Hướng dẫn nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng cho giáo viên khó khăn do Covid-19

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 24/2022/QĐ-TTg hướng dẫn thủ tục nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng cho giáo viên mầm non, tiểu học làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19.

 

1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ 

- Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 01 Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. 

- Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập:

  • 01 Danh sách cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm Quyết định này.

  • Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng lao động kí kết với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hoặc bản sao (không cần chứng thực) bảng lương tháng 4/2021. 

thu tuc nhan ho tro 3,7 trieu dong cho giao vien

2. Trình tự, thủ tục nhận hỗ trợ

2.1. Hướng dẫn nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng cho giáo viên

- Điều kiện: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của địa phương cho nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP thì được hỗ trợ một lần mức 3,7 triệu đồng/người.

- Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Trường hợp

Cơ sở giáo dục ngoài công lập đang hoạt động

Cơ sở giáo dục ngoài công lập đã giải thể, ngừng hoạt động

Bước 1:
Nộp đơn đề nghị hỗ trợ

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên gửi Đơn đề nghị hỗ trợ về cơ sở giáo dục ngoài công lập, nơi đã làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập đến hết năm học 2021 - 2022 đang hoạt động (kể cả đã sáp nhập, hợp nhất).

Trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập đến hết năm học 2021 - 2022 nhưng cơ sở này đã giải thể, ngừng hoạt động:

  • Gửi Đơn đề nghị hỗ trợ về Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập trước đây đóng trên địa bàn

  • Gửi về Phòng Giáo dục và Đào cấp huyện đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học tư thục, phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục trong đó có cấp tiểu học, trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường có cấp tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam đóng trên địa bàn. 

 

Bước 2:
Xác nhận thông tin 

Chủ cơ sở, chủ nhóm lớp, chủ nhóm trẻ hoặc Hiệu trưởng nhà trường xác nhận tính chính xác của các thông tin tại đơn đề nghị hỗ trợ.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện căn cứ hồ sơ quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập lưu tại đơn vị (danh sách chi trả lương, hợp đồng lao động) để xác nhận tính chính xác của các thông tin tại đơn đề nghị hỗ trợ. 

Bước 3:
Lập danh sách đề nghị hỗ trợ 

Chủ cơ sở, chủ nhóm lớp, chủ nhóm trẻ hoặc Hiệu trưởng nhà trường lập danh sách đề nghị hỗ trợ.

Danh sách lập từng đợt tối đa 05 ngày làm việc và gửi về:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập trước đây đóng trên địa bàn

  • Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học tư thục, trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục trong đó có cấp tiểu học, trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường có cấp tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam đóng trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện lập danh sách đề nghị hỗ trợ.

Danh sách lập từng đợt tối đa 05 ngày làm việc. 

Bước 4:
Niêm yết công khai danh sách hỗ trợ 

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và niêm yết công khai danh sách đề nghị hỗ trợ trong 03 ngày làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập nơi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã làm việc, hiện nay vẫn đang hoạt động và tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

Trường hợp có ý kiến phản ánh về đối tượng và điều kiện hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành xác minh trong 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến phản ánh. 

Bước 5:
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ
 

 

Trong thời gian 02 ngày làm việc, sau khi hết thời gian niêm yết công khai và xác minh ý kiến phản ánh (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ. 

Bước 6:
Ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ
 

Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Bước 7:
Chi trả hỗ trợ
 

Chuyển kinh phí hỗ trợ về cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Trực tiếp chi trả cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Thời gian: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ

 

 

 

 


2.2. Hướng dẫn nhận hỗ trợ mức 2,2 triệu đồng cho giáo viên

- Điều kiện: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách hỗ trợ của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP thì được hỗ trợ mức 2,2 triệu đồng/người.

- Thủ tục: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên  thuộc đối tượng này gửi Đơn đề nghị hỗ trợ về Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện để Phòng Giáo dục cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ bổ sung trên cơ sở hồ sơ đã nộp để nhận hỗ trợ của địa phương trước đây mà không cần phải thực hiện trình tự, thủ tục như trên. 

3. Hạn nộp hồ sơ:

Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến hết ngày 31/12/2022.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục nhận hỗ trợ 3,7 triệu đồng cho giáo viên mầm non, tiểu học tư thục gặp khó khăn do Covid-19. Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tài khoản định danh cá nhân dùng thay Sổ hộ khẩu như thế nào?

Tài khoản định danh cá nhân dùng thay Sổ hộ khẩu như thế nào?

Tài khoản định danh cá nhân dùng thay Sổ hộ khẩu như thế nào?

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Nhà nước dần bãi bỏ các loại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú... để quản lý giấy bằng tờ điện tử. Theo đó, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh cá nhân dùng thay Sổ hộ khẩu trong các thủ tục hành chính.