Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định quy định chi tiết Luật Hải quan về thủ tục hải quan

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan
Lĩnh vực: Hải quan Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài chínhTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; Sửa đổi về chủ hàng hóa, xuất nhập khẩu; sửa đổi, bổ sung về phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu....

Tải Nghị định

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Nghị định DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

--------------

Số: /2021/NĐ-CP

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 6 tháng 4 năm 2016

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều, khoản của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.

1. Bãi bỏ khoản 6, khoản 7; bổ sung khoản 8 Điều 3 như sau:

6. “Kiểm tra chuyên ngành” là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định pháp luật có liên quan để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiểm tra chuyên ngành về văn hóa thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành văn hóa.

7. “Cổng thông tin một cửa quốc gia” là một hệ thống thông tin tích hợp để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

8. “Kiểm định hải quan” là việc cơ quan hải quan sử dụng trang thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng và các thuộc tính kỹ thuật khác của hàng hóa để phân loại hàng hóa và áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

2. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 5 như sau:

“1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc người được chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ủy quyền. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan. Trường hợp thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì việc khai hải quan được thực hiện bởi người đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có tên trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc đại lý làm thủ tục hải quan.

3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; tài sản di chuyển của cá nhânhàng hóa của cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnhhàng hóa tạm nhập tái xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài.

3. Bãi bỏ Điều 7, Điều 8

4. Bãi bỏ khoản 3 Điều 9

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:

“1. Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế

Trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:

a) Các hành vi trốn thuế; gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ;

b) Các hành vi vi phạm hành chính về thủ tục có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục hải quan và các chức danh tương đương.

Các hành vi vi phạm hành chính về thuế có mức xử phạt bằng tiền trên một tờ khai hải quan vượt quá 50 triệu đồng. Trường hợp không xác định được tờ khai cụ thể thì tính trung bình trên một tờ khai.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

1. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảngphân loại mức độ rủi ro.

2Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào kết quả tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảngphân loại mức độ rủi ro tại Khoản 1 Điều này theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành để quyết định hoặc phân cấp quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác trên cơ sở phù hợp với nguồn nhân lực, các điều kiện thực tế quản lý hải quan.”

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng

1. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:

a) Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;

b) Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;

c) Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong cung cấp thông tin, thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.

d) Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

2. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 15 như sau:

“1. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển tải được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng.

3. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển tải theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quanthanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác phù hợp.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:

2. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về đặc điểm, thành phầncấu tạo, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụngquy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 19 như sau:

“3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật xây dựng Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tài chính. Chậm nhất 10 ngày làm việc, Bộ Tài chính thực hiện xác định về mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các hàng hóa này để các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện công bố ban hành.

Đối với Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa có mã số hàng hóa hoặc có mã số hàng hóa nhưng chưa phù hợp thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính để có mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đối với danh mục các hàng hóa này.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:

Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

1. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định của Luật Hải quan.

2. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo, đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Quá thời hạn mà người khai hải quan không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

2. 3. Trong quá trình làm thủ tục hải quan, trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo do người khai hải quan tự xác định và kê khai, cơ quan hải quan thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định và giải phóng hàng hóa theo quy định, người khai hải quan thực hiện tham vấn với cơ quan hải quan nhằm làm rõ về tính chính xác của trị giá khai báo kê khai.

a) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định thì thực hiện khai bổ sung theo quy định trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

a)b) Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo do người khai hải quan tự xác định và kê khai, cơ quan hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trị giá hải quan và quyết định ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa.

b) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, do người khai hải quan tự xác định và kê khaicơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo trị giá kê khai khai báo.

4. Trường hợp không thuộc khoản 2, 3 Điều này, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo để thông quan hàng hóa theo quy định.

3. 5. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần và được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. 6. Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.”

12. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 24 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước mã số là hàng hóa mà người khai hải quan lần đầu thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là cơ sở để khai hải quan khi làm thủ tục hải quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo mã số, xuất xứtrị giá khai trên tờ khai hải quan báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.”

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 4, khoản 10 Điều 25 như sau:

2. Các trường hợp sau đây người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;

c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;

d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân; hàng của cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ;

đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;

e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;

h) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.

Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;

Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan, trong đó nêu rõ tên và nguyên nhân sự cố, thời hạn dự kiến khắc phục sự cố và phương thức thực hiện thủ tục khai hải quan trong thời gian hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan gặp sự cố theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

i) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện:

a) Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử;

b) Gửi tờ khai hải quan hồ sơ hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

Chứng từ thuộc bộ hồ sơ theo quy định tại Nghị định này nếu là bản chính thì người khai hải quan phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính; nếu là bản chụp thì người khai hải quan phải nộp bản chính hoặc bản chụp; việc nộp, xuất trình giấy phép và các chứng từ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể nộp bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan nộp bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp các chứng từ này được gửi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công trực tuyến có kết nối với cơ quan hải quan thì người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

c) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

Đối với khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, ký tên, đóng dấu (trừ trường hợp người khai hải quan là cá nhân) trên tờ khai để nộp cho cơ quan hải quan.

10. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai hải quan một lần; khai tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, thời hạn nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và xử lý trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc hệ thống khai hải quan điện tử gặp sự cố.”

14. Bãi bỏ khoản 3 Điều 27

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:

“Điều 28. Kiểm tra hải quan trong quá trình lưu giữ, xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không

1. Căn cứ kết quả phân tích thông tin quản lý rủi ro, bản khai hàng hóa nhập khẩu được cung cấp trước khi hàng hóa đến cửa khẩu, cơ quan hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua máy soi và thiết bị kỹ thuật khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuDoanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm phối hợp với hãng tàu, đại lý hãng tàu hoặc người được hãng tàu, đại lý hãng tàu ủy quyền để xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định của pháp luật, bố trí khu vực lưu giữ riêng đối với hàng nhập khẩu phải soi chiếu trước khi làm thủ tục hải quan.

2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm lắp đặt máy soi và các thiết bị kỹ thuật khác để cơ quan hải quan kiểm tra tại khu vực lưu giữxếp dỡ hàng lên, xuống phương tiện vận tải.

3. Trường hợp kiểm tra hàng hóa qua máy soi, thiết bị kỹ thuật, cơ quan hải quan phát hiện lô hàng có nghi vấn cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bởi công chức hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp bố trí khu vực lưu giữ riêng.”

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 và bổ sung khoản 6 Điều 29 như sau:

“4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:

a) Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;

b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;

c) Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, kiểm định, giám định hàng hóa.

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.

5. Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất lượng, khối lượng, trọng lượng thì: yêu cầu cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên.

Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật

a) Yêu cầu phân tích phân loại hoặc kiểm định tại đơn vị kiểm định hải quan đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa tiếp nhận phân tích, kiểm định do Tổng cục Hải quan ban hành.

b) Yêu cầu tổ chức giám định, thử nghiệm hoặc đơn vị, tổ chức được Bộ Quản lý ngành lĩnh vực công nhận để thực hiện giám định, thử nghiệm, xác định các tiêu chí kỹ thuật đối với các mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa tiếp nhận phân tích, kiểm định do Tổng cục Hải quan ban hành và căn cứ kết quả để quyết định việc thông quan hàng hóa.”

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:

“Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan

1. Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan của hàng hóa thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan.

2. Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức có chức năng giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.

   2. Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật..”

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:

Điều 31Thu, nộp phí, lệ phí làm thủ tục hải quan

1. Người khai hải quan phải nộp phí, lệ phí làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về thủ tục và hình thức thu, nộp phí, lệ phí hải quan tại Điều này.”

19. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 32 như sau:

“a) Phải thực hiện việc phân tích, phân loại, kiểm định hoặc giám định hoặc đang chờ kết quả phân tích, phân loại, kiểm định hoặc giám định của lô hàng giống hệt đã được lấy mẫu trước đó của cùng người khai hải quan để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định số thuế chính thức phải nộp và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan;”

20. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 35 như sau:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;

b) là hàng hoá mua bán, trao đổi giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuấthoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.;

c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 Điều 36 như sau:

“1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan, hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan đối với trường hợp tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động gia công.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với việc thông báo cơ sở sản xuất, thông báo hợp đồng gia công; việc báo cáo quyết toán đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.”

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37 như sau:

“1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân nộp cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục báo cáo quyết toán các chứng từ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản chụp;

b) Văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.

Trường hợp có sự thay đổi về các nội dung trong văn bản thông báo thì phải thông báo cho cơ quan hải quan chậm nhất 60 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi. Trường hợp thay đổi liên quan đến địa điểm sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm thì phải thông báo với cơ quan hải quan trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm đến địa điểm mới.

c) Hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đối với trường hợp thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: 01 bản chụp.

d) Bảng kê các chứng từ liên quan đến máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu theo mẫu số 01/BKCTMMTB/GSQL Nghị định này: 01 bản chính.

Tổ chức, cá nhân không phải nộp các chứng từ nêu tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều này khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.”

23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 như sau:

“2. Việc kiểm tra được thực hiện chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được ban hành quyết định kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.”

24. Bổ sung Điều 42a như sau:

“Điều 42a. Kiểm tra điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất (DNCX)

1. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX để hưởng chính sách khu phi thuế quan:

a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo chỉ đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất qua cổng/cửa.

b) Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

Quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và vị trí lưu giữ hàng hóa. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ). Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng. Hình ảnh ca-mê-ra tại các vị trí cổng/cửa ra, vào và vị trí lưu giữ hàng hóa được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp.

c) Có phần mềm quản lý hàng hóa, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng theo quy định pháp luật về hải quan; giám sát hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất đảm bảo yêu cầu sao lưu, kết xuất, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan hải quan.

2. Các trường hợp kiểm tra

a) Nhà đầu tư thành lập mới đã hoàn thành xây dựng nhà xưởng;

b) Doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp không phải là DNCX sang DNCX;

c) Khi có dấu hiệu xác định DNCX không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền kiểm tra

a) Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có dự án đầu tư hoặc DNCX;

b) Quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/QĐ-KTĐKKTGS ban hành kèm theo Nghị định này được gửi trực tiếp hoặc bằng thư đảm bảo, fax cho nhà đầu tư, DNCX chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký;

c) Việc kiểm tra được thực hiện không quá 03 ngày làm việc tại dự án đầu tư hoặc DNCX.

4. Nội dung kiểm tra

Khi thực hiện kiểm tra điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, công chức kiểm tra đối chiếu thực tế với các điều kiện kiểm tra, giám sát mà nhà đầu tư, DNCX đã cam kết gồm:

a) Kiểm tra điều kiện về hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài để đảm bảo hàng hóa vào, ra dự án đầu tư, DNCX phải qua cổng/cửa;

b) Kiểm tra hệ thống ca-mê-ra có đáp ứng các tiêu chí được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Kiểm tra phần mềm quản lý hàng hóa, máy móc, thiết bị của nhà đầu tư, DNCX có đảm bảo theo dõi, quản lý, kết xuất được số liệu nhập – xuất – tồn hàng hóa, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định;

d) Kiểm tra việc giám sát hàng hóa vào, ra dự án đầu tư, DNCX: Kiểm tra sổ sách, dữ liệu phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa vào, ra dự án đầu tư, DNCX; kiểm tra việc kết xuất, lưu giữ và chia sẻ dữ liệu giám sát hàng hóa vào, ra dự án đầu tư, DNCX.

5. Lập biên bản kiểm tra

Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra theo mẫu số 10/BBKT-DNCX ban hành kèm Nghị định này. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra điều kiện kiểm tra, giám sát của dự án đầu tư, DNCX phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ:

a) Nhà đầu tư, DNCX có hoặc không có tường rào cứng đảm bảo ngăn cách với bên ngoài và hàng hóa vào, ra DNCX phải qua cổng/cửa;

b) Nhà đầu tư, DNCX có hoặc không có hệ thống ca-mê-ra có đáp ứng các tiêu chí được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Nhà đầu tư, DNCX có hoặc không có phần mềm quản lý hàng hóa, máy móc, thiết bị đáp ứng thực hiện báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn với cơ quan hải quan và việc giám sát hàng hóa vào, ra DNCX có được đảm bảo không.

6. Xử lý kết quả kiểm tra   

a) Trường hợp kết quả kiểm tra đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành kết luận kiểm tra theo mẫu số 11/KLKT-DNCX ban hành kèm theo Nghị định này và có văn bản gửi cơ quan đăng ký đầu tư để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

b) Trường hợp kết quả kiểm tra không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này thì xử lý như sau:

Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, nhà đầu tư, DNCX khắc phục, hoàn thiện lại các điều kiện chưa đáp ứng theo quy định và có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư, DNCX, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra lại các điều kiện mà nhà đầu tư, DNCX đã khắc phục, hoàn thiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.

Kết thúc kiểm tra Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản gửi cơ quan đăng ký đầu tư, trong đó nêu rõ nhà đầu tư, DNCX đáp ứng điều kiện hoặc không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

7. Trường hợp nhà đầu tư, DNCX không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì nhà đầu tư, DNCX phải nộp đủ các loại thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đến ngày nộp thuế đối với các loại hàng hóa đã được hưởng ưu đãi khu phi thuế quan.

8. Sau khi hoàn thành thủ tục cấp phép DNCX, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố một bản chính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương để làm cơ sở áp dụng quy định khu phi thuế quan.”

25. Sửa đổi các khoản 1, 3, 5, 9, 10 Điều 43 như sau:

“1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. Trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh.

a) Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:

Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không là cảng biển, cảng hàng không nơi hàng hóa được dỡ xuống hoặc cảng biển, cảng hàng không ghi trên vận đơn nơi hàng hóa được vận chuyển đến;

Đối với phương thức vận tải đường sắt là ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới;

Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam.

b) Cửa khẩu xuất cuối cùng là nơi phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa quá cảnh xuất cảnh.

3. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này;

b) Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 65 Luật Hải quan.

c) Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;

d) Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh có thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container, toa xe chở hàng, người khai hải quan gửi Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương thức tiện vận tải, đóng chung hàng hóa container 01 bản chính văn bản đề nghị theo mẫu số 02/DNCTLK/GSQL tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố thì người khai hải quan nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Chi cục Hải quan: 01 bản chính.

Trường hợp được chấp nhận, thực hiện khai hải quan trên từng tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ vận chuyển theo từng chặng vận chuyển, từng loại hình tương ứng;

đ) Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

5. Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm hàng quá cảnh thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container

a) Tiếp nhận văn bản đề nghị theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này và kiểm tra các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều này. Trường hợp không đủ điều kiện quy định, thông báo việc không chấp nhận, nêu rõ lý do qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; hoặc có văn bản thông báo việc không chấp nhận, nêu rõ lý do trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận văn bản đề nghị;

Trường hợp đủ điều kiện quy định, phê duyệt và trả kết quả qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. văn bản đề nghị; trả lại 01 bản chính cho người khai hải quan, lưu 01 bản sao;

b) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan, niêm phong hãng vận chuyển;

c) Giám sát hoạt động chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container và thực hiện niêm phong hải quan;

d) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo từng loại hình tương ứng.

9. Việc chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải; chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng giữa hàng quá cảnh với hàng hóa dự kiến nhập khẩu hoặc với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng quá cảnh khác để xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được thực hiện tại khu vực cửa khẩu nhậpcửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS), địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa (cảng cạn), địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.

Ngoài các địa điểm nêu trên, việc thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, lưu kho được thực hiện tại các địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan.

Vị trí kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trungđịa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh quy định tại khoản này phù hợp với tuyến đường quá cảnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

10. Hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu hoặc với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh khác để xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Hàng hóa phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng chung với hàng nhập khẩu, xuất khẩu;

b) Hàng hóa quá cảnh không thuộc trường hợp phải có giấy phép quá cảnh theo quy định của pháp luật hoặc không thuộc mặt hàng là rượu, bia, thuốc lá;

c) Hàng hóa dự kiến nhập khẩu đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng quá cảnh khi chia tách tại các địa điểm (trừ tại cửa khẩu nhập để vận chuyển về các địa điểm) quy định tại khoản 9 Điều này không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

d) Hàng xuất khẩu đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng hóa quá cảnh, hàng hóa xuất khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đóng chung với hàng hóa quá cảnh phải có cùng cửa khẩu xuất với hàng quá cảnh: cửa khẩu xuất phải là cửa khẩu quốc tế theo quy định hiện hành.

e) Container, toa xe chở hàng, phương tiện chứa hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan.”

26. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 5, 7, 8 Điều 47 như sau:

“2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải nhưng chưa được vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam): nộp 01 bản chụp;

c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

3. Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này, không phải thực hiện chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành trừ hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm dịch (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

5. Đối với hàng hóa tái nhập để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất hoặc tái nhập để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác, thời hạn tái xuất không quá 12 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai tái nhập, trừ trường hợp hàng hóa đặc thù có thời gian sửa chữa, tái chế quá 12 tháng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định theo thỏa thuận của các bênthì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn sửa chữatái chế, nếu quá thời hạn sửa chữatái chế mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:

a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia côngsản xuất xuất khẩu: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;

b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia côngsản xuất xuất khẩu thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu, kinh doanh thuộc đối tượng được đã được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục báo cáo quyết toán hoặc nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.”

27. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 48 như sau:

“1. Các hình thức phải tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:

a) Xuất trả cho người xuất khẩu hoặc cho bên thứ ba theo chỉ định của người xuất khẩu khách hàng;

b) Xuất ra sang nước ngoài thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.

2. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng hoặc chỉ định xuất cho bên thứ ba của người xuất khẩu đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chủ hàng nước ngoài : nộp 01 bản chụp;

c) Hóa đơn thương mại trong trường hợp xuất bán ra nước ngoài hoặc hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp xuất bán vào khu phi thuế quan: 01 bản chụp;

d)c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.

4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa họchàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu) chưa đăng ký tờ khai hải quan làm thủ tục nhập khẩu hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) hoặc hàng hóa buộc tái xuất theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.”

28. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:

“1. Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

a) Vỏ container rỗng có hoặc không có móc treo;

b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng;

c) Phương tiện (bồn) chứa khí, chất lỏng có kết cấu ổn định, bền chắc, được sử dụng chuyên dùng chứa và vận chuyển khí, có số ký hiệu in cố định trên vỏ mặt bồn và chuyên chở bằng xe ô tô chuyên dùng;

d) Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký, nếu thương nhân chưa tái xuất, tái nhập hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này;

a)b) Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất theo mẫu số 03/BKTNTXPTQV/GSQL tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này do Bộ Tài chính ban hành đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này;

b)c) Chứng từ vận tải đối với hàng hóa tạm nhập vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt trong trường hợp phương tiện quay vòng tạm nhập không chứa hàng xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp;

c) d) Giấy phép tạm nhập khẩu hoặc tạm xuất khẩu; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

4. Thủ tục hải quankiểm tra, giám sát hải quan

a) Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này: Khi nhập khẩu, xuất khẩu người khai hải quan khai trên Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất và nộp các chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này.

b) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm nhập, tạm xuất; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn.

   c) Phương tiện quay vòng tạm nhập chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi tạm nhập trong quá trình lưu giữ đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải được lưu giữ trong cơ sở sản xuất của người khai hải quan, trường hợp lưu giữ bên ngoài cơ sở sản xuất thì phải thông báo cho cơ quan hải quan về địa điểm lưu giữ.

Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan, trừ trường hợp đưa về địa điểm đóng hàng, dỡ hàng của người xuất khẩu, nhập khẩu.

b) Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.

5. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

a) Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu;

b) Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

6. Trong thời hạn tạm nhập tái xuất mà người khai hải quan đã đăng ký với cơ quan hải quan, phương tiện quay vòng chưa phải nộp thuế. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:

a) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý do thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng;

b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký bảng kê, làm thủ tục tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan;

c) Người khai hải quan phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Mục 5 Chương này tại Chi cục Hải quan tạm nhập. Trường hợp tạm nhập tại nhiều Chi cục Hải quan thì lựa chọn một Chi cục Hải quan tạm nhập để làm thủ tục hải quan nhập khẩu.”

29. Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:

“Điều 50. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, dụng cụ, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để thực hiện các dự án đầu tư, phục vụ sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm.

1. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu hàng hóa tạm nhập, tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 01 bản chụp;

c) b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

d) c) Giấy phép nhập khẩu tạm nhập, tái xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật  liên quan.: 01 bản chính;

Chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm nhập.

2. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu hàng hóa tạm xuất, tái nhập:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 01 bản chụp;

d) b) Giấy phép xuất khẩu tạm xuất, tái nhập, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan.: 01 bản chính;

Chứng từ quy định tại điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm xuất; Chứng từ quy định tại điểm b khoản này áp dụng trong trường hợp tái nhập.

3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.

4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.

5. Thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài gia hạn thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuấtthực hiện khai bổ sung theo quy định của Bộ Tài chính và nộp 01 bản chụp văn bản thỏa thuận với đối tác nước ngoài về việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập. Đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất hàng hóa để thực hiện dự án thì thời gian gia hạn không được quá thời hạn thực hiện dự án. Trường hợp việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập làm tăng số tiền thuế nhập khẩu, xuất khẩu phải nộp thì người nộp thuế phải khai bổ sung số tiền thuế phải nộp.

Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa thực hiện thủ tục tái nhập, tái xuất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện các dự án đầu tư thi công xây dựng, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.

7. Hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu  tạm nhập, tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm hết thời hạn tạm nhập không tái xuất ra nước ngoài mà tiếp tục cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn theo chỉ định của chủ sở hữu hàng hóa ở nước ngoài: Tổ chức, cá nhân tạm nhập thực hiện thủ tục tái xuất; tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại thực hiện thủ tục tạm nhập theo quy định.

Ngoài hồ sơ theo quy định đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất, khi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất người khai hải quan phải nộp văn bản chỉ định giao hàng cho tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại của chủ sở hữu hàng hóa nước ngoài.

30. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 như sau:

Điều 51. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng; máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài, tàu biển tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam.

1. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, tàu biển với đối tác nước ngoài: 01 bản chụp;

c) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa là linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập, tái nhập vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp mang theo tàu nhập cảnh): 01 bản chụp;

d) Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan;

đ) Bảng kê nguyên liệu, vật tư, máy móc, linh kiện, phụ tùng, vật dụng dự kiến sử dụng để phục vụ thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng theo mẫu số 04/BKNLVT/GSQL tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này: 01 bản chính.

2. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan thuận tiện cửa khẩu.

3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất ,tạm xuất tái nhập thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất. Trường hợp cần gia hạn thời hạn tạm nhập, tạm xuất theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định của Bộ Tài chính và nộp 01 bản chụp văn bản thỏa thuận với đối tác nước ngoài về việc gia hạn thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa thực hiện thủ tục tái nhập, tái xuất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.

5. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập, tạm xuất để phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành hàng hóa, tàu bay, tàu biển không sử dụng hết phải tái xuất, tái nhập ngay sau khi kết thúc việc sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành. Trường hợp không tái xuất, tái nhập thì phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo thủ tục quy định tại Mục 5 Chương này.

5. Kiểm tra, giám sát hải quan:

a) Chi cục Hải quan cửa khẩu giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng. Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khi thực xuất ra nước ngoài;

b) Người khai hải quan chịu trách nhiệm quản lý tàu biển, tàu bay tại khu vực sửa chữa, bảo dưỡng.”

31. Bãi bỏ Điều 52

32. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 53 như sau:

1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập - tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;

d) Giấy phép nhập khẩu tạm nhập, tái xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm nhập.

2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) b) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất, tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;

d) c) Giấy phép xuất khẩu tạm xuất, tái nhập, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật  liên quan: 01 bản chính

Chứng từ quy định tại điểm b khoản này áp dụng trong trường hợp tái nhập. Chứng từ quy định tại điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm xuất.

33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 54 như sau:

“2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

c) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;

d) Giấy phép nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính.

Chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm nhập.

3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;

c) b) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;

d) c) Giấy phép xuất khẩu tạm xuất, tái nhập, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật  liên quan: 01 bản chính.

Chứng từ quy định tại điểm b khoản này áp dụng trong trường hợp tái nhập. Chứng từ quy định tại điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm xuất.

4. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi diễn ra các sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập theo thời hạn thực tế phát sinh công việc và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần gia hạn thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa thực hiện thủ tục tái nhập, tái xuất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”

34. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 55 như sau:

“1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) Giấy phép nhập khẩu tạm nhập, tái xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính;

d) Hợp đồng hoặc thỏa thuận bảo hành (đối với trường hợp tạm nhập hàng hóa để bảo hành) hoặc Hợp đồng dịch vụ sửa chữa (đối với trường hợp tạm nhập hàng hóa để sửa chữa): 01 bản chụp;

Chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm nhập.

2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) b) Giấy phép xuất khẩu, tạm xuất, tái nhập; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan.

d) Hợp đồng hoặc thỏa thuận bảo hành (đối với trường hợp tạm xuất hàng hóa để bảo hành) hoặc Hợp đồng dịch vụ sửa chữa (đối với trường hợp tạm xuất hàng hóa để sửa chữa): 01 bản chụp;

Chứng từ quy định tại điểm c, điểm d khoản này áp dụng trong trường hợp tạm nhập. Chứng từ quy định tại b khoản này áp dụng trong trường hợp tái nhập.

4. Thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập: Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất. Trường hợp cần gia hạn thời hạn tạm nhập, tạm xuất theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định của Bộ Tài chính và nộp 01 bản chụp văn bản thỏa thuận với đối tác nước ngoài về việc gia hạn thời hạn tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa thực hiện thủ tục tái nhập, tái xuất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”

35. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 55a như sau:

“1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (nếu có): 01 bản chụp;

c) Giấy phép xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan.

Chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này áp dụng trong trường hợp tạm nhập.

2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (nếu có): 01 bản chụp;

c) Giấy phép nhập khẩu, tạm xuất, tái nhập; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính.

Chứng từ quy định tại điểm b khoản này áp dụng trong trường hợp tái nhập. Chứng từ quy định tại điểm c khoản này áp dụng trong trường hợp tạm xuất.”

36. Sửa đổi khoản 5, khoản 6 và bổ sung khoản 7 Điều 59 như sau:

“5. Người xuất cảnh, nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của đơn vị kinh doanh cảng, quản lý Hải quan cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. Thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 ngày, kể từ ngày hành lý được gửi vào kho của Hải quan.

a) Trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh:

Gửi 01 bản chính đơn đề nghị gửi hành lý theo mẫu số 05/DNGHL-KHO/GSQL tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này cho cơ quan hải quan cửa khẩu khi gửi hành lý vào kho.

Xuất trình 01 bản chính đơn đề nghị gửi hành lý (có xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu, đơn vị kinh doanh cảng, quản lý cửa khẩu khi gửi hành lý) cho đơn vị kinh doanh, quản lý và cửa khẩu, cơ quan hải quan cửa khẩu khi nhận lại hành lý.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan cửa khẩu:

Kiểm tra, đối chiếu thực tế hành lý gửi kho với hàng hóa kê khai trên đơn đề nghị gửi hành lý và xác nhận trên bản chính đơn đề nghị gửi hành lý, lưu 01 bản chụp, trả cho người xuất cảnh, nhập cảnh 01 bản chính;

Xác nhận trên bản chính đơn đề nghị gửi kho khi người xuất cảnh/nhập cảnh đề nghị nhận lại hành lý

Xử lý theo quy định của pháp luật về hải quan đối với hàng hóa tồn đọng trong trường hợp hành lý quá thời hạn gửi kho quy định tại khoản này.

c) Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh cảng, quản lý cửa khẩu:

Kiểm tra, đối chiếu thực tế hành lý gửi kho với thông tin hành lý kê khai trên đơn đề nghị gửi kho và xác nhận trước khi nhận hành lý của người nhập cảnh, xuất cảnh, trả người nhập cảnh/xuất cảnh 01 bản chính và lưu 01 bản chụp.

Trước khi trả hành lý người nhập cảnh/xuất cảnh, đơn vị kinh doanh cảng, quản lý cửa khẩu xác nhận trên bản chính đơn đề nghị gửi kho.

Phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu để xử lý đối với hành lý quá thời hạn gửi kho.

d) Định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hành lý lưu giữ trong kho.

6. Trong thời hạn tạm gửi hành lý quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại hoặc cơ quan, đơn vị kinh doanh tại cảng, quản lý cửa khẩu xác định chủ hành lý thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.

7. Trong trường hợp hành lý vận chuyển bằng đường không, không có thẻ hành lý, không xác định được chủ sở hữu hành lý, hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp phải có trách nhiệm xác minh thông tin chủ sở hữu hành lý. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hành lý, hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xử lý hành lý không có người nhận theo quy định của pháp luật.

37. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 60 như sau:

“3. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. để áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

4. Người nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.

4. Thời hạn làm thủ tục hải quan:

a) Đối với hành lý vượt định mức miễn thuế gửi cùng chuyến đi của người nhập cảnh thì người nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan ngay sau khi làm thủ tục nhập cảnh;

b) Đối với hành lý vượt quá định mức miễn thuế của nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi thì thì người nhập cảnh hoặc người đươc ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.

Hành lý vượt định mức miễn thuế áp dụng chính sách quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu.”

38. Bổ sung Mục 10 Chương III như sau:

? Mục 10

? THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CUNG CỨNG CHO TÀU BAY, TÀU BIỂN XUẤT CẢNH

?

Điều 60a. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa cung ứng cho tàu bay xuất cảnh

1. Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để sản xuất suất ăn và cung ứng cho tàu bay xuất cảnh gồm: dụng cụ, vật tư, đồ uống, thực phẩm và suất ăn.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan

a) Thông báo cơ sở gia công hoặc sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu và thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu dụng cụ, vật tư, đồ uống và suất ăn theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính;

b) Thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu đối với hàng hóa cung ứng theo quy định của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần, xuất khẩu nhiều lần;

c) Việc giao nhận hàng hóa cung ứng lên tàu bay giữa doanh nghiệp và đại diện hãng hàng không bằng phiếu giao nhận hàng hóa hoặc phiếu xuất kho. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ này trong thời hạn 5 năm và xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu;

d) Báo cáo quyết toán hàng hóa nhập khẩu để cung ứng lên tàu bay xuất cảnh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp theo mẫu số 06/BCNXTDCTBTP-XC/GSQL tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, phiếu giao nhận hàng hóa hoặc phiếu xuất kho và các giấy tờ khác (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra báo cáo quyết toán theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

đ) Quản lý, sử dụng đúng mục đích hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để cung ứng trên các chuyến bay xuất cảnh và dụng cụ, vật tư thu hồi từ tàu bay nhập cảnh.

3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

a) Thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định, Điều 39 Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b) Kiểm tra, giám sát hàng hóa cung ứng lên máy bay xuất cảnh, hàng hóa lưu giữ trong kho trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;

c) Tiếp nhận báo cáo quyết toán của doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở cơ quan hải quan trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán.

Nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán: kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán. Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán và các chứng từ liên quan khác (nếu có) trong trường hợp các chứng từ này thể hiện số liệu không được lưu trữ trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc có sự sai khác giữa hệ thống xử lý dữ liệu điện tử với số liệu doanh nghiệp báo cáo.

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra và xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo quyết toán.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp giải trình trong vòng 05 ngày làm việc. Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra và xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo quyết toán.

Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không giải trình được hoặc báo cáo có sự chênh lệch bất thường giữa số liệu trên báo cáo với hệ thống của cơ quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quy định tại điểm d khoản này.

d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành Quyết định kiểm tra và gửi cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký.

Quyết định kiểm tra phải có các thông tin: người kiểm tra, người bị kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian bắt đầu kiểm tra, thời gian kết thúc kiểm tra, địa điểm thực hiện việc kiểm tra;

Thời hạn cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp. Trường hợp phức tạp, Chi cục trưởng Chi Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp và đoàn kiểm tra.

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra và xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo quyết toán.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp giải trình trong vòng 05 ngày làm việc. Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra và xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo quyết toán.

Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không giải trình được, cơ quan hải quan căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật;

đ) Bản kết luận kiểm tra phải có các nội dung: quyết định kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, ý kiến của người được kiểm tra, kết luận về từng nội dung được kiểm tra, mức độ vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý, kiến nghị đề xuất của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý.

e) Xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử việc doanh nghiệp hoàn thành báo cáo quyết toán ngay sau khi báo cáo quyết toán được chấp thuận.

Điều 60b. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu để cung ứng cho tàu biển nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam

1. Hàng hóa tạm nhập khẩu quy định tại Điều này do các doanh nghiệp Việt Nam tạm nhập khẩu để cung ứng lên tàu biển nước ngoài neo đậu tại cảng biển Việt Nam theo hợp đồng với các hãng tàu nước ngoài.

2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để cung ứng cho tàu biển nước ngoài được lưu giữ tại các địa điểm sau:

a) Kho ngoại quan;

b) Kho của doanh nghiệp tạm nhập khẩu.

3. Đối với hàng hóa lưu giữ tại kho ngoại quan

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Đối với hàng hóa lưu giữ tại kho của doanh nghiệp

a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất); Tại chi cục hải quan cửa khẩu xuất (đối với hàng hóa tái xuất).

b) Hồ sơ hải quan:

Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (nếu có): 01 bản chụp; giấy phép tạm nhập, tái xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật liên quan và 01 bản chụp hợp đồng cung ứng hàng hóa cho tàu biển nước ngoài hoặc 01 bản chụp văn bản ủy quyền của chủ hàng nước ngoài ủy quyền tiếp nhận và giao nhận hàng cho tàu biển nước ngoài neo đậu tại Việt Nam khi làm thủ tục tạm nhập (trong trường hợp được chủ hàng nước ngoài ủy quyền) khi thực hiện thủ tục tạm nhập.

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định; theo dõi hàng hóa tạm nhập khẩu để cung ứng cho tàu biển nước ngoài: định kỳ hàng quý doanh nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn theo mẫu số 07/BCNXTHH-TBNN/GSQL ban hành kèm Nghị định này và nộp cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập 01 bản chính trong 10 ngày đầu của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất và thực hiện kiểm tra báo cáo nhập, xuất, tồn của doanh nghiệp theo quy định tại điểm đ khoản này;

đ) Kiểm tra báo cáo nhập, xuất, tồn

Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra báo cáo nhập, xuất, tồn tại trụ sở cơ quan hải quan trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo và thực hiện xác nhận trên báo cáo nhập, xuất, tồn nếu kết quả kiểm tra phù hợp.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp giải trình trong vòng 05 ngày làm việc. Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan hải quan xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo nhập, xuất, tồn.

Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không giải trình được hoặc báo cáo có sự chênh lệch bất thường giữa số liệu trên báo cáo với hệ thống của cơ quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quy định tại điểm e khoản này.

e)Việc kiểm tra hàng hóa tồn kho thực hiện theo Quyết định của Chi cục trưởng Chi cục hải quan và gửi cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.

Quyết định kiểm tra phải có các thông tin: người kiểm tra, người bị kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian bắt đầu kiểm tra, thời gian kết thúc kiểm tra, địa điểm thực hiện việc kiểm tra;

Thời hạn cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp. Trường hợp phức tạp, Chi cục trưởng Chi Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp, cơ quan hải quan phải có thông báo kết quả kiểm tra với doanh nghiệp được kiểm tra về sự phù hợp, nội dung không phù hợp của báo cáo quyết toán (nếu có) để doanh nghiệp giải trình trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi cơ quan hải quan yêu cầu.

Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra, xác nhận vào báo cáo quyết toán.

Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không giải trình thì cơ quan hải quan căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật;

g) Kho lưu giữ hàng hóa tạm nhập khẩu để cung ứng cho tàu biển nước ngoài phải đủ điều kiện kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với kho lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu để cung ứng lên tàu biển nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam

a) Kho lưu giữ hàng hóa phải có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực xung quanh; hệ thống camera quan sát được các vị trí trong kho lưu giữ hàng hóa, hoạt động 24/7, lưu giữ hình ảnh trong thời hạn 01 năm và phải chia sẻ hình ảnh camera với cơ quan hải quan.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Gửi 01 bản chính văn bản đề nghị theo mẫu số 08/XNDKKTGS-KHO/GSQL tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định này và 01 bản chụp sơ đồ kho trong đó thể hiện kho có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa và thể hiện các vị trí lắp đặt camera giám sát kho;

c) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan:

Tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Hải quan kiểm tra và có văn bản thông báo đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan. Trường hợp không đủ điều kiện kiểm tra giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

39. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:

“Điều 64. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không, hãng hàng không hoặc người được hãng hàng không ủy quyền.”

1. Chậm nhất 24 giờ đối với chuyến bay thường lệ hoặc chậm nhất 01 giờ đối với chuyến bay không thường lệ trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi hãng vận chuyển hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không có trách nhiệm cung cấp cho Chi cục Hải quan quản lý sân bay các thông tin sau đây:

a) Quốc tịch tàu bay;

b) Loại tàu bay;

c) Hành trình bay;

d) Thời gian đến, thời gian đi của tàu bay;

đ) Vị trí đỗ của tàu bay;

e) Cửa vào của hành khách;

g) Thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không có trách nhiệm:

a) Thông báo chậm nhất 01 giờ trước khi tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan khi có thay đổi về các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này.

b)3.Cơ quan kinh doanh cảng hàng không có trách nhiệm Chia sẻ dữ liệu thông tin từ hệ thống ca-mê-ra với cơ quan hải quan để phục vụ việc giám sát hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

3.4. Trách nhiệm của Hãng hàng không hoặc người được Hãng hàng không ủy quyền:

a) Khai báo hồ sơ hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin và đúng thời hạn theo quy định.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung thông tin đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình hoặc gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành vận đơn thứ cấp:

Ngay khi tập kết hàng hóa xuất khẩu vào kho hàng không tại cửa khẩu xuất, doanh nghiệp phát hành vận đơn thứ cấp cung cấp số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, số vận đơn thứ cấp (house airway bill), trọng lượng và số lượng kiện cho cơ quan hải quan.”

40. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65 như sau:

“1. Đối với tàu biển nhập cảnh:

a) Bản khai chung;

b) Bản khai hàng hóa trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;

c) Thông tin về vận đơn: vận đơn chủ (master bill of lading), vận đơn thứ cấp (house bill of lading) trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;

d) Danh sách thuyền viên;

đ) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;

e) Bản khai dự trữ của tàu;

g) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách;

h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

i) Đối với trường hợp tàu biển tạm nhập vào để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất thì phải nộp tờ khai hải quan đối với nhiên liệu trên tàu, kê khai nộp thuế.”

41. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 66 như sau:

“4. Người khai hải quan nộp các chứng từ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 65 Nghị định này thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp người khai hải quan không có đầy đủ thông tin về vận đơn thứ cấp thì người phát hành vận đơn thứ cấp gửi thông tin của vận đơn thứ cấp thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này. Người khai hải quan nộp hồ sơ giấy trong trường hợp hệ thống gặp sự cố không thực hiện được các giao dịch điện tử và trường hợp thực hiện thủ tục hải quan xuất cảnh, nhập cảnh đối với tàu thuyền có trọng tải từ 200 tấn trở xuống, mang cờ quốc tịch của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam đến cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó.

Trường hợp hệ thống gặp sự cố không thực hiện được các giao dịch điện tử và Trường hợp nộp hồ sơ giấy thì người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan các chứng từ giấy tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 65 Nghị định này theo quy định của Bộ Tài chính trong thời hạn chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu biển đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng theo kế hoạch điều động.

Đối với trường hợp hệ thống gặp sự cố thì ngay sau khi hệ thống được phục hồi, người khai hải quan tạo lập và gửi thông tin điện tử lên Cổng thông tin một cửa quốc gia.”

42. Bổ sung khoản 7 Điều 67 như sau:

“7. Trường hợp thuyền trưởng, hãng tàu hoặc người được hãng tàu ủy quyền không thực hiện vận chuyển hàng hóa gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Nghị định này thì cơ quan hải quan dừng làm thủ tục hải quan cho tàu biển nhập cảnh của hãng tàu.”

43. Bổ sung điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 68 như sau:

a) Bổ sung điểm c khoản 3 như sau:

c) Vận chuyển hàng hóa tại cảng biển gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

b) Bổ sung điểm c khoản 4 như sau:

c) Vận chuyển hàng hóa tại cảng biển gây ô nhiêm môi trường theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

44. Sửa đổi, bổ sung tên mục 4 Chương IV như sau:

“Mục 4. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI Ô TÔ, MÔ TÔ, XE GẮN MÁY XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH.”

45. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 74 như sau:

“1. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh (ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập; ô tô, mô tô, xe gắn máy Việt Nam tái nhập) người khai hải quan nộp hoặc xuất trình:

a) Giấy phép liên vận hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấpxuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi tạm nhập lần đầu;

b) Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập: xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi tạm nhập lần đầu;

c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;

d) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính.

đ) Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi nhập cảnh, ngoài các chứng từ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

đ) Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu đối với phương tiện vận tải chở hàng hóa nhập khẩu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính.

3. Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải quy định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam và phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch quy định tại Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch:

a) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi nhập cảnh lần đầu;

b) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi nhập cảnh lần đầu;

c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;

d) c) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính.”

46. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 75 như sau:

“ 1. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh (ô tô, mô tô, xe gắn máy Việt Nam tạm xuất; ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tái xuất) người khai hải quan nộp hoặc xuất trình:

a) Giấy phép liên vận hoặc văn bản cho phép chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi tạm xuất lần đầu;

b) Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy Việt Nam tạm xuất: xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi tạm xuất lần đầu;

Trường hợp tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông, người khai hải quan xuất trình bản sao chứng thực giấy đăng ký phương tiện giao thông kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng hoặc hợp đồng thuê phương tiện giao thông với công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính còn hiệu lực thay cho bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông.

c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;

d) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: Nộp bản chính.

3. Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải quy định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam và phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch quy định tại Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch:

a) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: Xuất trình bản chính;

b) Giấy đăng ký phương tiện: Xuất trình bản chính;

c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;

d) c) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập: Nộp 01 bản chính.”

47. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 77 như sau:

“1. Trách nhiệm người khai hải quan:

a) Khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính; nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 76 Nghị định này. Đưa phương tiện vào vị trí kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

b) Trường hợp khi tái xuất hoặc tái nhập mà người khai hải quan không xuất trình được tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu thì phải giải trình và khai báo lại trên tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập.

c) Đưa phương tiện chở hàng hóa nhập khẩu vào địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc khu vực tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa theo quy định tại khu vực cửa khẩu để chờ làm thủ tục hải quan.

2. Trách nhiệm cơ quan hải quan:

a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ;

b) Kiểm tra hồ sơ; kiểm tra nội dung các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 74, Điều 75 Nghị định này và theo quy định của Chính phủ về quản lý xe cơ giới nước ngoài đưa vào Việt Nam;

c) Trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, chưa thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho phương tiện, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan;

d) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì in tờ khai tờ khai phương tiện tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIET NAM CUSTOMS” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên tờ khai, giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; lưu hồ sơ, tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất;

đ) Trường hợp không sử dụng được phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ, cơ quan hải quan cấp phát miễn phí tờ khai phương tiện vận tải cho người khai hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin vào tờ khai phương tiện vận tải;

e) Cơ quan hải quan thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh, xuất cảnh.”

48. Bãi bỏ khoản 3, khoản 4, bổ sung khoản 7 Điều 77a như sau:

3. Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu:

a) Ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định;

b) Ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.

4. Đối với phương tiện vận tải gồm ô tô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.

7. Đối với phương tiện cơ giới của người nước ngoài vào Việt Nam du lịch và tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch và Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định xe ô tô của nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam tạm nhập qua cửa khẩu đường bộ, tái xuất qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt và ngược lại thì thực hiện thủ tục hải quan cho phương tiện tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 77 Nghị định này.”

49. Sửa tên mục V như sau:

“Mục 5. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN  ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VÀ PHƯƠNG TIỆN QUA LẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI KHÁC, QUÁ CẢNH

50. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:

“Điều 79. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông thủy nội địa

1. Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa nhập cảnh (thuyền xuồng, ca nô phương tiện vận tải đường thủy nội địa nước ngoài tạm nhập; thuyền xuồng, ca nô phương tiện vận tải đường thủy nội địa Việt Nam tái nhập), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:

a) Giấy phép vận tải đường thủy qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền: Xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi nhập cảnh lần đầu;

b) Giấy đăng ký phương tiện đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi nhập cảnh lần đầu;

c) Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm nhập - tái xuất: Nộp 01 bản chính hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm xuất - tái nhập có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính;

d) Danh sách người trên phương tiện vận tải đường thủy (nếu có): Nộp 01 bản chính;

d) đ) Bản kê nguyên liệu, vật dụng dự trữ trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa: Nộp 01 bản chính;

đ) e) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa: Nộp 01 bản chính;

e) g) Bản khai hàng hóa trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy nội địa vận chuyển hàng hóa: Nộp 01 bản chính;

g) h) Danh sách hành khách trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy nội địa vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính.

2. Hồ sơ hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa xuất cảnh (thuyền xuồng, ca nô phương tiện vận tải đường thủy nội địa nước ngoài tái xuất; thuyền xuồng, ca nô phương tiện vận tải đường thủy nội địa Việt Nam tạm xuất), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:

a) Giấy phép vận tải đường thủy qua biên giới của cơ quan có thẩm quyền: Xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi xuất cảnh lần đầu;

b) Giấy đăng ký phương tiện đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa Việt Nam tạm xuất: Xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp khi xuất cảnh lần đầu;

c) Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm xuất - tái nhập: Nộp 01 bản chính hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: Nộp 01 bản chính;

d) Danh sách người trên phương tiện vận tải đường thủy (nếu có): Nộp 01 bản chính;

d) đ) Bản kê nguyên liệu, vật dụng dự trữ trên phương tiện thủy nội địa tàu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp bản chính.

đ) e) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên phương tiện vận tải đường thủy nội địa: Nộp 01 bản chính;

e) g) Bản khai hàng hóa trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy nội địa vận chuyển hàng hóa: Nộp 01 bản chính;

g) h) Danh sách hành khách trong trường hợp phương tiện vận tải đường thủy nội địa vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính.

3. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Trường hợp Khi hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc khai báo bằng phương thức điện tử thì người khai hải quan thực hiện khai báo, trên hệ thống theo quy định nộp các chứng từ quy định tại điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 hoặc điểm c, d, đ, e, g Khoản 2 Điều này thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính quy định.

Khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính; xuất trình hồ sơ phương tiện vận tải đường thủy (thuyền xuồng, ca nô) xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với thông tin đã cung cấp cho cơ quan Hải quan.

b) Trường hợp hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng thực hiện khai báo bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống gặp sự cố:

Khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện vận tải đường thủy nội địa tạm xuất - tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính; xuất trình hồ sơ phương tiện vận tải đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 hoặc điểm a, b Khoản 2 Điều này; nộp hồ sơ phương tiện vận tải đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 hoặc điểm c, d, đ, e, g Khoản 2 Điều này theo mẫu số 43, 48, 50, 51 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ; chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với thông tin đã cung cấp cho cơ quan Hải quan.

c) Trường hợp khi tái xuất hoặc tái nhập mà người khai hải quan không xuất trình được tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu thì phải giải trình và khai báo lại trên tờ khai tạm nhập - tái xuất, tờ khai tạm xuất - tái nhập.

4. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a) Trường hợp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc khai báo bằng phương thức điện tử, cơ quan hải quan tiếp nhận, khai thác thông tin khai hải quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần; trường hợp thông tin khai đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan Hải quan gửi thông báo chấp nhận nội dung khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; trường hợp thông tin khai hải quan chưa đầy đủ thì cơ quan Hải quan thông báo lý do chưa tiếp nhận và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

b) Trường hợp hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng thực hiện khai báo bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống gặp sự cố:

a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, thì in tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất - tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIET NAM CUSTOMS” theo mẫu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành lên tờ khai, giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; lưu hồ sơ tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất; trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan.

c) Cơ quan hải quan thực hiện quản lý rủi ro để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, xác nhận tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa nhập cảnh, xuất cảnh.

d) b) Trong quá trình giám sát, trường hợp xác định có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, cơ quan hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn, tạm giữ, khám xét theo quy định của pháp luật.

5. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia, tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam ra nước ngoài; tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền Campuchia có hô hiệu (IMO) xuất cảnh, nhập cảnh qua đường sông Tiền, sông Hậu thực hiện theo quy định tại Điều 65, Điều 66, Điều 67 và Điều 68 Nghị định này.

6. Giám sát hải quan phương tiện vận tải đường thủy nội địa:

a) Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát phương tiện vận tải đường thủy nội địa nhập cảnh, xuất cảnh;

b) Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải đường thủy nội địa nhập cảnh, xuất cảnh.”

51. Sửa đổi, bổ sung Điều 81 như sau:

“Điều 81. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực biên giới

1. Phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân qua lại biên giới để giao, nhận hàng hóa tại khu vực biên giới phải đáp ứng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của phương tiện vận tải và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.

2. Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng gồm:

a) Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu, địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;

b) Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;

c) Thuyền, xuồng của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;

d) Thuyền, xuồng của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam.

đ) Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện di chuyển bằng sức người theo quy định tại Luật giao thông đường thủy nội địa và Luật giao thông đường bộ.

Phương tiện vận tải quy định tại khoản này qua lại biên giới để giao nhận hàng hóa chỉ được phép hoạt động trong khu vực cửa khẩu.

Thời gian cho phép phương tiện vận tải quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này giao nhận hàng hóa không vượt quá 48 giờ và thời gian cho phép phương tiện vận tải quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này giao nhận hàng hóa không vượt quá 72 giờ; thời gian cho phép phương tiện vận tải quy định tại điểm đ khoản này giao nhận hàng hóa không vượt quá 12 giờ.

2. Đối với các phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này khi xuất cảnh, nhập cảnh thuộc khoản này, người điều khiển xuất trình giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này), giấy tờ phương tiện và nộp 01 bản chính Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu chở trên phương tiện vận tải theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành cho cơ quan hải quan để kiểm tra, giám sát theo quy định.

Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm đưa phương tiện chở hàng hóa nhập khẩu vào địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc khu vực tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa theo quy định tại khu vực cửa khẩu để chờ làm thủ tục hải quan.

Đối với phương tiện vận tải thô sơ nhập cảnh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nhưng không có giấy tờ phương tiện, trong thời gian thực hiện giao nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu phải dán số quản lý tạm thời do cơ quan hải quan cấp để các cơ quan chức năng tại cửa khẩu thực hiện giám sát quản lý.

3. Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện di chuyển bằng sức người (xe kéo, xe lôi). Phương tiện vận tải thô sơ hoạt động trong khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới. Người khai hải quan phương tiện vận tải thô sơ nộp cho cơ quan hải quan tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (hoặc chứng từ chứng minh là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm

a) Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ do người điều khiển phương tiện nộp, xuất trình theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp các chứng từ chưa đầy đủ, hợp lệ thì chưa cho phép phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và thông báo rõ lý do cho người điều khiển phương tiện;

c) Trường hợp các chứng từ đầy đủ, hợp lệ thì cho phép phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và cập nhật vào hệ thống để theo dõi. Trường hợp phương tiện vận chuyển hàng hóa, công chức hải quan xác nhận trên Bản kê hàng hóa nhập khẩu.

d) Giám sát phương tiện vận tải trong thời gian hoạt động tại khu vực cửa khẩu. Đối với phương tiện vận tải thô sơ nhập cảnh theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này nhưng không có giấy tờ phương tiện, cơ quan hải quan cấp số quản lý tạm thời trong thời gian thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu.

4. Đối với các phương tiện nêu tại Khoản 1 Điều này, nếu có lý do chính đáng cần kéo dài thời gian lưu lại tại khu vực cửa khẩu thì người điều khiển phương tiện hoặc chủ hàng hóa có văn bản đề nghị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét gia hạn, thời gian gia hạn thêm không quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này 48 giờ.

5. Phương tiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại cửa khẩu biên giới do nhu cầu sinh hoạt, công việc hàng ngày phải xuất trình giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành), giấy tờ phương tiện để đăng ký với cơ quan hải quan (01 năm một lần) để kiểm tra, giám sát theo quy định của Bộ Tài chính. Trong thời gian đăng ký, khi qua lại cửa khẩu biên giới, cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải khai hải quan; cơ quan hải quan thực hiện giám sát, đối chiếu đối với phương tiện đã đăng ký với cơ quan hải quan khi qua lại biên giới thủ tục hải quan.

Phương tiện vận tải quy định tại khoản này chỉ được phép hoạt động trong khu vực biên giới.

6. Các loại phương tiện quy định tại Điều này chỉ được tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập qua cùng một cửa khẩu. Cơ quan hải quan cửa khẩu có trách nhiệm giám sát phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hóa trái phép, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế phương tiện và xử lý theo quy định.”

52. Sửa đổi, bổ sung Điều 83 như sau:

“Điều 83. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:

1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.

2. Chia tách, đóng ghép các lô hàng vận chuyển chung container.

3.2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.

4.3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

5.4. Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

Việc thực hiện các dịch vụ nêu tại Điều này không bao gồm các hoạt động gia công, chế biến, sản xuất, lắp ráp, kể cả các hoạt động đơn giản khác làm thay đổi tính nguyên trạng ban đầu (thông tin tên hàng, mã số HS, quy cách, thuộc tính, xuất xứ...) của hàng hóa. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan.

53. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 84

54. Sửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 86 như sau:

“4. Trong trường hợp muốn tiêu hủy hoặc thanh lý những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho hoặc lưu giữ tại cửa khẩu xuất, thực hiện như sau: chủ kho ngoại quan phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa. Văn bản thỏa thuận được gửi cho Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan để theo dõi. Chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan phải.

a) Trường hợp tiêu hủy hàng hóa:

a.1) Trách nhiệm của chủ hàng hóa hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng:

Trước khi thực hiện việc tiêu hủy, gửi văn bản thông báo về việc tiêu hủy hàng hóa cho Cục Hải quan nơi đang lưu giữ hàng hóa để theo dõi, giám sát việc tiêu hủy; kèm theo văn bản thỏa thuận giữa chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng và chủ kho ngoại quan; tổ chức, cá nhân có chức năng thực hiện tiêu hủy... (nếu có).

Chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán các khoản chi phí tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật, đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trường hợp chủ hàng tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ lô hàng thì chủ kho ngoại quan thực hiện và thanh toán các chi phí liên quan.

a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc tiêu hủy; thực hiện kiểm tra, giám sát lô hàng đề nghị tiêu hủy; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn giám sát trực tiếp trong suốt quá trình vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy cho đến khi kết thúc việc tiêu hủy, không để thẩm lậu vào nội địa; kết thúc việc tiêu hủy, lập biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan chức năng liên quan; Cục Hải quan nơi thực hiện tiêu hủy thông báo cho Cục Hải quan quản lý kho ngoại quan trong trường hợp tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong khu vực cửa khẩu xuất; thanh khoản hồ sơ hải quan trên hệ thống.

b) Trường hợp thanh lý thì chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng ủy quyền thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan và người nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan đưa hàng vào nội địa theo quy định tại Điều 88 Nghị định này.

5. Quá thời hạn gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan, nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo quy định và buộc tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn gửi kho ngoại quan.

6. Trường hợp chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ thì cơ quan hải quan thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Hàng hóa đã đưa ra khỏi kho ngoại quan chỉ được phép lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất không quá 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất. Quá thời hạn nêu trên nếu hàng hóa không xuất được, chủ hàng phải có văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đề nghị cơ quan hải quan cho phép đưa vào gửi kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất hoặc đưa trở lại kho ngoại quan ban đầu. Tổng thời gian lưu giữ tại khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất và trong kho ngoại quan không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan.

Trường hợp chủ hàng không có văn bản đề nghị đưa hàng hóa vào gửi kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất hoặc đưa trở lại kho ngoại quan ban đầu thì cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo quy định và buộc tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập ban đầu trong thời hạn 15 ngày, nếu chủ hàng không tái xuất, cơ quan hải quan thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý theo quy định của pháp luật.”

55. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 88 như sau:

“2. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục hải quan kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan tại với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.”

56. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 98 như sau:

“1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 78 Luật Hải quan, trừ các hồ sơ hải quan đã được kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Nghị định này.

2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan:

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm quan trọng quốc gia, các tập đoàn, tổng công ty có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, chi nhánh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa bàn;

b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp theo phê duyệt hàng năm của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (trừ các trường hợp quy định tại điểm a nêu trên). có trụ sở thuộc địa bàn quản lý;

c) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra để đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra thì phải lập biên bản kiểm tra sau thông quan hoặc biên bản tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan. trưởng đoàn kiểm tra ký biên bản kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra sau thông quan hoặc biên bản tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan ký biên bản, người khai hải quan hoàn thành việc giải trình (nếu có).

5. Trong thời hạn 05 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn giải trình của người khai hải quan kết thúc việc kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định kiểm tra phải ký ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan và gửi cho người khai hải quan.

6. Đối với trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận, kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn ký ban hành kết luận kiểm tra là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phải có ý kiến trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan.

Trường hợp hết thời hạn 30 ngày làm việc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền không có ý kiến bằng văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra trên cơ sở hồ sơ hiện có.

57. Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 100 như sau:

“đ) Khởi tố vụ án hình sự đối với các tội danh thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan hải quan, kiến nghị khởi tố hoặc chuyển tin báo về tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;”

58. Sửa đổi, bổ sung Điều 101 như sau:

Điều 101. Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan

1. Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan gồm:

a) Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

b) Tuần tra hải quan;

c) Thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan;

d) Thu thập, nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

đ) Thu thập, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan. Cử cán bộ, công chức hải quan ra nước ngoài để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

e) Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

g) Bố trí công chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

h) Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

i) 2. Cơ quan hải quan sử dụng kết hợp các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan quy định tại Điều này.”

59. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 103 như sau:

“2. Thẩm quyền tạm hoãn việc khởi hành và dừng phương tiện vận tải

a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng đội Điều tra hình sự thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc cấp phó khi được giao quyền được dừng, tạm hoãn việc khởi hành phương tiện vận tải trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không dừng ngay phương tiện vận tải thì tang vật, tài liệu, phương tiện vận tải có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được dừng phương tiện vận tải để khám xét và báo cáo ngay với người có thẩm quyền nêu tại Khoản này;

b) Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển, Đội trưởng đội Điều tra hình sự thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố hoặc cấp phó khi được giao quyền được dừng, tạm hoãn việc khởi hành phương tiện tại vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật Biển Việt Nam.

3. Khi dừng phương tiện vận tải, công chức hải quan được sử dụng đèn hiệu, cờ hiệu, pháo hiệu, loa, còi để yêu cầu dừng phương tiện vận tải bị kiểm tra giảm tốc độ và dừng lại.

a) Việc dừng, tạm hoãn khởi hành phương tiện vận tải phải bằng quyết định của người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này trừ trường hợp công chức thực hiện truy đuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định này. Trường hợp tạm hoãn khởi hành đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa và đường biển, cơ quan hải quan phải thông báo cho cảng vụ hàng hải.

b) Khi phương tiện vận tải bị kiểm tra dừng lại và đưa vào vị trí thích hợp, công chức hải quan thông báo cho người điều khiển phương tiện về quyết định tạm hoãn việc khởi hành và dừng phương tiện vận tải.

c) Trường hợp phương tiện hoặc người vi phạm bỏ chạy thực hiện truy đuổi theo quy định tại Điều 104 Nghị định này.

60. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 4 Điều 104 như sau:

“2. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển, Đội trưởng đội Điều tra hình sự thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc cấp phó khi được giao quyền được quyết định việc truy đuổi.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không thực hiện ngay việc truy đuổi thì phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được thực hiện việc truy đuổi và báo cáo ngay với người có thẩm quyền nêu tại Khoản này.

4. Việc truy đuổi và dừng phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phải được thông báo cho cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhận được thông báo có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan hải quan truy đuổi, dừng phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.

61. Bổ sung điểm e khoản 2 Điều 106 như sau:

e) Cung cấp thông tin hải quan cho các cơ quan hải quan nước ngoài phù hợp với các quy định cụ thể về việc trao đổi, cung cấp thông tin hải quan và các quy định về bảo mật thông tin.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2021.

2. Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Các trường hợp DNCX hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng không đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Nghị định này, DNCX được tiếp tục hoạt động đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý DNCX rà soát, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về đầu tư nếu quá thời hạn nêu trên, DNCX vẫn chưa đảm bảo các điều kiện kiểm tra, giám sát theo quy định.

Điều 4. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành

1. Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

  Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).M

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Nghị định DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi