2 quy định mới cho ai chưa đi làm Căn cước công dân

Các quy định mới này liên quan trực tiếp tới thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, những ai chưa làm Căn cước cần đặc biệt chú ý.

 

Giảm lệ phí làm Căn cước công dân

Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định giảm từ 10% - 50% mức thu đối với 36 khoản phí, lệ phí, trong đó có lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân.

Cụ thể, từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân được giảm 50% so với mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.

Theo đó, mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân từ nay đến hết năm 2023 được áp dụng như sau:

Trường hợp

Mức thu lệ phí

Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân

15.000 đồng/thẻ

Đổi thẻ Căn cước công dân khi:

  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;

  • Xác định lại giới tính, quê quán;

  • C​ó sai sót về thông tin trên thẻ;
  • Khi công dân có yêu cầu.

25.000 đồng/thẻ

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

35.000 đồng/thẻ

Lưu ý:

1 - Các trường hợp được miễn lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân:

- Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

- Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là:

  • Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ;

  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh;

  • Công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo.

- Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

2 - Các trường hợp không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân

- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu.

- Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

(Căn cứ Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC)
2 quy định mới cho ai chưa đi làm Căn cước công dân
2 quy định mới cho ai chưa đi làm Căn cước công dân (Ảnh minh họa)
 

Làm thẻ Căn cước được kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2

Hiện nay, khi đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chíp, công dân sẽ được cấp ngay tài khoản định danh điện tử mức 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác trên ứng dụng VNeID -  ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp các tiện ích về thủ tục hành chính công, chính phủ số, xã hội số.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có các thông tin cá nhân cơ bản về số định danh cá nhân, họ tên, ngày sinh, giới tính, ảnh chân dung, vân tay.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có giá trị tương đương với Căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

Ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức 2 còn được tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy đăng ký xe, gấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, Hộ chiếu, chứng nhận tiêm chủng…

Các giấy tờ đã được tích hợp trên tài khoản định danh điện tử mức 2 cũng có giá trị cung cấp thông tin thay bản giấy khi được yêu cầu xuất trình.

Không chỉ được sử dụng để thay thế các giấy tờ bản giấy, tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID còn có nhiều tính năng khác như: Thông báo lưu trú, kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự...

Tương lai, tài khoản định danh điện tử mức 2 sẽ phát triển thêm các tính năng quan trọng là ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước.

Trên đây là 2 quy định mới cho ai chưa đi làm Căn cước công dân. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục