Công văn 904/TCHQ-PC của Tổng cục Hải quan về việc xử lý phế liệu sau khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 904/TCHQ-PC
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 904/TCHQ-PC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành: | 03/03/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hải quan, Vi phạm hành chính |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 904/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
Tiếp theo công văn số 71/TCHQ-PC ngày 06/01/2011 của Tổng cục Hải quan trả lời công văn số 1380/HQLC-CBL ngày 28/9/2010 của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai về việc xử lý phế liệu sau khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Đối với tang vật vi phạm hành chính thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu có thành phần cấu tạo là sắt, thép thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì sau khi thực hiện tiêu hủy, nếu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, quy định về quản lý chất thải nguy hại, không thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh và còn giá trị sử dụng làm phế liệu để sản xuất thì chuyển giao cơ quan có thẩm quyền để bán đấu giá theo quy định tại Điều 36 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Điều 29 Thông tư 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trước khi thực hiện tiêu hủy phải thành lập Hội đồng tiêu hủy có đại diện cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn hóa có liên quan (công thương, bảo vệ môi trường…), trên biên bản tiêu hủy ghi rõ trạng thái lý hóa, trọng lượng, đặc điểm… tang vật, bộ phận cấu tạo tang vật sau khi tiêu hủy; ký tên, xác nhận của các thành viên Hội đồng tiêu hủy và lưu hồ sơ theo quy định.
Số tiền thu được từ bán đấu giá sau khi tiêu hủy tang vật được quản lý theo quy định tại Điều 37 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính.
Tang vật sau khi tiêu hủy không được sử dụng vào mục đích ngoài nội dung hướng dẫn tại công văn này.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan tỉnh Lào Cai biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây