Rất nhiều người chuộng bánh trung thu tự làm vì giá rẻ và bao bì đẹp mắt. Tuy nhiên, chất lượng và nguồn gốc của chúng rất khó kiểm soát. Vậy nếu bán bánh trung thu tự làm thì có vi phạm pháp luật không?
Bánh trung thu tự làm – bánh không có nhãn mác, xuất xứ?
Ngoài ra, tại Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, các hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu đều phải ghi nhãn trừ:
- Bất động sản;
- Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá; Hàng hóa đã qua sử dụng;
- Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến, nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
- Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;
- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển…
Lúc này, việc ghi nhãn hiệu của hàng hóa phải gồm các nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017 của Chính phủ:
- Tên hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
Như vậy, các sản phẩm bánh trung thu tự làm nếu không có nhãn mác, không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì chỉ nên để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân còn khi muốn bán cho người khác thì bắt buộc phải được công bố và có nhãn hàng hóa theo quy định.
Bán bánh trung thu tự làm liệu có bị phạt không? (Ảnh minh họa)
Bán hàng không nhãn mác có thể bị phạt đến 60 triệu đồng
Bởi việc bán bánh trung thu không có nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường là hành vi vi phạm pháp luật nên khi bị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP:
STT
Giá trị hàng hóa
Mức phạt
1
Đến 05 triệu đồng
01 – 03 triệu đồng
2
Từ trên 05 – 10 triệu đồng
03 – 06 triệu đồng
3
Từ trên 10 triệu – 20 triệu đồng
06 – 10 triệu đồng
4
Từ trên 20 triệu – 30 triệu đồng
10 – 15 triệu đồng
5
Từ trên 30 triệu – 50 triệu đồng
15 – 25 triệu đồng
6
Từ trên 50 triệu – 70 triệu đồng
25 – 35 triệu đồng
7
Từ trên 70 triệu – 100 triệu đồng
35 – 50 triệu đồng
8
Từ trên 100 triệu đồng trở lên
50 – 60 triệu đồng
Hiện nay, việc kiểm soát thị trường bánh trung thu đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình trước, chỉ nên chọn mua bánh từ những thương hiệu uy tín, có bao bì, nhãn mác đầy đủ.
Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là khi giải thể ĐVHC cấp huyện thì trụ sở, tài sản công cấp chính quyền này được giải quyết thế nào?
Sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh và việc đổi tên sau sáp nhập là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây là thông tin về thủ tục đổi tên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh từ 01/7/2025.
Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?
Các nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập tỉnh thành luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin về thời điểm cấp huyện dừng hoạt động.
Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của nhân dân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.