Công văn 253/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc C/O
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 253/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 253/TCHQ-GSQL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 14/01/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hải quan |
tải Công văn 253/TCHQ-GSQL
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 253/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2009 |
Kính gửi:Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh
Trả lời công văn số 4311/HQTP-NV ngày 31/12/2008 của Cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh, Tổng cục có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 15, Phụ lục 2 của Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ngày 4/10/2004 và Điều 15, Phụ lục 7 của Quyết định 19/2008/QĐ-BCT ngày 24/7/2008 quy định: Trường hợp không có nghi ngờ xuất xứ của hàng hoá, việc phát hiện những khác biệt nhỏ, như khác biệt về phân loại mã số thuế giữa tổ chức cấp C/O nước xuất khẩu và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu, hoặc giữa các khai báo trên C/O và các thông tin trong các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu sẽ không làm mất hiệu lực của C/O Mẫu D, nếu những khác biệt này vẫn phù hợp với hàng hóa nhập khẩu trên thực tế;
Qua kiểm tra hồ sơ nhập khẩu của các lô hàng dầu cọ, cho thấy hàng hoá được sản xuất từ Malaysia và Indonesia, và có xuất xứ thuần tuý của Malaysia hoặc Indonesia, nhưng vì việc mua bán hàng hoá thực hiện qua nước trung gian (Singapore) nên dẫn đến sự khác biệt giữa số hoá đơn và trị giá FOB trên C/O với số hoá đơn và trị giá hàng hoá trên hoá đơn thương mại.
Theo đó, đối với các trường hợp báo cáo tại công văn 4311/HQTP-NV, C/O được chấp nhận với điều kiện:
1, Không có nghi ngờ nào khác về tính hợp lệ của C/O và xuất xứ thực tế của hàng hoá
2, Doanh nghiệp giải trình được nguyên nhân có sự khác biệt giữa trị giá trên hoá đơn thương mại và trị giá FOB thể hiện trên C/O. Trường hợp có nghi ngờ về trị giá hàng hoá, yêu cầu đơn vị thực hiện các thủ tục về tham vấn giá theo quy định.
Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh kiểm tra chặt chẽ các lô hàng có liên quan và có các biện pháp để xác định đúng trị giá tính thuế./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây