17 trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập có giá trị ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ khác. Lưu ý nên lập vi bằng trong các trường hợp sau để làm chứng cứ khi cần.

17 trường hợp nên lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Điều 25 Nghị định 135/2013/NĐ-CP).

Theo đó, những trường hợp sau lập vi bằng là cần thiết:

Stt

Nội dung

1

Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà

2

Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê

3

Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm

4

Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình

5

Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật

6

Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế

7

Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông

8

Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình

9

Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu

10

Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp

11

Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra

12

Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng

13

Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh

14

Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại

15

Xác nhận mức độ ô nhiễm

16

Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện

17

Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

Giá trị pháp lý của vi bằng

nên lập vi bằng
17 trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ (Ảnh minh họa) 

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp, có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…

Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

Lưu ý,

- Vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực;

- Vi bằng không chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp của các hợp đồng, các giao dịch về nhà đất…

>> Thực chất, vi bằng mua bán nhà đất là gì?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục