5 trường hợp bị thu, giữ thẻ Căn cước từ 01/7/2024

Công dân có thể bị thu giữ thẻ Căn cước trong một số trường hợp quy định tại Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024.

5 trường hợp bị thu giữ thẻ Căn cước từ 01/7/2024

Các trường hợp bị thu giữ thẻ Căn cước được quy định tại Điều 29 Luật Căn cước 2023:

Công dân bị thu hồi thẻ Căn cước trong 03 trường hợp:

- Công dân bị tước quốc tịch, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

- Thẻ Căn cước cấp sai quy định.

- Thẻ Căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.

Công dân bị giữ thẻ Căn cước trong 02 trường hợp:

- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì người bị giữ thẻ Căn cước được trả lại thẻ Căn cước.

Trong thời gian bị giữ thẻ Căn cước, cơ quan giữ thẻ Căn cước cho phép người bị giữ thẻ Căn cước sử dụng thẻ Căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp.

Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ Căn cước:

 - Cơ quan thu hồi thẻ Căn cước: Cơ quan quản lý Căn cước.

- Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ Căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước.

- Cơ quan giữ thẻ Căn cước: Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5 trường hợp bị thu giữ thẻ Căn cước từ 01/7/2024
5 trường hợp bị thu giữ thẻ Căn cước từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa)

Khai tử CMND từ năm 2025

Theo Luật Căn cước 2023, các loại Chứng minh nhân dân (CMND) chỉ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Từ năm 2025, những ai đang dùng CMND dù còn hạn cũng không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó, những người này phải đổi CMND sang thẻ Căn cước theo quy định của Luật Căn cước.

Theo Luật Căn cước, CMND hết hạn trong khoảng thời gian từ ngày 15/01/2024 đến ngày 30/6/2024 thì vẫn được sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Người dùng CMND nên đi đổi sang thẻ Căn cước trong khoảng thời gian từ ngày 01/7/2024 - 31/12/2024 để việc sử dụng giấy tờ tùy thân không bị gián đoạn.

Thủ tục cấp thẻ Căn cước thực hiện theo trình tự:

- Kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước.

Trường hợp chưa có thông tin của người đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.

- Người cần cấp thẻ kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước;

- Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước;

- Trả thẻ Căn cước theo địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Trường hợp thay đổi thông tin nhận dạng, xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính… mà thông tin đó chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã được thay đổi.

Trên đây là thông tin về các trường hợp bị thu giữ thẻ Căn cước từ 01/7/2024. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND, hậu quả thế nào?

Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND, hậu quả thế nào?

Đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng CMND, hậu quả thế nào?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân phổ biến nhất hiện đang được sử dụng tại Việt Nam. Có không ít người tuy đã đổi CCCD mới nhưng vẫn sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) trong các thủ tục, giao dịch... mà không biết mình có thể sẽ bị phạt hoặc gặp rủi ro về mặt pháp lý.