Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị phạt như thế nào?

Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường là những vi phạm thường thấy trên các tuyến phố hiện nay. Nếu thực hiện hành vi trên, cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 12 triệu đồng.

 

Nghiêm cấm bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép được nhấn mạnh là hành vi bị cấm tại Điều 8 Luật này.

Cụ thể, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ quy định không được thực hiện các hành vi:

- Mua, bán hàng hóa, họp chợ trên đường;

- Tụ tập đông người trái phép trên đường;

- Thả rông súc vật trên đường;

- Phơi rơm rạ, thóc, lúa, nông sản hoặc để vật khác trên đường;

- Đặt biển quảng cáo trên đường;

- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, thiết bị gây giảm sự chú ý, nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

- Che khuất biển báo hiệu, đèn giao thông;

- Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

- Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Như vậy, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu vi phạm, cá nhân, tổ chức thực hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

ban hang lan chiem via he

Mức phạt hành chính

Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như sau:

Hành vi

Mức phạt với cá nhân

Mức phạt với tổ chức

bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng

100.000 - 200.000 đồng

200.000 - 400.000 đồng

- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa.

- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất ở đoạn đường ngoài đô thị.

300.000 - 400.000 đồng

600.000 - 800.000 đồng

Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa.

02 - 03 triệu đồng

04 - 06 triệu đồng

Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố.

04 - 06 triệu đồng

08 - 12 triệu đồng

Ngoài ra, trong quá trình buôn bán nếu đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng, tổ chức bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng.

Nếu chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông, giữ xe thì bị phạt tiền như sau:

  • Chiếm dụng từ 05 m2 đến dưới 10 m2: Phạt từ 04 - 06 triệu đồng đối với cá nhân, 08 - 12 triệu đồng với tổ chức.

  • Chiếm dụng từ 10 m2 đến dưới 20 m2: Phạt từ 06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân, 12 - 16 triệu đồng với tổ chức.

  • Chiếm dụng từ trên 20m2: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với cá nhân, 20 - 30 triệu đồng với tổ chức.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào từng hành vi cụ thể.

Ví dụ như thu dọn rác, chất phế thải, vật tư, phương tiện, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do việc vi phạm hành chính gây ra...

Trên là quy định về vấn đề: Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị phạt như thế nào? Nếu còn vấn đề thắc mắc, quý độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú?

Trường hợp nào người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú?

Trường hợp nào người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú?

Trong một số trường hợp nhất định, công dân có thể bị hạn chế quyền tự do cư trú nếu đang trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng cồng... Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các trường hợp người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật.