7 lỗi người đi bộ vi phạm giao thông bị xử phạt theo Nghị định 100

Không chỉ các phương tiện tham gia giao thông có nguy cơ bị xử phạt vi phạm giao thông mà người đi bộ nếu không chú ý cũng bị phạt. Tuy nhiên, mức phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông hiện nay không cao.

5 nguyên tắc cho người đi bộ tham gia giao thông

Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người đi bộ tham gia giao thông phải ghi nhớ những nguyên tắc sau:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn;

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường;

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

- Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường.

Khi người đi bộ vi phạm những nguyên tắc trên sẽ bị xử phạt. Từ ngày 01/01/2020, việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và xử phạt người đi bộ nói riêng thực hiện theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 do Chính phủ ban hành.

7 lỗi người đi bộ vi phạm giao thông bị xử phạt theo Nghị định 100

7 lỗi xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông theo Nghị định 100

STT

Lỗi

Mức phạt

1

Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn

60.000 - 100.000 đồng

2

Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

3

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

4

Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông

5

Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy

6

Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

100.000 - 200.000 đồng

7

Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm

60.000 - 100.000 đồng

So với Nghị định 46 năm 2016, mức phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông tăng nhẹ. Mức phạt đã nặng tay hơn so với trước đây nhưng để phát hiện và xử phạt những trường hợp người đi bộ vi phạm giao thông không hề đơn giản. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...có mật độ người tham gia giao thông vô cùng đông đúc.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?