Trường hợp nào người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú?

Trong một số trường hợp nhất định, công dân có thể bị hạn chế quyền tự do cư trú nếu đang trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng cồng... Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các trường hợp người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú

Điều 4 Luật Cư trú 2020 quy định công dân bị hạn chế quyền tự do cư trú trong các trường hợp sau đây:

- Người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, người bị tạm giữ, tạm giam;

- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;

- Người bị kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo và đang trong thời gian thử thách;

- Người đang chấp hành án phạt tù, quản chế, cấm cư trú hoặc cải tạo không giam giữ;

- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và đang trong thời gian thử thách;

- Người chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng;

- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;

- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng;

- Người đang bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;

- Địa điểm, khu vực cách ly phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

- Địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định pháp luật;

- Địa điểm không được đăng ký thường trú, tạm trú, tách hộ;

- Các trường hợp khác theo quy định của luật.

Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của Luật. Thời gian, nội dung hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của Luật có liên quan.

han che quyen tu do cu tru
Có 13 trường hợp người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú (Ảnh minh họa)

Công dân được thực hiện quyền tự do cư trú như thế nào?

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm nhất định thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Quyền tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của công dân, được xác định trong các văn bản như: Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và tất cả các bản Hiến pháp của nước ta.

Điều 22, 23 Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền có nơi ở hợp pháp và có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Theo đó, Điều 8 Luật Cư trú năm 2020 nêu rõ công dân có 07 quyền về cư trú, bao gồm:

- Lựa chọn, quyết định nơi mình cư trú, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.

- Được bảo đảm bí mật thông tin về cá nhân, hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

- Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trên cả nước xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.

- Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.

- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.

- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền tự do cư trú.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh 07 quyền trên thì công dân cũng phải thực hiện 03 nghĩa vụ về cư trú quy định tại Điều 9 Luật Cư trú năm 2020:

- Đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.

- Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.

Nếu vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, công dân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 - 04 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Trường hợp nào người dân bị hạn chế quyền tự do cư trú? Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.