được xem xét, nhận diện và đề nghị chỉ ban hành TTHC trong trường hợp thật sự cần thiết, các TTHC chưa rõ ràng hoặc có thể thay bằng một biện pháp khác trong quản lý nhà nước thì đề nghị làm rõ, cụ thể hoặc không ban hành TTHC đó. Một số TTHC “con” trong TTHC được quy định trong dự thảo văn bản QPPL được đưa ra khỏi dự thảo. Bên cạnh đó, thông qua kiểm soát hồ sơ trình quy trình nội bộ, quy trình điện tử, đã cắt bỏ các bước không cần thiết, không đúng quy định trong quy trình giải quyết TTHC. Năm 2023, UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 834/BC-UBND ngày 02/11/2023 về kết quả rà soát, kiến nghị cắt giảm quy định TTHC liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp. 6 tháng đầu năm 2024, triển khai Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh về rà soát, đơn giản hoá TTHC, TTHC nội bộ năm 2024, Văn phòng UBND tỉnh hướng dẫn, tổng hợp và rà soát độc lập các kết quả rà soát của Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện để có phương án trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

+ Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung rà soát, công bố danh mục TTHC, phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị. Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 12/6/2024), đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 80 Quyết định công bố danh mục TTHC với 1.732 thủ tục (1.382 TTHC cấp tỉnh, 237 TTHC cấp huyện, 113 thủ tục cấp xã và bãi bỏ 07 thủ tục). Sau khi công bố và thiết lập trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, tất cả các thủ tục được công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử, nơi tiếp nhận giải quyết TTHC và các hình thức khác theo quy định. Đến nay, 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử theo đúng quy định. Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm PVHCC tỉnh), các TTHC luôn được niêm yết kịp thời, đầy đủ... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, cập nhật đầy đủ, kịp thời quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của một số cơ quan, đơn vị, địa phương trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến kịp thời, đúng quy trình; giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các thủ tục thu hút đầu tư cho các nhà đầu tư:

+ Hầu hết, TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện tại Trung tâm PVHCC tỉnh đã được kiểm soát chặt chẽ qua Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC đảm bảo minh bạch, rõ ràng, đúng hẹn, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao. Hiện tại có 18 Sở, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh và 02 cơ quan chuyên môn ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh đã cử cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ (Bảo hiểm xã hội tỉnh và Công ty Điện lực Nghệ An) với 1.444 TTHC được tiếp nhận tại Trung tâm PVHCC tỉnh.

Việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tỉnh giúp quá trình giải quyết TTHC xuyên suốt, nhất quán, chính xác, kết quả giải quyết TTHC được số hoá theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Thông qua theo dõi quá trình, tiến độ giải quyết TTHC trên Hệ thống giúp cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng đánh giá chất lượng giải quyết TTHC một cách chính xác, khách quan, khoa học, xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong một quy trình giải quyết TTHC, tránh tình trạng đùn đẩy, “đá bóng” hoặc không rõ trách nhiệm, từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết TTHC. Đồng thời, đảm bảo các yêu cầu trong quản lý, điều hành hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin, cung cấp và mở rộng các kênh giao tiếp, minh bạch hóa việc giải quyết TTHC.

+ Kết quả tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC tính từ ngày 01/7/2023 đến 12/6/2024: Tổng số hồ sơ tiếp nhận là 936.818, trong đó: 903.709 hồ sơ đã được giải quyết (864.738 hồ sơ giải quyết xong trước hạn và đúng hạn, 633 hồ sơ giải quyết quá hạn theo thời gian quy định), 10.517 hồ sơ đang giải quyết, 2.800 hồ sơ chờ bổ sung; 10.385 hồ sơ trả lại/rút hồ sơ.

+ Việc tích hợp, đồng bộ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Nghệ An với Cổng dịch vụ công Quốc gia đảm bảo đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục, kết quả đã kiểm thử, tích hợp 1.388 TTHC của tỉnh lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

+ Việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị (PAKN) của người dân, doanh nghiệp qua hệ thống tiếp nhận PAKN trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện tốt. Năm 2023, có 79 PAKN gửi tới Văn phòng UBND tỉnh, trong đó tiếp nhận 54 PAKN, từ chối 25 PAKN do không rõ nội dung, hoặc không thuộc phạm vi, nội dung tiếp nhận. 6 tháng đầu năm 2024, tổng số PAKN kỳ trước chuyển sang và tiếp nhận mới là 637 (trong đó 345 PAKN không đúng thẩm quyền, 292 PAKN đã được chuyn cho các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý). Kết quả giải quyết: 179 PAKN đã được xử lý công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia và 113 PAKN hiện đang xử lý.

+ Về kết quả thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, hồ sơ trực tuyến, số hoá: Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác cải cách TTHC; theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn. Tính đến 12/6/2024, 100% TTHC thuộc thẩm quyền của tỉnh đã được cập nhật công bố theo quy định; 100% TTHC sau khi công bố đã được xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử tích hợp, công khai và đồng bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, bảo đảm quy định tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Đến thời điểm ngày 12/6/2024, hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tinh đã cung cấp: 1.878 TTHC, gồm dịch vụ công một phần: 669 TTHC, dịch vụ công toàn trình: 1050 TTHC, dịch vụ công còn lại 159 TTHC (Cấp tỉnh: 1446 TTHC; cấp huyện: 276 TTHC; Cấp xã: 156 TTHC). Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện tích hợp, kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Bộ, ngành Trung ương với hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đ hạn chế các thao tác của cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC tại địa phương trên nhiều hệ thống.

+ Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 43/CT-UBND ngày 28/12/2023 về việc đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên trên địa bàn tỉnh, đồng thời khắc phục các tồn tại, hạn chế trong giải quyết TTHC; ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương có các giải pháp tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, thực hiện nghiêm việc số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Tính đến ngày 12/6/2024, trên toàn tỉnh tỷ lệ hồ sơ TTHC số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 68,08%, tỷ lệ cấp kết quả điện tử đạt 75,48%.

+ Triển khai Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, xây dựng Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức để phục vụ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức. Trung tâm PVHCC tỉnh triển khai tích hợp tin nhắn brandname, biên lai điện tử lên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, Hệ thống lấy số tự động, Hệ thống camera giám sát, Khu vực hỗ trợ thực hiện Dịch vụ công trực tuyến. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng Dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến ở Trung tâm đạt 27,24%; 100% hồ sơ được tiếp nhận qua Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Trung tâm PVHCC tỉnh đã triển khai giải pháp gộp các quầy tiếp nhận đối với các Sở, ngành có số lượng hồ sơ phát sinh ít để thực hiện tiếp nhận luân phiên theo tuần nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực và không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận hồ sơ.

+ UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/5/2023 của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 03/02/2023 về việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 13/4/2023 về xây dựng đơn vị kiểu mẫu về thực hiện Đề án 06/CP. Việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06/CP đảm bảo nguyên tắc “Rõ người, rõ việc, rõ thời gian”, đầy đủ các nhiệm vụ và theo đúng lộ trình của Đề án 06/CP đã đặt ra với quyết tâm chính trị cao nhất theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đó là “Kỷ cương, trách nhiệm, chủ động, kịp thời, tăng tốc, sáng tạo, hiệu quả, bền vững”. Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức “Hội nghị rà soát triển khai các giải pháp thúc đy thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đ đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề án trong Quý 1/2024, chỉ đạo các nhiệm vụ cấp bách cần triển khai trong Quý 11/2024; UBND tỉnh ban hành Thông báo số 307/TB-UBND ngày 22/4/2024 kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai các giải pháp thúc đẩy thực hiện Đ án 06/CP và 38 mô hình điểm trên địa bàn tỉnh năm 2024, trong đó đã nhận diện các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai của các Sở, ban, ngành, địa phương.

2.3. Về cải cách tổ chức bộ máy

- Thực hiện việc rà soát chức năng, phân loại sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cần phân cấp quản lý nhà nước cho UBND cấp huyện, cấp xã. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp:

+ Thực hiện quy định về xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt đề án vị trí việc làm, Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt vị trí việc làm cho các cơ quan, đơn vị. Kết quả đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức của 22 Sở, ban, ngành cấp tỉnh, 21 huyện, thành phố, thị xã, phê duyệt đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp 13 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; 1.675/1.675 đơn vị cấp dưới được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt đề án vị trí việc làm.

+ UBND tỉnh tiếp tục đôn đốc các ngành, các địa phương khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định và theo Đề án đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt, từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đúng với quy định của pháp luật. Năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt Phương án tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự cho 19 đơn vị; 6 tháng đầu năm 2024, Sở Nội vụ tiếp tục thẩm định Phương án tự chủ tổ chức bộ máy và nhân sự cho các cơ quan, đơn vị30.

+ Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh đã thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong hoạt động quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực như: nội vụ, đầu tư, xây dựng, đất đai, du lịch;... Thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ đã được phân cấp đê phát hiện những vướng mắc, bất cập, điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc của UBND các cấp. Hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Nghệ An để trình HĐND tỉnh.

- Đánh giá toàn diện, kịp thời kết quả thực hiện và có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL):

+ Triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kế hoạch 111-KH/TU ngày 02/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, quá trình sắp xếp các ĐVSNCL đã nhận được sự đồng thuận cao của đội ngũ viên chức, người lao động. Đến thời điểm 30/5/2024, đã tiến hành sáp nhập, tổ chức lại 376 đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay toàn tỉnh có 1.661 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 251 đơn vị. Quá trình sáp nhập, tổ chức lại, nhiều đơn vị, lĩnh vực, ngành làm khá tốt như: Lĩnh vực giáo dục, đào tạo giảm được 91 ĐVSNCL, giảm 101 điểm trường mầm non, 142 điểm trường tiểu học và 03 diem THCS; lĩnh vực y tế giảm được 36 ĐVSNCL; lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giảm được 48 ĐVSNCL; lĩnh vực tài nguyên và môi trường giảm được 21 đơn vị... Nhìn chung, việc sắp xếp, sáp nhập các ĐVSNCL cơ bản đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, đúng chủ trương và tiến độ, mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các văn bản của Chính phủ và Chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Sau khi sắp xếp bộ máy nhân sự của các đơn vị được kiện toàn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị được bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới, phù hợp với tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

+ Tại Báo cáo số 51/BC-ĐĐBQH ngày 12/3/2024 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An giám sát chuyên đê “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đã chỉ ra một số tồn tại trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập như: Việc ban hành một số văn bản về sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL của tỉnh thiếu đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn, dẫn tới có lúc, có nơi hiệu quả hoạt động chưa cao; việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật một số lĩnh vực còn chậm; việc sáp nhập, hợp nht các ĐVSNCL còn mang tính cơ học, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao; chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị còn chồng chéo, trùng lắp chưa được xử lý kịp thời; sắp xếp lại một số ĐVSNCL chưa thực hiện theo đúng Đề án, kế hoạch của tỉnh (chưa thực hiện việc chuyển các Trung tâm phát triển quỹ đất về cấp huyện quản lý); vẫn còn trường hợp là ĐVSNCL tự chủ nhóm 3 nhưng không được giao biên chế và nguồn kinh phí đ trả lương và các khoản theo lương”,...

+ Để khắc phục các kiến nghị tại Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, Thông báo số 3328/TB-BNV ngày 12/6/2024 của Bộ Nội vụ thông báo kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật kết hp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 tại tỉnh Nghệ An, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ trướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Công văn số 151/VPCP-TCCV ngày 08/01/2024 và Công văn số 623/VPCP-TCCV ngày 25/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về các đề nghị của Bộ Nội vụ tại Báo cáo kết quả 06 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL, Sở Nội vụ tiếp tục đôn đốc các sở, ngành, UBND cấp huyện thực hiện việc sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các ĐVSNCL theo Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ, đồng thời tham mưu trình UBND tỉnh dự thảo các văn bản chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện một số nhiệm vụ theo kiến nghị của Đoàn giám sát Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ và yêu cầu tại các văn bản của Văn phòng Chính phủ. Một số giải pháp trọng tâm đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL trong thời gian tới là: (1) Tiếp tục thực hiện nghiêm quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong các văn bản chỉ đạo của Trung ương; (2) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác; sắp xếp kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức hành chính, ĐVSNCL bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian, phù hợp với các quan điểm, nguyên tắc của Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nghị quyết số 56/2017/QH14... ; (3) sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL, trong đó xác định đối tượng, số lượng ĐVSNCL cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc diện sắp xếp, sáp nhập và xây dựng lộ trình hàng năm để đến năm 2025, giảm 10% ĐVSNCL thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và trực thuộc các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh (Các cơ quan, đơn vị lập danh sách ĐVSNCL thực hiện); (4) Tiếp tục đẩy mạnh CCHC, nhất là cải cách TTHC; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều hành của các cấp chính quyn từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; (5) Tham mưu rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của tỉnh về cơ chế tự chủ đối với các ĐVSNCL thuộc các ngành, lĩnh vực; xây dựng Kế hoạch thực hiện tự chủ tại các ĐVSNCL trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 có tối thiểu 20% ĐVSNCL tự chủ tài chính nhóm 1, nhóm 2 (các cơ quan, đơn vị lập danh sách đơn vị sự nghiệp thực hiện); (6) Chuyển đổi 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần để tự chủ về tài chính, giảm chi từ ngân sách nhà nước, hoàn thanh vào năm 2025; (7) Đy nhanh phương án sáp nhập, giải thể các trường trung cấp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; giảm chức năng giáo dục nghề nghiệp của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện theo chủ trương Đề án số 14-ĐA/TU, ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; (7) Rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp với quy định của pháp luật để tiếp tục khuyến khích đy mạnh xã hội hóa cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công ở những nơi có đủ điều kiện, nht là ở các đô thị, đáp ứng nhu cầu của xã hội theo cơ chế thị trường; (8) Tiếp tục thực hiện quyết liệt việc tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước và ĐVSNCL từ tỉnh đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ; (9) Xây dựng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ; Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ. Gắn việc phê duyệt vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính và ĐVSNCL với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện tinh giản biên chế công chức và giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước; đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức theo vị trí việc làm gắn với kết quả sản phẩm đầu ra và thực hiện trả lương theo vị trí việc làm phù hợp với lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

- Thực hiện công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nghiêm túc, chặt chẽ theo quy định của tỉnh, Trung ương. Hướng dẫn cụ thể việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

+ Thời gian qua, việc tuyển dụng công chức, viên chức được Sở Nội vụ tham mưu thực hiện đảm bảo quy định. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, năm 2023, tham mưu UBND tỉnh đã tuyển dụng 123 công chức vào các cơ quan, đơn vị. 6 tháng đầu năm tuyển dụng 34 công chức vào các cơ quan Sở, ban, ngành. Số người được tiếp nhận vào làm công chức và tiếp nhận, thuyên chuyển công chức 25 người. Cho ý kiến chuyn 01 công chức cấp sở để thực hiện tiếp nhận vào viên chức cấp huyện quản lý.

+ Việc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp được thực hiện đảm bảo quy trình quy định. Năm 2023, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thực hiện quy trình, hồ sơ thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho 28 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh quản lý. 6 tháng đầu năm 2024 Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh quy trình, hồ sơ thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 16 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý (trong đó: điều động, bổ nhiệm 06 người; bổ nhiệm mới 02 người, bổ nhiệm lại 08 người); tham mưu quy trình, hồ sơ thủ tục điều động, bổ nhiệm 02 người; bổ nhiệm 01 người thuộc diện Ban cán sự đảng UBND tỉnh quản lý theo phân cấp. Số lượng cấp phó tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh hiện nay thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

+ Thực hiện Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định Danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi, năm 2023, toàn tỉnh có 624 lượt công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác (trong đó: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh: có 21 đơn vị đã ban hành quyết định chuyển đổi vị trí công tác 203 lượt công chức, viên chức; cấp huyện: có 18 đơn vị đã ban hành quyết định chuyển đổi vị trí công tác 421 lượt công chức, viên chức (công chức UBND huyện, cấp xã, viên chức kế toán trường học)). Trong 6 tháng đu năm 2024 có 340 lượt công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác (các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh: có 11 đơn vị đã ban hành quyết định chuyển đổi vị trí công tác 110 lượt công chức, viên chức; cấp huyện: có 10 đơn vị đã ban hành quyết định chuyển đổi vị trí công tác 230 lượt công chức, viên chức).

2.4. Về cải cách chế độ công vụ

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra công tác CCHC; kịp thời biu dương, khen thưởng đối với những tập th, cá nhân thực hiện tốt; chỉ đạo xử lý kịp thời đối với các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong giải quyết TTHC:

+ Tại phiên họp thường kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên yêu cầu các Sở, ban, ngành phải nâng cao chất lượng công tác tham mưu, xác định rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm việc, quên việc, chất lượng tham mưu không cao, phê bình người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng công chức, viên chức chậm việc, quên việc, vi phạm đạo đức công vụ. UBND tỉnh yêu cầu, đôn đốc các ngành, các huyện, thành, thị chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch; chấn chỉnh, yêu cầu các Sở, ban, ngành phải lập nhật ký trong công tác tham mưu, nhằm quy định rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm việc, quên việc, chất lượng tham mưu không cao.

+ Năm 2023, toàn tỉnh có 265 cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật theo các hình thức (trong đó: cán bộ 37 người; công chức 78 người, viên chức 150 người). 6 tháng đầu năm 2024, có 40 cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật (trong đó: Cán bộ 09 người, công chức 26 người, viên chức 05 người).

+ Nhm chấn chỉnh, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc, chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, hàng năm UBND tỉnh đều quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh. Theo đó, năm 2023, đã thực hiện 1631 cuộc kiểm tại 06 Sở, ngành; 13 UBND cấp huyện; 33 xã, phường, thị trấn; 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện 1532 cuộc tại một số cơ quan, đơn vị. Sau kiểm tra, ban hành thông báo kết quả kiểm tra bng văn bản gửi đơn vị được kiểm tra đ chỉ đạo rút kinh nghiệm, khắc phục. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện theo kế hoạch cũng chủ động thực hiện kiểm tra công tác CCHC, kiểm tra kỷ luật kỷ cương hành chính tại cơ quan, đơn vị quản lý. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã kiểm điểm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật.

+ Thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Tổ công tác Cải cách TTHC của Chính phủ, Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch, văn bản cụ thể chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC; yêu cầu kiểm tra, xác minh, điều chuyn thay thế những công chức gi chức vụ lãnh đạo phòng chuyên môn dư luận phản ánh có tiêu cực, gây phin hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đy, sợ trách nhiệm, có phương án thay thế, điều chuyển ngay những trường hợp trì trệ, yếu kém, vi phạm đạo đức công vụ hoặc bị người dân, doanh nghiệp phản ánh, gây dư luận xấu trong thực thi nhiệm vụ.

- Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm túc việc gắn kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC với việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức và công tác thi đua khen thưởng:

+ Thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ- CP của Chính phủ về tinh giản biên chế (hiện nay là Nghị định số 29/2023/NĐ- CP). Trong năm 2023, toàn tỉnh tinh giản 484 người, trong đó 88 cán bộ, công chức, công chức cấp xã, 04 công chức khối đảng đoàn thể và 392 viên chức. Trong 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh tinh giản 111 trường hợp (gồm 04 cán bộ, công chức, 71 viên chức, 34 cán bộ công chức cấp xã; 02 hợp đồng lao động), trong đó: 61 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, 50 trường hợp thôi việc ngay.

+ Việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hiện nay thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày, 13/8/2020 của Chính phủ và Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Kết quả đánh giá xếp loại năm 2023: 59.692 cán bộ, công chức, viên chức như sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có 14.300 người (trong đó: Cán bộ 840 người, Công chức 1.833 người, Viên chức 11.627 người; Hoàn thành tốt nhiệm vụ có 42.819 người (trong đó: Cán bộ 3.616 người, Công chức 5.596 người, Viên chức 33.607 người); Hoàn thành nhiệm vụ có 2.121 người (trong đó: Cán bộ 65 người, Công chức 133 người, Viên chức 1.923 người); Không hoàn thành nhiệm vụ có 452 người (trong đó: Cán bộ 29 người, Công chức 88 người, Viên chức 335 người). Kết quả xếp loại năm 2024 thực hiện vào cuối năm.

+ Công tác thi đua - khen thưởng được thực hiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ theo các quy định hiện hành. Nhằm cụ thể hóa Luật thi đua, khen thưởng năm 2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND ngày 14/6/2024 Quy chế thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2.5. Về cải cách tài chính công

- Chỉ đạo Sở Tài chính tham mưu xem xét bố trí kịp thời, hợp lý kinh phí trong điều kiện ngân sách có thể để thực hiện các nhiệm vụ CCHC, đặc biệt trong hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác CCHC:

Hàng năm, Sở Tài chính đều tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí nguồn kinh phí trong ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách, từ năm 2023 đến 6 tháng đầu năm 2024, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh bố trí 120.271 triệu đồng cho nhiệm vụ CCHC.

- Về triển khai thực hiện cơ chế tự chủ kịp thời, thực chất, hiệu qu; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách:

+ Đối với các cơ quan nhà nước: 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh (40/40 đơn vị), 100% đơn vị thuộc khối đảng, đoàn thể chính trị cấp tỉnh (6/6 đơn vị); 100% đơn vị hành chính, đơn vị thuộc khối đoàn thể cấp huyện (147/147 đơn vị) và 16,52% đơn vị hành chính cấp xã (76/460 đơn vị) được giao khoán chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ- CP của Chính phủ;

+ Đối với các ĐVSNCL: Việc giao quyền tự chủ về tài chính của ĐVSNCL theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021, Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể ĐVSNCL tiếp tục thực hiện hiệu quả. Đến nay, có 05 ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 60 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, 491 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và 1.137 đơn vị do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên (còn 01 đơn vị chưa được giao quyền tự chủ tài chính).

+ Về nội dung tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách: Công tác điều hành tài chính ngân sách trong thời gian qua đạt hiệu quả, kim soát chặt chẽ công tác phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước. Căn cứ vào khả năng cân đối, kinh phí cho các cấp, các ngành, các đơn vị được Sở Tài chính tính toán trên tinh thần triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm... nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị chuyên môn trong năm. Trong xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024, Sở Tài chính đã tính toán đầy đủ kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách mới và thực hiện giảm trừ 10% tiết kiệm chi thường xuyên tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định với số tiền là 479,14 tỷ đồng.

- Tập trung việc sắp xếp, quản lý tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đặc biệt là việc hoàn thiện hồ sơ và lập phương án sắp xếp sau sáp nhập:

Căn cứ quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc Sp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Sở Tài chính đã ban hành nhiều văn bản bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan đơn vị thuộc đối tượng sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, khối xóm thực hiện kê khai lập phương án sp xếp lại, xử lý nhà đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tính đến ngày 02/5/2024, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt 4.268/4.408 cơ sở nhà, đất (đạt 96,82 tổng số cơ sở nhà, đất phải thực hiện sắp xếp sau sáp nhập đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh); số cơ sở nhà, đất còn lại chưa được phê duyệt sắp xếp là 140/4.408 cơ sở (chiếm 3,17%).

- Tham mưu các biện pháp cải thiện Chỉ số thành phần cải cách tài chính công. Khc phục kịp thời các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách đảm bảo theo đúng yêu cầu:

+ Chỉ số cải cách tài chính công tỉnh Nghệ An năm 2022 đạt 86,81 điểm, xếp thứ 20/63 tỉnh/thành phố trong cả nước; năm 2023, đạt 88,84 điểm, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Năm 2023, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt phương án tự chủ ở cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2023-2025.

+ 6 tháng đầu năm 2024, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 31/01/2024 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Nghệ An năm 2024, theo đó một trong các nhiệm vụ trọng tâm là siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tham mưu UBND tỉnh 05 dự thảo33 Nghị quyết trình HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí; chủ động trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, gia tăng quy mô nguồn thu hoạt động của đơn vị, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động sự nghiệp...

+ Xác định việc thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng tài chính công, sau các đợt kiểm toán, Sở Tài chính đều nỗ lực, nghiêm túc tham mưu UBND tỉnh chấp hành nghiêm các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước với tỷ lệ khắc phục kiến nghị khá cao. Hàng năm, Sở Tài chính đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Sở, ban, ngành liên quan tích cực, chủ động, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện những kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước sau kiểm toán, tăng cường hơn nữa công tác giám sát trong quản lý tài chính ngân sách. Bình quân tỷ lệ thực hiện kiến nghị sau kiểm toán khá cao, đạt 90%.

2.6. Về xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số

- Đẩy nhanh việc chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu đi đầu về chuyển đổi số trong cải cách TTHC theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:

+ Về việc hoàn thiện chính sách, quy định cho chuyển đổi số: Đến nay, tỉnh Nghệ An và 100% các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số, ban hành Quy chế hoạt động. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2024 tại Kế hoạch số 1004/KH-UBND ngày 19/12/2023; Quyết định số 1355/QĐ-BCĐCĐS ngày 03/6/2024 về Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2024. 100% các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của ngành, địa phương mình để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ.

+ Về phát triển hạ tầng số: Các nền tảng số, phần mềm dùng chung của tỉnh đều được triển khai trên các nền tảng điện toán đám mây bảo đảm vận hành hiệu quả, an toàn thông tin (được triển khai theo hình thức thuê dịch vụ CNTT); 100% cán bộ, công chức có máy tính sử dụng, kết nối mạng LAN, mạng Internet. 100% các cơ quan nhà nước, từ cấp tỉnh đến cấp xã được kết nối mạng truyn số liệu chuyên dùng với trên 870 điểm kết nối. Hệ thống Hội nghị truyền hình được vận hành ổn định, hiệu quả, đáp ứng tốt các điều kiện để tổ chức các hội nghị, tập huấn, giao ban trực tuyến giữa Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Sở, ban, ngành với cấp huyện, cấp xã. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giải quyết TTHC tỉnh sau hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống giải quyết TTHC; người dùng có thể truy cập cho song song địa chỉ IPv4 và IPv6 trên môi trường mạng. Đăng ký số hiệu mạng ASN và địa chỉ Internet IPv4/IPv6 cho tỉnh Nghệ An để quy hoạch triển khai thực hiện.

+ Về phát triển dữ liệu số: Thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, tỉnh Nghệ An đã đưa vào vận hành Hệ thống thu thập, thẩm định và chia sẻ dữ liệu tỉnh Nghệ An (data.nghean.gov.vn). Hệ thống được xây dựng có vai trò vừa thực hiện tổng hợp, phân tích, chuẩn hóa dữ liệu, vừa xây dựng kho dữ liệu phong phú với thông tin thuộc nhiều lĩnh vực. Các cơ sở dữ liệu này sẽ tạo thành hệ thống các cơ sở dữ liệu lõi trong cơ quan nhà nước có mối quan hệ, thống nhất với nhau từ đó tạo lập kho CSDL của tỉnh. Hệ thống này cũng được phát triển để trở thành nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. Các ngành, lĩnh vực đều tích cực triển khai hiệu quả các nền tảng, phần mềm dùng chung của các Bộ, ngành Trung ương liên thông đến cấp xã như: Công an, y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính, tư pháp, lao động-thương binh và xã hội, tài nguyên và môi trường,... Hoàn thành kết nối kỹ thuật từ LGSP cấp tỉnh tới nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP/NDXP) để khai thác 20 dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp.

+ Các ngành tiếp tục triển khai hiệu quả phần mềm chuyên ngành, cụ thể: Ngành Y tế triển khai Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử: Hồ sơ đã khởi tạo trên Hệ thống: 3.492.561 hồ sơ đạt trên 97%; Hồ sơ đã có dữ liệu KCB: 3.095.988 (đạt 88,65%). Ngành Thuế đang rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân giai đoạn 02 với số lượng 555.321 trường hợp. Ngành Tư pháp: Đã số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử 2.153.856 dữ liệu (đạt 88,2%); trong đó đã chuyển chính thức vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử 1.895.428 dữ liệu (đạt 88%). Ngành Bảo hiểm xã hội đã phối hợp ngành Công an triển khai xác thực người đang tham gia BHXH, BHYT với dữ liệu dân cư: 2.905.822/2.914.643 trường hợp, đạt tỷ lệ 99,70%.

+ Thực hiện liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy chứng tử, giấy khám sức khỏe lái xe: Toàn tỉnh hiện có 156 cơ sở y tế thực hiện liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giy báo tử, giy khám sức khỏe lái xe lên Cổng tiếp nhận Hệ thống thông tin giám định BHYT. Số liệu cụ thể như sau: Tính từ thời điểm triển khai đến nay đã có 156 cơ sở KCB cấp thành công 155.216 hồ sơ.

+ Công tác làm sạch dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu dân cư đã được các đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện. Công an tỉnh phối hợp ngành Thuế rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân giai đoạn 02 với số lượng 555.321 trường hợp, chỉ đạo quyết liệt Công an các địa phương đẩy mạnh công tác làm sạch dữ liệu dân cư, qua đó cơ bản dữ liệu dân cư đáp ứng “đúng, đủ, sạch, sống”, phục vụ việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

+ Kết quả triển khai chuyển đổi số ngành, lĩnh vực, xây dựng Chính quyền số: Triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, các nội dung gồm: số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin dùng chung, hệ thống thông tin do các Bộ, ngành triển khai (dân cư; đất đai; quy hoạch; giao thông; xây dựng; y tế; giáo dục và đào tạo; du lịch; tài nguyên và môi trường; nông nghiệp, nông thôn; bảo hiểm; văn hóa; công thương; thông tin kinh tế - xã hội; tài chính; khiếu nại tố cáo; công chứng, chứng thực; đăng ký doanh nghiệp; cán bộ, công chức; chính sách, an sinh xã hội; hộ nghèo; người có công; lao động, việc làm; thông tin và truyền thông; quản lý tài sản; dân tộc; TTHC) đang tiếp tục triển khai thực hiện. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu UBND tỉnh nâng cấp, bổ sung chức năng kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh.

+ Hệ thống các phần mềm dùng chung của tỉnh phục vụ chính quyn điện tử tiếp tục được vận hành ổn định, bảo đảm an toàn thông tin, khai thác hiệu quả, hàng năm được nâng cấp đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành liên thông các cấp, thúc đẩy CCHC, phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp.

+ Hoạt động và quản trị, vận hành Đô thị thông minh (IOC): Thời gian qua tỉnh Nghệ An tiếp tục tập trung xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh, kế thừa hạ tầng thông tin hiện có, vận dụng, tranh thủ nguồn lực đầu tư từ các nhà tài trợ và hiện nay đã đưa vào hoạt động, quản trị, vận hành một số dịch vụ đô thị thông minh theo kế hoạch thí điểm phục vụ việc giám sát, cụ thể: (1) Kinh tế - xã hội; (2) Hành chính công; (3) Hệ thống quản lý văn bản điện tử; (4) Hệ thống điều hành y tế; (5) Hệ thống điều hành giáo dục; (6) Hệ thống quản lý phản ánh và tương tác trực tuyến; (7) Hệ thống du lịch; (8) Hệ thống giám sát an toàn thông tin; (9) Giám sát an ninh trật tự và an toàn giao thông. Trong đó có 05 phn hệ ly số liệu online: Hành chính công; Hệ thống quản lý văn bản điện tử; Hệ thống điều hành y tế; Hệ thống điều hành giáo dục; Hệ thống quản lý phản ánh và tương tác trực tuyến; 02 phân hệ hiện đang cập nhật số liệu thủ công: Kinh tế - xã hội; hệ thống du lịch; 01 phân hệ có dữ liệu mô phỏng: Giám sát an ninh trật tự và an toàn giao thông; 01 phn hệ đang triển khai thuê dịch vụ để kết nối: Hệ thống giám sát an toàn thông tin. Đang triển khai một số dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.

+ Một số Sở, ban, ngành, lĩnh vực bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ nền móng cho đô thị thông minh như hoàn thiện được các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng chính quyền số, một số nền tảng về xã hội số, theo đó kết quả là đã có một số phân hệ đã được kết nối online, số liệu cập nhật thường xuyên, làm tiền đ cho việc xây dựng bài toán tổng thể phục vụ giám sát, ra quyết định; một số hoạt động bước đầu có tác dụng hỗ trợ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo như hệ thống camera giám sát giao thông và hệ thống xử lý phản ánh tương tác hiện trường tại IOC thành phố Vinh.

+ Phát triển kinh tế số, xã hội số:

Ngành giáo dục - đào tạo: Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quan trị số, hoạt động số, chun hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%. Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%. Số trường đã thực hiện thu học phí không dùng tin mặt: 929/929, đạt tỷ lệ 100%. Số học sinh hoặc phụ huynh học sinh đã có tài khoản tại các ngân hàng để thực hiện thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt: 450.203/452.244, đạt tỷ lệ 99,50%, trong đó, có 397.520/452.244 học sinh (hoặc phụ huynh học sinh) đã thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt năm học 2023 - 2024, đạt 84,68%. Trường THPT chuyên Phan Bội Châu thực hiện 100% thanh toán học bổng cho học sinh bằng hình thức không dùng tiền mặt.

Ngành y tế: Toàn tỉnh có 529/529 (đạt 100%) cơ sở khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) đã thực hiện việc sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ BHYT trong KCB. Các cơ sở KCB đã tra cứu bằng CCCD với 3.458.716 lượt, trong đó tra cứu thành công 2.934.988 trường hợp phục vụ KCB BHYT bng thẻ CCCD gắn chip (tăng 301.966 lượt tra cứu và tăng 265.904 lượt tra cứu thành công). Ngoài ra, 460 xã, phường, thị trấn đã sử dụng 460 thiết bị đọc mã QR Code đa chiều phục vụ hiệu quả khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chip.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Đã phối hợp các đơn vị Ngân hàng thương mại mở tài khoản và chi trả qua tài khoản cho các đối tượng an sinh xã hội, tính đến ngày 15/05/2024 đã mở được 219.846 tài khoản/294.015 đối tượng có nhu cầu mở, đạt 74,78 % (trong tháng 05/2024 đã mở mới 3.329 tài khoản).

+ Nhóm phát triển công dân số:

Các Sở, ban, ngành, UBND các cấp, các cơ quan báo chí, trong đó nòng cốt là Công an các cấp đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để người dân hiếu, đăng ký, sử dụng định danh điện tử và sử dụng các tiện ích trên ứng dụng VNelD. Về công tác cấp Căn cước công dân gn chip điện tử; thu nhận hồ sơ định danh điện tử và triển khai các tiện ích trên VNelD, tính đến ngày 15/05/2024, toàn tỉnh đã cấp được 2.991.541 trường hợp. Triển khai thu nhận hồ sơ định danh điện tử, tính đến ngày 15/05/2024, toàn tỉnh đã thu nhận được 2.445.151 hồ sơ; trong đó kích hoạt được 1.940.606/1.708.473 hồ sơ (đạt 113,59% chỉ tiêu Bộ Công an giao). Triển khai các tiện ích trên ứng dụng VNelD chức năng kiến nghị, phản ánh về ANTT, tính đến ngày 15/05/2024, có 226 tin báo kiến nghị, phản ánh của người dân được tiếp nhận qua tiện ích trên ứng dụng VnelD; tiếp nhận thông báo lưu trú trên tài khoản định danh điện tử với 3.572 lượt.

+ Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng:

Triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1767/UBND-TH ngày 08/3/2024, triển khai tổ chức thực hiện xác định cấp độ an toàn cho 100% hệ thống thông tin cấp độ 2, 3 của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ đề xuất cho 8/8 hệ thống cấp độ 3. 42/42 hệ thống cấp độ 2 cho 21 Sở, ban, ngành và 21 huyện, thành, thị (Năm 2023 đã chỉ đạo UBND cấp huyện phê duyệt hồ sơ cấp độ và phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ cho 460 hệ thống cấp độ 1 của 460 xã, phường, thị trấn).

Phần mềm hệ thống phòng, chống mã độc tập trung của tỉnh duy trì vận hành hơn 6.200 máy tính của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; triển khai thuê dịch vụ Trung tâm giám sát an toàn thông tin và an ninh mạng (SOC) tỉnh Nghệ An kết nối với NCSC, đưa vào vận hành chính thức từ ngày 06/02/2024. 100% các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện sử dụng sử dụng Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ của tỉnh.

+ Về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số:

Nhân lực chuyển đổi số là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, về bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số cho các cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, 100% cán bộ, công chức và trên 50% viên chức thuộc các cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An đã được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyển đổi số và an toàn thông tin qua các lớp trực tiếp và trực tuyến. Năm 2023, đã hoàn thành việc bồi dưỡng, tập huấn trực tiếp cho 1.000 cán bộ, công chức viên chức đầu mối; tập huấn trực tuyến trên nền tảng học trực tuyến mở Onetouch.vn cho 39.898 học viên là cán bộ, công chức, viên chức. Tháng 5 năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với C06 và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức đào tạo trực tuyến về kiến thức an toàn thông tin trên hệ thống học liệu mở của Đề án 06/CP cho 2.320 cán bộ thuộc thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Nghệ An. Tổng số học viên đã thực hiện việc kích hoạt tài khoản và học trên hệ thống 2.070/2.292 (đạt 90,31%).

Toàn tỉnh có 2.293 người được bố trí chuyên trách và kiêm nhiệm công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị, trong đó, đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin thuộc các cơ quan Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện 66 người.

+ Việc phổ cập kỹ năng số và an toàn thông tin cho người dân:

Tỉnh Nghệ An đã triển khai thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và cấp thôn, bản. Tính đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 460 tổ cấp xã với 5.221 người tham gia; 3.793 tổ cấp thôn, xóm với 18.093 người tham gia. Ngoài ra, mỗi năm, phát hành 04 bản tin Chuyển đổi số, 02 bản tin về an toàn thông tin (do Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu thực hiện) được chuyển tải đến các Sở, ban, ngành, địa phương, hệ thống các điểm phục vụ bưu chính; mở chuyên mục Chuyển đổi số và đăng tải các tài liệu, bài giảng Chuyển đổi số trên các cổng/trang thông tin điện tử để thuận tiện truy cập, nghiên cứu, tìm hiểu.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; quản lý, sử dụng các phần mềm quản lý đồng bộ, thống nhất. Chỉ đạo các sở ngành liên quan sớm hoàn thành xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về đất đai:

+ Ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC: Những nội dung đã triển khai thực hiện: Hoàn thành tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện TTHC về đất đai cho doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu hồ sơ đổi giấy phép lái xe với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Nghệ An đảm bảo phục vụ theo dõi, giám sát, thống kê số liệu báo cáo; hoàn thành kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, tích hợp tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử (SSO), đảm bảo công dân sử dụng 1 tài khoản duy nhất (là tài khoản định danh điện tử) đ đăng nhập. Khi công dân đăng nhập vào hệ thống dịch vụ công tỉnh sẽ được yêu cầu nhập các trường thông tin căn cước công dân, số chứng minh thư, họ tên để hệ thống tự động liên kết đồng bộ tài khoản chứng minh thư và tài khoản căn cước công dân.

+ Cng Thông tin điện tử tỉnh tổ chức các mục thông tin theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Bám sát định hướng thông tin của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Biên tập về các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sự kiện, chủ trương, chính sách lớn của tỉnh, các thông tin hoạt động chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực, các văn bản cơ chế chính sách, công tác CCHC được cập nhật thường xuyên, liên tục, chuyển tải tới người dân, doanh nghiệp một cách kịp thời, đảm bảo tính thời sự, khai thác thông tin. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các đơn vị được tích hợp trên Cổng TTĐT tỉnh (50 đơn vị) tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan đến việc chỉ đạo điều hành, hoạt động của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.

+ Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã triển khai kết nối liên thông gửi/nhận văn bản trên phần mềm VNPT-IOffice cho 23/23 đơn vị cấp sở, 21/21 UBND cấp huyện, 460/460 UBND cấp xã và được kết nối liên thông từ Văn phòng UBND tỉnh đến Văn phòng Chính phủ. Tổng số tài khoản người dùng đang sử dụng trên hệ thống: 15.618; tính từ 10/12/2023 đến 30/5/2024, tổng số văn bản đến tiếp nhận trên hệ thống là 1.789.670 văn bản, tổng số văn bản đến chờ duyệt là: 25.972 văn bản, tổng số văn bản đến đã chuyển thực hiện là: 1.763.698 văn bản; tổng số văn bản đến lãnh đạo phê duyệt bng phần mềm là: 1.733.904 văn bản, tổng số văn bản đi phát hành trên hệ thống là: 432.847 văn bản, tổng số văn bản đi được ký số trên phần mềm là: 408.814 văn bản.

+ Hộp thư điện tử công vụ của tỉnh tại miền mail.nghean.gov.vn sử dụng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cấp, đảm bảo đủ dung lượng, ổn định tốc độ đường truyn cho cán bộ, công chức sử dụng. Hiện nay, hệ thống có 17.415 tài khoản thư, 61 đơn vị sử dụng gồm các Sở, ban, ngành; tổ chức chính trị - xã hội và UBND các huyện, thành phố, thị xã; với 274 nhóm thư chiếm dung lượng 1.145 GB (số liệu được tính đến 17 giờ 00’ ngày 31/5/2023).

+ Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến gồm 44 điểm cầu, kết nối Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với huyện/thị ủy, UBND các huyện/thị, thành phố và một số Sở, ban, ngành. Tính từ ngày 10/12/2023 đến ngày 30/5//2024, đã phục vụ 14 cuộc họp nội tỉnh (trong đó UBND tỉnh 8 cuộc, Tỉnh ủy 04 cuộc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội 01 cuộc, Sở Tài chính 01 cuộc).

+ Ch ký số: Hiện đã cấp đầy đủ chứng thư số cho tập thể, cá nhân trong các cơ quan nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã). Tính đến ngày 03/6/2024 đã cấp 10.333 chứng thư số đang hoạt động, trong đó 8.500 chứng thư số cá nhân, 1.833 chứng thư số tổ chức.

- Tích cực thực hiện hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030:

+ Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tô Công tác Đề án 06/CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 762/KH-TCT ngày 10/10/2023 để triển khai 05 nhóm tiện ích bao gồm 38 mô hình phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đến nay các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương đã triển khai 26 mô hình, 12 mô hình chưa triển khai (một số mô hình đang vướng mắc về pháp lý, kỹ thuật hoặc đang đợi hướng dẫn triển khai của các cơ quan trung ương). Đối với 26 mô hình đã triển khai, trong đó đã hoàn thành 0734 mô hình và đang thực hiện 19 mô hình. Đối với các mô hình chưa triển khai, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ, chủ động trao đổi, phối hợp với các đầu mối của Cục C06, Bộ Công an, Bộ chủ quản và các doanh nghiệp có giải pháp triển khai mô hình đ triển khai thực hiện đảm bảo theo lộ trình, tiến độ, mục tiêu đề ra.

+ Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã bám sát nhiệm vụ tại Đề án 06/CP, kế hoạch của UBND tỉnh để tham mưu, triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ, chỉ tiêu thực hiện, đặc biệt 27 nhiệm vụ địa phương phải thực hiện và 11 nhiệm vụ của bộ, ngành yêu cầu địa phương phối hợp triển khai. Kết quả: Đến nay, tỉnh Nghệ An đã triển khai hoàn thành 0435 nhiệm vụ (tăng 01 nhiệm vụ so với tháng 04/2024); đang thực hiện 21 nhiệm vụ (nhiệm vụ năm 2024) và 13 nhiệm vụ triển khai theo giai đoạn, lộ trình đến năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương.

+ Công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, đột xuất tại tất cả các cấp và chế độ giao ban định kỳ đã đi vào nn nếp, gn trách nhiệm thực hiện Đề án với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác tuyên truyền Đề án đã được triển khai đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng, đến được với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, qua đó, đã có rt nhiu thủ tục hành chính thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Kết quả: trong tháng 05/2024, toàn tỉnh đã tiếp nhận trực tuyến và giải quyết 97.391/105.042 hồ sơ (đạt 92,72%); trong đó, 11 dịch vụ công thiết yếu của ngành Công an đã tiếp nhận 45.763/45.782 hồ sơ (đạt 99.96%); dịch vụ công ngành Tư pháp (Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn) đã tiếp nhận 1.879/1.910 hồ sơ (đạt 98,38%); dịch vụ công ngành Điện lực tiếp nhận 2.210/2.210 hồ sơ (đạt 100%).

+ Trong tháng 5, toàn tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ của 02 nhóm dịch vụ công liên thông là 4.311/4.311 hồ sơ, đạt 100%, trong đó: 3.990/3.990 hồ sơ “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi”; 321/321 hồ sơ “Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”. Tiếp tục duy trì tỷ lệ tiếp nhận đứng thứ 02 toàn quốc, sau thành phố Hà Nội.

D. LĨNH VỰC DÂN TỘC, MIN NÚI

I. Giám sát việc thực hiện chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An từ 2016 đến nay

Về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để phục vụ công tác dự báo, dự tính, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh:

- Từ năm 2016 đến nay, hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các địa phương vùng DTTS&MN triển khai khá hiệu quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế (điều tra thống kê cơ sở dữ liệu về y tế cơ sở), nông nghiệp, tài nguyên môi trường (dự báo trượt lở đất), an ninh trật tự,... nhằm cung cấp nguồn dữ liệu chính xác và khoa học phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc. Cụ thể:

+ Lĩnh vực dự báo, cảnh báo thiên tai: Sở KH&CN đã ký hợp đồng thực hiện đề tài “Ứng dụng mô hình trí tuệ nhân tạo phục vụ đánh giá, dự báo trượt lở đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại một số khu vực miền núi Nghệ An” từ năm 2023-2025 với Trường Đại học Vinh chủ trì thực hiện. Trong đó, đề tài đã thu thập thông tin, dữ liệu về địa chất (thạch học và cấu trúc địa chất...), bản đồ địa hình, thủy văn, khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu, thổ nhưỡng, thảm phủ... của các huyện miền Tây Nghệ An. Đồng thời trực tiếp khảo sát, thu thập dữ liệu về các yếu tố gây trượt lở đất ở khu vực miền núi Nghệ An gồm 800 điểm (gồm các điểm đã từng xảy ra trượt lở, có du hiệu trượt lở, đang bị trượt lở tại 5 xã/huyện, thuộc 4 huyện miền núi gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu).

+ Lĩnh vực y tế cộng đồng: Sở KH&CN đã ký hợp đồng thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở tại vùng miền Tây Nghệ An” với Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023-2025. Trong đó, đề tài đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu về thực trạng và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở tại khu vực miền Tây tỉnh Nghệ An, gồm: thu thập thông tin thứ cấp và điều tra bằng phiếu tại 3 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam và Tây Bắc Nghệ An, Bệnh viện đa khoa huyện Thạnh Chương), 11 Trung tâm y tế và tại 55 trạm y tế xã làm cơ sở tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp cho lĩnh vực phát triển y tế cơ sở.

+ Lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự: Sở KH&CN đã ký hợp đồng thực hiện đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An” với Trường Đại học Vinh năm 2023-2025. Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng và đề xuất được giải pháp phòng, chống tội phạm ma túy góp phn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện Miền Tây, tỉnh Nghệ An. Trong đó có nội dung điều tra, thu thập số liệu về thực trạng về công tác phòng, chống tội phạm ma túy tại hầu hết các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An, đặc biệt tập trung vào địa bàn khu vực biên giới...

- Ngoài ra, trong khuôn khổ các nhiệm vụ KH&CN khác do Sở KH&CN triển khai có nhiều nội dung lồng ghép việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực khác nhau tại vùng DTTS&MN đ phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc như: ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thông minh; điều tra, xây dựng dữ liệu về bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học; từng bước thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển du lịch; dữ liệu về đa dạng văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số...

- Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng và khai thác các hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành do các Bộ, ngành trung ương triển khai và địa phương triển khai đồng bộ trong toàn tỉnh trong đó có vùng DTTS&MN, như:

+ CSDL theo dõi nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao; theo dõi tình hình phản ánh của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống phần mềm từ Chính phủ đến tỉnh.

+ CSDL doanh nghiệp; phần mềm Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Phần mềm quản lý đấu thầu.

+ Hệ thống CSDL ngành Tài nguyên và Môi trường: Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và CSDL đất đai; Phần mềm cấp sổ đỏ.

+ Hệ thống CSDL ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: số hóa dữ liệu người có công; phần mềm qun lý hồ sơ và chi trả trợ cấp người có công với cách mạng; phần mềm quản lý hộ nghèo và cận nghèo; phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Hệ thống CSDL ngành tài chính: phần mềm Quyết toán; phần mềm Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; phần mềm Quản lý ngân sách; HTTT Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); phần mềm CSDL thu, chi ngân sách và báo cáo điều hành; phần mềm CSDL tài chính.

+ HTTT, CSDL chuyên ngành Tư pháp, như: phần mềm CSDL công chứng; phần mềm Hộ tịch; phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp; phần mềm CSDL quốc gia về TTHC, CSDL quốc gia về văn bản pháp luật, hệ thống Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.

+ Hệ thống CSDL ngành Giáo dục - Đào tạo: phần mềm quản lý trường học.

+ Hệ thống CSDL quốc gia về khiếu nại, tố cáo; phần mềm báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

+ Phần mềm quản lý, sát hạch lý thuyết, thực hành, cấp, đổi giấy phép lái xe; phần mềm thiết kế đường, đo vẽ bản đồ địa hình, quản lý cầu, đường.

+ Hệ thống CSDL ngành Y tế: quản lý khám chữa bệnh và các ứng dụng phục vụ công tác quản lý chuyên ngành Y tế.

+ Hệ thống CSDL ngành Công an: thí điểm xây dựng CSDL dân cư; ứng dụng phn mềm cấp chứng minh thư nhân dân, phần mềm quản lý lưu trú...

+ CSDL tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Nghệ An.

+ CSDL hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức.

+ HTTT dữ liệu về dân tộc tỉnh Nghệ An...

II. Giám sát tình hình thực hiện đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người tỉnh Nghệ An từ năm 2017 đến nay

- Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về Chiến lược công tác Dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 497/KH-UBND ngày 07/8/2022 về triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045; tham mưu Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 01/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2026, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 740/KH-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 01/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Ban Dân tộc tham mưu thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trong đó có việc thực hiện chính sách đặc thù tại Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 (đối với dân tộc Khơ Mú và dân tộc Mông thực hiện chính sách chung theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021; đối với dân tộc Ơ Đu thực hiện chính sách đặc thù; tại tiểu dự án 1, dự án 9, Chương trình còn có chính sách riêng của tộc người Đan Lai. Tham mưu, ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện, xã và các đơn vị liên quan dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ chi tiết kế hoạch, dự toán chi, thực hiện Dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn nhiều khó khăn sát với tình hình và yêu cầu thực tế của địa phương (các Nghị quyết36, Kế hoạch37 và các Quyết định giao vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển).

- Tổ chức giám sát thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 3647/UBND-VX ngày 12/5/2023 về việc thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu giai đoạn 2016 - 2020 và Công văn số 4648/UBND-KGVX ngày 13/6/2023 về việc xử lý kiến nghị Đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu giai đoạn 2016 - 2020. Từ năm 2020 đến nay, Ban Dân tộc đã chủ trì thực hiện 09 cuộc thanh tra việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc; UBND tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác của Lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan trực tiếp làm việc đôn đốc các địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình. Ban Dân tộc đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra chuyên ngành và năm 2023 chủ trì tham mưu thành lập 02 đoàn kiểm tra liên ngành với thành viên là cán bộ cấp phòng các sở, ngành trực tiếp đến các địa phương nm bt và cùng tháo gỡ khó khăn các vn đ qua kim tra, giám sát. Bên cạnh đó, các sở, ngành thường xuyên hỗ trợ địa phương đối với các nội dung do đơn vị chủ trì, chỉ đạo.

-      Tham mưu làm tốt công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào DTTS; phát huy nội lực của cộng đồng, người dân trong tham gia thực hiện Chương trình. Phối hợp các ngành, địa phương tham mưu thực hiện lồng ghép nguồn vốn chính sách nhằm, nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; có kế hoạch cụ thể theo tng giai đoạn; triển khai tốt công tác phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm DTTS còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

III. Khảo sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

1. Về nội dung tham mưu giải quyết việc bố trí, sắp xếp các Trung tâm đào tạo nghề hợp lý, tránh dàn trải không tập trung và lãng phí

Nội dung này, UBND tỉnh đã báo cáo cụ thể tại mục I, phần B.

2. Về nội dung cần có chính sách đặc thù đối với các huyện miền núi cao trong việc tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bằng việc Nhà nước tổ chức các lớp đào tạo nghề, dạy tiếng nước ngoài cho con em đồng bào sau đó xuất khu lao động vào các nước có thu nhập cao ổn định cuộc sống

Hiện nay, các chính sách đặc thù hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là con em vùng dân tộc thiểu số được thực hiện lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, như: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bn vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/7/2021 của Chính phủ; Chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học trình độ cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ tạo việc làm và qu quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ; Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 về hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 2920/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh; chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo cho học sinh, sinh viên con em trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 66/2021/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh; chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 49/2022/QĐ-UBND ngày 04/11/2022 của UBND tỉnh.

Các chủ trương, chính sách, đề án đang được các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo UBND tỉnh đ nghị HĐND tỉnh chưa ban hành chính sách đặc thù đối với các huyện miền núi cao trong việc trong việc tổ chức đào tạo nghề, gii quyết việc làm cho lao động nông thôn, bằng việc Nhà nước tổ chức các lớp đào tạo nghề, dạy tiếng nước ngoài cho con em đồng bào sau đó xut khu lao động vào các nước có thu nhập cao ổn định cuộc sống.

IV. Khảo sát về việc thực hiện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2019- 2022 trên địa bàn tỉnh

- UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu các mục tiêu, chỉ tiêu theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025” để tham mưu cụ thể hoá các chính sách phù hợp đối với tình hình thực tiễn của tỉnh.

- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát và đầu tư thiết lập mới, nâng cấp đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin các xã: Hạnh Lâm, Thanh Đức (huyện Thanh Chương); Môn Sơn (huyện Con Cuông); Yên Na, Yên Thắng, Xã Tam Hợp, Lượng Minh (huyện Tương Dương); Hữu Lập, Xà Phà Đánh, Mường Lống, Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn); Châu Thành (huyện Quỳ Hợp); Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu); Quang Phong, Hạnh Dịch, Đồng Văn và Tiền Phong, Châu Thôn, Thông Thụ (huyện Quế Phong).

- Về đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho UBND các xã: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông triển khai rà soát và báo cáo kết quả rà soát các thôn, bản chưa có sóng băng rộng di động (gồm 86 thôn bản thuộc 5 huyện trên địa bàn huyện).

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai công tác tập huấn cho chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyn thanh cơ sở cho các huyện, thành, thị, trong đó có các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc38. Các học viên sau khi hoàn thành khóa học được trang bị những kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi sổ có thể ứng dụng ngay những nội dung đã học vào nhiệm vụ chuyên môn tại địa phương.

V. Khảo sát về việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Miền Tây Nghệ An

1. Tiếp tục ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa sở, xây dựng và sớm hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưng và tuyển dụng con em đồng bào dân tộc thiểu số về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

- Ngành Văn hoá thường xuyên chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, do vậy, chất lượng, hiệu quả công tác của toàn ngành đã được nâng lên.

- Đã tập trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo quản lý, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ nguồn của ngành và các đơn vị.

- Thường xuyên quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay toàn ngành có 13 cán bộ là người dân tộc thiểu số, trong đó có 02 người giữ chức vụ Phó Trưởng phòng của đơn vị trực thuộc.

- Nhiệm vụ trong thời gian tới:

+ Đy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đối với các cấp, ngành và toàn xã hội về công tác xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, thể thao;

+ Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, thể thao;

+ Tiếp tục nâng cao nhận thức và xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn chất lượng cao. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;

+ Chú trọng đào tạo, bổ sung đội ngũ viên chức làm công tác nghệ thuật tại các đơn vị hoạt động nghệ thuật công lập, tập trung đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát triển giá trị nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống; tăng số lượng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, các đạo din, biên đạo, k thuật viên có trình độ chuyên môn cao, đủ năng lực xây dựng các chương trình nghệ thuật lớn, các sự kiện lễ hội mang tính quốc gia và khu vực.

+ Cố gắng tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để tạo điều kiện phát huy có hiệu quả tài năng, tâm huyết của đội ngũ trí thức, nghệ nhân dân gian dân tộc thiểu số. Chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức trong tình hình mới đối với đội ngũ làm công tác dân tộc và quản lý văn hóa dân tộc thiểu số.

2. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trong đó, cần xây dựng đội ngũ hưng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, có năng lực, am hiểu về các điểm du lịch của địa phương

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh

Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 9.000 lao động trong ngành Du lịch, trong đó lao động lĩnh vực lưu trú 7.000 người, lữ hành, hướng dẫn viên 900 người, vận chuyển 100 người, dịch vụ khác 1.000 người, lao động qua đào tạo chiếm khoảng trên 70% trong tổng số lao động trong toàn ngành.

Nguồn lực du lịch hiện không chỉ thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng (đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn cao). Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành khách sạn, quản lý l hành, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và lao động giỏi ngoại ngữ, có nghiệp vụ giỏi, tay nghề cao về kinh doanh, phục vụ du lịch còn thiếu và nhiều hạn chế. Đặc biệt hai năm gần đây (2020, 2021) đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề đối với nguồn nhân lực du lịch, người lao động trong các doanh nghiệp du lịch phần lớn ngừng việc, nghỉ việc, một số lượng không nhỏ đã dịch chuyển sang các ngành nghề, lĩnh vực khác. Đồng thời, do tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch tại Nghệ An, nên vào mùa cao điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch rất khó tuyển dụng lao động có tay nghề mà phải thuê lao động mới được đào tạo ngắn ngày hoặc chưa qua đào tạo vào làm việc, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

2.2. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua

Sở Du lịch đã chủ động trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cụ thể như sau:

- Sở đã tổ chức thành công lớp tập huấn phổ biến các quy định của Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho 600 người, tổ chức 40 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho hơn 4000 học viên đến từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các khu, điểm du lịch và Phòng VH-TT các huyện, thành phố, thị xã; tổ chức Hội thi nghiệp vụ: Lễ tân, Buồng, Bàn, Bar, Bếp giỏi tỉnh Nghệ An và khu vực cho hơn 300 nhân viên lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Riêng đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, Sở thường xuyên mở lớp cập nhật kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch, lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và nghiệp vụ kinh doanh lữ hành; tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Nghệ An. Qua các lớp tập huấn, Hội thi hướng dẫn viên du lịch được trang bị, bổ sung đầy đủ những kiến thức nghiệp vụ cũng như văn hóa, lịch sử, con người Nghệ An. Đ từ đó giới thiệu cho du khách về các nét đẹp tỉnh Nghệ An, trong đó có văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số vùng miền Tây Nghệ An.

- Sở Du lịch thường xuyên phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, phổ biến các chương trình, đề án bồi dưỡng nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn như Đề án số 14-ĐA/TU ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng ngh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 55/2017/QĐ-UBND ngày 04/08/2017 của UBND tỉnh ban hành danh mục nghề đào tạo, mức chi phí tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Tổ chức các chương trình Tọa đàm, ký kết biên bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác với Đại học Vinh, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Công ty CP Tiếp thị và du lịch Giao thông vận tải (Vietravel) trong đó có nội dung về Liên kết phát triển du lịch, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Nghệ An.

- Tổ chức các Hội thảo, Hội nghị bàn gii pháp phát triển du lịch, trong đó bàn các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu các công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thường xuyên rà soát lại toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên, người lao động, tuyển dụng đầy đủ, đúng tiêu chuẩn các vị trí làm việc, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng phục vụ và giao tiếp ứng xử văn minh cho toàn bộ nhân viên hướng đến xây dựng hình ảnh du lịch Nghệ An thân thiện, hấp dẫn.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh, đầu tư mới các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Kết nối với các Trường học trên địa bàn cung cấp lao động cho các doanh nghiệp.

2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành Du lịch. Thời gian tới cần tập trung một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để du lịch Nghệ An hướng tới sự phát triển bền vững như sau:

- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 04/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2030, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị v xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận nhất trí cao của các Sở, ngành, địa phương và người dân để du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm, từng bước đưa du lịch trở thành Ngành kinh tế mũi nhọn.

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư lớn có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch khai thác phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí tại Nghệ An. Từ đây sẽ tạo đà, duy trì và phát triển lực lượng lao động chất lượng cao cho ngành du lịch.

- Nâng cao hoạt động quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch đến Nghệ An vào mùa thấp điểm để giảm thiểu tình trạng lao động mùa vụ, để lao động du lịch gắn bó với nghề.

- Tăng cường liên kết hợp tác về đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp lớn, để gắn đào tạo với thực tiễn, tăng cường đào tạo chuyên sâu, tạo điều kiện nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch.

- Đối với các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo trong bối cảnh hội nhập và xu thế số hóa toàn cầu, nguồn nhân lực du lịch tỉnh nhà cần được tiếp cận với những cách thức đào tạo mới mẻ, hiệu quả hơn. Các cơ sở đào tạo xem xét việc thiết kế chương trình đào tạo/dạy nghề tiếp cận theo chuẩn đầu ra - năng lực cốt lõi của mỗi vị trí việc làm gn với thực tế thị trường lao động; gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và kỹ năng thực hành cũng như kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng xử lý công việc chuyên môn. Làm tốt công tác định hướng, giáo dục nghề nghiệp ngay từ ban đầu mới có cơ hội thu hút được những người học có chất lượng tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo.

3. Thực hiện lồng ghép những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vào các giờ học ngoại khóa; thường xuyên tổ chức các hoạt động tìm hiu, giao lưu văn hóa để học sinh trao đổi học tập, tham gia vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc mình; xây dựng thư viện và tài liệu học tập đa dạng; tạo cơ hội phát triển và thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc

3.1. Việc thực hiện lồng ghép những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vào giờ học chính khóa, ngoại khóa

- Xây dng nội dung chương trình giáo dục địa phương (GDĐP) tổng thể từ lớp 1 đến lớp 12, trong Chương trình GDPT 2018 có sự kết nối, hỗ trợ, bổ sung bổ trợ cho các môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình GDĐP Nghệ An trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương, đồng thời thực hiện lồng ghép những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vào giờ học chính khóa, ngoại khóa của các cấp, các lớp học thông qua các chủ đề, các chuyên đề. Cụ thể:

- Đối với giáo dục Tiểu học: giúp học sinh bước đầu có được những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống; nhận biết và tham gia được một số việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi góp phần bảo vệ, giữ gìn lịch sử truyền thống, văn hoá gắn với gia đình, cộng đồng và địa phương theo các chủ đề, lĩnh vực:

+ Văn hóa: ca dao, tục ngữ, nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian, nhà ở, trang phục lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Miền Tây Nghệ An;

+ Lịch sử truyền thống: gia đình, dòng học, di tích lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu, danh nhân văn hóa, nhân vật anh hùng ở Nghệ An...

- Đối với giáo dục cấp Trung học cơ sở: giúp học sinh phát triển các phm cht, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; phân tích, giải thích được một số vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống; xây dựng và thực hiện được kế hoạch tìm hiểu, quảng bá về văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc ở địa phương thông qua các chủ đề:

+ Về Văn hóa: Truyện kể dân gian, truyền thuyết của Nghệ An, dân ca dân vũ ở Nghệ An, phương ngữ Nghệ An; văn hóa ẩm thực Nghệ An, kiến trúc truyền thống của đồng bào miền núi Nghệ An, tôn giáo tín ngưỡng ở Nghệ An...

+ Lịch sử truyền thống: Cộng đồng dân tộc ở Nghệ An truyền thống và hiện đại.

- Đối với giáo dục cấp Trung học phổ thông: giúp học sinh tiếp tục phát triển những phm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp THCS; phân tích, giải thích và đánh giá được một số vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc ở địa phương vào các chủ đề:

+ V văn hóa: Tổ chức làng, bản ở Nghệ An, Ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, Vùng văn hóa xứ Nghệ....

+ Lịch sử truyền thống: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Miền Tây Nghệ An.

Bên cạnh đó, việc lồng ghép những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vào giờ học ngoại khóa của các hoạt động giáo dục như Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; hoạt động chủ đ các ngày lễ lớn của Đoàn, Đội... các hoạt động cộng đồng; các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tiễn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập hun nhân rộng các hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian nhm bảo tồn, phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú hàng năm, trong đó chú trọng đến việc giáo dục như thực hiện lồng ghép những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vào giờ học ngoại khóa; tổ chức các hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa để học sinh trao đổi học tập, tham gia vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc mình; tạo cơ hội phát triển và thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.

3.2. Về tổ chức các hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa để học sinh trao đổi học tập, tham gia vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc mình và tạo cơ hội phát triển và th hiện bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc

Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện dạy học nội dung GDĐP trong Chương trình GDPT các cấp học đảm bảo đúng yêu cầu cần đạt theo từng mạch nội dung dung chủ đề. Đối với cấp học tiểu học thực hiện lồng ghép trong các môn học/hoạt động giáo dục; đối với cấp THCS và THPT bố trí 1 tiết/tuần. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các chủ đề lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ chính khóa, tổ chức tham quan học tập tạo cơ hội cho học sinh được tìm hiểu, khám phá v các giá trị văn hóa truyền thống lịch sử các dân tộc.

Khuyến khích các nhà trường tham gia các cuộc thi; tổ chức các hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa để học sinh trao đổi học tập, tham gia vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc mình còn được tổ chức theo cụm trường, liên trường; thông qua lưu giữ các hiện vật, trang phục ở các phòng truyn thống của các nhà trường; các làn điệu dân ca, dân vũ vào các ngày lễ lớn; các hoạt động tập th; các cuộc thi khoa học kĩ thuật; thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc; tham gia các dự án khởi nghiệp của học sinh cấp THCS, THPT...

Kết quả hầu hết các trường Phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú các cấp đều thực hiện tốt các nội dung trên, ở cấp THCS, THPT nhiu trường đã có các sản phẩm nghiên cứu khoa học kĩ thuật lĩnh vực khoa học xã hội hành vi đạt giải cao cấp trường, huyện, tỉnh. Tiêu biu có trường PT DTNT tỉnh có sản phẩm dự thi cấp quốc gia về khoa học kĩ thuật đạt giải triển vọng; câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc tham gia biểu diễn và dự thi nhiều cuộc thi đạt giải 3 cấp quốc gia...

3.3. Việc xây dựng thư viện và tài liệu học tập đa dạng

Ngày 30/9/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 2008/KH- SGDĐT về việc đổi mới “Đổi mới hoạt động thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2023”. Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả hoạt động thư viện trường tiểu học, trong đó có chỉ đạo mỗi năm học một cơ sở giáo dục đăng ký lựa chọn ít nhất một nội dung đổi mới hoạt động thư viện và 01 hoạt động phát triển văn hóa đọc; khuyến khích các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giới thiệu sách, xây dựng tủ sách thư viện lớp học thư viện xanh, thư viện di động; tổ chức Ngày hội đọc cấp trường, cụm trường, cấp huyện. Trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện rà soát các quy định Tiêu chun thư viện theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ GDĐT để tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, học liệu; làm tốt việc huy động tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng thư viện trường học nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc, tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số; tạo môi trường cho học sinh tìm hiểu, giữ gìn và phát huy về giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc.

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng mô hình trường dân tộc bán trú kiểu mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có xây dựng chính sách tủ sách dùng chung cho các trường Phổ thông dân tộc bán trú, dân tộc nội trú mỗi năm 50.000 đ/1 học sinh. Ngoài ra, các đơn vị cơ sở còn huy động các nguồn tài trợ khác như thông qua học sinh thành đạt, doanh nghiệp và tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường; các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, các Sở, ban, ngành chung tay góp sức đồng hành với các nhà trường.

Kết quả: Các trường đều tổ chức được các thư viện xanh, thư viện mở; bổ sung thêm hơn 10.000 đầu sách các loại; một số trường có thư viện số, thư viện điện tử; hầu hết các trường tổ chức được ngày hội đọc sách, tủ sách lớp học...

Ngoài ra, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp, hướng dẫn các địa phương vùng dân tộc thiểu số triển khai xây dựng thư viện cấp huyện, cấp xã, tủ sách cộng đồng, thư viện phòng đọc trong các trường học; thực hiện việc luân chuyn sách đ đảm bảo đa dạng đầu sách và tài liệu học tập liên quan đến các chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên đây là báo cáo thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau giám sát, khảo sát từ đu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, UBND tỉnh kính báo cáo HĐND tỉnh./.

 

Nơi nhận:
- TT HĐND tỉnh (để b/c);

- Các Ban HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành;

- CVP, các PVP UBND tỉnh;

- Văn phòng UBND tỉnh;

- Lưu: VT, TH (Hùng).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Lê Hồng Vinh

 

_________________________

1 Thành phố Vinh, các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn và các thị xã: Hoàng Mai, Cửa Lò, Thái Hòa.

2 Các huyện: Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.

3 Công văn số 11174/UBND-NN ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Thông báo số 1112-TB/TU ngày 30/10/2023 của Tỉnh ủy

4 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2929/STNMT-KHTC ngày 06/5/2024 đề nghị UBND các huyện, thị xã rà soát các khu vực thuộc phương án bo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thời kỳ 2021-2030 tại Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/09/2023 đủ điều kiện để tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch đấu giá theo đúng quy định.

5 Cụ thể như việc thay đổi về hệ thống khai thác mỏ từ lớp xiên sang lớp bằng, vận tải trực tiếp; thay đổi trong công nghệ khoan tách đá, từ khoan nổ mìn sang khoan cắt dây; đưa thiết bị tiên tiến, máy móc cỡ lớn, hiện đại vào khai thác; thay đổi về tự duy và công nghệ chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tận dụng tối đa các loại khoáng sản. Một số nhà máy chế biến khoáng sản hiện đại đã tiệm cận với công nghệ các nước phát triển trên thế giới nhằm gia tăng giá trị khoáng sản và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

6 02 đoàn kiểm tra liên ngành tại Quyết định số 3892/QĐ-UBND ngày 21/10/2021 và Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 02/6/2022 của Ch tịch UBND tỉnh; Sở Xây dựng thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra 60 mỏ đá xây dựng trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đ kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản còn lại trên địa bàn huyện Quỳ Hợp; UBND cấp huyện đã thành lập đoàn và đang tiến hành kiểm tra các mỏ cát sỏi, đất các loại.

7 Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường các đoàn kiểm tra các mỏ cát, sỏi, đt các loại trên địa bàn do UBND các huyện, thành, thị xã thành lập.

8 như: đăng ký đất đai ln đầu; lắp đặt camera, trạm cân; sổ sách, chứng từ, văn bn, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế; bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ; cập nhật bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng; khai thác đảm bảo công suất; không khai thác ngoài ranh giới cấp phép; khai thác phù hợp thiết kế mỏ; chấp hành pháp luật v tài nguyên nước; bo vệ môi trường, vật liệu nổ công nghiệp,...

9 Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 123-KH/TU ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhỉn đến năm 2045; Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh vè việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Thông báo số 1070-TB/TU ngày 15/9/2023 của Thường trực Tỉnh ủy về báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với một số mỏ được cấp phép trên địa bàn huyện Quỳ Hợp; nguyên nhân và kết quả xử lý sụt lún tại xã Châu Hồng và công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của một số huyện trọng điểm về hoạt động khoáng sản; Thông báo số 1112-TB/TU ngày 30/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 01/02/2023 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh; Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 01/6/2023 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 123-KH/TU ngày 12/9/2022 và Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kết luận số 2232/KL-TTCP ngày 03/10/2023 của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý nhà nước về môi trường và khoảng sản; Kết luận thanh tra số 174/KL-BTNMT ngày 05/9/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của UBND tỉnh Nghệ An và việc chấp hành pháp luật về đất đai của UBND thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.

10 Dự án Khu phụ trợ và chế biến đá cho mỏ đá xây dựng tại khu vực Lèn Nậy, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai của Công ty CP Khai thác khoáng sản Bình Minh; Dự án Nhà máy phụ gia Puzolan Nghĩa Đàn tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Sản xuất Minh Long; Điều chỉnh dự án Khu du lịch và dịch vụ Cửa Cờn tại phường Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Long Thành.

11 Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sn Minh Lan tại xã Nghĩa An và xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Lan; Dự án Nhà máy chế biến lâm sản Tương Dương tại xã Tam Thái, huyện Tương Dương của Công ty TNHH Khôi Trúc; Dự án Quần thể sản xuất nông nghiệp - thảo dược công nghệ cao Bù Khạng tại xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Phù Quỳ.

12 Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sn Minh Lan tại xã Nghĩa An và xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Lan; Dự án Nhà máy chế biến lâm sản Tương Dương tại xã Tam Thái, huyện Tương Dương của Công ty TNHH Khôi Trúc; Dự án Quần thể sản xuất nông nghiệp – tho dược công nghệ cao Bù Khạng tại xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Phủ Quỳ

13 Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sn Minh Lan tại xã Nghĩa An và xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn của Công ty TNHH Sản xut và Thương mại Minh Lan; Dự án Nhà máy chế biến lâm sản Tương Dương tại xã Tam Thái, huyện Tương Dương của Công ty TNHH Khôi Trúc; Dự án Quần thể sản xuất nông nghiệp – tho dược công nghệ cao Bù Khạng tại xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Phủ Quỳ

14 Gồm có: Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng Tân Kỳ tại xã Tân Long, huyện Tân Kỳ do Công ty cổ phần Xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân làm chủ dự án, công suất xử lý CTR sinh hoạt là 96 tấn/ngày và công suất xử lý chất thi nguy hại, công nghiệp là 48 tấn/ngày, Dự án đã được Bộ TNMT đã phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 2449/QĐ-BTNMT ngày 14/12/2021. Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Thái Hòa tại phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa do Công ty cổ phn Năng lượng và Môi trường VN làm chủ dự án có công suất xử lý 192 tn/ngày (trong đó CTR sinh hoạt 96 tấn/ngày, chất thải công nghiệp, nguy hại, y tế 96 tấn/ngày), Dự án đã được Bộ TNMT phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 3467/QĐ-BTNMT ngày 12/12/2022. Dự án Nhà máy xử lý rác thi Nam Đàn tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn do Công ty TNHH xây dựng và phát triển đô thị Phú An làm ch dự án, công suất thiết kế 75 tấn/ngày, Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 28/01/2022. Dự án Hệ thống bãi xử lý rác thi thị trấn Anh Sơn và các vùng phụ cận huyện Anh Sơn tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An do UBND huyện Anh Sơn làm ch dự án. Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 01/9/2023 của UBND tỉnh Nghệ An.

15 Gồm có: tại 8 CCN đã đầu tư: Tháp - Hồng - Kỷ (có hệ thống xử lý nước thải tập trung tương đối đồng bộ, công nghệ sinh học hiếu khí), Nghi Phú, Đông Vĩnh, Lạc Sơn, Nam Giang, Diễn Hồng, Hưng Lộc, Trường Thạch; 02 CCN đang đầu tư xây dựng và hoàn thiện: CCN Nghĩa Mỹ và Nghĩa Long.

16 Gồm có: CCN thị trấn Yên Thành, CCN Thung Khuộc, CCN Châu Quang, CCN Nghĩa Hoàn, CCN Thọ Sơn 1, CCN Thọ Sơn 2, CCN Châu Lộc, CCN Vân Diên, CCN Quỳnh Hoa, CCN Thị trấn Quỳ Châu.

17 Gồm: 03 trường Đại học theo quy định của Luật Giáo dục, 01 trường Trung cấp, 05 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp.

18 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp số 1 Nghệ An.

19 Gồm: 9 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp, 02 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 21 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 10 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp.

20 Gồm: Ngân sách trung ương 333.754 triệu đồng, chiếm 81,6 % tổng kinh phí; ngân sách địa phương: 74.953 triệu đồng, chiếm 18,4% tổng kinh phí. Trong đó: xây dựng cơ sở vật chất 251.268 triệu đồng, chiếm 61,4% tổng kinh phí; mua sắm trang thiết bị đào tạo 157.439 triệu đồng, chiếm 38,6% tổng kinh phí

21 Trường Cao đng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Trường Cao đẳng Du lịch - Thương mại.

22 Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An

23 Trường Cao đẳng Việt – Đức Nghệ An, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Miền Tây, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An

24 Gồm: Trung tâm Giáo dục, dạy nghề người khuyết tật; Trung tâm Bảo trợ xã hội; Trung tâm công tác xã hội; Khu điều dưỡng Thương binh Tâm thn kinh; Làng trẻ em SOS Vinh; ,Cơ sở Bo trợ xã hội Hiền Lương; Cơ sở Bảo trợ xã hội Thiện Tâm; Trung tâm chăm sóc người khuyết tật mái ấm Antôn Pađôva; Trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật, trẻ mồ côi, chất độc da cam 19/3; Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật Betania; Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ mô côi và người khuyết tật Mẹ Têrêxa Calcutta; Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Lâm Bích

25 Mô hình cung cấp dịch vụ CTXH tại: Trung tâm GD-DN NKT, Trung tâm BTXH, Cơ sở cai nghiện ma túy số 1.

26 Năm 2018: 6.022 triệu đồng, năm 2019: 11.242 triệu đồng, năm 2020: 17.172 triệu đồng, năm 2021: 21.869 triệu đồng, năm 2022: 41.272 triệu đồng, năm 2023: 54.223 triệu đồng.

27 Công văn số 2111/UBND-TH, ngày 31/3/2022 về việc đôn đốc thực hiện Công điện số 209/CĐ-TTg, ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Công văn số 1795/UBND-TH, ngày 11/3/2024 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo ca Phó Th tướng Trần Lưu Quang về rà soát, sp xếp tổ chức lại nhm nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lp. Công văn số 2950/UBND-TH ngày 16/4/2024 về triển khai thực hiện kiến nghị của Đoàn Giám sát Đoàn Đại biu Quốc hội tỉnh về quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Kế hoạch 402/KH-UBND, ngày 29/5/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 02/4/2024 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 ca Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đng khóa XII về tiếp tục đổi mới h thống tổ chức và qun lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

28 Một số tin, bài phóng sự tiêu biểu như: Nghệ An triển khai ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp; Nghệ An ch đạo các Sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa th tục hành chính; Chủ tịch UBND tỉnh phát động toàn dân đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNelD); Đẩy mạnh CCHC trong tổ chức cơ sở Đng; Nghệ An tăng cường CCHC trong thu hút đầu tư,...

29 Quyết định quy định mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch, liên kết theo chuỗi giá trị trong các ngành nghề, lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực nông nghiệp; mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, phương án sản xuất cộng đồng thực hiện hỗ trợ phát triển sn xuất thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

30 02 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý Cảng cá; Trung tâm giống Chăn nuôi); Ban quản lý dự án huyện Đô Lương; Bạn Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nghệ An; 8 đơn vị thuộc ngành Y tế gồm (Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Sn Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Đô Lương, Bệnh viện Phục hồi chức năng)

31 Trung tâm dịch vụ Hành chính công; UBND Thành phố Vinh; UBND huyện Diễn Châu; UBND huyện Con Cuông; UBND huyện Đô Lương; UBND huyện Kỳ Sơn; UBND huyện Quế Phong; UBND thị xã Thái Hoà; UBND huyện Nam Đàn và các xã; UBND huyện Tân Kỳ; UBND huyện Nghi Lộc; Sở Nội vụ; Sở Công Thương.

32 Sở Lao động TBXH; huyện Hưng Nguyên; huyện Nam Đàn; huyện Thanh Chương, huyện Diễn Châu, huyện Nghĩa Đàn, huyện Quỳnh Lưu, huyện Quỳ Hợp, thị xã Hoàng Mai, huyện Tân Kỳ và một số xã.

33 gồm: (1) Dự thảo Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Nghệ An, (2) Dự thảo Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định phân bổ và giao dự toán chi tiểt một số nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh hàng năm, (3) Dự thảo Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định phân bổ và giao dự toán chi tiết một số nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp tỉnh hàng năm; (4) Dự tho Nghị quyết bổ sung danh mục dự án ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tinh quy định về tỷ lệ phần trăm nguồn thu tiền sử dụng đất cho ngân sách cấp tỉnh để tạo nguồn vốn thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bng dự án Cng hàng không Quốc tế Vinh và đầu tư xây dựng cầu dẫn nối QL7C với cng nước sâu Cửa Lò; (5) Dự thảo Nghị quyết về việc x lý số vốn còn lại chưa giải ngân thuộc nguồn ngân sách cấp tỉnh đã bố trí trong năm 2023

34 Các mô hình: (1) Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNelD; (2) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP); (3) Truyền thông nội bộ cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước; (4) Triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNelD; (5) Triển khai cuộc thi sáng kiến phát triển ứng dụng khai thác dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số; (6) Trung tâm Giám sát an ninh mạng SOC Tỉnh; (7) Triển khai nền tảng đào tạo, giáo dục trực tuyến đại chúng mở (MOOC).

35 (1) Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 trong năm 2024, hoàn thành trong tháng 01 năm 2024, đề ra lộ trình để hoàn thành 9 nhóm mục tiêu của Đề án 06 trong giai đoạn 2023-2025; (2) Trình HĐND cung cấp có chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; (3) Triển khai Kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 10 Điều 23 Thông tư số 01/2023/TT-VPCP để lưu giữ dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; (4) Triển khai đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức địa phương về an ninh an toàn thông tin, ưu tiên hình thức điện tử trên phần mềm đào tạo trực tuyến.

36 Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 24/6/2022 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 24/6/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phân bổ vốn và cơ chế huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12/10/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương thực hiện CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 03 CTMTQG năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện 03 CTMTQG năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 11/9/2023 của HĐND tỉnh Quy định về nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 22/4/2024 của HĐND tỉnh về phân bổ nguồn vốn sự nghiệp nguồn vốn trung ương thực hiện Chương trình năm 2024.

37 Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 28/3/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Kế hoạch triển khai CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch số 352/KH- UBND ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Kế hoạch thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023.

38 Cụ thể: Năm 2019: tổ chức 5 lớp, với 300 người tham gia. Năm 2020: Tổ chức Khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin cho cán bộ, lãnh đạo công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số các huyện miền núi (40 người x 5 lớp); tập huấn QLNN về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở, đối tượng gồm: cán bộ văn hóa và cán bộ truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành, thị trong tỉnh, trong đó có các xã vùng dân tộc. Năm 2021: Tập huấn QLNN về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyn thanh cơ sở, gồm 60 người x 5 ngày. Năm 2023: Tổ chức 5 lớp chuyển đổi số cho 155 học viên xã Thành Sơn (huyện Anh Sơn) và 5 lớp với 158 học viên xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp).

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

loading
×
×
×
Vui lòng đợi