Báo cáo 203/BC-BTP 2024 công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBPL năm 2023, nhiệm vụ năm 2024

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 203/BC-BTP

Báo cáo 203/BC-BTP của Bộ Tư pháp công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:203/BC-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Đặng Hoàng Oanh
Ngày ban hành:09/05/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Báo cáo 203/BC-BTP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Báo cáo 203/BC-BTP PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 203_BC-BTP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP

________

Số: 203/BC-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2024

 

 

BÁO CÁO

Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm
pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2023
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

______________

 

 

Kính gửi:

 

- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang;

- Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

 

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và pháp điển hệ thống QPPL, trên cơ sở theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL trong năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 như sau:

 

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

 

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN

Quán triệt, thực hiện nhiệm vụ “Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật để phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước, trong năm 2023, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL được Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện tập trung vào các nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL. Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo hướng thực chất, bám sát, phù hợp với thực tiễn, gắn kết với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để kiểm soát, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, kết luận, xử lý văn bản QPPL. Xử lý dứt điểm các văn bản có quy định trái pháp luật đã được kiểm tra, kết luận.

2. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm để đảm bảo việc xây dựng, ban hành văn bản có cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn, nhất là các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp quản lý có tính chất đặc thù của địa phương. Chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực.

Tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; rà soát hệ thống văn bản QPPL để sửa đổi các quy định pháp luật bất cập, không còn phù hợp, gây khó khăn, vướng mắc, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rào cản, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển, nhất là trong sản xuất, kinh doanh (theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội).

3. Tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019 - 2023; hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL theo quy định để bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

4. Rà soát, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác văn bản QPPL thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, địa phương mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015; thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ báo cáo, thống kê kết quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL và việc gửi danh mục, tình hình xử lý văn bản trái pháp luật đã phát hiện qua công tác kiểm tra đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

5. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

(i) Tham mưu, phối hợp tổ chức triển khai các nhiệm vụ của T công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL để rà soát, xử lý những quy định bất cập, không còn phù hợp, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong văn bản QPPL do các cơ quan trung ương ban hành;

(ii) Xử lý nhanh, chính xác các nội dung vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn tại các thông tư đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành đã được phát hiện để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân1;

(iii) Chủ động lấy ý kiến và nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị của địa phương phản ánh về các vướng mắc, bất cập, những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn trong các thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành để kịp thời sửa đổi, bổ sung; đồng thời tập trung rà soát và xử lý, tham mưu xử lý kết quả rà soát để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ hệ thống văn bản kỳ 2019-20232

(iv) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, ban hành kế hoạch để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; tham mưu, tổ chức thực hiện các kiến nghị của Đảng đoàn Quốc hội tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21/10/2021 (được tổng hợp tại Phụ lục IV kèm theo Báo cáo số 93/BC-TCT ngày 29/3/2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động năm 2022)3.

6. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, trong đó tập trung vào các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL; thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong kiểm tra, rà soát văn bản QPPL để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ.

7. Trong năm 2023, Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức các Hội nghị tập huấn chuyên sâu về kỹ năng rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ triển khai thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023 cho công chức các bộ và công chức địa phương; cử nhiều lượt công chức làm báo cáo viên tập huấn kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản QPPL do các bộ, ngành, địa phương tổ chức; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo liên quan đến các công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL kết hợp với việc tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn, giải đáp các khó khăn, vướng mắc cho đội ngũ công chức bộ, ngành, địa phương về các công tác nêu trên tại các địa phương/khu vực4. Biên soạn, phát hành các cuốn sách nghiệp vụ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để phục vụ cho việc nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm, phòng tránh việc xây dựng, ban hành văn bản không đúng quy định pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương5.

Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại 03 cơ quan cấp bộ (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ) và 06 UBND cấp tỉnh (Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận).

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN QPPL

1. Kết quả kiểm tra văn bản theo thẩm quyền

Năm 2023, các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả Bộ Tư pháp) và UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã tiếp nhận, phân loại theo thẩm quyền đối với 12.718 văn bản QPPL, trong đó các bộ, cơ quan ngang bộ là 7.178 văn bản với 5.237 văn bản ban hành trong năm 2023; các địa phương là 5.540 văn bản (gồm 3.331 văn bản cấp huyện, 2.209 văn bản cấp xã) với 4.599 văn bản ban hành trong năm 2023; theo đó đã kết luận, kiến nghị xử lý đối với 482 văn bản, gồm 390 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành (trong đó có 152 văn bản ban hành trong năm 2023) và 92 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL (trong đó có 46 văn bản ban hành trong năm 2023). Số văn bản có quy định trái pháp luật được kết luận tăng 05 văn bản so với năm 2022.

Về kết quả xử lý văn bản: Tính đến ngày 31/12/2023, cả nước đã xử lý được 414/482 văn bản QPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền và văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL (đạt 85, 89 %, tăng 8, 75 % so với năm 2022)6.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Báo cáo)

Riêng đối với Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL), trong năm 2023, đã tiếp nhận, phân loại đối với 4.112 văn bản (gồm 488 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 3.624 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh), qua đó đã kết luận, kiến nghị xử lý đối với 162 văn bản có quy định trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung (gồm 31 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 131 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh)7.

Trên cơ sở theo dõi, đôn đốc của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 06/3/2024 có 76/162 văn bản được kết luận trong năm 2023 đã được cơ quan ban hành xử lý. Các văn bản còn lại đang được Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, phối hợp cơ quan ban hành xử lý theo đúng quy định.

Trong năm 2023, Bộ Tư pháp đã hoàn thành việc kiểm tra theo chuyên đề đối với các văn bản: (i) Văn bản liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; (ii) Văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 do các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Tổ chức kiểm tra văn bản theo địa bàn tại 05 địa phương: Nghệ An, Kiên Giang, Quảng Bình, Ninh Bình, TP. Hải Phòng.

2. Tình hình xử lý văn bản có quy định trái pháp luật theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (tại Công văn số 3683/VPCP-PL ngày 24/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Công văn số 7281/VPCP-PL ngày 22/9/2023 của Văn phòng Chính phủ về xử lý văn bản trái pháp luật)8

Tng số văn bản cần xử lý theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại các Công văn nêu trên là 17 văn bản (gồm 11 văn bản của cơ quan cấp bộ, 06 văn bản của chính quyền cấp tỉnh).

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương xử lý dứt điểm các văn bản trái pháp luật nêu trên và gửi kết quả xử lý đến Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ9.

Trên cơ sở theo dõi, đôn đốc của Bộ Tư pháp, đến nay có 14/17 văn bản đã được cơ quan ban hành xử lý (gồm: 08 văn bản của cơ quan cấp bộ; 06 văn bản của chính quyền cấp tỉnh), tuy nhiên trong đó có 01 văn bản (của Bộ Quốc phòng) chưa xử lý triệt để nội dung trái pháp luật10; 03 văn bản của Bộ Quốc phòng đang xử lý.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Báo cáo)

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC RÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL

1.1. Theo báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương, kết quả rà soát văn bản QPPL trên cả nước trong năm 2023 (gồm cả Bộ Tư pháp) như sau:

- Tổng số văn bản phải được rà soát: 33.211 văn bản (trong đó số văn bản cần được rà soát tại các bộ, cơ quan ngang bộ là 6.585 văn bản; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 26.626 văn bản).

- Tổng số văn bản đã được rà soát: 33.061 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ là 6.585/6.585 văn bản, đạt 100%; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 26.476/26.626 văn bản, đạt 99.43 %).

- Tổng số văn bản đã được xử lý sau rà soát: 5.771 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ: 393/530 văn bản, chiếm 74.15 % tổng số văn bản kiến nghị xử lý; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 4.636/5.241 văn bản, chiếm 88.45 % tổng số văn bản kiến nghị xử lý)11.

(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo Báo cáo)

Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL thường xuyên, vào tháng 01 năm 2024, các cơ quan cấp bộ và UBND cấp tỉnh đã ban hành quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023 thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý, đồng thời đăng danh mục văn bản trên Công báo và Cổng thông tin điện tử của các cơ quan cấp bộ và UBND cấp tỉnh theo đúng quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

1.2. Thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 08/4/2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2018, trong năm 2023, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 45 văn bản QPPL và bãi bỏ một phần 07 văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ chấm dứt hiệu lực12.

2. Về việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL và nhiệm vụ rà soát văn bản theo chỉ đạo, đề nghị liên quan của quan nhà nước có thẩm quyền

Trong năm 2023, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hoàn thành có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ sau:

2.1. Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL13

Trọng tâm của Kế hoạch là rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; rà soát xử lý quy định pháp luật bất cập, không còn phù hợp trong lĩnh vực thi hành án dân sự và đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện trong các năm 2020, 2021, 2022 nhằm đẩy mạnh việc xử lý kết quả rà soát văn bản đã được thực hiện, gắn kết công tác rà soát văn bản với công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá báo cáo kết quả rà soát của các bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác đã có Báo cáo số 334/BC-TCT ngày 19/10/2023 trình Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về “Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó đã xác định cụ thể các giải pháp mà các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện trong thời gian tới, đồng thời đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số vấn đề cụ thể để đảm bảo thực hiện có chất lượng, hiệu quả kết quả rà soát văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06. Sau khi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ có Báo cáo số 334/BC-TCT ngày 19/10/2023, Bộ Tư pháp đã và đang triển khai thực hiện ý kiến đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Công văn số 9521/VPCP-KSTT ngày 05/12/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết quả rà soát văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06.

2.2. Theo dõi việc xử lý kết quả rà soát các thông tư đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giảm các thủ tục yêu cầu không cần thiết, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân (theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Công văn số 699/VPCP-PL ngày 07/02/2023 của Văn phòng Chính phủ)

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Công văn số 1045/TTg-PL ngày 07/11/2022, Bộ Tư pháp đã xây dựng Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 06/01/2023 của Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp kết quả rà soát các thông tư đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ. Sau khi có Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 06/01/2023, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ14, các bộ, cơ quan đang thực hiện việc xử lý văn bản và định kỳ hàng quý, Bộ Tư pháp đều có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình xử lý thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ.

2.3. Tổ chức rà soát hệ thống văn bản QPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV

Trọng tâm rà soát là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, người dân, doanh nghiệp kiến nghị; phát hiện, xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan.

Trên cơ sở báo cáo rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương, ngày 20/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ đã ký Báo cáo số 587/BC-CP của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 về kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15.

Thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội15 và lãnh đạo Chính phủ16, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiến nghị và có giải pháp khắc phục ngay các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra đối với các văn bản dưới luật để báo cáo Quốc hội17.

2.4. Rà soát khắc phục sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo tại Văn bản số 2514-CV/BNCTW ngày 27/7/2022 của Ban Nội chính Trung ương

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ18, Bộ Tư pháp ban hành Công văn gửi các bộ, ngành, địa phương để triển khai việc rà soát theo yêu cầu tại Văn bản số 2514-CV/BNCTW và gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp để tổng hợp, xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ19.

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương, ngày 29/12/2023, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 682/BC- BTP.m trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát khắc phục sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

2.5. Rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật theo Công văn số 1522-CV/ĐĐQH15 ngày 10/4/2023 và Công văn số 1663-CV/ĐĐQH15 ngày 19/5/2023 của Đảng đoàn Quốc hội

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính ph20, Bộ Tư pháp ban hành Công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để triển khai việc rà soát theo yêu cầu tại các văn bản của Đảng đoàn Quốc hội, trong đó đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp để tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ trình Đảng đoàn Quốc hội21.

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, ngày 28/12/2023, Bộ Tư pháp có Tờ trình số 77/TTr-BTP.tm trình Thủ tướng Chính phủ - Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ về dự thảo Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ về kết quả rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật theo yêu cầu của Đảng đoàn Quốc hội; Công văn số 6477/BTP-KTrVB ngày 28/12/2023 của Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ - Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ về kết quả thực hiện Văn bản số 1663-CV/ĐĐQH15 ngày 19/5/2023 của Đảng đoàn Quốc hội (kèm theo dự thảo Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ trình Đảng đoàn Quốc hội về kết quả thực hiện Văn bản số 1663-CV/ĐĐQH15).

2.6. Rà soát, đề xuất xử lý các vấn đề vướng mắc về đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong quy định pháp luật theo văn bản số 56-TB/VPTW ngày 10/4/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng

Triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ22, trên cơ sở kết quả rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, Bộ Tư pháp đã tổng hợp, xây dựng Báo cáo số 53/BC-BTP.tm ngày 31/8/2023 gửi Ban cán sự đảng Chính phủ về kết quả rà soát vấn đề vướng mắc về đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong quy định pháp luật.

2.7. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật hiện hành theo chỉ đạo tại Công văn số 689/TTg-PL ngày 29/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Trên cơ sở báo cáo rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương, Bộ Tư pháp đã tổng hợp, xây dựng Báo cáo số 28/BC-BTP ngày 17/01/2024 của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang23, hiện nay các bộ, cơ quan đang nghiên cứu, cho ý kiến đối với các kiến nghị của các cơ quan, địa phương về các quy định bất cập, vướng mắc tại các quy định pháp luật của trung ương.

2.8. Triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát, đề xuất xử lý văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về việc rà soát văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (tại Công văn số 7705/VPCP-PL ngày 16/11/2022 và Công văn số 854/VPCP-PL ngày 13/02/2023 của Văn phòng Chính phủ), các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương đã tổ chức rà soát văn bản, gửi kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 291/BC-BTP.m ngày 26/6/2023 của Bộ Tư pháp.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ24 và nhiệm vụ theo Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản, Bộ Tư pháp và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản tổ chức các cuộc họp trao đổi, thảo luận với các cơ quan đã tham mưu, xây dựng văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan để xác định hướng xử lý đối với các văn bản hành chính thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 471/BC-BTP.m ngày 22/9/2023.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang25, các bộ, ngành đã tiến hành tham mưu xử lý kết quả rà soát và gửi kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 65/BC-BTP.m ngày 23/02/2024.

IV. KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỆ THỐNG HÓA, HỢP NHẤT VĂN BẢN QPPL, PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QPPL

1. Về công tác hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023

Trong năm 2023, trên cơ sở triển khai, hướng dẫn, đôn đốc của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023. Trong quá trình thực hiện, Bộ Tư pháp đã thường xuyên theo dõi, kịp thời hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản QPPL đảm bảo đúng yêu cầu, thời hạn, chất lượng theo quy định. Tính đến ngày 18/3/2024, có 14/22 bộ, cơ quan ngang bộ26; 62/63 UBND cấp tỉnh đã ban hành Quyết định công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023 và đăng trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan theo đúng thời hạn quy định27. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tổng hợp báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của các cơ quan, địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023 trên toàn quốc (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2024).

2. Về công tác hợp nhất văn bản QPPL

Công tác hợp nhất văn bản QPPL tại các bộ, ngành ngày càng đi vào nề nếp. Các văn bản hợp nhất bảo đảm chất lượng, được đăng tải kịp thời trên Công báo, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cơ quan ban hành văn bản theo đúng quy định của pháp luật.

Trên cơ sở chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về tình hình thực hiện công tác hợp nhất văn bản QPPL tại các bộ, ngành, Bộ Tư pháp đã kịp thời trao đổi, ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn28 việc thực hiện công tác hợp nhất văn bản của các bộ, ngành; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành trong việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện việc hợp nhất văn bản QPPL và đăng văn bản hợp nhất theo đúng quy định. Định kỳ hàng tháng, Bộ Tư pháp cập nhật, đăng tải thông tin về tình hình thực hiện hợp nhất văn bản của các bộ, ngành tại Mục Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: https://ktvb.moi.gov.vn/Pages/home.aspx). Nhiều bộ, ngành đã chủ động đưa vào Chương trình, Kế hoạch công tác năm các nội dung, hoạt động liên quan đến công tác hợp nhất văn bản QPPL để tổ chức hiệu quả, kịp thời việc thực hiện hợp nhất văn bản QPPL thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên việc thực hiện hợp nhất văn bản ở một số bộ, ngành còn chậm, nhiều văn bản được hợp nhất quá thời hạn theo quy định, trong đó có nhiều văn bản cho đến nay vẫn chưa được hợp nhất.

(Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Báo cáo)

3. Về công tác pháp điển hệ thống QPPL

Năm 2023, Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành đã thực hiện pháp điển xong và trình Chính phủ thông qua 16 đề mục, nâng tổng số đề mục đã được hoàn thành là 262/271.

Về cơ bản, các bộ, ngành đã triển khai thực hiện pháp điển và cập nhật QPPL mới ban hành theo quy định bảo đảm chất lượng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu Bộ pháp điển ra ngoài xã hội được quan tâm thực hiện. Bước đầu Bộ pháp điển đã được xã hội đón nhận, đánh giá cao và thường xuyên khai thác, sử dụng trong tra cứu, tìm kiếm và áp dụng pháp luật. Để tiếp tục nâng cao chất lượng Bộ pháp điển và hiệu quả trong khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, ngày 02/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển” (Quyết định phê duyệt số 143/QĐ-TTG ngày 02/02/2024).

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA, HỢP NHẤT VĂN BẢN QPPL, PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QPPL NĂM 2023

1. Mặt tích cực

1.1. Trong năm 2023, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật, công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của cả nước tiếp tục được tăng cường thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhìn chung, các cơ quan cấp bộ và địa phương đã quan tâm chỉ đạo, bố trí nguồn lực, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo quy định; chú trọng công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn để kịp thời phát hiện, tự xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp, nhất là đối với văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành. Việc xử lý văn bản có quy định trái pháp luật sau khi tự kiểm tra phát hiện hoặc do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện, kết luận đã được cơ quan ban hành thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn29. Kết quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật, tạo cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thi hành pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân, nhất là trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh30.

1.2. Hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp về các công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL tiếp tục được tăng cường thực hiện có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, bám sát thực tiễn (thông qua việc ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức các đoàn kiểm tra, các hội nghị, hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ), qua đó đã nâng cao nhận thức, kiến thức, ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản và tổ chức thi hành pháp luật; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, ngăn ngừa, hạn chế các trường hợp ban hành các quy định trái pháp luật, không phù hợp.

Công tác kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền của Bộ Tư pháp được thực hiện kịp thời, đồng bộ, linh hoạt (thông qua việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn), đảm bảo sự chủ động của Bộ trong phản ứng chính sách pháp luật, kịp thời phát hiện, kết luận chính xác văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, từng bước gắn kết công tác kiểm tra văn bản của Chính phủ với công tác kiểm tra của Đảng, công tác giám sát của Quốc hội, nâng cao chất lượng, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và thực thi pháp luật. Qua công tác kiểm tra, Bộ Tư pháp đã chú trọng việc giúp cơ quan có văn bản trái pháp luật nhận thức rõ sai sót để tự xử lý; cảnh báo những vi phạm thường gặp và nguyên nhân để tránh việc ban hành quy định sai phạm. Việc đôn đốc xử lý đối với văn bản trái pháp luật luôn được chú trọng thực hiện sâu sát, hiệu quả, nhất là các văn bản có quy định gây trở ngại, bất lợi cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, qua đó hạn chế tối đa số văn bản có quy định trái pháp luật chậm được xử lý.

1.3. Trong công tác rà soát văn bản QPPL, Bộ Tư pháp đã chủ động, tích cực cùng với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai toàn diện, hiệu quả công tác rà soát văn bản QPPL, trong đó nổi bật là hoạt động tổ chức rà soát hệ thống văn bản QPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội và nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án 06).

Trên cơ sở kết quả Bộ Tư pháp và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tham mưu xây dựng nhiều báo cáo rà soát văn bản để trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và cơ quan có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc xử lý các văn bản có hạn chế, bất cập, thiếu thống nhất, đồng bộ, không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, cản trở cho đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

1.4. Các bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cơ bản đã tập trung thực hiện đúng quy định, hoàn thành chất lượng công tác hệ thống hoá văn bản QPPL thống nhất trong toàn quốc kỳ 2019 - 2023, qua đó xác định đầy đủ, chính xác các văn bản QPPL còn hiệu lực từ cấp Trung ương đến cấp xã, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

1.5. Công tác hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL tiếp tục được các bộ, ngành quan tâm triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện hợp nhất, pháp điển cơ bản bảo đảm chất lượng, đúng kỹ thuật giúp các cá nhân, tổ chức dần dần thay đổi cách thức tìm kiếm, tra cứu văn bản QPPL pháp luật thông qua hệ thống văn bản hợp nhất và Bộ pháp điển.

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Khó khăn, hạn chế

- Công tác kiểm tra theo thẩm quyền tại một số cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, thường xuyên31. Vẫn còn tình trạng một số cơ quan cấp bộ và UBND cấp tỉnh chưa thực sự chú trọng kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản QPPL thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý theo quy định.

- Tại các bộ, cơ quan ngang bộ, việc xử lý kết quả sau rà soát và việc rà soát, xử lý, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL để đảm bảo phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong một số trường hợp, lĩnh vực còn chậm, chưa kịp thời, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật của địa phương.

- Một số cơ quan chưa thực hiện đúng quy định về việc gửi báo cáo thống kê chính thức (của năm báo cáo) về kết quả kiểm tra, rà soát văn bản đến Bộ Tư pháp32.

- Việc thực hiện hợp nhất văn bản QPPL tại một số bộ, ngành còn chậm, chưa bảo đảm thời hạn hoàn thành hợp nhất theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật33; một số văn bản hợp nhất chưa được đăng tải đầy đủ, đúng thời hạn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, gây khó khăn cho việc tiếp cận, sử dụng văn bản hợp nhất của các cá nhân, tổ chức.

- Hiện nay, còn 09/271 đề mục của Bộ pháp điển chưa được pháp điển; một số QPPL mới ban hành chưa được cập nhật kịp thời vào Bộ pháp điển (Chi tiết tại Phụ lục V và Phụ lục VI kèm theo Báo cáo). Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng, quản lý, duy trì và khai thác, sử dụng Bộ pháp điển còn hạn chế; một số bộ, ngành chưa quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu Bộ pháp điển đến các công chức trong bộ, ngành mình.

2.2. Nguyên nhân

- Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, hợp nhất văn bản QPPL tại một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự được quan tâm chỉ đạo hiệu quả, kịp thời, sâu sát.

- Năng lực, trình độ và số lượng công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL nói chung, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nói riêng chưa đồng đều, chưa tương xứng so với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc của các công tác này, đặc biệt nhân sự làm công tác pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phần lớn là kiêm nhiệm và không ổn định.

- Số lượng, nội dung văn bản QPPL cần phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng nhiều, nhất là cùng lúc thực hiện đồng thời nhiều chỉ đạo rà soát văn bản QPPL theo nhiệm vụ, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền. Nhiều văn bản cần rà soát, xử lý có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc xử lý kết quả rà soát luôn phải được xem xét trong tổng thể quá trình tổng kết, xem xét, đánh giá tình hình thi hành văn bản QPPL với nhiều vấn đề liên quan khác; tiến độ xử lý nhiều văn bản phụ thuộc vào tiến độ, lộ trình xử lý của các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

- Một số bộ, ngành chưa quan tâm thực hiện hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL; chưa bố trí đủ nguồn lực tương xứng với khối lượng công việc hợp nhất, pháp điển; công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc bộ, ngành trong việc thực hiện hợp nhất, pháp điển còn chưa được hiệu quả, kịp thời.

- Hạ tầng kỹ thuật, phần mềm của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật do xây dựng đã lâu nên bộc lộ hạn chế, bất cập về kỹ thuật, công nghệ, chưa đáp ứng yêu cầu tiện ích, gây trở ngại cho việc quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu.

 

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2024 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

 

I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2024

Căn cứ thực tiễn công tác và định hướng, yêu cầu của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật để phục vụ sự phát triển của đất nước, Bộ Tư pháp xác định phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2024 như sau:

1. Tiếp tục quán triệt yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ và các kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật34. Thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật.

Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản QPPL; gắn kết chặt chẽ hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để kiểm soát, nâng cao chất lượng văn bản QPPL. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, không đúng hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.

Tiếp tục quan tâm kiện toàn, đầu tư, bố trí nhân lực, kinh phí, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ và các điều kiện đảm bảo khác tương xứng với tầm quan trọng của các công tác nêu trên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Tăng cường chỉ đạo, thực hiện có chất lượng, hiệu quả các công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo đúng quy định để đảm bảo việc xây dựng, ban hành văn bản phải có cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức. Chủ động kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực do bộ, ngành, địa phương quản lý để xem xét sự phù hợp với hệ thống pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn. Kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn (nhất là các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp quản lý có tính chất đặc thù của địa phương).

Chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo ngành, lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực của bộ, ngành, địa phương. Đy mạnh công tác xử lý văn bản trên cơ sở kết quả rà soát, trong đó chú trọng việc xử lý văn bản để phục vụ triển khai “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06).

3. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về công tác hợp nhất văn bản QPPL thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan mình và đăng tải văn bản hợp nhất trên Công báo, Trang thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời, giúp hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thuận tiện trong tra cứu, sử dụng văn bản QPPL, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

4. Thực hiện pháp điển các đề mục còn lại; cập nhật các QPPL mới ban hành vào Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng, kịp thời. Các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực, tập trung thực hiện hiệu quả Quyết định số 143/QĐ-TTG ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển”; đồng thời rà soát, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác văn bản QPPL thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, địa phương mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 để phục phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Thực hiện công bố, đăng tải đầy đủ, chính xác, kịp thời Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực tính đến hết ngày 31/12/2023 và các danh mục văn bản thể hiện kết quả hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023 trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương; cập nhật kịp thời thông tin của văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Xử lý kịp thời văn bản cần phải xử lý đã được phát hiện trong kỳ hệ thống hóa.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Căn cứ tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL trong năm 2023, Bộ Tư pháp đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các nội dung sau:

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL trong năm 2024 đã được nêu tại Mục I Phần thứ hai của Báo cáo này.

2. Các cơ quan ban hành văn bản có quy định trái pháp luật (do Bộ Tư pháp kiểm tra, kết luận, đôn đốc xử lý nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý) nêu tại Phụ lục VII kèm theo Báo cáo này khn trương xử lý dứt điểm theo quy định trước ngày 30/6/2024. Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan ban hành văn bản chưa tự xử lý thì Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các nội dung trái pháp luật theo thẩm quyền.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc xử lý đối với 04 văn bản có quy định trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành nêu tại Phụ lục VIII kèm theo Báo cáo này.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ chưa hoàn thành việc hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL nêu tại Phụ lục IV, Phụ lục V và Phụ lục VI kèm theo Báo cáo này khẩn trương rà soát, thực hiện theo đúng quy định, hoàn thành trước ngày 31/7/2024, thông tin kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Giao Bộ Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, bổ sung, hoàn thiện tiêu chí chấm điểm về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại chỉ số đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nghiên cứu, bổ sung quy định tiêu chí về việc thực hiện hợp nhất văn bản QPPL và pháp điển hệ thống QPPL vào chỉ số đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác, sử dụng hiệu quả văn bản QPPL trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trên đây là Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, kính trình Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để biết);

- Các bộ, cơ quan ngang bộ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Vụ Các vấn đề chung về XDPL, Cục KHTC, Bộ Tư pháp;

- Lưu: VT, Cục KTrVB (H.Hà).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đặng Hoàng Oanh

_____________________

1 Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Công văn số 699/VPCP-PL ngày 07/02/2023 của Văn phòng Chính phủ “V/v rà soát thông tư”.

2 Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Công văn số 699/VPCP-PL ngày 07/02/2023 của Văn phòng Chính phủ “V/v rà soát thông tư”.

3 Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Công văn số 2266/VPCP-PL ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ “V/v kết quả hoạt động năm 2022 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL”.

4 Cụ thể: - Hội thảo “Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL của địa phương - Nhìn từ góc độ kiểm tra, rà soát văn bản QPPL” tại tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Gia Lai.

- Hội thảo “Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản QPPL về các văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” tại tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Lâm Đồng.

- Hội thảo “Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản QPPL liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở” tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

- Hội thảo “Lấy ý kiến về kết quả rà soát và giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06” tại tỉnh Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh.

- Hội thảo Kết quả rà soát và giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát phục vụ triển khai Đề án 06” tại tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Bình Thuận.

- Hội nghị tập huấn chuyên sâu về kỹ năng rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ triển khai thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023 cho công chức Vụ pháp chế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công chức tại cơ quan tư pháp các địa phương: TP. Đà Nẵng, tỉnh Lâm Đồng; tỉnh Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh.

- Hội nghị triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản trong cả nước kỳ 2019-2023 tại TP. Hà Nội.

- Hội thảo góp ý Báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2019 - 2023 tại TP. Hà Nội.

- Hội thảo trao đổi, thảo luận về kỹ thuật hợp nhất văn bản QPPL tại TP. Hà Nội.

- Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến góp ý hoàn thiện thể chế và cấu trúc Bộ pháp điển tại TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

- Hội nghị tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại TP Cần Thơ, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Gia Lai.

5 Các cuốn sách: “Quy định pháp luật hiện hành và một số kỹ năng cơ bản về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật”; “Quy định pháp luật hiện hành và một số kỹ năng cơ bản về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật”; “Sổ tay tình huống nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật”.

6 Năm 2022, tính đến ngày 31/12/2022 cả nước xử lý được 368/477 văn bản QPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền và văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL, đạt 77,14%,

7 Trong số 162 văn bản có quy định trái pháp luật do Bộ Tư pháp phát hiện, kết luận nêu trên, có 89 văn bản được phát hiện, kết luận trong tháng 11 và 12 năm 2023.

8 Theo báo cáo, kiến nghị của Bộ Tư pháp tại: Báo cáo số 132 /BC-BTP ngày 16/5/2023 về tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản năm 2022 và Báo cáo số 295/BC-BTP ngày 12/9/2023 về việc chỉ đạo xử lý văn bản trái pháp luật.

9 Công văn số 2508/BTP-KTrVB ngày 19/6/2023 của Bộ Tư pháp “V/v thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2022”; Công văn số 4516/BTP- KTrVB ngày 27/9/2023 của Bộ Tư pháp “V/v thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ”.

10 Thông tư số 222/2017/TT-BQP ngày 12/9/2017 ban hành Quy chế xét duyệt nâng ngạch, bãi miễn chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 58/2022/TT-BQP ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

11 Trong năm 2022, tổng số văn bản phải được rà soát trong cả nước là: 29.148 văn bản (trong đó số văn bản cần được rà soát tại các bộ, cơ quan ngang bộ là 6.095 văn bản; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 23.053 văn bản); đã rà soát được: 29.118 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ: 6.090/6.095 văn bản, đạt 99.91%; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 23.028/23.053 văn bản, đạt 99.89%).

Tổng số văn bản đã được xử lý sau rà soát: 4.833 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ: 440/563 văn bản, chiếm 78.15% tổng số văn bản kiến nghị xử lý; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 4.393/4.752 văn bản, chiếm 92.44% tổng số văn bản kiến nghị xử lý

12 Nghị định số 92/2023/NĐ-CP ngày 19/12/2023 bãi bỏ một số văn bản QPPL của Chính phủ (bãi bỏ toàn bộ 18 văn bản, bãi bỏ một phần 05 văn bản); Quyết định số 32/2023/QĐ-TTg ngày 21/12/2023 bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản QPPL của Thủ tướng Chính phủ (bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản, bãi bỏ một phần 02 văn bản).

13 Ban hành theo Quyết định số 704/QĐ-TCT ngày 09/5/2023 của Tổ trưởng Tổ công tác.

14 Tại Công văn số 699/VPCP-PL ngày 07/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát thông tư

15 Công văn số 720/UBTVQH15-PL ngày 04/01/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc triển khai Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 K họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

16 Công văn số 224/VPCP- PL ngày 10/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV về việc xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL.

17 Ngày 10/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký Báo cáo số 135/BC- CP của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

18 Tại Công văn số 2641/VPCP-V.I ngày 04/8/2022 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương để triển khai thực hiện Văn bản số 2514-CV/BNCTW

19 Công văn số 408/BTP-KTrVB.m ngày 12/8/2022 của Bộ Tư pháp gửi các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện Công văn số 2641/VPCP-V.I.

Công văn số 60/BTP-KTrVB.m ngày 22/02/2023 về việc đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương chưa có báo cáo khẩn trương gửi kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp, xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 243/BTP-KTRVB.m ngày 30/5/2023 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ góp ý kiến dự thảo Báo cáo và các Phụ lục về kết quả rà soát.

20 Tại Công văn số 1340/VPCP-V.I ngày 24/4/2023 và Công văn số 2297/VPCP-PL ngày 06/7/2023 của Văn phòng chính phủ về triển khai thực hiện các văn bản nêu trên.

21 Công văn số 31/BTP-KTrVB.tm ngày 05/5/2023 gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ và gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp để tổng hợp Báo cáo Thủ tướng Chính phủ - Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ; Công văn số 45/BTP-KTrVB.tm ngày 11/7/2023, gửi Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội báo cáo tiến độ thực hiện công việc theo yêu cầu tại Công văn số 1340/VPCP-V.I; Công văn số 482/BTP-KTrVB.tm ngày 29/9/2023 về việc đôn đốc Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi kết quả rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật đến Bộ Tư pháp để tổng hợp.

22 Tại Công văn số 1237/VPCP-TKBT ngày 14/4/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện văn bản số 56-TB/VPTW ngày 10/4/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng.

23 Tại Công văn số 740/VPCP-PL ngày 30/01/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 689/TTg-PL ngày 29/7/2023.

24 Tại Công văn số 2321/VPCP-PL (mật) ngày 07/7/2023 của Văn phòng Chính phủ.

25 Tại Công văn số 3620/VPCP-PL (mật) ngày 03/10/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

26 Các bộ, cơ quan ngang bộ chưa công bố kết quả hệ thống hóa theo đúng thời hạn quy định: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Ủy ban dân tộc, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

27 Theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 167 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là ngày 01 tháng 02 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 3 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa.

28 Công văn số 993/BTP-KTrVB ngày 20/3/2023 và Công văn số 3945/BTP-KTrVB ngày 29/8/2023.

29 Năm 2023, tỷ lệ văn bản có quy định trái pháp luật trong toàn quốc được xử lý tăng 8, 75 % so với năm 2022.

30 - Các cơ quan đã chú trọng kiểm tra văn bản theo lĩnh vực, địa bàn như: Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND TP Hà Nội; UBND TP. Hải Phòng; UBND tỉnh Qung Trị; UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Các cơ quan đã tích cực kiểm tra văn bản theo thẩm quyền như: Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; UBND TP.Hà Nội, UBND tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Tuyên Quang.

31 Theo báo cáo của 21 các bộ, cơ quan ngang bộ về kết quả kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, trong năm 2023, trừ 05 cơ quan là: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Công Thương, còn lại 16 cơ quan không phát hiện văn bản có quy định trái pháp luật hoặc có sai sót khác.

32 Như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường...

33 Tính đến ngày 08/5/2024, còn 108 văn bản cần phải hợp nhất thuộc trách nhiệm hợp nhất của 12 bộ, cơ quan ngang bộ chưa hoàn thành việc hợp nhất.

34 Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế (theo Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 22/10/2021 của Văn phòng Chính phủ); Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi