Bán bánh trung thu "tự làm" coi chừng bị phạt nặng!

Rất nhiều người chuộng bánh trung thu tự làm vì giá rẻ và bao bì đẹp mắt. Tuy nhiên, chất lượng và nguồn gốc của chúng rất khó kiểm soát. Vậy nếu bán bánh trung thu tự làm thì có vi phạm pháp luật không?

Bánh trung thu tự làm – bánh không có nhãn mác, xuất xứ?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải tự công bố.

Ngoài ra, tại Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, các hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu đều phải ghi nhãn trừ:

- Bất động sản;

- Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá; Hàng hóa đã qua sử dụng;

- Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến, nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

- Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;

- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển…

Lúc này, việc ghi nhãn hiệu của hàng hóa phải gồm các nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017 của Chính phủ:

- Tên hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

Như vậy, các sản phẩm bánh trung thu tự làm nếu không có nhãn mác, không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì chỉ nên để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân còn khi muốn bán cho người khác thì bắt buộc phải được công bố và có nhãn hàng hóa theo quy định.

bánh trung thu tự làm
Bán bánh trung thu tự làm liệu có bị phạt không? (Ảnh minh họa)

Bán hàng không nhãn mác có thể bị phạt đến 60 triệu đồng

Bởi việc bán bánh trung thu không có nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường là hành vi vi phạm pháp luật nên khi bị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP:

STT

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

1

Đến 05 triệu đồng

01 – 03 triệu đồng

2

Từ trên 05 – 10 triệu đồng

03 – 06 triệu đồng

3

Từ trên 10 triệu – 20 triệu đồng

06 – 10 triệu đồng

4

Từ trên 20 triệu – 30 triệu đồng

10 – 15 triệu đồng

5

Từ trên 30 triệu – 50 triệu đồng

15 – 25 triệu đồng

6

Từ trên 50 triệu – 70 triệu đồng

25 – 35 triệu đồng

7

Từ trên 70 triệu – 100 triệu đồng

35 – 50 triệu đồng

8

Từ trên 100 triệu đồng trở lên

50 – 60 triệu đồng

Hiện nay, việc kiểm soát thị trường bánh trung thu đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình trước, chỉ nên chọn mua bánh từ những thương hiệu uy tín, có bao bì, nhãn mác đầy đủ.

>> Hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?