Báo cáo 184/BC-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về công tác văn hoá, thể thao và du lịch chín tháng đầu năm Nhiệm vụ trọng tâm ba tháng cuối năm 2011
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Báo cáo 184/BC-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 184/BC-BVHTTDL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Báo cáo |
Người ký: | Lê Khánh Hải |
Ngày ban hành: | 11/10/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Báo cáo 184/BC-BVHTTDL
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------------------------------------- Số: 184/BC-BVHTTDL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2011 |
BÁO CÁO
Công tác văn hoá, thể thao và du lịch chín tháng đầu năm
Nhiệm vụ trọng tâm ba tháng cuối năm 2011
--------------------------
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Phần thứ Nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍN THÁNG ĐẦU NĂM 2011
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Chín tháng đầu năm 2011 diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp khóa 2011-2016. Năm 2011 cũng là năm đầu tiên các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh-thành và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm 2011-2016. Bối cảnh chính trị đó là điều kiện thuận lợi để Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cả nước triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.
Kết luận Hội nghị triển khai công tác năm 2011, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo toàn Ngành triển khai thực hiện tốt 10 nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời phát động phong trào thi đua năm 2011 với phương châm:“Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bám sát thực tiễn, giải quyết tích cực những hạn chế, bức xúc, tạo chuyển biến mới trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cả nước đã có nhiều cố gắng, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác đề ra. Các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật được tổ chức sôi nổi, nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tổ chức 165 giải thể thao quốc gia và quốc tế, 36 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho trọng tài, huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao, cử 156 đoàn, đội tuyển thể thao quốc gia đi tập huấn và thi đấu nước ngoài. Kết quả thi đấu 9 tháng đầu năm 2011, các vận động viên Việt Nam giành được tổng số 210 HCV, 140 HCB, 136 HCĐ tại các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. Các doanh nghiệp du lịch có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức tour, tuyến phục vụ du khách. Lượng khách du lịchquốc tếtừhầu hếtcác thị trườngđều tăng so với cùng kỳ năm 2010, đáng chú ý là các thị trường khách Campuchia tăng 59,2%, Trung Quốc tăng 44,9%, Malaysia tăng 12,2%. Ước tính chín tháng đầu năm 2011, tổnglượngkhách quốc tế đến Việt Nam đạthơn 4,3 triệulượt, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2010.
II.KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác quản lý nhà nước
1.1. Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước
Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước được các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh-thành chủ động thực hiện, bám sát thực tiễn hoạt động của Ngành, bảo đảm chất lượng, tiếp tục hoàn thiện một bước hệ thống quy phạm pháp luật của Ngành, căn bản đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước, kịp thời chuyển tải sự chỉ đạo, điều hành của Bộ đến các địa phương, đơn vị, tạo hành lang pháp lý và bảo đảm sự vận hành thông suốt, kịp thời, hiệu quả của bộ máy tổ chức Ngành, từ Trung ương đến cơ sở. Đã ban hành 12 Thông tư theo thẩm quyền, dự kiến năm 2011 sẽ tham mưu Chính phủ ban hành 09 Nghị định và ban hành, phối hợp ban hành 32 Thông tư theo thẩm quyền (Phụ lục 1).
Nhiều Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết chuyên đề, các đề án, quy hoạch phát triển Ngành, tiếp tục thể chế hoá các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sự nghiệp và bảo đảm cho các hoạt văn hoá, thể thao và du lịch ở địa phương được thực hiện đúng pháp luật, đạt hiệu quả tốt.
1.2. Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ
Ngay từ đầu năm, Bộ trưởng, các Thứ trưởng tập trung chỉ đạo hoàn thiện, ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, làm căn cứ cho toàn Ngành triển khai thực hiện kế hoạch công tác năm: Kế hoạch công tác năm 2011; Kế hoạch phân bổ ngân sách Nhà nước năm 2011; Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội... Đề xuất nội dungxây dựng Chương trình toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 về các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; kịp thời ban hành, triển khai thực hiện trong toàn Ngành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng đã làm việc, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân về kế hoạch công tác năm 2011 của Ngành văn hoá, thể thao và du lịch, trọng tâm là việc xây dựng, tổ chức triển khai các văn bản, đề án và các cơ chế chính sách nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra cho Ngành trong năm 2011 và thời gian tiếp theo đến năm 2020.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng trực tiếp làm việc với các đơn vị, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các văn bản, đề án, dự án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và các văn bản, đề án khác trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2011. Một số đề án quan trọng đã trình, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua như: Đề án “Tổ chức lễ tang trong cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước”,Đề án “Công nhận ngày truyền thống, ngày kỷ niệm của các ngành, tổ chức trong hệ thống chính trị ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”... Các dự án Luật Quảng cáo,Dự án Luật Thư viện tiếp tục được tập trung hoàn thiện đảm bảo tiến độ trình Quốc hội. Đề xuất xây dựng dự thảo Nghị quyết về các hình thức lưu niệm, tưởng niệm danh nhân và Quy hoạch tượng đài danh nhân, anh hùng dân tộc đăng ký Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng: Các hoạt động phục vụ và chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Bầu cử Quốc hội khóa XI và Hội đồng nhân dân các cấp khóa 2011-2016; chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc và các ngày kỷ niệm khác: 81 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2011); 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2011), 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam; 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam; 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển...
Chỉ đạo phát triển Ngành tại địa phương, Bộ trưởng, các Thứ trưởng thực hiện các chuyến công tác, khảo sát thực tế, làm việc với lãnh đạo hơn 30 tỉnh-thành, thống nhất chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các vấn đề tồn tại, bức xúc trong các lĩnh vực hoạt động của Ngành tại các địa phương, trong đó tập trung xử lý những bất cập, yếu kém về quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011 và một số nhiệm vụ theo chuyên đề khác.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng đã thực hiện các chuyến công tác, làm việc tại các nước, tiến hành tiếp xúc ngoại giao với các quan chức chính phủ, Đại sứ các nước tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực hoạt động Ngành với:Campuchia, Đức, Pháp, Malaysia, Bănglađét, El Salvador, Triều Tiên, Nhật Bản, I-rắc, Italia, Rumani, Bỉ, Lào,Trung Quốc, Hàn Quốc... Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã làm việc với các Đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước mới được bổ nhiệm nhiệm kỳ 2010-2013, trao đổi, thống nhất cơ chế, kế hoạch phối hợp giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các cơ quan này trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh quốc gia đến nhân dân các nước, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
1.3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Các lễ hội diễn ra khá tập trung trong thời gian 6 tháng đầu năm; tiến hành kiểm tra việcthực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội tại các tỉnh/thành khu vực phía Bắc; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý lễ hội. Bộ đã thành lập các đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011, nhất là tại các di tích, lễ hội có số lượng người tham gia đông như Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Đền Trần (Nam Định), Đền Trần (Hưng Hà, Thái Bình), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Đền Sóc (Hà Nội)... Nhìn chung, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước đây.
Công tác thanh tra kiểm tra hành chính và chuyên ngành được triển khai tích cực, chủ động bám sát yêu cầu nhiệm vụ cấp bách của Bộ và thực tiễn hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.Tính đến tháng 9 năm 2011,Thanh tra Bộ đã thành lập 95 đoàn thanh tra, kiểm tra ban hành 47 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó cảnh cáo 15 cơ sở và phạt tiền 32 cơ sở, tổng số tiền là230.250.000 đ.Theo báo cáo của Thanh tra Sở và Đội kiểm tra liên ngành một số tỉnh, thành phố, đã tiến hành kiểm tra 14.077 cơ sở; phát hiện và xử lý 2.088 cơ sở vi phạm; cảnh cáo 132 cơ sở; đình chỉ hoạt động 46 cơ sở; tạm giữ 18 giấy phép kinh doanh. Xử phạt vi phạm hành chính: 4.516.625.000 đồng.Thanh tra Bộ và Thanh tra chuyên ngành các địa phương đã tổ chức tiếp 58 lượt công dân ở cấp sở và Bộ, tập trung phản ánh tình trạng xâm hại di tích lịch sử văn hóa. Đã tiếp nhận 68 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề xuất, trong đó có nhiều đơn có nội dung trùng lặp. Đã xử lý 100% số đơn thư trên theo quy định của pháp luật.
2. Các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành
2.1. Văn hóa, gia đình
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được chú trọng,các giải pháp điều hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội được triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực; gắn kết giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của địa phương. Nhiều di tích lịch sử-văn hoá quan trọng được trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị tích cực, trở thành những điểm du lịch văn hóa hấp dẫn phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên thế giới.
Đến nay, cả nước có 131 bảo tàng, gồm 119 bảo tàng công lập và 12 bảo tàng ngoài công lập. Có hơn 4 vạn di tích được kiểm kê, gồm: 3.106 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, trong đó có 10 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 6.092 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được vinh danh trên thế giới. Ngày 27/6/2011, Khu di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nâng tổng số các di sản được công nhận lên 12 di sản.Đã hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới:Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (công nhận lần hai về tiêu chí đa dạng sinh học),Hát Xoan (Phú Thọ), Tín ngưỡng thờ Vua Hùng (Phú Thọ) và Nghệ thuật Đờn ca tài tử (các tỉnh Nam Bộ).
- Bản quyền tác giả:
Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.Chuẩn bị tổng kếtChỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; đang phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án chung về tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo từng lĩnh vực chuyên ngành.Phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) tổ chức Hội thảo “Bảo hộ bản quyền công nghiệp âm nhạc trong kỷ nguyên kỹ thuật số”; tổ chức Hội thảo Bảo hộ quyền tác giả trong trường đại học, cao đẳng khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung tại Đà Nẵng; tổ chức khảo sát kiểm tra về tình hình quản lý và thực thi quyền tác giả tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đã thụ lý và cấp 1717 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2010), trong đó có 1715 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (chiếm 99,69%), 2 Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (chiếm 0,31%), thụ lý 15 vụ khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó đã giải quyết 15 vụ theo quy định của pháp luật. Tham gia đoàn đàm phán Chính phủ về Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
- Nghệ thuật biểu diễn:
Tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định Nghệ thuật biểu diễn và Thông tư hướng dẫn thi hành. Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, biểu hiện lệch lạc trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật lớn phục vụ nhiệm vụ chính trị như: Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, phục vụ bầu cử Quốc hội khóa XIII. Tổng kết 10 năm Dự án “Sân khấu học đường”, tổ chức thành công 06 cuộc liên hoan quy mô cấp quốc gia và quốc tế: Liên hoan Hợp xướng quốc tế lần thứ I, Liên hoan Múa rối dân gian toàn quốc lần thứ I, Liên hoan Sân khấu dân ca kịch Bài chòi toàn quốc, Liên hoan nghệ thuật Tuồng truyền thống, Liên hoan Ca múa nhạc miền Trung Tây Nguyên và Liên hoan Ca múa nhạc 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Thường xuyên tổ chức biểu diễn lưu động, phục vụ kịp thời, hiệu quả đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới, hải đảo, vùng chiến khu căn cứ cách mạng, nông thôn vùng sâu, vùng xa. Duyệt 152 chương trình băng, đĩa lưu chiểu, cấp 05 giấy phép phát hành, 2.560.100 tem nhãn kiểm soát băng, đĩa, 90 giấy phép công diễn, 04 cuộc thi hoa hậu, người đẹp theo thẩm quyền; cho phép 07 đoàn nghệ thuật Việt Nam và 37 nghệ sĩ Việt Nam ra nước ngoài, 171 nghệ sĩ là người nước ngoài và 30 đoàn nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn.
- Điện ảnh:
Hoàn thiện và trình Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Thông tư hướng dẫn về thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản về lựa chọn dự án sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn phim và rạp chiếu phim. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc kiểm duyệt, kiểm tra hoạt động điện ảnh trên toàn quốc đảm bảo đúng định hướng và quy định của pháp luật. Hoạt động xã hội hóa tiếp tục chuyển biến tích cực ở lĩnh vực sản xuất và phát hành phim. Đã cấp 35 Giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, thu hồi 01 Giấy chứng nhận. Tổ chức thành công Tuần phim tài liệu quốc tế lần thứ 3 và 04 tuần phim lớn chào mừng các sự kiện chính trị như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng, Tết Nguyên Đán, chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Tổ chức 2 Hội nghị tổng kết công tác sản xuất, chiếu phim lưu động và chương trình mục tiêu quốc gia trong hoạt động điện ảnh. Phối hợp tổ chức Giải Cánh diều năm 2010 và chuẩn bị tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17. Thẩm định 53 tập kịch bản phim, đưa vào sản xuất 17 kịch bản, cho phép phát hành 42 phim Việt Nam, 128 phim nhập khẩu, thông báo 8 danh mục phim, phát hành 5.200 (13 số) đĩa hình để chiếu lưu động phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và dân tộc thiểu số.
- Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm:
Hoàn thiện dự thảo Nghị định quản lý hoạt động Mỹ thuật, các thông tư hướng dẫn thi hành và đề án như: Thông tư hướng dẫn hoạt động nhiếp ảnh, Đề án Quốc hoa Việt Nam, Đề án Quốc phục Việt Nam, Đề án Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc, Đề án Mẫu quà tặng Du lịch. Tổ chức tổng kết 03 năm công tác quản lý ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Tổ chức nhiều cuộc triển lãm, trong đó có 8 cuộc triển lãm lớn, tiêu biểu như Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc chọn lọc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng,Triển lãm ảnh nghệ thuật về Vịnh Hạ Long tại Pháp và Mỹ, Triển lãm tranh sơn mài tại Trung Quốc, Triển lãm Mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc 2011 tại Hà Nội và Hải Phòng, Triển lãm Ảnh “Các di sản thế giới của Việt Nam”.Thẩm định và cấp phép 38 cuộc triển lãm nhiếp ảnh, mỹ thuật, công trình tượng đài tranh hoành tráng.
- Xây dựng văn hóa cơ sở và Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:
Các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị được tổ chức quy mô, trang trọng, chu đáo tạo ấn tượng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển rộng khắp ở cơ sở, chất lượng các cuộc hội thi, hội diễn, liên hoan được nâng lên ngày càng thu hút đông đảo lực lượng công chúng tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp dân cư. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng trong các liên hoan, hội thi hướng mạnh về cơ sở, phục vụ cơ sở tới thôn, bản.Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị được tổ chức thành công như: Liên hoan hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng” chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Liên hoan thông tin lưu động chào mừng bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, với sự tham gia của 29 tỉnh-thành tại các tỉnh miền núi phía Bắc; Liên hoan văn nghệ và thi đấu thể thao quần chúng 11 xã điểm nông thôn mới tại tỉnh Quảng Nam; Triển lãm tranh cổ động về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tại Bắc Giang và thành phố Hồ Chí Minh... Phối hợp với các địa phương tổ chức tốt các hoạt động lớn như: Hội nghị Tổng kết 30 năm Tiếng hát từ Làng Sen (tỉnh Nghệ An); Tiếng hát hẹn hò chín dòng sông lần thứ XIII (tỉnh Hậu Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long); Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Miền Trung-Tây Nguyên năm 2011 (tại Phú Yên (01-09/7/2011) trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ -Phú Yên năm 2011).
Tích cực triển khai xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Quảng cáo. Tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền bằng hình thức cổ động trực quan. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo trên bảng, biển, pa nô, băng rôn tại các địa phương được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả; việc thực hiện quy hoạch quảng cáo đều được hầu hết Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố chú trọng do tầm quan trọng của công tác này đối với việc xây dựng và đảm bảo cảnh quan đô thị.
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực; đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/2/2011 về việc quản lý và tổ chức lễ hội thời gian tới; ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác lễ hội, kịp thời chuyển tải các chủ trương, quan điểm và văn bản quản lý nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội tới các địa phương, chuẩn bị mùa lễ hội năm 2012. Tổ chức Hội nghị tổng kết 02 năm Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 2009-2011 và ký kết Chương trình phối hợp mới giai đoạn 2011-2013.
Tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án phát triển hoạt động văn hoá thông tin vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 tại Lâm Đồng. Chuẩn bị hội nghị, hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở (trung tâm văn hoá, nhà văn hoá) các cấp; tiến hành xây dựng Quy hoạchtổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở văn hóa vui chơi, giải trí cho trẻ em giai đoạn 2011-2015 đến năm 2020và Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở 2011-2020. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản nhà nước triển khai thực hiện nông thôn mới: ban hànhThông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn; hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, chuẩn bị ban hành. Kiểm tra, chỉ đạo xây dựng xã văn hoá nông thôn mới tại 11 xã điểm trong Chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới; tổ chức thành công Liên hoan văn nghệ và thi đấu thể thao của 11 xã điểm nông thôn mới của Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới do Ban Bí thư chỉ đạo.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”tiếp tục phát triển, chất lượng phong trào được chú trọng và có nhiều tiến bộ.Phối hợp các Ban, Bộ, ngành liên quan triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và Lễ Tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc trong 10 năm thực hiện Phong trào. Tổ chức phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào TDĐKXDĐSVH sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định kiện toàn danh sách thành viên Ban Chỉ đạo. Tổ chức 02 lớp tập huấn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2011 cho cán bộ văn hóa cơ sở các xã biên giới, hải đảo tại Cà Mau và Bình Thuận.Xây dựng, trìnhtrình Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.Thực hiện Chỉ thị số 1869/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” trong giai đoạn mới, đã phối hợp chặt chẽ, triển khai xây dựng các văn bản liên quan hướng dẫn việc thực hiện phong trào tại cơ sở. Đã ký kết Chương trình phối hợp chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong giai đoạn mới”. Phối hợp Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng Thông tư hướng dẫn công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hoá”.
- Xây dựng văn hoá phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
Đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hoá dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”; triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới;tổ chức gặp mặt, giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, với sự tham dự của gần 1000 học sinh, sinh viên tiêu biểu, góp phần biểu dương những nỗ lực vượt khó trong học tập, tạo điều kiện giao lưu văn hoá cộng đồng, góp phần động viên, khích lệ học sinh, sinh viên các dân tộc tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, tham gia tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc; xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chứcNgày hội Văn hoá, Thể thao và du lịch dân tộc Khmer lần thứ V năm 2011 tại tỉnh An Giang, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện dự án Cung cấp ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc tại các xã đặc biệt khó khăn, 62 huyện nghèo, trường Dân tộc nội trú; Kế hoạch tổ chức vận động sáng tác và triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh đề tài dân tộc thiểu số miền núi khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ năm 2011; hướng dẫn thực hiện dự án sản xuất và cung cấp ấn phẩm phù hợp phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã vùng dân tộc trọng điểm năm 2011;phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng kiểm tra Chương trình mục tiêu về văn hoá tuyến biên giới tại tỉnh Tây Ninh và Cà Mau; tổ chức Lớp tập huấn cho các đối tượng là cán bộ văn hoá xã đặc biệt khó khăn khu vực III, tại Hà Tĩnh, Lai Châu, Trà Vinh, Lạng Sơn, Đắk Lắk; tham gia chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ Nhất (11/2011).
- Thư viện:
Hệ thống Thư viện công cộng trong cả nước tổ chức hoạt động tốt, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhiều hoạt động sôi nổi, phục vụ các ngày lễ lớn trong năm: Tiêu biểu tổ chức thành công nhiều cuộc triển lãm lớn như triển lãm sách báo và tư liệu chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XI, bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; tổ chức ngày Hội đọc sách báo với chủ đề “Đọc sách cho ngày mai” nhân ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4) trên phạm vi cả nước. Công tác tuyên truyền về văn hóa đọc được chú trọng. Hoạt động thư viện ngày càng đi vào chiều sâu phục vụ thiết thực công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tổ chức thành công nhiều Hội nghị-Hội thảo có ý nghĩa thiết thực tiêu biểu như: Hội nghị Tổng kết 10 năm (2001-2010) xây dựng, phát triển thư viện, tủ sách phục vụ đồng bào, chiến sĩ khu vực biên giới; Hội nghị-Hội thảo triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá trong lĩnh vực thư viện giai đoạn 2011-2015; các Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thư viện; Hội nghị-Hội thảo Tăng cường công tác phục vụ thiếu nhi trong các thư viện công cộng; Hội nghị Thư viện các Bộ, Ngành lần I; Hội nghị Số hóa tài liệu trong thư viện Việt Nam. Công tác quản lý nhà nước về thư viện ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần tăng cường sự quan tâm đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thư viện. Nhiều thư viện tỉnh được đầu tư xây dựng mới về trụ sở với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng như thư viện tỉnh Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa… Đặc biệt tỉnh An Giang đã phê duyệt Dự án Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện điện tử huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2011-2015 với kinh phí 42,445 tỷ đồng. Đã triển khai xây dựng nhiều đề án, dự án quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của ngành thư viện Việt Nam như Dự thảo Luật Thư viện, Đề án phát triển Văn hoá đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030. Phát huy có hiệu quả tài trợ của Quỹ Bill và Melinda Gates trong dự án thí điểm; Tích cực triển khai Dự án mở rộng năm 2011-2012 tại 157 thư viện của 12 tỉnh (Tổng của Dự án là 400 thư viện của 40 tỉnh được triển khai từ 2011-2015).
- Gia đình:
Tổng hợp, biên tập và cung cấp cho cán bộ thực hiện công tác gia đình ở địa phương các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác gia đình. Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác gia đình cho cán bộ lãnh đạo cấp Sở, cấp Phòng và cán bộ thực hiện công tác gia đình của 63 tỉnh/thành. Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Báo cáo đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và trình Ban Bí thư ban hành Kết luận về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW (Thông báo số 26-TB/TW ngày 09/5/2011) và phối hợp ban hành hướng dẫn thực hiện Thông báo của Ban Bí thư. Tiếp tục hoàn thiện và đôn đốc các Bộ, ngành liên quan hoàn thành các đề án trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị trong quý IV. Hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về công tác gia đình; Thông tư về việc thu thập các chỉ số cơ bản về gia đình, xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; Thông tư hướng dẫn quy trình khen thưởng và bồi thường thiệt hại đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình; Thông tư liên tịch với Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên truyền việc xây dựng gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Tổ chức hội thảo và hoàn thiện Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2006-2010 và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011-2015 của Bộ. Tiếp tục thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về lĩnh vực gia đình; tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống trong gia đình… Các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như dự án thành phần VNM14 thuộc Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới, dự án Chính sách gia đình do UNICEF tài trợ... đều được chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
2.2. Thể dục, thể thao
Tập trung xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản, đề án theo Chương trình công tác. Đã trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 văn bản: Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; Quyết định về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu. Ban hành theo thẩm quyền 03 Thông tư quy định về hoạt động của các môn thể thao; ban hành Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020; hoàn thiện các Đề án thành lập Trung tâm Doping và Y học thể thao, Phát triển Bệnh viện thể thao Việt Nam đến năm 2020. Các đề án, văn bản khác tiếp tục được tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện:Đề án tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 năm 2016; Đề án tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014; Đề án vận động đăng cai tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam; Đề án chuyển giao các hoạt động tác nghiệp cho các tổ chức xã hội về thể dục, thể thao đến năm 2015; Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030; Chương trình hành động quốc gia về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2015; rà soát, đánh giá Luật Thể dục, thể thao; Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam giai đoạn 2011-2020...Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể dục thể thao trong tình hình mới”. Tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946-27/3/2011) hiệu quả, tiết kiệm.
- Thể dục thể thao quần chúng:
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao của quần chúng nhân dân. Thông qua việc triển khai thực hiện cuộc vận động, phong trào thể dục thể thao quần chúng đã có những bước tiến bộ rõ nét. Chín tháng đầu năm 2011, đã phối hợp tổ chức thành công 21 giải thể thao quần chúng, 09 lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho trọng tài, huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao; tham dự các giải thể thao quốc tế, các vận động viên giành được 25 HCV, 4HCB, 3HCĐ. Bên cạnh đó, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đoàn thể thao học sinh tham dự Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ III tại Singapore giành được 20HCV, 16HCB, 11HCĐ, đứng thứ 5/7 quốc gia tham dự và đoàn thể thao sinh viên tham dự Đại hội Thể thao sinh viên thế giới tại Trung Quốc giành được 1HCB, 3HCĐ, đứng thứ 46/121 quốc gia tham dự.
Tiến hành tổng kết công tác tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp; tổng kết Thông tư Liên tịch số 34/TTLT-BGDĐT-UBTDTT giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT-BCA-UBTDTT giữa Bộ Công an với Uỷ ban Thể dục thể thao (cũ), trên cơ sở đó tiến hành xây dựng dự thảo Chương trình phối hợp hoạt động TDTT giai đoạn 2011-2015; chuẩn bị tổng kết Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010; tổng kết chương trình phổ cập bơi cứu đuối.
- Thể thao thành tích cao:
Nhiệm vụ trọng tâm của thể thao thành tích cao năm 2011 là chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự SEA Games 26 tại Indonesia, vòng loại Olympic London 2012 và tham dự các thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới, vì vậy ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch và triệu tập 61 đội tuyển, tuyển trẻ các môn thể thao, trong đó có 23 chuyên gia, 123 huấn luyện viên, 649 vận động viên đội tuyển quốc gia; 04 chuyên gia, 89 huấn luyện viên, 575 vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Bên cạnh đó, đã tổ chức 144 giải thể thao quốc gia và quốc tế, 27 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho trọng tài, huấn luyện viên thể thao; cử 147 đoàn (đội) thể thao quốc gia và đội trẻ quốc gia đi tập huấn tại các nước Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc... và thi đấu các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới; phối hợp với một số địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) cử các vận động viên xuất sắc đi tập huấn nước ngoài.
Tham dự thi đấu các giải thể thao quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2011, các vận động viên Việt Nam đã giành được185 HCV, 136 HCB, 133 HCĐ (trong đó: 08 HCV, 11 HCB, 06 HCĐ các giải thế giới; 28 HCV, 42 HCB, 37 HCĐ các giải Châu Á; 126 HCV, 71 HCB, 83 HCĐ các giải Đông Nam Á; 23 HCV, 12 HCB, 07 HCĐ các giải quốc tế mở rộng khác).
2.3. Du lịch
Tiếp tục hoàn thiện Đề án “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”; Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020”; triển khai rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung: Luật Du lịch, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch, Quyết định số 63/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch; triển khai xây dựng “Tiêu chuẩn tàu thủy lưu trú du lịch” và “Tiêu chuẩn Việt Nam-Du lịch và dịch vụ có liên quan-Thuật ngữ và định nghĩa”; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai Hội nghị phổ biến Thông tư liên tịchsố 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/01/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Du lịch, Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP. Chỉ đạo các doanh nghiêp lữ hành, khách sạn giữ vững chất lượng, không đầu cơ và ổn định giá cả dịch vụ phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các địa phương tổ chức đoàn kiểm tra, họp bàn các giải pháp chấn chỉnh tình trạng mất an toàn trong hoạt động du lịch đường thuỷ; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, hoạt động đón khách ở một số địa bàn trọng điểm, đặc biệt là thị trường Trung Quốc; nâng cao công tác thẩm định, quản lý chất lượng khách sạn và quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh lữ hành; phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết Năm Du lịch quốc gia 2010 và Lễ bàn giao cờ tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2011 cho tỉnh Phú Yên; trao giải cuộc thi Logo & Slogan Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch giai đoạn 2011-2015; chủ động phối hợp với tỉnh Phú Yên và các tỉnh/thành khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức thành công các hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011; định hướng công tác tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2012 tại Thừa Thiên Huế; tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2011, Hội chợ Travex tại Campuchia, Hội chợ Du lịch ITB tại Đức; Hội chợ MITT tại Nga; tập trung giải quyết các nhiệm vụ của Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình hành động quốc gia về du lịch năm 2010, đề xuất các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015.
-Quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành:
Tiếp tục duy trì triển khai các nhiệm vụ thường xuyên liên quan quản lý lữ hành, khách sạn. Đã thẩm định 229 hồ sơ cấp, đổi, cấp lại, rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các doanh nghiệp lữ hành, đảm bảo nhanh, gọn, đúng quy trình thủ tục hành chính và tuân thủ quy định của pháp luật. Trong đó đổi 106 giấy phép, cấp mới 100 giấy phép, thu hồi 25 giấy phép. Tính đến nay, cả nước đã có tổng số 981 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.
- Quản lý nhà nước về lưu trú du lịch:
Hiện nay, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu trú du lịch với 240.000 buồng (trong đó 53 khách sạn 5 sao với 13.470 buồng; 118 khách sạn 4 sao với 14.479 buồng; 245 khách sạn 3 sao với 17.044 buồng). Tổ chức khảo sát một số khách sạn về khả năng áp dụng Nhãn Bông sen trong hệ thống khách sạn Việt Nam. Tổ chức Hội thảo hoàn thiện tiêu chí Nhãn sinh thái Bông sen xanh; chuẩn bị tổ chức Liên hoan ẩm thực 3 miền tại Phú Yên năm 2011; dự thảo chương trình khung đào tạo 1000 giám đốc khách sạn; nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; hoàn thành việc đăng ký bản quyền Logo Nhãn sinh thái Bông sen xanh.
- Xúc tiến, quảng bá du lịch:
Thực hiện các chương trình quảng bá du lịch và bầu chọn Vịnh Hạ Long trong các hoạt động lễ hội văn hóa-du lịch Việt Nam tại Pháp, Nhật Bản, Hà Quốc...Triển khai kế hoạch tổ chức roadshow phát động thị trường Trung Quốc; Chuẩn bị tổ chức Chương trình Gặp gỡ và Chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch cho các hãng lữ hành gửi khách lớn đến Việt Nam; Phối hợp tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCMC năm 2011; Xây dựng kế hoạch tổ chức roadshow giới thiệu du lịch Việt Nam tại Đan Mạch và Na-uy; Triển khai kế hoạch tổ chức roadshow giới thiệu du lịch tại Nga và Ucraina nhân dịp tổ chức ngày Văn hóa tại Nga và Ucraina; Triển khai hoạt động của Dự án du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ.Theo dõi và nghiệm thu Phim quảng bá về Du lịch Việt Nam; Triển khai quảng bá du lịch Việt Nam trong giải bóng đá ngoại hạng Anh; Đón các đoàn Fam Trip từ Thái Lan, Lào,Thuỵ Sỹ; Đón các đoàn truyền hình từ các nước Nhật Bản, Đức vào thực hiện quảng bá du lịch văn hóa Việt Nam; Tái bản bản đồ du lịch, in ấn phẩm và phiếu bầu chọn Vịnh Hạ Long;Phối hợp tốt với Kênh Du lịch-Truyền hình cáp Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng các chương trình chuyên đề về du lịch;Ký 13hợp đồng tuyên truyền quảng bá du lịch với các Báo;Nghiên cứu, cập nhật dữ liệu, định hướng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015;Tiếp tục duy trì, cập nhật tốt thông tin tại các trang web của Ngành, trong 6 tháng đầu năm, số lượt người truy cập trang website vietnamtourism.com tăng lên, đạt 6,5 triệu lượt.
2.4. Các hoạt động nghiệp vụ tổng hợp
- Tổ chức cán bộ:
Xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp lương đối với diễn viên khi tuyển dụng lần đầu thực hiện theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; triển khai thực hiện chương trình cải cách chính sách tiền lương theo Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các đơn vị rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; tiếp tục công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ phê duyệtĐiều lệ tổ chức và hoạtđộng của 07 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chuyển nguyên trạng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính về trực thuộc Văn phòng Bộ theo tinh thần Nghịđịnh 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ; thành lập 02 Hộiđồng thi tuyển công chức khối cơ quan quản lý nhà nước và viên chức khối đơn vị sự nghiệp.
- Kế hoạch, Tài chính:
Tập trung hoàn thành phân bổ vốn năm 2011, bao gồm: Vốn sự nghiệp, vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Chương trình hỗ trợ cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng cơ bản, về Nghiên cứu khoa học và thực hiện kế hoạch năm 2011. Tiếp tục hoàn thiện và bảo vệ nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2011-2015 với các Bộ, ngành trình Chính phủ.Hoàn thành 02 Chương trình hành động của Bộ về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011,Nghị quyết số11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ. Hướng dẫn các địa phương thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2015. Chủ động trong quản lý ngân sách và thực hiện tốt việc công khai tài chính trong khâu phân bổ xuống các đơn vị cơ sở thông qua việc công bố số liệu dự toán NSNN năm 2010 gửi các đơn vị HCSN trực thuộc Bộ. Bố trí kịp thời kinh phí phục vụ nhiều hoạt động trong cả nước.Thực hiện giao kế hoạch và hướng dẫn triển khai đầu tư XDCB năm 2011 cho các Chủ đầu tư đảm bảo chấp hành đúng quy định về thủ tục và thời gian phân bổ. Tập trung đôn đốc, thúc đẩy các đơn vị thực hiện kế hoạch 2011, đồng thời rà soát kiểm tra điều chỉnh theo tinh thần Nghị quyếtsố11/NQ-CP của Chính phủ. Hoàn thành Tổng hợp Quyết toán ngân sách của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2009 phục vụ việc kiểm toán Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước; công khai số liệu quyết toán năm 2009 của Bộ. thông báo duyệt quyết toán năm 2009 của các đơn vị. Tổng hợp số liệu viện trợ của các đơn vị thuộc Bộ báo cáo Bộ Tài chính. Tổ chức hội thảo “Xây dựng chính sách cấp bách trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình”, tích cực triển khai kết quả của Hội nghị. Triển khai tiếp các Đề án của Bộ về việc thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW (cụ thể đang hoàn thiện 4 đề án); Hướng dẫn các đơn vị xử lý tồn đọng của Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2009, 2010 và Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia 2009, 2010; Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổng hợp kế hoạch Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia 2011. Hoàn thành Báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA năm 2010 và giai đoạn 2006-2010 của Bộ VHTTDL và dự án VIE/031 “Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành du lịch và khách sạn Việt Nam”; Phê duyệt Kế hoạch hoạt động tổng thể giai đoạn 2010-2013. Phê duyệt nội dung “Dự án hỗ trợ phát huy vai trò của Cộng đồng trong phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua Du lịch Di sản” do Tổ chức JICA - Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. Thẩm định 33 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; thực hiện tốt vai trò thẩm định các đề án, quy hoạch có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành. Làm tốt công tác tham mưu trong việc hội nhập quốc tế của Ngành với khu vực và các tổ chức quốc tế. Hoàn thànhBáo cáo về công tác hợp tác kinh tế quốc tế của Bộ và Báo cáo tình hình hợp tác và phương hướng triển khai chiến lược hợp tác Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Kế hoạch chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc giai đoạn 2011-2016 và với Bộ Tài chính về triển khai giai đoạn I Chương trình một cửa ASEAN.
- Hợp tác, giao lưu quốc tế:
Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, thể thao và du lịch tiếp tục được mở rộng và đẩy mạnh. Tổ chức thành công các hoạt động văn hóa đối ngoại quan trọng như: Tháng Việt Nam tại Pháp, Tuần Văn hoá Việt Nam ở Cộng hòa DCND Lào, Lễ hội văn hóa du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc và sắp tới làchuẩn bị tổ chức Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga và Ukraina...tạo được tiếng vang, để lại ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè thế giới, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Xây dựng và trình ký 8văn bản hợp tác quốc tế song phương và đa phương trên lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch với các nước. Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào và Pháp. Tiếp tục thu hút các nguồn lực xã hội hóa từ bên ngoài cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành. Nhiều dự án hỗ trợ phát triển của quốc tế được triển khai có hiệu quả thiết thực cho nhiều đơn vị trong ngành.
- Đào tạo, bồi dưỡng:
Hoàn thànhĐề án"Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020";Đề án"Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020";Đề án"Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật". Phê duyệtcác Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, Chiến lược phát triển nhân lực Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2020... Triển khai Đề án Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020, Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, Đề án Đổi mới nội dung đào tạo và phương pháp giảng dạy lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật… Tiếp tục xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo văn hóa, thể thao và du lịch 2011-2020, Đề án Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật, Đề án đào tạo huấn luyện viên và trọng tài thể thao giai đoạn 2011-2020, Đề án Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngành thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và tham gia bộ máy điều hành của các tổ chức thể thao quốc tế. Tổ chức lớp "Tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lữ hành, hướng dẫn du lịch cho các trường Du lịch" tại Thanh Hóa, "Tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về mỹ thuật cho giảng viên các trường VHNT" tại Hà Nội. Tổ chức Hội thảo khoa học "Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học lĩnh vực thể dục thể thao trong thời kỳ hội nhập" tại Hà Nội. Triển khai mở lớp "Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thể thao thành tích cao cho giảng viên và huấn luyện viên" tại Huế. Phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức thành công Hội nghị - Hội thảo toàn quốc "Tổng kết công tác đào tạo văn hóa, thể thao và Du lịch giai đoạn 2007-2011" tại Thanh Hóa. Triển khai công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Hội thảo Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật”; Hội thảo "Triển khai đào tạo ngành Gia đình học”; Hội thảo "Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy"; Hội thảo "Những tiêu chí đánh giá tuyển sinh năng khiếu đối với lĩnh vực thể dục thể thao"; Hội thảo "Tập huấn triển khai thực hiện chương trình khung giáo dục trình độ đại học và cao đẳng khối ngành văn hóa nghệ thuật".Phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai thực hiện Dự án VIE031 do Chính phủ Luxembourg tài trợ về đào tạo nguồn nhân lực Du lịch. Tổ chức phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo Dự án Luxembourg VIE/031: Phê duyệt kế hoạch tổng thể và kế hoạch năm 2011. Triển khai tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là Kỳ quanthiên nhiên mới củathế giới trong giai đoạn nước rúttrong hệ thốngcơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch.
- Pháp chế:
Tổng hợp, đăng ký Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Bộ trình Quốc hội khóa XIII; xây dựng và ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2011 của Bộ (06 văn bản trình Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 09 văn bản trình Chính phủ, 32 văn bản ban hành theo thẩm quyền) và tổ chức triển khai xây dựng có chất lượng, thẩm định đúng quy trình các văn bản trong Chương trình. Tuy nhiên, một số văn bản chưa hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, đặc biệt những văn bản ký kết liên tịch với các Bộ, ngành khác; Tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 79/2008/CT-BCHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác pháp chế ngành văn hóa, thể thao và du lịch và có văn bản gửi các đơn vị quản lý nhà nước, các Sở VHTTDL các tỉnh/thành tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị trên. Xuất bản 02 cuốn sách: Các văn bản pháp quy về Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tập IX) và cuốn Văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch (2009-2010). Giải đáp một số nội dung về pháp luật ngành cho các doanh nghiệp và địa phương như: Sóc Trăng, Kiên Giang, Ninh Thuận... Tổ chức Đoàn kiểm tra việc xây dựng, ban hành và thực hiện VBQPPL trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch tại các tỉnh như Sơn La, Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng, Ninh Bình…Tiến hành tự kiểm tra văn bản và kiểm tra các văn bản theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.Báo cáo tình hình triển khai công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Thi đua, khen thưởng:
Công tác thi đua-khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước từng bước được đổi mới, thiết thực, hiệu quả hơn, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành hăng hái thi đua lao động sáng tạo, tạo chuyển biến về chất các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức thành công Lễ gặp mặt tuyên dương các cá nhân tiêu biểu Ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2010; Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tổ chức tốt công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và danh hiệu NSND, NSƯT ở các Hội đồng cấp Bộ; tổ chức thành công lớp tập huấn công tác thi đua-khen thưởng Ngành văn hóa, thể thao và du lịch; chuẩn bị và tổ chức tốt các phiên họp Hội đồng thi đua-khen thưởng của Bộ; làm tốt công tác hiệp y khen thưởng với các ban, bộ, ngành khác; chỉ đạo, phối hợp tổ chức tốt các lễ kỷ niệm năm chẵn thành lập và đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước trong số các đơn vị trực thuộc Bộ; chỉ đạo tổ chức tốt công tác xét khen thưởng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong 2 năm 2009-2010 và khen thưởng thành tích tham gia Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội; thống nhất với Bộ Công thương về một số nội dung còn trùng chéo, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú; góp ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo về dự thảo Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. Trong 9 tháng đầu năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tặng 921 Bằng khen, 1354 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho các tập thể và cá nhân; thẩm định và trình 197 hồ sơ khen cao lên Thủ tướng Chính phủ.
- Khoa học, công nghệ và môi trường:
Triển khai Đề án Xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020; Thực hiện Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ; Xây dựng Dự thảo Thông tư quy định việc quản lý đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào thực hiện năm 2012; Tổ chức nghiệm thu cấp Bộ 17 đề tài đó hoàn thành tớnh đến ngày 15/9/2011; Phê duyệt tên, mục tiêu, nội dung và sản phẩm dự kiến của 02 chương trình khoa học và cụng nghệ cấp Bộ để đưa vào thực hiện từ năm 2011. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Viện Âm nhạc-Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam theo Nghị định thư với nước CHDCND Lào; Ban hành Quyết định phân bổ nhiệm vụ môi trường năm 2011; Tổ chức nghiệm thu cấp Bộ 02 nhiệm vụ môi trường; Triển khai các nhiệm vụ môi trường năm 2011; Nghiệm thu và thanh lý nhiệm vụ giai đoạn 1 (2010) và triển khai kế hoạch giai đoạn 2 (2011) chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Tổ chức tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong di tích và lễ hội tại tỉnh Thừa Thiên-Huế...
2.5. Cải cách hành chính
Nghiêm túc triển khaixây dựng các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ. Đã ban hành: Quyết định số 2941/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/011 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 7/6/2011 về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban TDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ; Thông tư số 11/2011/TT-BVHTTDL ngày 19/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện ảnh. Trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Triển khai Tập huấn nghiệp vụ xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động công tác của Bộ. Đến nay đã có 2 đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN /’ISO 9001:2008 và 20 đơn vị thuộc Bộ đã thành lập Ban triển khai ISO. Nhập hồ sơ văn bản và hồ sơ thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
2.6. Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đảng ủy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức đánh giá, tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động trong toàn thể cán bộ công chức. Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định của ngành, trước hết là đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết TƯ 5 khóa X nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại một số đơn vị thuộc Bộ.
2.7. Xã hội hóa
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, công tác xã hội hoá đến nay tiếp tục được nhân rộng và triển khai thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực của Ngành, huy động nguồn kinh phí của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt động của Ngành. Nhiều hoạt động nghệ thuật với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật xã hội hoá và đơn vị nghệ thuật ngoài công lập, tạo được tiếng vang lớn thông qua các hoạt động ủng hộ cho đồng bào bị lũ lụt, các chương trình nghệ thuật với mục đích lập quỹ từ thiện. Việc đầu tư xây dựng các thư viện từ nguồn ngân sách xã hội hoá đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao văn hoá đọc cho nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều môn thể thao mới hoạt động rất phát triển ở Việt Nam nhờ có công tác xã hội hoá như: Golf, Bowling, Billiard and snooker, quần vợt, khiêu vũ thể thao... từ đào tạo vận động viên, đến tổ chức thi đầu và tham dự các hoạt động thi đấu quốc tế chủ yếu do các Câu lạc bộ ngoài công lập đảm nhận. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch hầu hết đã hoạt động theo xu hướng xã hội hoá, theo mô hình công ty cổ phần. Sự gắn kết giữa du lịch và văn hoá đã góp phần khôi phục hàng trăm lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống; tạo thêm nguồn kinh phí để bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá, các hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian, khôi phục, phát triển các lễ hội truyền thống...
2.8. Hoạt động của các doanh nghiệp
Báo cáo tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước từ năm 2001-2011 gửi Văn phòng Chính phủ; Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với Hãng phim hoạt hình Việt Nam và Hãng Phim Tài liệu khoa học Trung ương; cho phép chuyển nhượng phần vốn góp của Công ty In Trần Phú trong Dự án căn hộ Sài Gòn. Tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2009-2010 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Chi nhánh Công ty một thành viên xuất nhập khẩu và Phát hành Phim Việt Nam để cổ phần hóa; phê duyệt Phương án cổ phần hóa của của Chi nhánh Công ty một thành viên xuất nhập khẩu và Phát hành Phim Việt Nam. Lập biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC cho Công ty Cổ phần Phát hành Sách Hải Dương, Công ty Cổ phần Du lịch Đồ Sơn. Xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2016 với các hình thức doanh nghiệp tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên nhà nước giữ 100% vốn điều lệ (07 đơn vị); thực hiện cổ phần hoá theo lộ trình (19 đơn vị); thực hiện bán doanh nghiệp (01 đơn vị).
2.9. Hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tổ chức các hoạt động chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, mừng Đảng, mừng Xuân Tân Mão tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam; đón đồng bào các dân tộc về tái hiện các hoạt động tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam nhân dịp Tết cổ truyền; tổ chức Festival Thanh niên các dân tộc Việt Nam tôn vinh Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam và hưởng ứng Năm Thanh niên; tổ chức Lễ công bố điều chỉnh Quy hoạch chung Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam; tổ chức lễ tiếp nhận đá chủ quyền quần đảo Trường Sa. Tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp với các địa phương trong quản lý, khai thác, vận hành khu các làng dân tộc, tính tới ngày 1/9/2011 đã huy động, tổ chức để 16 cộng đồng dân tộc tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch và hoạt động luân phiên tại Khu các làng dân tộc: Bana, Giẻ Triêng, Thái, Mường, J’rai, B’râu, Chăm, Xơ Đăng...tổ chức các hoạtđộng văn hoá truyền thống tại Khu các làng dân tộc. Công tác đầu tư xây dựng được triển khai đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật chung, các công trình kiến trúc nhà ở và cảnh quan của 54 làng dân tộc. Đến nay, về cơ bản đã giải ngân hết nguồn vốn đầu tư xây dựng năm 2011 và đang thực hiện thủ tục bổ sung vốn đầu tư xây dựng để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch. Hoàn thiện Quy trình và thủ tục hướng dẫn cấp phép đối với các dự án kêu gọi đầu tư vào Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
3. Kiểm điểm việc thực hiện các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ(Có báo cáo chi tiết kèm theo).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thành tựu
Triển khai kế hoạch công tác của Chính phủ, cụ thể hóa các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và các nhiệm vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch công tác năm 2011 và triển khai trong toàn Ngành 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Với tinh thần quyết tâm “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bám sát thực tiễn, giải quyết tích cực những hạn chế, bức xúc, tạo chuyển biến mới trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình”, về cơ bản, Ngành văn hoá, thể thao và du lịch cả nước đã hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch công tác đề ra.
- Việc xây dựng các chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội được quán triệt, thực hiện nghiêm túc.
- Toàn Ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động phục vụ và tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp khóa 2011-2016, thể hiện niềm tin, phấn khởi của nhân dân đối với Đảng. Các chương trình văn hoá, nghệ thuật, thể thao chào mừng kỷ niệm 81 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chào mừng 36 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam – thống nhất đất nước, 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2011), 100 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước với nội dung phong phú, chất lượng nghệ thuật cao được tổ chức sôi nổi phục vụ đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
- Hoạt động lễ hội, công tác quản lý nhà nước về lễ hội được các địa phương quan tâm, chỉ đạo. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có sự chuyển biến rõ rệt so với các năm trước đây.
- Nhiều văn bản, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao được ban hành. Thể thao cho người khuyết tật quan tâm phát triển, đạt thành tích tốt; chỉ tiêu về số người tập luyện thể thao thường xuyên (24,1%), hộ gia đình thể thao (15,1%) đều đạt được. Hình thành và phát triển các môn thể thao giải trí. Lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao tiếp tục được tập trung đầu tư và giành các thành tích tốt với các kết quả của các vận động viên tiêu biểu như Thạch Kim Tuấn (Cử tạ), Trương Thanh Hằng (Điền kinh), Nguyễn Tiến Minh (Cầu lông), Lê Quang Liêm (Cờ vua), đặc biệt là Hoàng Quý Phước trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành được suất tham dự Olympic ở môn Bơi lội.
- Các doanh nghiệp du lịch có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức tour, tuyến phục vụ du khách. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tiếp tục tăng trưởng. Ngành Du lịch hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu đề ra cho năm 2011 là đạt hơn5,5 triệu lượt khách quốc tế, hơn 30 triệu lượt khách nội địa.
2. Khó khăn, hạn chế
a) Khó khăn, hạn chế chung:
- Quy hoạch phát triển Ngành ở địa phương có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ hoặc không phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhiều nơi quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa-thể thao chưa được giải quyết.
- Mức hưởng thụ văn hoá (nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh), hệ thống thiết chế văn hoá-thể thao giữa vùng đô thị với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn chênh lệch nhiều.
- Hiệu quả của công tác xã hội hóa vẫn chưa cao; việc xây dựng một số cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa còn chậm, một số chính sách đã ban hành thiếu tính khả thi, khó áp dụng...
- Đội ngũ cán bộ của Ngành, nhất là ở cơ sởcòn mỏng, trình độ chưa đáp ứng được với các nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
b) Về văn hoá, gia đình:
-Tình trạng vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh vẫn xảy ra tại một số địa phương.Việc giải toảvi phạm di tích, danh lam thắng cảnh còn chậm. Việc tu bổ di tích không xin phép còn diễn ra một số nơi.Nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một, thất truyền mà chưa có biện pháp bảo vệ.
- Lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn còn thiếu hụt văn bản pháp lý, bị động về hướng dẫn nghiệp vụ và lúng túng trong kiểm tra, xử lý các vi phạm. Thiếu giải pháp phối hợp để khắc phục những hạn chế về chất lượng phim Việt Nam trên truyền hình. Các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương... thiếu điều kiện để bảo tồn, phát triển, thậm chí hoạt động bế tắc, mang tính cầm chừng.
- Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, cơ chế phối hợp và các tiêu chí trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới chưa thực sự rõ ràng, phù hợp với điều kiện xã hội mới nên gây lúng túng cho địa phương.
- Tình trạng bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, người già và trẻ em... có chiều hướng gia tăng, trong khi tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở địa phương còn thiếu và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, các mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình chậm được nhân rộng và phát huy hiệu quả. Nhiều tỉnh-thành chưa phân bổ ngân sách hàng năm cho Sở VHTTDL để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về gia đình.
c) Về thể dục, thể thao
- Công tác đào tạo lực lượng vận động viên trẻ kế cận và chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự các đại hội lớn, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho vận động viên các đội tuyển quốc gia, đội tuyển cấp tỉnh gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hạn hẹp; Nội dung, phương thức đào tạo, huấn luuyện VĐV chưa theo kịp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới nên rất khó tạo ra lực lượng VĐV chất lượng cao có thể tham gia và giành thành tích tốt tại các đấu trường khu vực và thế giới.
- Nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu thể thao đã xuống cấp nghiêm trọng; công tác quản lý thể thao chuyên nghiệp còn nhiều bất cập.
d) Về du lịch
Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn lúng túng với những hạn chế kéo dài nhưng vẫn thiếu các giải pháp khắc phục hữu hiệu, kịp thời:
-Quy hoạch phát triển du lịchcấp vùng, cấp tỉnh còn thiếuvà chưa đồng bộ,thiếu khả thi,dẫn đến tình trạng phát triển tự phát các khu du lịch, sử dụng, khai thác không hợp lý tài nguyên du lịch, nhất là nguồn tài nguyên du lịch biển.
- Còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịchvàsản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh.Việc nâng giá, ép giá đối với du khách, đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ... chưa được xử lý triệt để, môi trường du lịch bị ô nhiễm ở nhiều địa phương. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã có tiến bộ nhưng hiệu quả chưa thực sự rõ nét.
Phần thứ Hai
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM BA THÁNG CUỐI NĂM 2011
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂMBA THÁNG CUỐI NĂM 2011
1. Tiếp tục tập trung tổchức thực hiện tốt Chương trình hành động của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện:Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015.
2. Tập trung hoàn thành 100% công tác xây dựng cácvăn bản, đề án trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ban Bí thư, Bộ Chính trị trong kế hoạch năm 2011 và các văn bản, đề án được giao ngoài kế hoạch, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo quy định.
3. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực thi các chính sách, giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực hoạt động chuyên ngành; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, xử lý nghiêm minh những sai phạm theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
5. Hoàn thành tốt công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú ở Hội đồng cấp Nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước phong tặng; phát động, triển khai Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao giai đoạn 2011-2020, Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.
7. Chuẩn bị tốt lực lượng, tham gia thi đấu giành thành tích cao tại SEA Games 26 (2011); tiếp tục công tác chuẩn bị lực lượng, tham gia vòng loại Olympic (2012); tổ chức và tham gia thi đấu tốt các giải thể thao trong nước và quốc tế.
8. Tập trung cao nhất cho công tác chỉ đạo cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long; tổ chức tốt đợt thi đua ngắn hạn “Bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới”; chuẩn bị sẵn sàng đăng cai và tổ chức lễ công bố Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
9. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động còn lại trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ-Phú Yên 2011 và công tác chuẩn bị tổ chức Năm du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ tại Huế năm 2012.
10. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xã hội hóa các hoạt động tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam; hoàn thiện các công trình kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam, từng bước ổn định hoạt động khai thác, vận hành Khu các làng dân tộc.
II. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐĂNG KÝ TRÌNH BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, QUỐC HỘI, UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ(Xin xem phụ lục kèm theo)
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Để hoàn thành kế hoạch công tác năm 2011, tích cực tạo tiền đề phát triển cho các năm trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:
1. Về văn hóa, gia đình
- Tăng mức đầu tư cho Ngành văn hóa theo Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), cần nâng cao định mức chi ngân sách Nhà nước năm 2012 cho sự nghiệp văn hoá (đặc biệt việc phân bổ ngân sách cho văn hóa ở các địa phương không tự cân đối được);
- Quốc hội xem xét phê duyệt danh mục và Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2011-2015 và cho phép áp dụng cơ chế phân bổ, sử dụng nguồn vốn như giai đoạn 2006-2010; Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Hỗ trợ từ nguồn vốn có mục tiêu (ngoài những nguồn ngân sách thường xuyên) đối với bảo tồn, sưu tầm phát huy các giá trị di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới (các Đề án bảo tồn này đã và đang được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các Đề án, Dự án đã được phê duyệt (như Đề án bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020).
- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư, tiếp tục hoàn thiện và tổ chức hoạt động có hiệu quả tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam theo Kế hoạch đã được duyệt.
2. Về thể dục, thể thao
- Tăng mức đầu tư cho Ngành thể dục, thể thao để có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu; bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho vận động viên và huấn luyện viên thể thao.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về thể dục thể thao.
3. Về du lịch
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Chương trình hành động quốc gia về Du lịch; Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; Chương trình hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011-2015; Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020./.
Nơi nhận: - Như trên; - Phó TTCP Nguyễn Thiện Nhân; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Văn phòng Chính phủ (các Vụ TH, KGVX, KTTH); - Văn phòng Chủ tịch Nước; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; - Các Bộ, ngành có liên quan; - Lưu: VT, VP (THTT), BTK(250). | KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG
Lê Khánh Hải |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây