Công văn 7291/TCHQ-GSQL thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa

thuộc tính Công văn 7291/TCHQ-GSQL

Công văn 7291/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:7291/TCHQ-GSQL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Mai Xuân Thành
Ngày ban hành:16/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Hải quan

tải Công văn 7291/TCHQ-GSQL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

Số: 7291/TCHQ-GSQL
V/v thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020

 

 

Kính gửi: Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh.

 

Liên quan đến một số vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bằng đường thủy nội địa theo phản ánh của một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển quá cảnh hàng hóa và Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Về thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Đối với việc kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển, Tổng cục Hải quan đã có ý kiến tại công văn số 5808/TCHQ-GSQL ngày 03/9/2020 và công văn số 6201/TCHQ-GSQL ngày 22/9/2020, theo đó doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm thực hiện kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển khi đưa vào, đưa ra và trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho, bãi, địa điểm và cập nhật thông tin vào Hệ thống quản lý, giám sát tự động hải quan. Cơ quan Hải quan căn cứ thông tin về tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi kiểm tra để quyết định việc thực hiện niêm phong hải quan đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Trường hợp có thông tin sai khác về kết quả đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại cảng hoặc hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc phát hiện có dấu hiệu, thông tin vi phạm, cơ quan Hải quan xem xét, thực hiện việc kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển và quyết định việc niêm phong hải quan, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

2. Về thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với trường hợp gom hàng hóa tại các cảng khác nhau trên cùng một phương tiện vận chuyển (sà lan) để vận chuyển đến cửa khẩu xuất:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 11 (Ra vào liên tiếp ở các cảng, bến) Hiệp định vận tải đường thủy giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Khoản 4 Điều 64 Luật Hải quan năm 2014 thì trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa thực hiện nhận hàng từ các cảng trên tuyến đường quá cảnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải để vận chuyển đến lãnh thổ của Campuchia thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan trước khi thực hiện. Việc thông báo của doanh nghiệp và phê duyệt của cơ quan hải quan thực hiện thông qua việc khai báo các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan và phê duyệt tờ khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, trong đó có thông tin về tuyến đường vận chuyển và địa điểm trung chuyển hàng hóa quá cảnh theo quy định tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (sửa đổi, bổ sung Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015) của Bộ Tài chính và mẫu số 07 Phụ lục I (thay thế mẫu số 06 Phụ lục II) ban hành kèm theo Thông tư trên.

Theo đó, để đảm bảo công tác giám sát hải quan đối với trường hợp gom hàng hóa tại các cảng khác nhau (địa điểm trung chuyển) trên cùng một phương tiện vận chuyển là sà lan để vận chuyển đến cửa khẩu xuất, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khai báo thông tin về tuyến đường vận chuyển và địa điểm trung chuyển hàng hóa quá cảnh (địa điểm phương tiện vận chuyển dừng để nhận thêm hàng hóa) trên tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (sửa đổi, bổ sung Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015) của Bộ Tài chính và Phụ lục I (thay thế Phụ lục II) ban hành kèm theo Thông tư trên. Cơ quan Hải quan phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng trong việc trao đổi thông tin liên quan đến hàng hóa dỡ xuống cảng, xếp lên phương tiện vận chuyển hàng hóa, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan quyết định biện pháp giám sát phù hợp.

3. Về việc kiểm tra thực tế hàng hóa:

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 29 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong thời gian qua thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm soát của cơ quan hải quan, các Chi cục Hải quan nói chung, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã tăng cường kiểm soát đối với hoạt động lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo đó cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa để thực hiện nhiệm vụ này.

4. Trường hợp có vướng mắc phát sinh, đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh kịp thời báo cáo và đề xuất giải quyết về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

Tổng cục Hải quan có ý kiến để đơn vị biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Đ/c Vũ Thị Mai - Thứ trưởng BTC;
- Tổng cục trưởng;
- PTCT Lưu Mạnh Tưởng;
- Cục ĐTCBL;
- Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam;
- Công ty Cổ phần Tân cảng Cypress;
- Công ty TNHH MTV Vận tải biển Gemadept;
- Công ty TNHH Hoyer Transport Việt Nam;
- Công ty TNHH Dịch vụ Tiếp vận Toàn cầu;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất