Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Văn bản 01/VBHN-BGTVT 2020 hợp nhất quy định thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGTVT
Số hiệu: | 01/VBHN-BGTVT | Ngày ký xác thực: | 05/02/2020 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Cơ quan hợp nhất: | Bộ Giao thông Vận tải |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật | Người ký: | Nguyễn Văn Thể |
Số công báo: | Đang cập nhật | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
__________________
Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, và các sửa đổi;
Căn cứ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.[1]
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng với thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Thuyền viên nước ngoài là thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài.
3. Chứng chỉ chuyên môn là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và sửa đổi (sau đây viết tắt là Công ước STCW). Chứng chỉ chuyên môn bao gồm: Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ.
4.[2] Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là văn bản do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền cấp cho thuyền viên nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn, để làm việc trên tàu biển Việt Nam.
5.[3] Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên làm việc, tập sự, đảm nhiệm chức danh hoặc học viên thực tập trên tàu biển.
Chương II. THUYỀN VIÊN NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
Điều 4. Điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Điều kiện chung:
a)[4] Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên và đảm bảo tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam;
b)[5] Có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
c)[6] Có hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế. Hợp đồng lao động thuyền viên phải phù hợp với giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc điện cấp giấy phép lao động;
d)[7] Có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch cấp;
đ) Có sổ thuyền viên;
e) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển.
2.[8] Điều kiện chuyên môn:
a) Có đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp. Trường hợp chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp theo quy tắc II/1, II/2, II/3, II/4, II/5, III/1, III/2, III/3, III/4, III/5, III/6, III/7, IV/2, V/1-1, V/1-2 của Công ước STCW thì phải có Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
b) Kinh nghiệm: đã có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
3. Thuyền viên nước ngoài thực tập trên tàu biển Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này và có đủ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp, phù hợp với loại tàu thực tập.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ tàu sử dụng thuyền viên nước ngoài
1. Hướng dẫn cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam thực hiện đúng quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Khai báo ngày xuống, rời tàu và việc bố trí chức danh cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam do mình quản lý bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo của mình.
4. Trường hợp có vấn đề phát sinh liên quan đến việc sử dụng thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam thì phải báo cáo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền liên quan của Việt Nam.
5.[9] Quyết định hoặc giao cho thuyền trưởng quyết định ngôn ngữ làm việc chung trên tàu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, trường hợp sử dụng ngôn ngữ khác thì chủ tàu quyết định cụ thể. Ngôn ngữ làm việc trên tàu phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải.
Điều 6. Trách nhiệm của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật quốc gia nơi tàu biển đang hoạt động.
3.[10] Khi làm việc trên tàu biển Việt Nam, ngoài các tài liệu, giấy tờ, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế có liên quan, phải chuẩn bị hợp đồng lao động thuyền viên, giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (bản sao có chứng thực hoặc bản gốc) để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng khi cần thiết.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[11]
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2017.
2. Bãi bỏ Quyết định số 47/2005/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 01/VBHN-BGTVT Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi;
Căn cứ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/ TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[7] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[9] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 và được đính chính tại Điều 1 của Quyết định số 2321/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đính chính Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
[10] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
[11] Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 43/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2017/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”