3 phiền toái có thể gặp phải khi tự ý thay đổi mâm xe

Thay đổi mâm xe là một trong những cách trang trí ngoại thất xe, giúp phương tiện trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên, việc tự ý thay đổi mâm xe có thể đem lại cho chủ phương tiện những rắc rối sau đây.


1. Bị phạt vi phạm giao thông

Theo khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, khoản 2 Điều này cũng quy định, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trong khi mâm xe là một trong những phụ kiện rất quan trọng, được lắp ở phần bánh xe, kết nối phần lốp xe và trục xe để hỗ trợ việc chuyển động của xe.

Việc tự ý độ mâm xe không đúng với thiết kế ban đầu có thể làm thay đổi kết cấu của xe, từ đó ảnh hưởng đến trực tiếp đến việc chuyển động của xe, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Theo đó, hành vi tự ý thay đổi mâm xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ pháp lý

Chủ xe là cá nhân

Chủ xe là tổ chức

Xe máy

800.000 - 02 triệu đồng

1,6 - 04 triệu đồng

Điểm c khoản 5 Điều 30

Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng

06 - 08 triệu đồng

12 - 16 triệu đồng

Điểm a khoản 9 Điều 30

Xem thêm: Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe mới nhất 

tu y thay doi mam xe


2. Không được công ty bảo hiểm bồi thường

Việc tự ý thay đổi mâm xe có thể khiến chủ xe không được bồi thường đối với bảo hiểm vật tự nguyện. Bởi thay đổi mâm xe có thể làm tăng rủi ro để được tiền bảo hiểm.

Theo điểm c khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm, người mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Nếu không thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm).

Ngoài ra, khi phương tiện xảy ra rủi trên thực tế mà xác định được nguyên nhân là do chủ phương tiện tự ý thay đổi mâm xe không đúng quy định, đơn vị kinh doanh bảo hiểm cũng sẽ từ chối bồi thường tiền bảo hiểm.


3. Bị từ chối đăng kiểm

Theo Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, khi đưa xe đi kiểm định, đơn vị đăng kiểm sẽ kiểm tra xe và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật của xe được lấy từ cơ sở dữ liệ sản xuất lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Trường hợp tự ý thay đổi mâm xe mà không có hồ sơ khai báo trên hệ thống thì khi đối chiếu sẽ không khớp với cơ sở dữ liệu. Lúc này đơn vị đăng kiểm sẽ ra thông báo đánh giá không đạt để chủ phương tiện khắc phục.

Nói cách khác, việc tự ý thay đổi mâm xe có thể khiến ô tô bị từ chối đăng kiểm.

Chính vì vậy, để được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm thì chủ xe phải làm thủ tục cần làm thủ tục khai báo thông số kỹ thuật mới của xe, gửi đến Cục Đăng kiểm để bổ sung thông số kỹ thuật mới vào cơ sở dữ liệu, từ đó hợp pháp việc thay đổi mâm xe.

Trên đây là 03 rắc rối khi tự ý thay đổi mâm xe. Nếu có vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn bởi các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

>> Độ xe thế nào để không bị CSGT bắt lỗi?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.