Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Văn bản hợp nhất 05A/VBHN-BGTVT năm 2015 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành hợp nhất Nghị định quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Văn bản hợp nhất 05A/VBHN-BGTVT
Số hiệu: | 05A/VBHN-BGTVT | Ngày ký xác thực: | 09/09/2015 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Cơ quan hợp nhất: | Bộ Giao thông Vận tải |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Người ký: | Đinh La Thăng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 05A/VBHN-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 05A/VBHN-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯA VÀO VIỆT NAM DU LỊCH
Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 57/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch1.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc phương tiện cơ giới của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài do người nước ngoài điều khiển (sau đây gọi chung là phương tiện cơ giới nước ngoài) vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch.
2. Tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến việc phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch phải thực hiện quy định của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Chương II. QUY ĐỊNH VIỆC PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI NƯỚC NGOÀI VÀO THAM GIA GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM
Điều 3. Điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
2. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Điều kiện đối với phương tiện:
a)2 Là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái và xe mô tô;
b) Thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài;
c) Có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
d) Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:
a) Là công dân nước ngoài;
b) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;
c) Có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
Điều 4. Trình tự, thủ tục chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi đến Bộ Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
a) Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức việc cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch;
b) Bản sao các văn bản nêu tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 và Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều 3 của Nghị định này;
c) Danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy (Doanh nghiệp lữ hành quốc tế ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu);
d) Bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.
2.3 Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Văn bản chấp thuận được gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 03 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng phương tiện cơ giới, số khung, số máy, màu sơn, biển số xe, tên người điều khiển phương tiện, phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Đối với trường hợp bất khả kháng quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, sau khi nhận được văn bản báo cáo của doanh nghiệp du lịch, Bộ Giao thông vận tải có văn bản thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để phối hợp quản lý.
Điều 5. Quy định việc người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải có phương tiện đi trước để dẫn đường cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam. Phương tiện dẫn đường là xe ô tô hoặc xe mô tô (nếu khách du lịch mang xe mô tô) do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.
2. Phải tham gia giao thông trong phạm vi tuyến đường và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
3. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam và phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (đối với xe ô tô);
d) Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
e) Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Điều 6. Xử lý vi phạm đối với người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài
Người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì bị xử lý theo quy định.
Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân liên quan đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định.
2. Tổ chức việc chấp thuận phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức, quản lý hoạt động của phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý, theo dõi, kiểm tra việc tham gia giao thông tại Việt Nam của phương tiện cơ giới nước ngoài.
5. Trong một số trường hợp đặc biệt để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh quốc gia, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thống nhất, quyết định việc không cho phép người nước ngoài đưa phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính tổ chức, quản lý hoạt động phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc làm thủ tục tạm nhập, tái xuất phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính trong việc giải quyết các thủ tục tạm nhập tái xuất đối với phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
2. Xử lý các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính trong việc giải quyết các thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý, kiểm tra hoạt động của phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam theo đúng quy định của Nghị định này.
2. Thông báo đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao các sự cố liên quan đến phương tiện và người nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam.
Điều 14. Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành quốc tế
1. Thực hiện đúng các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người và phương tiện.
2. Tổ chức thực hiện việc đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam và đưa phương tiện ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định.
3. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong quá trình phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình du lịch, có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về quá trình phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam.
5. Chịu trách nhiệm xử lý và giải quyết các chi phí phát sinh do vi phạm của người điều khiển phương tiện gây ra trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam.
6. Đối với trường hợp bất khả kháng quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải có văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải báo cáo về lý do phương tiện xuất cảnh chậm so với thời gian quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành4
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2013.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
1 Nghị định số 57/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.”
2 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 57/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 57/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
4 Điều 2 của Nghị định số 57/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây