Từ nay, thông tin đăng kiểm nào được chia sẻ công khai?

Theo Thông tư 28 của Bộ Giao thông Vận tải, bắt đầu từ tháng 02/2023 sẽ có rất nhiều thông tin đăng kiểm được chia sẻ công khai trên Website của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vậy đó là những thông tin gì?


1. Thông tin đăng kiểm được chia sẻ công khai gồm những gì?

Theo Thông tư 28/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/02/2023), các thông tin dữ liệu đăng kiểm phương tiện giao thông sẽ được kết nối vào cơ sở dữ liệu dùng chung và chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức và chủ sở hữu, quản lý hợp pháp phương tiện.

Căn cứ khoản 3 Điều 9 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 28, các thông tin đăng kiểm được cung cấp, chia sẻ bao gồm:

1.1. Thông tin về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Bao gồm:

- Thông tin về xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và xe chở người bốn bánh có gắn động cơ với tối thiểu 28 thông số: Số quản lý, biển số xe, nơi đăng ký, tình trạng phương tiện, ngày đăng kiểm, hạn đăng kiểm, nước sản xuất, năm sản xuất, năm hết niên hạn, số động cơ, số khung, số vin, nhãn hiệu, số loại, số chỗ ngồi, số chỗ nằm, số chỗ đứng, khối lượng bản thân, khối lượng hàng hoá thiết kế, khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông, khối lượng toàn bộ thiết kế, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông, kích thước bao, kích thước lòng thùng hàng, dung tích động cơ, nguồn gốc, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận.

- Thông về xe mô tô, xe gắn máy với tối thiểu 13 thông số: Nguồn gốc, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận, nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại, năm sản xuất, nước sản xuất, số khung, số động cơ, màu sơn, thể tích, công suất động cơ.

1.2. Thông tin về xe máy chuyên dùng

Chia sẻ công khai tối thiểu 14 thông số: Loại xe máy chuyên dùng, biển số xe, nhãn hiệu, số động cơ, số khung, công suất động cơ, khối lượng bản thân, chiều dài, chiều rộng, chiều cao, xe đã cải tạo, nguồn gốc, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận.

1.3. Thông tin về tàu biển

Chia sẻ công khai tối thiểu 25 thông số: Tên tàu, số phân cấp, số imo, hô hiệu, quốc tịch, cảng đăng ký, nhóm phương tiện tàu biển, công dụng tàu, dấu hiệu phân cấp, chiều dài lớn nhất, chiều dài, chiều rộng, chiều cao mạn, tổng dung tích dung tích có ích, chiều chìm, trọng tải toàn phần, tuyến hoạt động, vùng hoạt động, nhà máy đóng tàu, ngày đặt sống chính, ngày hạ thủy, ngày đóng tàu, tổng công suất máy chính, tổng công suất máy phát điện.

Từ tháng 2/2023, nhiều thông tin đăng kiểm được chia sẻ công khai
Từ tháng 2/2023, nhiều thông tin đăng kiểm được chia sẻ công khai (Ảnh minh họa)

1.4. Thông tin về phương tiện thủy nội địa

Chia sẻ công khai tối thiểu 23 thông số: Tên phương tiện, số đăng ký hành chính, số kiểm soát, số đăng kiểm, năm đóng, nơi đóng, vật liệu, công dụng, cấp tàu, vùng hoạt động, dung tích, trọng tải toàn phần, số người được chở lượng hàng, chiều dài tàu lớn nhất Lmax, chiều dài tàu L, chiều rộng tàu lớn nhất Bmax, chiều rộng tàu B, chiều cao mạn D, chiều chìm d, mạn khô F, số lượng máy chính, tổng công suất máy chính.

1.5. Thông tin về phương tiện đường sắt

Bao gồm:

- Thông tin về toa xe, phương tiện chuyên dùng không tự hành với tối thiểu 17 thông số: Loại phương tiện, số đăng ký; số hiệu; năm sản xuất; nước sản xuất; tốc độ cấu tạo; loại giá chuyển hướng; loại van hãm; loại móc nối, đỡ đấm; khối lượng toa xe; trọng tải; số chỗ; khổ đường; chiều dài; chiều rộng; chiều cao; hiệu lực giấy chứng nhận.

- Thông tin về đầu máy; phương tiện chuyên dùng tự hành với tối thiểu 18 thông số: Loại phương tiện, số đăng ký, số hiệu, năm sản xuất, nước sản xuất, tốc độ cấu tạo, ký hiệu động cơ, số động cơ, công suất định mức, công thức trục, kiểu truyền động, khối lượng chỉnh bị, số chỗ, khổ đường, chiều dài, chiều rộng, chiều cao, hiệu lực giấy chứng nhận.

- Thông tin về toa xe đường sắt đô thị với tối thiểu 14 thông số: Loại phương tiện, số đăng ký, số hiệu, năm sản xuất, nước sản xuất, tốc độ cấu tạo (km/h), số chỗ, điện áp cung cấp, hình thức cấp điện, hệ thống tín hiệu điều khiển, chiều dài, chiều rộng, chiều cao, hiệu lực giấy chứng nhận.

Lưu ý: Dữ liệu về tên chủ xe và địa chỉ cũng như các dữ liệu có kết nối với các cơ quan khác như Cục Cảnh sát giao thông hoặc tình trạng bảo hiểm không được chia sẻ công khai.


2. Thông tin đăng kiểm được cung cấp, chia sẻ cho ai?

Các thông tin đăng kiểm phương tiện được cung cấp, chia sẻ cho những đối tượng được liệt kê tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28. Cụ thể bao gồm:

- Các cơ quan phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện hợp pháp.

- Các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu.

Các cơ quan, tổ chức cá nhân sẽ được chia sẻ thông tin dữ liệu đăng kiểm thông qua một trong 04 phương thức sau:

- Thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Bộ Giao thông Vận tải.

- Kết nối trực tiếp giữa hệ thống thông tin dữ liệu đăng kiểm phương tiện và hệ thống thông tin của tổ chức sử dụng dữ liệu.

- Tra cứu thông tin trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

- Cung cấp thông tin dạng văn bản.

Các thông tin được được cập nhật trên cơ sở dữ liệu chính là các thông tin được tạo lập, cập nhật bởi các đơn vị đăng kiểm.

Theo Điều 5 Thông tư 28/2022/TT-BGTVT, sau khi hoàn thành công tác kiểm định; kiểm tra; cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm sẽ tạo lập; cập nhật dữ liệu trên phần mềm do cơ quan quản lý dữ liệu đăng kiểm phương tiện quản lý thống nhất và cấp quyền sử dụng.

Sau đó, toàn bộ các dữ liệu này sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam tích hợp vào cơ sở dữ liệu đăng kiểm phương tiện và thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Giao thông vận tải.

Thông tin mà người dân yêu cầu cung cấp, chia sẽ sẽ được lấy trực tiếp từ cơ sở dữ liệu này.

Ai được cung cấp, chia sẻ thông tin đăng kiểm?
Ai được cung cấp, chia sẻ thông tin đăng kiểm? (Ảnh minh họa)

3. Làm thế nào để được cung cấp thông tin đăng kiểm?

Điều 10 Thông tư 28 đã hướng dẫn về cách để được cung cấp, chia sẻ thông tin đăng kiểm như sau:

- Nhận dữ liệu đăng kiểm qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Bộ Giao thông Vận tải:

Đối tượng áp dụng: Cơ quan phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Cách lấy thông tin: Gửi văn bản đề nghị tới Cục Đăng kiểm Việt Nam nêu rõ mục đích sử dụng, danh mục thông tin cần chia sẻ, phương thức kết nối và tần suất sử dụng dữ liệu.

- Nhận thông tin đăng kiểm qua kết nối trực tiếp giữa hệ thống thông tin dữ liệu đăng kiểm phương tiện và hệ thống thông tin của tổ chức sử dụng dữ liệu.

Đối tượng áp dụng: Chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện hợp pháp và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu.

Cách lấy thông tin: Gửi văn bản đề nghị tới Cục Đăng kiểm Việt Nam nêu rõ mục đích sử dụng, danh mục thông tin cần chia sẻ, phương thức kết nối và tần suất sử dụng dữ liệu.

Cục Đăng kiểm sẽ cấp quyền truy cập và hướng dẫn kỹ thuật thực hiện kết nối.

- Nhận thông tin đăng kiểm phương tiện qua Website: http://www.vr.org.vn/

Đối tượng áp dụng: Tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép.

Cách lấy thông tin: Tra cứu trực tiếp tại Website: http://www.vr.org.vn/.

- Nhận thông tin đăng kiểm dạng văn bản:

Đối tượng áp dụng: Tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép.

Cách lấy thông tin: Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị tới Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm, trong đó nêu rõ mục đích sử dụng và các thông tin có nhu cầu được chia sẻ.

Chi phí: Tổ chức, cá nhân được cung cấp thông tin dạng văn bản phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin.

Trên đây là các thông tin đăng kiểm được chia sẻ công khai đến người dân. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?