2 lý do tài xế nên dán thẻ thu phí không dừng ngay hôm nay

Nhiều quy định mới liên quan đến việc thu phí điện tử không dừng (ETC) tại các trạm thu phí đường bộ đã được ban hành. Từ đó cho thấy, các tài xế nên dán thẻ đầu cuối sớm cho phương tiện (sau đây gọi là thẻ thu phí không dừng).

Khoản 3 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg định nghĩa về thẻ thu phí không dừng như sau:

Là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện giao thông đường bộ để giao tiếp thông tin với hệ thống thu phí điện tử không dừng theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.


1. Không dán thẻ, không được đi vào làn ETC

Ngày 07/10/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 39/CT-TTg về sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức ETC.

Trong đó, yêu cầu đặt ra đối với các chủ phương tiện là phải gắn thẻ thu phí không dừng cho xe tại lần kiểm định gần nhất, hoặc ngay khi qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã vận hành hệ thống ETC.

Đồng thời, tuyệt đối không điều khiển xe đi vào làn ETC khi xe chưa gắn thẻ thu phí không dừng hoặc đã gắn thẻ nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch thu phí.

Như vậy, xe chưa có thẻ thu phí không dừng thì không được đi vào làn ETC, mà chỉ có thể đi vào làn thu phí hỗn hợp.

dán thẻ thu phí không dừng

Tài xế nên nhanh chóng dán thẻ thu phí không dừng (Ảnh minh họa)

2. Chỉ được miễn phí dán thẻ đến 31/12/2021

Một lý do khác khiến các tài xế cần phải dán thẻ thu phí không dừng sớm liên quan đến quy định về phí dán thẻ.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, chủ phương tiện không phải chi trả chi phí gắn thẻ thu phí không dừng cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31/12/2021.

Từ ngày 31/12/2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho nhà cung cấp dịch vụ.

Việc gắn thẻ đầu cuối được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.

Tại Chỉ thị 39/CT-TTg, Thủ tướng nhấn mạnh: Tạm dừng hoạt động thu phí đối với các trạm thu phí không chuyển sang thu phí theo hình thức điện tử không dừng.

Thu phí không dừng trên các trục đường quốc lộ không chỉ tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường cho người tham gia giao thông mà cũng giúp tiết kiệm cho nhà đầu tư BOT trong chí phí in vé, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì mặt đường khu vực trạm thu phí, đồng thời tránh được thất thoát.


>>  41 mức phạt mới của Nghị định 100/2019 đối với ô tô, xe máy
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?