Báo cáo 251/BC-UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 251/BC-UBTVQH12

Báo cáo 251/BC-UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:251/BC-UBTVQH12Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Uông Chu Lưu
Ngày ban hành:23/04/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Hình sự

tải Báo cáo 251/BC-UBTVQH12

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Báo cáo 251/BC-UBTVQH12 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Báo cáo 251/BC-UBTVQH12 ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

----------------

Số: 251/BC-UBTVQH12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2009

 

 

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH TIẾP THU, CHỈNH LÝ

DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 

 

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008, tại Kỳ họp thứ tư,  Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS). Sau kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Ủy ban tư pháp, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật, chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và gửi xin ý kiến các vị Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, UBTVQH đã chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và hoàn thiện Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

UBTVQH xin trình Quốc hội Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS như sau:

I- VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN

1. Về phạm vi sửa đổi, bổ sung

Đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tán thành với phạm vi của dự án Luật là chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS liên quan đến những vấn đề bức xúc, đang gây trở ngại cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà các ý kiến cơ bản tập trung thống nhất. Một số ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung thêm một số vấn đề mà Chính phủ chưa trình sửa đổi, bổ sung lần này như quy định trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi vi phạm điều cấm đã được quy định trong một số đạo luật; trách nhiệm hình sự của pháp nhân; bỏ quy định “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”,“đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” trong cấu thành cơ bản của một số tội danh; thu hẹp khoảng cách của khung hình phạt; cụ thể hóa các quy định “hàng hóa có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”; “tài sản có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”; “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”... vào trong các điều luật để bảo đảm việc áp dụng thống nhất; cụ thể hoá và hướng dẫn thống nhất một số quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47), án treo (Điều 60)...; sửa đổi Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202), Tội đánh bạc (Điều 248)....của BLHS, Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị cần sửa đổi toàn diện BLHS.

UBTVQH nhận thấy qua tổng kết thực tiễn hơn 8 năm thi hành BLHS, bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định của BLHS cũng đã bộc lộ những hạn chế không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung như nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu. Tuy nhiên, một số vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự, các chủ trương, quan điểm lớn về cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta mà ý kiến giữa các cơ quan hữu quan còn chưa thống nhất, chưa đạt được sự đồng thuận cao thì cần phải có thời gian nghiên cứu một cách toàn diện, kỹ lưỡng trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn để thể chế hóa một cách sâu sắc các đường lối, chủ trương của Đảng. Do đó, lần này chỉ sửa đổi những vấn đề thực sự bức xúc gây khó khăn, trở ngại cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, còn các vấn đề khác cần được nghiên cứu kỹ về mọi mặt để phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới. Trên tinh thần đó, UBTVQH xin báo cáo Quốc hội một số vấn đề cụ thể như sau:

- Về việc quy định là tội phạm đối với các hành vi vi phạm một số điều cấm trong các luật chuyên ngành, UBTVQH nhận thấy không phải tất cả các hành vi vi phạm các điều cấm trong quy định của luật chuyên ngành đều bị xử lý bằng biện pháp hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Dự thảo Luật đã bổ sung một số hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ, Luật quản lý thuế, Luật chứng khoán, Luật công nghệ thông tin.v.v... nhằm phúc đáp yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay cũng như để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

- Về đề nghị bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong một số tội phạm liên quan đến các lĩnh vực như thuế, môi trường, chứng khoán. UBTVQH cho rằng, đây là một vấn đề lớn, cần phải nghiên cứu kỹ, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của trách nhiệm hình sự, khái niệm tội phạm, hệ thống hình phạt, các nguyên tắc áp dụng, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong tố tụng hình sự, ... Do đó, đề nghị Quốc hội cho tiếp tục nghiên cứu phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới.

- Về việc bỏ các tình tiết “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”, “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” trong cấu thành cơ bản tại một số điều của BLHS([1]), UBTVQH cho rằng việc quy định các tình tiết nêu trên trong một số tội danh là chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật vừa qua như đối với các tội phạm về môi trường, tội phạm vi phạm quy định về quản lý đất đai. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ lại tình tiết này vì cho rằng trong giai đoạn hiện nay, thì vẫn cần phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn những người cố ý thực hiện nhiều lần vi phạm pháp luật. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát để bỏ hoặc điều chỉnh lại các tình tiết trên tại một số tội danh cho hợp lý; còn các tội danh khác có quy định tình tiết này nhưng chưa có vướng mắc, bất cập gì lớn hoặc tình tiết này chỉ là một trong số các tình tiết có thể lựa chọn trong cấu thành cơ bản thì cần có thời gian nghiên cứu, cân nhắc kỹ để có phương án điều chỉnh phù hợp trong lần sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS.

- Về thu hẹp khoảng cách khung hình phạt trong các điều luật của BLHS, UBTVQH nhận thấy nếu thu hẹp khoảng cách của một khung hình phạt trong các điều luật của BLHS sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật và hạn chế sự tùy tiện trong việc quyết định hình phạt. Tuy nhiên, do lần này chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, nên vấn đề này chưa thể đặt ra vì còn liên quan đến toàn bộ chính sách hình sự, tính thống nhất giữa các điều luật của BLHS, đòi hỏi phải có thời gian tổng kết, nghiên cứu kỹ lưỡng.

- Về việc cụ thể hóa các quy định “hàng hóa có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; tài sản có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”; “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”; “thu lời bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”... vào BLHS, UBTVQH nhận thấy, việc xác định số lượng hàng hóa, giá trị tài sản lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng... là những vấn đề liên quan đến các loại tội phạm khác nhau, việc định tội, quyết định hình phạt đòi hỏi phải được tổng kết, đánh giá kỹ thực tiễn xét xử và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng thời kỳ cụ thể. Nếu sửa đổi sẽ liên quan đến rất nhiều điều luật, trong khi đó phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật là chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều. Do đó, UBTVQH đề nghị chưa xem xét việc cụ thể hóa các quy định trên trong lần sửa đổi, bổ sung này.

Ngoài ra, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội còn đề cập đến nhiều nội dung khác như quy định là tội phạm đối với hành vi mua bán thai nhi, hành vi gây rối qua điện thoại di động, hành nghề mại dâm, sửa đổi các Điều 2, 8, 12, 30, 47, 60, 140, 202, 248, 249... của BLHS. UBTVQH thấy rằng, đối với các Điều 140, 202, 248, 249 đã được chỉnh lý trong dự thảo Luật, còn một số nội dung khác chưa được đề cập đến trong lần sửa đổi này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, xem xét trong lần sửa đổi toàn diện BLHS.

2. Về hạn chế áp dụng hình phạt tử hình

a) Về việc bỏ hình phạt tử hình tại một số điều của BLHS

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, bỏ hình phạt tử hình trong một số tội danh cụ thể trong BLHS nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng được đề ra trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết 49/NQTW của Bộ Chính trị) và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nhiều ý kiến cho rằng, trong tình hình hiện nay, chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội tham ô tài sản (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội chống mệnh lệnh (Điều 316), Tội đầu hàng địch (Điều 322), Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), Tội chống loài người (Điều 342) và Tội phạm chiến tranh (Điều 343). Ngoài ra, có ý kiến đề nghị chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231); Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334).

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị cho giữ hình phạt tử hình ở các tội danh quy định tại các Điều 157, 231, 278, 279, 316, 322, 341, 342 và 343 của BLHS, cụ thể như sau:

- Về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157),UBTVQH cho rằng, hiện nay tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đang diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. Mặc dù khách thể bị xâm hại là trật tự quản lý kinh tế nhưng hậu quả của nó còn liên quan tới tính mạng, sức khỏe của nhiều người trên phạm vi rộng. Ngoài ra, hành vi này còn xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.  Do đó, cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình đối với tội danh này.

- Về Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231), UBTVQH nhận thấy, hiện nay Pháp lệnh công trình trọng điểm về an ninh quốc gia đã có quy định về các công trình trọng điểm về an ninh quốc gia cần bảo vệ, những trường hợp cố ý phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm chết nhiều người, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến chính trị, trật tự, an toàn xã hội....thì hình phạt tử hình vẫn còn cần thiết để trừng trị nghiêm khắc người phạm tội cũng như để răn đe, phòng ngừa chung.

- Về Tội tham ô tài sản (Điều 278) và Tội nhận hối lộ (Điều 279), UBTVQH nhận thấy, tệ nạn tham nhũng hiện nay vẫn đang diễn ra nghiêm trọng và phức tạp; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc giữ lại hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này là thể hiện tính nhất quán, sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy lùi và trừng trị nghiêm khắc cũng như răn đe, phòng ngừa chung đối với tội phạm tham nhũng.

- Về Tội chống mệnh lệnh (Điều 316) và Tội đầu hàng địch (Điều 322), UBTVQH nhận thấy, đây là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà hành vi phạm tội xâm phạm tới khách thể là sức chiến đấu, kỷ luật quân đội và trong một số trường hợp có thể gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhiều cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Vì vậy, việc giữ lại hình phạt tử hình trong hai tội danh trên là cần thiết, bảo đảm giữ nghiêm kỷ luật quân đội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Về Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), Tội chống loài người (Điều 342) và Tội phạm chiến tranh (Điều 343), UBTVQH nhận thấy, đây là nhóm tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội xâm phạm đến hòa bình, an ninh nhân loại, xâm phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, trong một số trường hợp hậu quả có thể làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của rất nhiều người, trong khi chính sách hình sự của Nhà nước ta hiện nay vẫn giữ hình phạt tử hình đối với Tội giết người và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Vì vậy, để bảo đảm tính  nhất quán trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, UBTVQH đề nghị giữ lại hình phạt tử hình đối với các tội này.

Về bỏ hình phạt tử hình tại các tội phạm quy định tại Điều 111 và Điều 334 của BLHS:

- Về tội Hiếp dâm (Điều 111), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần giữ lại hình phạt tử hình đối với tội danh này để trừng trị nghiêm khắc các hành vi phi nhân tính, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em và đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. UBTVQH nhận thấy hành vi hiếp dâm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của người bị hại, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, nhưng xét về mức độ nguy hiểm của hành vi, thực tiễn xét xử trong thời gian qua, với chủ trương giảm bớt hình phạt tử hình trong BLHS thì không nhất thiết phải giữ lại hình phạt tử hình đối với tội danh này. Mặc dù đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng quy định hình phạt tù chung thân đối với tội này là đủ nghiêm khắc và vẫn bảo đảm để trừng trị, răn đe, phòng ngừa chung. Còn trường hợp người phạm tội hiếp dâm trẻ em, hoặc vừa hiếp dâm, vừa cố ý giết người hoặc cướp tài sản thì có thể bị áp dụng hình phạt tử hình về Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội giết người (Điều 93) hoặc Tội cướp tài sản (Điều 133)... của BLHS. Do đó, UBTVQH đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với Tội hiếp dâm.

- Về Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334), UBTVQH nhận thấy trường hợp người phạm tội không có mục đích chống chính quyền nhân dân mà chỉ có hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì hình phạt cao nhất là tù chung thân cũng đủ nghiêm khắc để trừng trị và răn đe, phòng ngừa chung. Do đó, UBTVQH đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với Tội danh này.

Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 230a về Tội khủng bố trong đó có quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình; như vậy, Bộ luật hình sự đã được bổ sung thêm một điều mới (Điều 230a) có quy định về hình phạt tử hình.

b) Về tách Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS hiện hành) thành các Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194) và Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194a)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo Luật về việc tách Điều 194 thành hai điều 194, 194a và bỏ hình phạt tử hình đối với Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý quy định tại Điều 194a của dự thảo Luật. Một số ý kiến khác không tán thành với việc tách Điều 194 như dự thảo Luật và cho rằng vẫn cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình để nhằm răn đe và trừng trị tội phạm, nhất là những trường hợp vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy có số lượng đặc biệt lớn. Một số ý kiến đề nghị chỉ nên bỏ hình phạt tử hình đối với Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, còn Tội mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì vẫn cần giữ lại hình phạt tử hình. Có ý kiến đề nghị nâng mức định lượng quy định tại điểm b, khoản 4 Điều này từ mức 100gam hêrôin hoặc côcain lên thành 200gam hêrôin hoặc côcain.

- Về việc tách Điều 194 thành 2 điều luật riêng, hiện có 2 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị tách Điều 194 để bỏ mức hình phạt cao nhất là tử hình đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý vì cho rằng các hành vi phạm tội quy định tại Điều 194 của BLHS hiện hành có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Thực tiễn cho thấy nhiều người vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy không nhằm mục đích mua bán mà chủ yếu vận chuyển, tàng trữ thuê nếu áp dụng hình phạt tử hình thì quá nặng, chưa phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 49/NQTW của Bộ Chính trị là “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội đặc biệt nghiêm trọng”. Vì vậy, việc bỏ hình phạt tử hình đối với người có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự là phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi, góp phần hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế. Còn đối với người tàng trữ, vận chuyển trái phép để mua bán chất ma túy sẽ bị xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Đối với Tội chiếm đoạt chất ma túy, thời gian qua hầu như không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chỉ thực hiện hành vi chiếm đoạt chất ma tuý, tuy nhiên để đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy có hiệu quả thì cần giữ lại hình phạt tử hình đối với tội danh này nhằm răn đe, đề phòng xảy ra trường hợp chiếm đoạt chất ma túy với số lượng đặc biệt lớn với tính chất và mức độ nguy hiểm cao, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Loại ý kiến thứ hai không tán thành với việc tách điều luật như trên và cho rằng trên thực tế có những vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với số lượng đặc biệt lớn, tính chất và mức độ phạm tội đặc biệt nguy hiểm nên việc giữ hình phạt tử hình đối với tội danh này là cần thiết để nhằm răn đe, phòng ngừa chung và trừng trị nghiêm khắc người phạm tội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho ý kiến về 2 phương án sau đây:

Phương án 1: Giữ như quy định tại Điều 194 của BLHS hiện hành.

Phương án 2: Tách Điều 194 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thành Điều 194 Tội mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và Điều 194a Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý, bỏ hình phạt tử hình tại Điều 194a.

- Về đề nghị nâng mức định lượng tối thiểu đối với chất hêrôin hoặc côcain quy định tại điểm b, khoản 4 điều này, UBTVQH nhận thấy việc điều chỉnh tăng mức định lượng tại điểm b, khoản 4 sẽ phải điều chỉnh đồng bộ mức định lượng tại các điểm còn lại của khoản 4 và điều chỉnh các khoản 1, 2 và 3 của Điều này. Do đó, UBTVQH đề nghị trước mắt cho giữ các mức định lượng như quy định của dự thảo Luật; đồng thời giao các cơ quan hữu quan cần tiếp tục nghiên cứu phục vụ cho việc sửa đổi toàn diện BLHS.

c) Về việc sửa đổi những điều khoản định khung, quy định hình phạt tử hình thành khung riêng ở các khung có hình phạt tử hình

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, để giảm việc áp dụng hình phạt tử hình cần nghiên cứu sửa đổi tình tiết định khung ở các khung có hình phạt tử hình như tăng mức định lượng, định tính hoặc tách hình phạt tử hình quy định thành một khung riêng trong các tội danh còn giữ lại hình phạt tử hình.

UBTVQH nhận thấy, việc tách hình phạt tử hình quy định thành một khung riêng biệt cũng như việc nâng mức định lượng, định tính trong các tội danh còn giữ lại hình phạt tử hình có liên quan tới chính sách hình sự, cần được nghiên cứu, cân nhắc thận trọng để bảo đảm tính cân đối, thống nhất trong cả Bộ luật. Mặt khác, khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thì Hội đồng xét xử cần căn cứ vào hành vi phạm tội, tình tiết định khung hình phạt, hậu quả của tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác để quyết định hình phạt. Do đó, UBTVQH đề nghị chưa đặt vấn đề sửa đổi tình tiết định khung hoặc tách hình phạt tử hình quy định thành một khung riêng biệt.

3. Về việc bỏ Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ Tội sử dụng trái phép chất ma túy trong BLHS để phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy. Một số ý kiến đề nghị giữ lại tội danh này trong BLHS, vì cho rằng hiện nay tình hình sử dụng trái phép chất ma túy vẫn đang gia tăng, gây tác hại xấu về nhiều mặt của đời sống xã hội và là nguyên nhân, điều kiện phát sinh nhiều loại tội phạm khác như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, giết người...; nếu bỏ tội danh này có thể dẫn tới việc sử dụng ma túy tràn lan và không bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

UBTVQH nhận thấy, thực tiễn đấu tranh phòng chống hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thời gian qua hiệu quả răn đe, phòng ngừa chung không cao. Hiệu quả giáo dục, phục hồi đối với người nghiện nói chung và người phạm tội này nói riêng cũng rất hạn chế một phần do người cai nghiện trở về cộng đồng không có việc làm ổn định hoặc thiếu ý thức rèn luyện dẫn đến tái nghiện. Mặt khác, người phạm tội sử dụng trái phép chất ma túy trong thực tế rất nhiều, việc xử lý bằng biện pháp hình sự chưa được bao nhiêu và không có khả năng xử lý hết được, nếu duy trì Tội sử dụng trái phép chất ma túy trong BLHS sẽ không đảm bảo được công bằng xã hội. Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng dưới góc độ xã hội thì người nghiện ma túy được coi là nạn nhân của một tệ nạn. Hơn nữa, việc không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý là tội phạm không có nghĩa là dung túng đối với hành vi này mà cần tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả, bền vững hơn như nâng cao các biện pháp điều trị y tế kết hợp với lao động, giáo dục tại gia đình và cộng đồng... Trường hợp người  sử dụng ma túy mà có hành vi phạm tội thì sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng của BLHS. Do đó, UBTVQH đề nghị bỏ Tội sử dụng trái phép chất ma túy tại Điều 199 của BLHS.

4. Về sửa đổi, bổ sung Điều 69 và Điều 75a của dự thảo Luật

a) Về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 69)

Có ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với quan điểm sửa đổi quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 69). Một số ý kiến đề nghị không nên bổ sung cụm từ “phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của họ” vào khoản 1 điều này. Ý kiến khác không tán thành với việc sửa đổi Điều 69 như dự thảo Luật, vì cho rằng các quy định hiện nay cơ bản đã đầy đủ, việc sửa đổi chỉ mang tính hình thức.

UBTVQH thấy rằng đoạn 1 khoản 1 Điều 69 của BLHS hiện hành đã thể hiện đầy đủ và khái quát một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự khi xử lý người chưa thành niên phạm tội. Việc bảo đảm lợi ích của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng đã được thể hiện trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Chương X của BLHS. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, khoản 5 Điều 69 được bổ sung cụm từ “Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế  áp dụng hình phạt tù” để định hướng cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật hình sự, đó là hạn chế áp dụng hình phạt tù, chú trọng áp dụng các hình phạt ngoài tù nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, tạo cho họ có cơ hội và điều kiện tốt hơn trong việc sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

b) Về miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù (Điều 75a dự thảo Luật)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành việc bổ sung Điều 75a, vì cho rằng BLHS hiện hành đã quy định đầy đủ về miễn chấp hành hình phạt tù (Điều 57), giảm hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 76), hơn nữa, điều kiện áp dụng quy định này cũng chưa rõ ràng. Có ý kiến cho rằng việc bổ sung điều luật này là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội có thêm cơ hội sớm hòa nhập với gia đình, cộng đồng và để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.

UBTVQH nhận thấy, việc miễn chấp hành có điều kiện thời hạn tù còn lại đối với người chưa thành niên phạm tội là tăng cường việc xem xét quá trình tu dưỡng, rèn luyện để trả tự do sớm cho họ và là một trong những giải pháp nhằm tạo thêm cơ hội cho người đang chấp hành hình phạt tù có tiến bộ (nhưng chưa đến mức để được xét miễn phần hình phạt còn lại của hình phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 76 hoặc xét cho hưởng đặc xá). Tuy nhiên, để thực hiện được việc miễn chấp hành có điều kiện hình phạt tù còn lại đối với người chưa thành niên phạm tội có hiệu quả thì cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và phù hợp như tăng cường các biện pháp giáo dục, cải tạo, giám sát tại cộng đồng, phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội nhằm giúp người phạm tội được trả tự do sớm có đủ điều kiện tự tu dưỡng, rèn luyện, sửa chữa lỗi lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội..., trong khi đó điều kiện áp dụng nêu ra trong dự thảo Luật cũng chưa rõ ràng, chưa có sự phân biệt với điều kiện giảm mức hình phạt đã tuyên quy định tại Điều 76 của BLHS và điều kiện xét đặc xá quy định trong Luật Đặc xá, Bộ luật tố tụng hình sự cũng chưa quy định trình tự, thủ tục áp dụng. Vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ, toàn diện hơn về mọi mặt thì mới bảo đảm tính khả thi. Do đó, UBTVQH đề nghị chưa bổ sung Điều 75a trong lần sửa đổi này mà tiếp tục nghiên cứu phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự trong thời gian tới.

5. Về nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự

a) Về nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cần thiết phải nâng mức định lượng tối thiểu về trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị khi nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự cần cân nhắc đến yếu tố vùng, miền, vì cho rằng ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người thì tài sản của người dân có giá trị nhỏ, nếu bị chiếm đoạt có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất bình thường và cuộc sống của họ. Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức định lượng tối thiểu của tất cả các điều luật có quy định mức định lượng làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như các điều, khoản có mức định lượng làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hình phạt để bảo đảm tính đồng bộ trong Bộ luật.

UBTVQH nhận thấy, việc nâng mức định lượng tối thiểu về trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự lên 4 lần tại 12/23 điều và 2 lần tại 1/23 điều([2]) như quy định của dự thảo Luật là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội  hiện nay. Việc xem xét điều chỉnh tất cả các loại định lượng liên quan đến trị giá tiền, tài sản, thiệt hại về tài sản được quy định tại 10/23 điều luật([3]) còn lại cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn, vì mức định lượng tối thiểu làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự ở các điều luật còn lại và các định khung tăng nặng trong các tội danh nâng mức định lượng tối thiểu lần này đã ở mức cao như Tội sử dụng trái phép tài sản có mức định lượng tối thiểu là 50 triệu đồng, Tội buôn lậu có mức định lượng tối thiểu là 100 triệu đồng... Bên cạnh đó, nếu nghiên cứu, sửa đổi điều chỉnh một cách tổng thể tất cả các loại định lượng liên quan đến trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá thiệt hại được tính bằng tiền, sẽ phải nghiên cứu sửa đổi 76 khoản của 23 điều luật. Đây là công việc đòi hỏi phải có thời gian, điều kiện mới thực hiện được. Do đó lần sửa đổi này chỉ tập trung xem xét những điều luật có quy định mức định lượng tối thiểu thấp, không còn phù hợp, còn những điều luật có quy định mức định lượng tối thiểu tương đối cao thì sẽ được tiếp tục nghiên cứu phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS.

Về việc cân nhắc yếu tố vùng, miền trong quy định mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, UBTVQH cho rằng, chính sách hình sự phải nhất quán và được áp dụng thống nhất trong cả nước, việc quy định mức định lượng tối thiểu cũng đã tính đến các đối tượng thuộc mọi vùng, miền khác nhau trên cơ sở cân nhắc mặt bằng chung của cả nước để bảo đảm sự công bằng trong việc áp dụng pháp luật. Mặt khác, BLHS hiện hành đã có những quy định cho phép xử lý những trường hợp phạm tội dưới mức định lượng tối thiểu như “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính...”  là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc, xem xét trong việc xử lý những trường hợp phạm tội, nhất là các tội chiếm đoạt tài sản của người khác mà tài sản tuy dưới mức định lượng tối thiểu nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bị hại. Do đó, UBTVQH đề nghị cho giữ như quy định dự thảo Luật.

b) Về việc lấy tiền hay mức lương tối thiểu làm căn cứ định lượng

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc lấy tiền làm căn cứ định lượng như quy định hiện hành. Một số ý kiến đề nghị lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ định lượng để bảo đảm tính ổn định của Bộ luật.

UBTVQH nhận thấy, hiện nay chúng ta đang trong quá trình cải cách tiền lương, mức lương tối thiểu được điều chỉnh hàng năm nên thiếu tính ổn định, trong khi chính sách hình sự cần phải bảo đảm sự ổn định tương đối, việc dùng tiền làm thước đo định lượng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời cũng phù hợp với nhận thức của nhân dân và cũng đã tính đến sự biến động của giá trị đồng tiền. Nếu căn cứ vào mức lương tối thiểu thì chỉ đảm bảo tính ổn định của quy định về mặt hình thức, còn thực tế thì rất thiếu ổn định do những quy định này phải thay đổi theo sự thay đổi của mức lương tối thiểu, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp phải xử lý mỗi khi thay đổi mức lương tối thiểu như chính sách hình sự đối với người phạm tội trước khi lương tối thiểu tăng nhưng sau đó mới bị phát hiện hoặc đang điều tra, truy tố, xét xử... Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội vẫn lấy tiền làm thước đo định lượng trong các quy định của BLHS.

6. Tội đầu cơ (Điều 160)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc bổ sung tình tiết “hoặc tình hình khó khăn về kinh tế” vào cấu thành cơ bản của Tội đầu cơ. Một số ý kiến không tán thành với việc bổ sung tình tiết này. Ý kiến khác đề nghị bỏ Tội đầu cơ. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức hình phạt tiền đối với tội này vì mức hình phạt tiền như trong dự thảo Luật là quá thấp.

UBTVQH nhận thấy, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì tình trạng găm hàng hoá, mua vét hàng hoá tạo ra sự khan hiếm giả tạo để trục lợi là hoạt động kinh tế không lành mạnh vẫn còn diễn ra. Trong những hoàn cảnh đặc biệt như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì hành vi trên trở nên rất nghiêm trọng, gây tổn hại đến nền kinh tế và thậm chí có khi còn gây mất ổn định về chính trị. Do đó,  hành vi trên cần phải bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Vì vậy, UBTVQH đề nghị giữ như quy định của dự thảo Luật, còn khi nào có “tình hình khó khăn về kinh tế” sẽ do Chính phủ xác định phù hợp với tình hình cụ thể.

Về đề nghị nâng mức phạt tiền đối với Tội đầu cơ, UBTVQH nhận thấy, những người thực hiện hành vi phạm tội này đều có mục đích là thu lợi bất chính. Hành vi phạm tội của họ, ngoài việc phải chịu các hình phạt quy định tại Điều 160 thì còn bị tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (trong đó có tiền thu lợi từ hoạt động phạm tội đầu cơ mà có) theo quy định tại Điều 41 của BLHS. Hơn nữa, trong trường hợp họ bị tuyên hình phạt tù thì họ còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng theo quy định của khoản 4 Điều 160. Do đó, UBTVQH cho rằng mức hình phạt tiền như quy định của dự thảo Luật là hợp lý và vẫn đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.

7. Về Tội khủng bố (Điều 230a của dự thảo Luật)

Về vấn đề này có 3 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất, tán thành với việc bổ sung Điều 230a Tội khủng bố với khách thể của tội phạm là an toàn công cộng, trật tự công cộng nhưng không đồng ý việc chuyển Điều 84 Tội khủng bố từ chương XI Các tội xâm phạm an ninh quốc gia thành Điều 230a thuộc Chương XIX Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng vì khách thể bị xâm hại tại các chương này là khác nhau. Ý kiến này đề nghị thiết kế 2 điều riêng biệt: giữ nguyên Điều 84 và đổi tên thành Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và bổ sung Điều 230a Tội khủng bố để bảo vệ khách thể là an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Loại ý kiến thứ hai, không tán thành với việc chuyển Điều 84 thành Điều 230a mà giữ Điều 84 như quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, chờ khi có Luật phòng, chống khủng bố sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự cho phù hợp.

Loại ý kiến thứ ba, đề nghị xây dựng một chương riêng về tội phạm khủng bố.

UBTVQH thấy rằng, Tội khủng bố quy định tại Điều 84 của BLHS hiện hành có phạm vi điều chỉnh hẹp cả về mục đích, đối tượng và hành vi phạm tội, trong khi các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên lại luôn đặt tội phạm khủng bố trong mối liên hệ với nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác như tội buôn bán ma túy, buôn bán người, rửa tiền và với phạm vi điều chỉnh khá rộng... Việc quy định Tội khủng bố phải bảo đảm vừa không làm ảnh hưởng tới chính sách hình sự trong việc xử lý tội phạm về khủng bố nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, vừa phúc đáp yêu cầu đấu tranh phòng chống khủng bố đặt ra trong giai đoạn mới và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Nếu chỉ quy định Tội khủng bố như tại Điều 84 của BLHS với khách thể xâm hại là an ninh quốc gia và mục đích phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ gây khó khăn cho việc phòng chống tội phạm và hợp tác quốc tế về chống khủng bố, nhất là việc dẫn độ tội phạm, trong khi điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên quy định hành vi khủng bố rộng hơn, mục đích phạm tội không phải chống chính quyền nhân dân như Điều 84. Khách thể của tội phạm này là an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do đó, UBTVQH đề nghị giữ Điều 84 tại Chương XI Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và sửa tên của Điều 84 thành Tội khủng bố nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân; đồng thời, bổ sung Điều 230a Tội khủng bố để quy định hành vi khủng bố nhằm các mục đích khác như trong dự thảo Luật.

8. Về Nhóm tội phạm có tổ chức (Điều 20a) và Tội thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức (Điều 245a) của dự thảo Luật

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị chưa bổ sung Điều 20a và Điều 245a vào BLHS trong lần sửa đổi này.

 

III- VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ

1. Về sửa đổi, bổ sung Tội buôn bán người (Điều 119)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc quy định một tội danh chung về buôn bán người thay cho Tội mua bán phụ nữ (Điều 119) và Tội mua bán trẻ em quy định tại Điều 120 nhưng đề nghị quy định rõ hơn về hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội, cụ thể hóa mục đích bóc lột và bổ sung mục đích vụ lợi để bao hàm được hết cả các trường hợp có hành vi mua bán người. Có ý kiến đề nghị cần giữ nguyên mức hình phạt đối với trường hợp buôn bán trẻ em như quy định của BLHS hiện hành.

UBTVQH nhận thấy, theo Điều 119 và Điều 120 của BLHS hiện hành thì mua bán phụ nữ, trẻ em được hiểu là việc chuyển giao phụ nữ hoặc trẻ em để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Quy định này chỉ cho phép xử lý hình sự đối với những người có hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người nhằm mục đích bóc lột với tư cách là đồng phạm. Điều này trên thực tế đã gây khó khăn cho việc phân biệt giữa hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em với hành vi môi giới hôn nhân, môi giới lao động bất hợp pháp, môi giới mại dâm, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép và chưa bao hàm hành vi mua bán nam giới. Mặt khác, để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn bán người, nhất là phụ nữ, trẻ em và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế, thì khái niệm “buôn bán người” cần phải được nội luật hóa để phù hợp với quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp buôn bán người, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia mà Việt Nam đang xem xét phê chuẩn. Để cấu thành Tội buôn bán người cần phải hội đủ 3 yếu tố (1) có hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người, (2) có thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc tình trạng quẫn bách hoặc tình trạng không có khả năng tự vệ của nạn nhân, (3) có mục đích vụ lợi hoặc mục đích bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động hoặc lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Còn trong trường hợp người bị buôn bán là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần  thì không cần có yếu tố về thủ đoạn cũng đã bị xử lý về hình sự. Do đó, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý Điều 119 để làm rõ những nội dung nêu trên và chỉ quy định một tội danh chung về buôn bán người, thay cho Tội mua bán phụ nữ (Điều 119) và Tội mua bán trẻ em (quy định tại Điều 120), khoản 5 Điều 119 sẽ không bao gồm Tội lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; Điều 120 chỉ quy định về Tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Đồng thời nâng mức hình phạt tù đối với trường hợp phạm tội buôn bán trẻ em, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em quy định tại khoản 5 Điều 119 và khoản 1 Điều 120 của dự thảo Luật là từ 3 năm đến 10 năm.

2. Về bổ sung Tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi (Điều 119a)

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành với việc bổ sung Tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, vì cho rằng mặc dù trong thời gian qua đã xuất hiện hành vi lợi dụng việc giới thiệu con nuôi để thu lợi bất chính lớn, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động nhân đạo này, tuy nhiên loại tội phạm này chưa phải là phổ biến trên thực tế. Xử lý bằng biện pháp hành chính cũng đạt hiệu quả. Một số ý kiến tán thành với việc bổ sung tội danh trên vì cho rằng nuôi con nuôi là hoạt động nhân đạo, góp phần bảo vệ quyền của trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh, nhất là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Nhà nước ta chỉ cho phép các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động giới thiệu con nuôi với mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận. Nếu đã xuất hiện hành vi này thì cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hình sự nhằm đề cao mục đích của hoạt động nhân đạo của Nhà nước ta trong việc cho, nhận con nuôi.

UBTVQH thấy rằng, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung Điều 119a Tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi nhưng do điều luật quy định hành vi phạm tội không rõ, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội, có ý kiến đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về việc bổ sung tội danh này. Vì vậy, trong dự thảo Luật xin ý kiến các đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã đề xuất phương án nhập Điều 119a vào thành khoản 5 của Điều 119 Tội buôn bán người. Tuy nhiên, qua thảo luận UBTVQH nhận thấy nếu nhập nội dung Điều 119 a vào thành khoản 5 của Điều 119 thì sẽ không phù hợp vì cấu thành cơ bản của Tội buôn bán người hoàn toàn khác với Tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; hành vi buôn bán người có tính chất và mức độ nguy hiểm cao hơn.

Do còn có ý kiến khác nhau, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho ý kiến về 2 phương án sau đây:

Phương án 1: Chưa bổ sung Tội giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi trong lần sửa đổi, bổ sung lần này.

Phương án 2: Quy định một điều riêng về Tội lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi đã được chỉnh sửa cho phù hợp hơn (Điều 119a của dự thảo Luật).

3. Về sửa đổi, bổ sung Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140)

Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và làm rõ cụm từ “vào mục đích bất hợp pháp” quy định tại khoản 1 Điều 140, đồng thời điều chỉnh lại mức định lượng tại điểm d khoản 2 là từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng cho hợp lý.

Về việc làm rõ cụm từ “vào mục đích bất hợp pháp” ” UBTVQH nhận thấy không phải là tất cả các trường hợp sử dụng tài sản không đúng mục đích trong thỏa thuận đều coi là bất hợp pháp, mà chỉ coi những trường hợp sử dụng tài sản đó với mục đích là để thực hiện một việc mà pháp luật cấm dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, ví dụ như dùng tiền vay được để hối lộ, buôn lậu, mua bán ma tuý, đánh bạc, cho vay nặng lãi..., thì theo quy định tại Điều 140 của BLHS mới bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc xác định thế nào là “mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” thì cần giao cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của BLHS hiện hành.

Về việc nâng các mức định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự và định khung hình phạt đối với tội danh này, UBTVQH nhận thấy việc nâng mức định lượng tối thiểu tại khoản 1 Điều này từ 1 triệu đồng lên 4 triệu đồng là phù hợp với việc nâng mức định lượng tối thiểu tại một số điều luật khác trong lần sửa đổi, bổ sung này. Còn việc nâng toàn bộ mức định lượng ở các khung có cấu thành tăng nặng cần phải được xem xét trong tổng thể các điều luật khác có quy định tương tự. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Về việc điều chỉnh lại mức định lượng tại điểm d khoản 2 là từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã cho chỉnh lý lại như sau: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;”

4. Về sửa đổi, bổ sung Tội trốn thuế, gian lận thuế (Điều 161)

Có ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự Tội trốn thuế như quy định của dự thảo Luật và không bổ sung cụm từ “gian lận thuế” vào Tội trốn thuế. Có ý kiến không tán thành với việc nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự từ 50 triệu đồng lên 150 triệu đồng như quy định của dự thảo Luật, vì cho rằng mức nâng là quá cao. Ý kiến khác đề nghị nâng mức hình phạt tiền lên cao hơn.

Tiếp thu ý kiến đại biểu của Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng không bổ sung cụm từ “gian lận thuế” vào cấu thành cơ bản của tội danh trên, vì gian lận thuế chỉ là một thủ đoạn của trốn thuế, do đó việc liệt kê các thủ đoạn là không cần thiết và cũng không thể bao quát hết được. Hành vi trốn thuế gây thiệt hại trực tiếp đến nguồn thu của Nhà nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân cần phải được xử lý nghiêm minh, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung, nhưng để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giá cả thì cần thiết phải nâng mức định lượng làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, UBTVQH đề nghị nâng mức khởi điểm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn thuế lên thành 100 triệu đồng.

Đối với hình phạt tiền, UBTVQH cho rằng mức phạt tiền từ một đến năm lần số tiền trốn thuế là phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; hơn nữa, ngoài hình phạt chính, còn có hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp khác để các cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn áp dụng.

5. Về sửa đổi, bổ sung Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền có liên quan (Điều 170a) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 171)

a) Về sửa đổi, bổ sung Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền có liên quan (Điều 170a)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với quy định tại Điều 170a của dự thảo Luật nhưng băn khoăn về khái niệm “quy mô thương mại” hiện nay chưa được làm rõ, việc đưa khái niệm này vào trong điều luật có thể dẫn đến thiếu minh bạch và việc hiểu thiếu thống nhất.

UBTVQH nhận thấy, khái niệm “quy mô thương mại” quy định tại khoản 1 Điều 170a dự thảo Luật là khái niệm đã được quy định trong “Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” (TRIPS) của Tổ chức thương mại thế giới mà Việt Nam là thành viên và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giải thích rõ trong hai Hiệp định TRIPS và BTA; trong các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng chưa có giải thích cụ thể, nên việc đưa khái niệm “quy mô thương mại” vào quy định trong BLHS sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật. Việc quy định hậu quả kèm với mục đích kinh doanh là đã cụ thể hóa một bước khái niệm quy mô thương mại. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã thay cụm từ “quy mô thương mại” bằng cụm từ “hàng hóa vi phạm có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” và đề nghị giao cho các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể. Do đó, khoản 1 Điều 170a đã được chỉnh lý lại như quy định của dự thảo Luật.

b) Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 171)

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng đối tượng sở hữu công nghiệp mà Điều 171 của dự thảo Luật trình Quốc hội điều chỉnh bao gồm hành vi sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc quyền đối với giống cây trồng là quá rộng và vượt quá yêu cầu của Hiệp định TRIPS và BTA cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của nhiều nước. Điều này dẫn đến việc xử lý bằng biện pháp hình sự cả những hành vi vi phạm có thể xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự, do đó, đề nghị xem xét chỉ xử lý về hình sự hành vi sử dụng bất hợp pháp đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS và BTA.

UBTVQH nhận thấy các vi phạm pháp luật đối với các quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng không nhất thiết phải xử lý bằng biện pháp hình sự mà có thể xử lý bằng biện pháp dân sự hoặc hành chính cũng vẫn đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định TRIPS và BTA. Mặt khác, quy định này cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị là “khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự”. Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị cho sửa đổi Điều 171 của BLHS hiện hành theo hướng thu hẹp đối tượng sở hữu công nghiệp như quy định của dự thảo Luật (chỉ quy định về hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam).

6. Về sửa đổi, bổ sung một số tội danh trong lĩnh vực chứng khoán

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với việc bổ sung một số tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán, nhưng đề nghị nên ghép Điều 181a Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán với Điều 181c Tội gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán và quy định rõ hơn cấu thành cơ bản của các tội danh để bảo đảm tính khả thi và phân biệt với một số tội danh khác đã được quy định trong BLHS. Một số đại biểu Quốc hội đề nghị không nên bổ sung cụm từ “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm” vào trong cấu thành cơ bản của các tội danh trên.

UBTVQH cho rằng đây là các tội phạm mới được bổ sung nên trước mắt chỉ nên quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội đã phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng. Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo ghép Điều 181a  Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán và Điều 181c Tội gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán của dự thảo Luật thành Điều 181a Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán. Đồng thời, đã chỉ đạo chỉnh lý cấu thành tội phạm của Điều 181b Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và Điều 181c Tội thao túng giá chứng khoán cho rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ hơn và bỏ dấu hiệu “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm” trong cấu thành cơ bản của các điều luật trên.

7. Về sửa đổi, bổ sung các tội phạm về môi trường

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với quy định của dự thảo Luật là hợp nhất 3 điều 182, 183 và 184 thành Điều 182 Tội gây ô nhiễm môi trường và sửa lại dấu hiệu của cấu thành cơ bản của tội phạm cho hợp lý hơn, bảo đảm quy định khái quát được các hành vi phạm tội và tính chất của tội phạm để có căn cứ pháp lý thuận lợi cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự, khắc phục được bất cập của quy định hiện hành. Một số ý kiến nhất trí việc sửa cấu thành cơ bản của điều luật này nhưng đề nghị cân nhắc giữ lại dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân gây ô nhiễm môi trường. Có ý kiến cho rằng quy định của Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185) sẽ dẫn đến việc xử lý trách nhiệm hình sự tràn lan, cần phải quy định số lượng nhất định chất thải đưa vào lãnh thổ Việt Nam thì mới coi là tội phạm. Ý kiến khác đề nghị sử dụng thuật ngữ tại các Điều 190 và 191 cho phù hợp với Luật đa dạng sinh học.

UBTVQH nhận thấy, trên thực tế các tội danh về môi trường rất ít được áp dụng và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định của BLHS hiện hành đối với các tội về môi trường (các Điều 182, 183, 184, 185 của BLHS hiện hành) còn thiếu tính khả thi, rất khó áp dụng trong thực tế. Theo đó, muốn xử lý được bằng biện pháp hình sự thì cần phải hội đủ ba yếu tố cấu thành tội phạm: (1) thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; (2) đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; (3) gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm môi trường thường là rất khó khăn, có nhiều trường hợp không thể xác định được ngay mà phải sau một thời gian dài mới có thể xác định được hậu quả, còn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường thường chỉ áp dụng đối với pháp nhân nên rất khó xử lý về hình sự đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng quy định trách nhiệm hình sự đối với người có các hành vi “thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác”. Đồng thời, bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.

Về ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm hình sự của người đứng đầu pháp nhân gây ô nhiễm môi trường, UBTVQH cho rằng, nếu người đứng đầu pháp nhân trực tiếp thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 182 của BLHS, trường hợp người này không trực tiếp thực hiện tội phạm mà chỉ tham gia với tư cách là người tổ chức (người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy), người xúi giục hoặc người giúp sức thì tuỳ tính chất, mức độ của hành vi cũng sẽ bị xử lý với vai trò là đồng phạm theo quy định tại Điều 20 của BLHS. Do đó, UBTVQH đề nghị không bổ sung quy định trách nhiệm hình sự người đứng đầu của pháp nhân vào trong BLHS.

Về Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH thấy rằng cần phải có quy định về số lượng chất thải đưa vào lãnh thổ Việt Nam nhằm tránh xử lý hình sự tràn lan. Do đó, khoản 1 Điều 185 được chỉnh lý lại như sau: “1. Người nào lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hoá chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn, thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Ngoài ra, UBTVQH cũng đã chỉ đạo tiếp thu chỉnh lý, hoàn thiện Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a), Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b), Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại  (Điều 191a) bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng và khả thi, đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống và phòng chống tội phạm và phù hợp với quy định của Luật đa dạng sinh học.

8. Về sửa đổi, bổ sung Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202)

Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cho phù hợp với quy định của Luật giao thông đường bộ.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý điểm b, khoản 2 Điều 202 như sau “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

9. Về sửa đổi, bổ sung Tội đánh bạc (Điều 248) và Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249)

Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung Tội đánh bạc (Điều 248) và Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249) theo hướng chỉ quy định là tội phạm đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép và quy định cụ thể mức định lượng trong điều luật. Có ý kiến đề nghị bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 mà còn vi phạm” tại Điều 248 của BLLHS.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã cho chỉnh lý lại cấu thành cơ bản của Tội đánh bạc (Điều 248) theo hướng bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 mà còn vi phạm”. Chỉ quy định là tội phạm đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc “trái phép”; đồng thời quy định mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự là từ 2 triệu đồng đối với Tội đánh bạc.

Ngoài những nội dung trên, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện một số điều trong dự thảo Luật và trong BLHS có liên quan đến việc sửa đổi cả về nội dung và hình thức thể hiện như Điều 154, 155, 164a, 164b, 224, 225, 226, 226a, 226b, 313 và cho giữ nguyên Điều 35 của BLHS.

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Trên đây là Báo cáo tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Uỷ ban thường vụ Quốc hội xin kính trình Quốc hội xem xét, quyết định.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thành viên UBTVQH;

- Chính phủ;

- Lưu VP; UBTP.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

PHÓ CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

 

 

Uông Chu Lưu

 



([1])- Các Điều 137, 138, 139, 140, 142, 143, 146, 147, 148, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 158, 161, 162, 164, 168, 173, 175, 185, 187, 188, 189, 192, 207, 209, 228, 233, 245, 247, 259, 266, 170, 249, 272, 273, 274 của BLHScòn giữ lại yếu tốđã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

- Các Điều 131, 171, 182, 183, 184, 185, 191, 248 của BLHSđã bỏ yếu tốđã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

([2])Nâng mức định lượng tối thiểu lên 4 lần tại các Điều137, 138, 139, 140, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291 của BLHS và nâng mức định lượng tối thiểu lên 2 lần tại Điều 141của BLHS;

([3])Các Điều142, 144, 145, 152, 154, 156, 159, 161, 165và 166 của BLHS chưa xem xét nâng mức định lượng tối thiểu trong lần sửa đổi, bổ sung này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi