Công văn 5424/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về việc giải quyết vướng mắc trên hành lang kinh tế Đông - Tây

thuộc tính Công văn 5424/BTC-TCHQ

Công văn 5424/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về việc giải quyết vướng mắc trên hành lang kinh tế Đông - Tây
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5424/BTC-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:26/04/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hải quan
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------------------
Số: 5424/BTC-TCHQ
V/v: giải quyết vướng mắc trên hành lang kinh tế Đông-Tây
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011
 
 
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ.
 
 
Thực hiện ý kiến của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 2210/VPCP-HTQT ngày 09/4/2011 về việc giải quyết vướng mắc trên hành lang kinh tế Đông-Tây, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về thủ tục kiểm tra “một cửa, một lần dừng” và cơ sở hạ tầng thực hiện kiểm tra “một cửa, một lần dừng”:
Theo thỏa thuận: cơ quan hải quan thực hiện trước, sau đó đến kiểm dịch, y tế và biên phòng; giai đoạn 1 thí điểm thủ tục “kiểm tra một cửa, một điểm dừng” chỉ áp dụng cho hàng hóa; giai đoạn 2 áp dụng cho cả hành lý và hàng hóa, khi đủ điều kiện cơ sở hạ tầng.
Từ khi cơ quan Hải quan thực hiện giai đoạn 1 “kiểm tra một cửa, một điểm dừng” đối với hàng hóa đến nay cơ sở hạ tầng luôn không đầy đủ, cụ thể:
Ngày 30/06/2005 hai Bên chính thức triển khai thực hiện giai đoạn 1 đối với kiểm tra một cửa, một điểm dừng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo-Đensavanh: trong giai đoạn này địa điểm xuất trình và xử lý hồ sơ hải quan không thay đổi, chỉ thay đổi địa điểm kiểm tra thực tế đối với hàng xuất. Trong giai đoạn này cả hai Bên đều chưa có khu vực kiểm tra chung (CCA), việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện ở bãi tạm ngay bên cạnh đường gần nhà liên hợp.
Tháng 9/2006 Nhà liên hợp Lao Bảo được đưa vào sử dụng; tuy nhiên, việc kiểm tra một cửa, một điểm dừng giai đoạn 1 vẫn còn nhiều khó khăn như: việc liên lạc và đi lại giữa khu nhà liên hợp Lao Bảo với khu kiểm tra chung (CCA) trên đất Lào cán bộ hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa phải sử dụng phương tiện cá nhân.
Ngày 30/6/2006 là thời hạn hai Bên chuyển sang giai đoạn 2: Cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan (tiếp nhận, đăng ký tờ khai, tính thuế,…) và phối hợp kiểm tra thực tế hàng hóa/phương tiện vận tải tại khu vực kiểm tra chung đặt trên lãnh thổ nước nhập; tuy nhiên, đến ngày 04/1/2007 Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Lào mới thống nhất được và đã ký Thỏa thuận về triển khai thực hiện giai đoạn 2 kiểm tra hải quan một cửa, một điểm dừng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Dansavanh (Lào).
Mặc dù phía Việt Nam tích cực chuẩn bị để chuyển sang thực hiện giai đoạn 2 kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) – Đensavanh (Lào), cụ thể: đã lắp đặt 01 máy phát sóng Wifi truyền dữ liệu của Hải quan Việt Nam giữa hai nhà liên hợp Lao Bảo và Densavanh, 01 máy soi container (do Chính phủ Nhật tài trợ); Tuy nhiên, vẫn chưa triển khai được vì kiểm tra một cửa, một điểm dừng là vấn đề mới và khó đối với cả hải quan hai nước, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng:
- Mặt bằng làm việc: Phía Việt Nam dành cho phía Lào (hải quan Lào) 02 phòng làm việc tại nhà liên hợp Lao Bảo, ngược lại, phía Lào dành cho phía Việt Nam (Hải quan Việt Nam) 01 phòng làm việc 18m2 không đủ diện tích để triển khai giai đoạn 2.
- Điểm kiểm tra chung: phía Việt Nam đang mở rộng; phía Lào chưa duyệt đầu tư;
- Phương tiện hỗ trợ khác (camera giám sát, cân điện tử,…): Phía Việt Nam đã có quyết định đầu tư;
Việc thực hiện cam kết quốc tế đòi hỏi phải có sự phối hợp, không để đơn phương thực hiện nếu phía Lào không triển khai.
Bộ Tài chính nhất trí hỗ trợ cho phía Lào xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu thực hiện kiểm tra “một cửa, một điểm dừng”. Việc này cần đưa vào kế hoạch viện trợ hàng năm giữa hai nước.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa và phương tiện sử dụng hồ sơ quá cảnh và thông quan nội địa (CTS):
Nhằm hài hòa thủ tục hải quan và giấy tờ hải quan giữa các nước GMS để đơn giản hóa và hạn chế bớt các tài liệu, thủ tục, cũng như hài hòa các tờ khai, chứng từ thông quan; tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa không phải chuyển tải, tiết kiệm được kinh phí bốc dỡ hàng hóa ở các điểm trung chuyển; tạo thuận lợi cho hàng hóa, phương tiện qua lại biên giới các nước GMS, các nước GMS thống nhất việc sử dụng hồ sơ quá cảnh và thông quan nội địa (CTS) tất cả tiêu chí trên hồ sơ quá cảnh CTS đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, thay cho chứng từ quốc gia.
Cơ chế quá cảnh CTS giữa các nước GMS:
+ Thừa nhận giấy tờ của nhau (giấy đăng ký phương tiện, giấy phép điều khiển phương tiện,…)
+ Sử dụng chung 1 bộ hồ sơ CTS (giấy phép liên vận, tờ khai hàng hóa quá cảnh, tờ khai phương tiện tạm nhập, tờ khai công ten nơ).
+ Hàng hóa quá cảnh và thông quan nội địa, phương tiện tạm nhập phải có bảo lãnh (Tổ chức bảo lãnh do Chính phủ chỉ định: Việt Nam là Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA), Lào là Hiệp hội Giao nhận quốc tế Lào (LIFA) và Thái Lan là Phòng thương mại Thái Lan (BOT)).
Thủ tục hải quan đối với phương tiện và hàng hóa sử dụng bộ hồ sơ quá cảnh CTS:
+ Người điều khiển phương tiện hoặc chủ hàng: xuất trình cho hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ quá cảnh CTS.
+ Công chức hải quan: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ CTS (gồm: giấy phép liên vận, tờ khai hàng hóa quá cảnh, tờ khai phương tiện tạm nhập, tờ khai công ten nơ); Kiểm tra niêm phong chì; Xác nhận hồ sơ theo qui định và cho thông quan (nếu không phát hiện vi phạm).
Ngày 23/08/2007 ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan đã ký Bản ghi nhớ nhằm thực hiện sớm Hiệp định tạo thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiện vận tải qua biên giới và ngày 11/06/2009, thủ tục thông xe thí điểm tại cửa khẩu Lao Bảo đánh dấu bước thực hiện Bản ghi nhớ thực hiện sớm Hiệp định tạo thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiện vận tải qua 3 nước Việt Nam, Lào và Thái Lan ký kết ngày 23/08/2007.
Trong ngày 11/06/2009, có 2 doanh nghiệp mở thí điểm 05 Tờ khai GMS, ngày 13/08/2009 có 1 doanh nghiệp mở 01 Tờ khai GMS; hàng hóa được làm thủ tục hải quan ngay tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.
Từ đó đến nay không có doanh nghiệp vận tải nào làm thủ tục hải quan theo chế độ quá cảnh CTS vì lý do Việt Nam chưa có hàng để vận chuyển sang Thái Lan và hàng hóa từ Thái Lan về Việt Nam theo tuyến hành lang Đông-Tây (EWEC) (Báo cáo số 032/TVHH) ngày 19/5/2010 của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam).
3. Giờ làm việc tại các cặp cửa khẩu:
Theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ, giờ làm việc chính thức hàng ngày là từ 7 giờ đến 19 giờ 30. Như vậy, hàng hóa và phương tiện xuất nhập cảnh được làm thủ tục hải quan từ 7 giờ đến 19 giờ 30; từ 19 giờ 30 đến 22 giờ 30 Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo bố trí công chức trực làm thủ tục hải quan cho phương tiện và hành lý các trường hợp đột xuất (ốm đau, cấp cứu). Các trường hợp doanh nghiệp có đơn xin làm thủ tục hải quan cho hàng hóa qua cửa khẩu ngoài giờ đều được các cơ quan chức năng (Hải quan, Biên phòng, kiểm dịch) xem xét chấp nhận.
Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc việc kéo dài thời gian làm việc tới 22 giờ 30; tránh lãng phí thời gian và nhân lực phải làm việc kéo dài mà không hiệu quả.
4. Lệ phí làm thủ tục hải quan:
Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính qui định mức thu 20.000 đồng đối với lệ phí làm thủ tục hải quan và 200.000 đồng đối với lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam; tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cơ quan Hải quan niêm yết công khai. Việc thu phí được cơ quan Hải quan tiến hành nhanh chóng bằng tem dán theo mệnh giá tương ứng.
Bộ Tài chính cho rằng: hiện nay việc thu phí của hải quan đã được cải tiến nhanh chóng, thuận tiện; mỗi ngành có yêu cầu và mức phí khác nhau, khi cần thu phí thì ngành đó trực tiếp thu và kế toán thu.
5. Mô hình “trưởng cửa khẩu”:
Bộ Tài chính cho rằng mô hình “trưởng cửa khẩu” là cần thiết, đồng thời Thủ tướng Chính phủ cần ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, đơn vị tại cửa khẩu.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính xin gửi Văn phòng Chính phủ./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Chính sách thuế (để phối hợp);
- Vụ Tổ chức cán bộ (để phối hợp);
- Cục Quản lý nợ (để phối hợp);
- Lưu: VT, TCHQ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất