6 hành vi tưởng là lỗi nhưng sẽ không bị CSGT phạt

Khi tham gia giao thông có những hành vi dễ bị lầm tưởng là lỗi nhưng lại không phải. Người thực hiện các hành vi này sẽ không bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt.


1. Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

Có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho ô tô, xe máy được phép tham gia giao thông (theo điểm e khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Trong khi ô tô chỉ cần không có đủ gương chiếu hậu là sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 16). Nhưng với xe máy vi phạm, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt khi điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.

Cụ thể điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

Điều này đồng nghĩa rằng, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt.


2. Đi xe máy bằng một tay

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

Việc buông cả 02 tay khi lái xe máy là hành vi vô cùng nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, người vi phạm bị xử phạt rất nặng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

Như vậy, nếu buông cả 02 tay khi điều khiển xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng, đồng thời còn bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100.

Trong khi đó, hành vi đi xe máy bằng một tay cũng rất nguy hiểm nhưng lại không có điều khoản nào đặt ra mức phạt. Do vậy, việc đi xe máy bằng 01 tay sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, tài xế cũng không nên thực hiện hành vi này trừ trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác.
khong bi csgt phat


3. Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai

Khoản 3 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đều nghiêm cấm người điều khiển xe máy, xe đạp đi xe dàn hàng ngang. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP lại chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Cụ thể:

- Đi xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

- Đi xe đạp dàn hàng ngang 03 xe trở lên: Phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai. Điều này đồng nghĩa rằng hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.


4. Buông cả hai tay khi lái ô tô

Khoản 23 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhưng chưa có quy định giải thích hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì.

Thêm vào đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có quy định xử phạt với người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe trên đường chứ chưa có chế tài xử phạt người buông cả hai tay khi lái ô tô.

Việc buông cả 02 tay khi lái ô tô là hành vi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn bất cứ lúc nào nhưng chưa có quy định xử phạt nên CSGT cũng không thể xử phạt người điều khiển phương tiện.

khong-bi-csgt-phat-01Không bị CSGT phạt khi đi xe máy thiếu gương phải (Ảnh minh họa)


5. Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ yêu cầu người điều khiển xe mô tô, xe máy không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông mà không yêu cầu người điều khiển ô tô thực hiện.

Mặt khác, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng không quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Do đó, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô không bị coi là hành vi vi phạm hành chính nên sẽ không bị xử phạt vi phạm.

Xem thêm: Đeo tai nghe hướng dẫn chỉ đường có bị phạt không?


6. Không xi nhan khi đi vào đường cong

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.

Ngoài ra, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không phải yêu cầu bắt buộc.

Cùng với đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.

Do đó, khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) mà không bật xi nhan cũng sẽ không bị phạt.

Xem thêm: Các trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan để không bị xử phạt

Trên đây là thông tin về 06 hành vi tưởng là lỗi nhưng không bị CSGT phạt. Nếu vẫn còn thắc mắc về các nội dung trên, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích. Vậy mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?