3 loại “Giấy” sắp vĩnh viễn bị xóa sổ, người dân bớt nặng túi

Cùng với sự phát triển của công nghệ, một số loại giấy tờ quan trọng của công dân bằng “Giấy” sắp chấm dứt vai trò của nó, thay vào đó là việc quản lý trên nền tảng số.

1. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giúp chứng minh nơi cư trú của cá nhân và hộ gia đình. Đây cũng là loại giấy tờ không thể thiếu khi đi làm các giao dịch hoặc thủ tục hành chính, như: Đăng ký kết hôn; Ly hôn; Chuyển nhượng nhà đất; Làm hộ chiếu; Nhận thừa kế; Đăng ký khai sinh; Đăng ký khai tử…

Nói cách khác, bất cứ khi nào đi làm các thủ tục nêu trên, người dân đều phải cầm theo Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Thế nhưng, vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Cư trú 2020, vĩnh viễn khai tử sổ hộ khẩu, sổ tạm trú từ 2023. Hai loại sổ này chỉ còn được sử dụng đến hết năm 2022.

Khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn nữa, mọi thông tin về cư trú của công dân sẽ được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi đi làm thủ tục, giao dịch, mọi thông tin mà trước đây nằm trong cuốn sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ dễ dàng được tra cứu chỉ bằng một vài click chuột.

3 loại “Giấy” sắp vĩnh viễn bị xóa sổ, người dân bớt nặng túi

Nhiều loại giấy tờ sẽ được "số hóa" trên nền tảng công nghệ (Ảnh minh họa)


2. Sổ bảo hiểm xã hội

Một cuốn sổ khác cũng vô cùng quan trọng đối với mọi người lao động là sổ bảo hiểm xã hội – nơi ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm, căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm của người lao động.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của mình (theo khoản 3 Điều 19).

Nhưng cũng chính tại Luật này, cụ thể là khoản 2 Điều 96, năm 2020 sẽ thay Sổ bảo hiểm xã hội bằng Thẻ bảo hiểm xã hội. Theo đó, một cuốn sổ sẽ được “tối giản” chỉ còn là một tấm thẻ.

Tuy nhiên, đến nay đã sắp hết năm 2020, nhưng vẫn chưa có thông tin nào về việc thay thế này.


3. Thẻ bảo hiểm y tế

Một trong những loại giấy tờ thường nằm trong ví của người dân là thẻ bảo hiểm y tế. Loại thẻ giấy này được cho là đem đến nhiều bất tiện, đặc biệt rất dễ rách, hỏng, nhòe… nên khó bảo quản thẻ để sử dụng lâu dài.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chậm nhất đến ngày 01/01/2020, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được phát thẻ bảo hiểm y tế điện tử. Thẻ được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM và được gắn chíp ứng dụng công nghệ do Việt Nam làm chủ, tích hợp nhiều thông tin của người bệnh.

Do đó, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cũng không cần mang theo các giấy tờ tùy thân khác.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, việc thay thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng thẻ bảo hiểm y tế điện tử vẫn chưa được triển khai. 

>> Toàn bộ 6 loại giấy tờ sắp thay đổi, dân cả nước hưởng lợi

>> 2 cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh và chuẩn xác nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?