7 cách thức tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu

Hiện nay, Sổ hộ khẩu vẫn là một trong những giấy tờ quan trọng để chứng minh nhân thân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Vậy khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, việc tra cứu thông tin cá nhân sẽ thực hiện thế nào?

Sau đây là hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về việc tra cứu thông tin cá nhân thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

1. Sử dụng Căn cước công dân gắn chíp

Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng của công dân (theo Điều 3). Cụ thể:

1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Theo khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân

Về giá trị sử dụng, khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về Căn cước công dân (theo Điều 20).

 tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu

Sử dụng Căn cước công dân gắn chíp để tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu (Ảnh minh họa)

2. Sử dụng thiết bị đọc mã QR trên Căn cước công dân gắn chip

Cá nhân, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc mã QR thẻ Căn cước công dân tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân.

Thông tin được hiển thị khi quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân bao gồm:

- Số Căn cước công dân gắn chíp;

- Số Chứng minh nhân dân cũ (nếu có);

- Họ và tên;

- Ngày tháng năm sinh;

- Giới tính;

- Địa chỉ thường trú;

- Ngày cấp Căn cước công dân.

Xem thêm: Quét mã QR trên Căn cước công dân gắn chip thấy gì?

3. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân

Thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, các cơ quan Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Thiết bị này cung cấp các thông tin về: Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Giới tính;  Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Địa chỉ thường trú; Họ tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh cũ; Ngày cấp và hết hạn của Căn cước công dân; Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Vân tay; Số thẻ Căn cước công dân.

Việc sử dụng thiết bị đọc chip thẻ Căn cước công dân giúp cơ quan có thẩm quyền xác minh thông tin công dân một cách nhanh chóng, chính xác, đồng thời ngăn ngừa và phát hiện việc làm giả giấy tờ.

 tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu

4. Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Người dân có thể truy cập vào hệ thống Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an để tra cứu thông tin nhân thân, hộ khẩu. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập địa chỉ website: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn.

Bước 2: Đăng nhập tài Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 3: Truy cập vào chức năng "Thông tin công dân" tại trang chủ và nhập các thông tin theo yêu cầu. Sau đó nhấn Tìm kiếm.

Bước 4: Thông tin cơ bản về nhân thân và hộ khẩu của công dân sẽ hiện ra.

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú

5. Sử dụng tài khoản định danh cá nhân điện tử

Hiện nay, mỗi công dân đều được gắn một danh tính riêng trên môi trường điện tử để Nhà nước dễ dàng quản lý.

Theo đó, mỗi cá nhân đều sẽ có một tài khoản định danh điện tử của riêng mình.

Tài khoản này không chỉ có các thông tin cơ bản về nhân thân mà còn đồng bộ nhiều loại giấy tờ quan trọng như thẻ bảo hiểm y tế, các loại chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác.

Theo Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam được miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại

tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu
Sử dụng tài khoản định danh điện tử để  tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu (Ảnh minh họa)

6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú

Giấy xác nhận thông tin cư trú là văn bản do cơ quan đăng ký cư trú cấp cho người dân, trong đó cung cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.

Để cấp giấy này, công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú bất kỳ trên cả nước (không phụ thuộc vào nơi cư trú) để đề nghị hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Giấy xác nhận thông tin về cư trú được cấp dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của người công dân.

Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp với người có thường trú, tạm trú; Có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú do không đủ điều kiện (theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA).

7. Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân

Được biết, Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp Căn cước công dân trên toàn quốc để người dân chứng người dân sử dụng khi giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú.

Trong Thông báo số định danh cá nhân có đầy đủ các thông tin về nhân thân như các giấy tờ đã nêu trên.

Trên đây là thông tin về 7 cách thức tra cứu thông tin cá nhân thay cho Sổ hộ khẩu. Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp bị xử phạt thế nào?

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là một trong những hành vi vi phạm hành chính về thuế và thời hiệu xử lý đối với hành vi này khá dài so với thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khác, cụ thể là 05 năm tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại

Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại

Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử trên điện thoại

Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, người dân có thể tích hợp các thông tin cá nhân, giấy tờ và sử dụng nhiều tiện ích liên quan. Với hướng dẫn sau đây, bạn đọc chỉ mất vài phút để tự đăng ký tài khoản định danh điện tử cá nhân trên điện thoại.