Công văn 474/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải đáp vưỡng mắc khi triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 474/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 474/TCHQ-GSQL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Đặng Hạnh Thu |
Ngày ban hành: | 08/02/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hải quan |
tải Công văn 474/TCHQ-GSQL
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 474/TCHQ-GSQL
NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 2006 VỀ VIỆC GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Tiếp theo Công văn số 58/TCHQ-GSQL ngày 06/01/2006, Công văn số 226/TCHQ-GSQL ngày 17/01/2006 của Tổng cục Hải quan về việc giải đáp vướng mắc khi triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Căn cứ để xác định thực xuất đối với hàng xuất khẩu:
Theo quy định tại điểm V.1, mục 1 phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính thì căn cứ để cơ quan Hải quan xác nhận thực xuất trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không và đường sắt là vận tải đơn (B/L) và hóa đơn thương mại (Thông tư không quy định phải xuất trình bản chính vì vậy có thể sử dụng bản sao có đóng dấu xác nhận của giám đốc doanh nghiệp và doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật).
Ngoài vận tải đơn, thực tế một số lô hàng xuất khẩu sau khi giao cho đại lý giao nhận/hãng tàu thì doanh nghiệp xuất khẩu chỉ nhận được chứng từ có giá trị tương đương vận tải đơn như Biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận hoặc hãng tàu (forwarder cargo receipt hoặc cargo receipt hoặc house air waybill hoặc B/L surrenderred). Cơ quan Hải quan chấp nhận các chứng từ nêu trên để làm căn cứ xác nhận thực xuất.
2. Việc kiểm hóa hộ đối với loại hình hàng gia công và sản xuất hàng xuất khẩu:
Xét đặc thù của loại hình này, trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể kiểm tra được thì Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập khẩu hoặc hàng xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa theo quyết định của Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đã ghi trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.
3. Vấn đề thanh quyết toán nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:
Thực hiện theo đúng quy định tại điểm IV.3, mục 2, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính.
4. Việc tạm giải phóng hàng trong khi chờ kết quả kiểm tra Nhà nước về chất lượng:
- Thực hiện theo đúng quy định tại Điều 25 Luật Hải quan, Điều 12 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, điểm III.3.3.a, mục 1, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính, Điều 34 Pháp lệnh chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH 10 ngày 24/12/1999 và hướng dẫn tại điểm 6 Công văn số 226/TCHQ-GSQL ngày 17/01/2006 của Tổng cục Hải quan. Khi giải quyết, Chi cục Hải quan căn cứ từng trường hợp cụ thể để quyết định việc tạm giải phóng hàng và có biện pháp giám sát phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Hàng nhập khẩu là nguyên, phụ liệu để đưa vào sản xuất của các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về hải quan nhưng phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng nếu doanh nghiệp có yêu cầu được đưa hàng về để giữ nguyên trạng hàng hóa cho đến khi có kết luận về chất lượng hàng hóa thì Chi cục Hải quan giao cho doanh nghiệp tự bảo quản và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều kiện để thông quan hàng hóa phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng quy định tại Khoản 3b, Điều 11 và khoản 1.c, Điều 12 Nghị định 154/2005/NĐ-CP đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể tại điểm 6 Công văn số 226/TCHQ-GSQL ngày 17/01/2005 của Tổng cục Hải quan.
5. Đối với hàng hóa phải kiểm dịch:
Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC-BNNPTNT-BYT ngày 14/3/2003 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế.
6. Vấn đề cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp:
Vấn đề vướng mắc liên quan đến thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan sẽ có sơ kết và hướng dẫn bổ sung sau:
7. Việc phải thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra đối với các trường hợp hàng phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, kiểm dịch, chính sách mặt hàng hay hàng phải nộp thuế ngay… do máy tính xác định chưa chính xác: thực hiện theo quy định tại điểm 3.2., bước 1 quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1951/QĐ-TCHQ ngày 19/12/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
8. Việc lấy mẫu đối với hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế:
Đối với trường hợp hành nhập khẩu chuyển cửa khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng phải lấy mẫu thì Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai ghi vào lệnh hình thức, mức độ kiểm tra để chủ hàng tự lấy mẫu và lưu giữ mẫu kèm hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan và cơ quan chức năng khác kiểm tra khi có yêu cầu.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện.
KT. Tổng cục trưởng
Phó Tổng cục trưởng
Đặng Hạnh Thu
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây