Vi phạm nồng độ cồn “ẵm” ngay mức phạt kịch khung?

Trong những ngày qua, rất nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy có phải mọi trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều bị lực lượng chức năng xử phạt ở mức kịch khung không?


1. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn là bao nhiêu?

Pháp luật hiện nay nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Nếu cố tình vi phạm, tài xế sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông về lỗi nồng độ cồn.

Căn cứ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, mức phạt được quy định như sau:

Nồng độ cồn

Mức phạt

Ô tô

Xe máy

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp

≤ 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở

06 - 8 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

02 - 03 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

03 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 - 12 tháng

80.000 - 100.000 đồng

> 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 đến 0,4 mg/l khí thở

16 - 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

04 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

06 - 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 - 18 tháng

200.000 - 300.000 đồng

> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/l khí thở

30 - 40 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

06 - 08 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

16 - 18 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng

400.000 - 600.000 đồng

Có thể thấy, tùy vào chỉ số nồng độ cồn đo được tại thời điểm kiểm tra mà tài xế vi phạm sẽ bị áp dụng các mức phạt khác nhau.

Vi phạm nồng độ cồn bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung?

Người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn vừa bị phạt tiền, vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo từng khung tiền phạt và khung thời gian tước nhất định.

Căn cứ Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, một hành vi vi phạm nồng độ cồn cụ thể thường chỉ bị phạt tiền ở mức trung bình của khung tiền phạt, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo mức trung bình của khung thời gian tước áp dụng đối với hành vi đó.

Người vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên.

Các tình tiết tăng nặng được xem xét để áp dụng mức phạt kịch khung có thể kể đến như: Vi phạm nhiều lần, tái phạm; lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh;…

Với việc bị áp dụng mức kịch khung, người vi phạm sẽ phải nộp phạt với số tiền sau đây:

- Người lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe trong 24 tháng.

- Người lái xe máy vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 08 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe trong 24 tháng.

- Người lái máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 18 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ trong 24 tháng.

- Người lái xe đạp vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên đến 600.000 đồng.

Cần nói thêm rằng, không phải cứ vi phạm nồng độ cồn đều bị xử phạt kịch khung mà mức kịch khung chỉ áp dụng đối với tài xế vi phạm có tình tiết tăng nặng.

Có đúng là vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung? (Ảnh minh họa)

3. Lái xe đúng luật có bị CSGT gọi vào thổi nồng độ cồn không?

Ngay cả khi lái xe đúng luật, đánh lái vững vàng, người tham gia giao thông vẫn có nguy cơ bị gọi vào kiểm tra nồng độ cồn. Lúc này, khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn, tài xế phải chấp hành yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Bởi theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, dù người tham gia giao thông không vi phạm hay không thì Cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người đó dừng xe để tuần tra, kiểm soát trong các trường hợp sau:

1 - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được vi phạm giao thông.

2 - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề.

3 - Có văn bản đề nghị cơ quan điều tra; cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự.

4 - Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm của người và phương tiện giao thông.

Nếu không chấp hành yêu cầu thổi nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông, tài xế có thể bị phạt hành chính từ 04 đến 06 triệu đồng về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Trên đây là những vẫn đề xung quanh việc tài xế vi phạm nồng độ cồn bị phạt kịch khung. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến: Năm 2025, tăng nặng mức phạt khi vượt đèn đỏ!

Mới đây, Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó có đề xuất đáng chú ý về việc tăng nặng mức phạt vượt đèn đỏ và đèn vàng.