Xe bị tước phù hiệu có được phép lưu thông không?

“Xe bị tước phù hiệu có được lưu thông không?” Đây hẳn là thắc mắc chung của nhiều nhà xe. Câu trả lời sẽ được LuatVietnam đề cập ngay trong bài viết sau đây.


1. Xe kinh doanh vận tải có buộc phải có phù hiệu không?

Phù hiệu là một mẫu tem dành riêng cho xe ô tô kinh doanh vận tải. Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các đơn vị có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép.

Tuy nhiên không phải tất cả ô tô kinh doanh vận tải đều phải dán phù hiệu mà theo Chương II Nghị định 10/2020/NĐ-CP, chỉ có các loại xe sau đây mới bắt buộc phải có phù hiệu:

STT

Các loại xe kinh doanh vận tải phải có phù hiệu

1

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”.

2

Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.

3

Xe buýt phải dán phù hiệu “XE BUÝT”.

4

Xe taxi phải dán phù hiệu “XE TAXI”.

5

Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng phải dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”.

6

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”.

7

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”

8

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa xe ô tô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”.

Trường hợp các xe trên chở hành khách hoặc hàng hóa mà không có phù hiệu thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

- Ô tô chở khách: Tài xế bị phạt từ 05 đến 07 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Ô tô tải chờ hàng: Tài xế bị phạt từ 05 đến 07 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm d khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Xe tải chở hàng phải dán phù hiệu?
Xe tải chở hàng phải dán phù hiệu? (Ảnh minh họa)

2. Xe bị tước phù hiệu có được phép lưu thông?

Theo Nghị định 10 năm 2020, phù hiệu được gắn liền với hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện. Phương tiện có hoạt động kinh doanh vận tải (chở hành khách hoặc chở hàng hóa) khi tham gia giao thông buộc phải dán phù hiệu.

Điểm b khoản 12 Điều 22 Nghị định 10 cũng nói rõ, các đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng phù hiệu.

Vì vậy, nếu bị tước phù hiệu, phương tiện kinh doanh vận tải sẽ không được phép tiếp tục tham gia hoạt động kinh doanh vận tải trong thời hạn bị tước.

Trường hợp cố tình đưa xe tham gia giao thông với mục đích kinh doanh vận tải, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị xử phạt.

Cụ thể:

- Tài xế bị phạt: Từ 05 đến 07 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 23 và điểm d khoản 6, điểm a khoản 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Chủ xe bị phạt:

+ Cá nhân: Phạt tiền từ 06 đến 08 triệu đồng.

+ Tổ chức: Phạt tiề từ 12 đến 16 triệu đồng.

(Theo điểm h khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Tuy nhiên, yêu cầu phải dán phù hiệu chỉ đặt ra đối với hoạt động kinh doanh vận tải chứ không phải điều kiện để phương tiện được lưu thông trên đường.

Do đó, khi bị tước phù hiệu, phương tiện vẫn được phép lưu thông trên đường nếu không thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải (tức không chở người hoặc chở hàng hóa).

Xe bị tước phù hiệu có được lưu thông không?
Xe bị tước phù hiệu có được lưu thông trên đường? (Ảnh minh họa)

3. Phù hiệu bị tước có phải xin cấp lại để tiếp tục kinh doanh vận tải?

Trước đây, khoản 10 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định, phù hiệu xe được cấp lại khi bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng.

Sau khi hết thời hạn bị tước quyền sử dụng phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục cấp lại phù hiệu theo quy định. Lúc này, sau khi được cấp phù hiệu mới, phương tiện sẽ được phép thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên quy định này đã bị thay thế bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ này 01/09/2022). Nghị định 47 đã bỏ quy định quy định liên quan tới hình thức xử phạt tước quyền sử dụng phù hiệu. Quy định mới chỉ đề cập rằng, phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi mà không ghi nhận về trường hợp bị tước quyền sử dụng phù hiệu.

Như vậy, có thể hiểu rằng, trường hợp bị tước phù hiệu sẽ không cần làm thủ tục xin cấp lại. Sau khi hết thời hạn bị tước phù hiệu, xe kinh doanh vận tải lại có thể tham gia hoạt động vận tải mà không cần làm thủ tục cấp lại phù hiệu.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Xe bị tước phù hiệu có được lưu thông không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?