11 trường hợp không được vượt xe dù không có biển cấm

Phóng nhanh, vượt ẩu là những hành vi nguy hiểm rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Do đó, ngoài những đoạn đường có cắm biển cấm vượt ra thì tài xế cũng cần lưu ý không vượt xe trong các trường hợp sau đây nếu không muốn bị phạt.


1. Không có biển cấm, có được vượt xe khác thoải mái?

Biển báo cấm vượt xe ký hiệu là P.125 “Cấm vượt” dùng để báo hiệu cấm các loại xe cơ giới vượt nhau trên đoạn đường có cắm biển này. Tuy nhiên, theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dù không cắm biển báo cấm vượt, tài xế cũng không được phép vượt xe trong các trường hợp sau:

Stt

Trường hợp không được vượt xe

1

Không báo hiệu bằng đèn hoặc còi mà vượt xe.

2

Phía trước có chướng ngại vật phía trước.

3

Trong đoạn được định vượt có xe chạy ngược chiều.

4

Xe chạy trước đang có tín hiệu vượt xe khác.

5

Xe phía trước chưa tránh về bên phải.

6

Vượt xe về bên phải

Trừ các trường hợp được phép như:

- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

- Khi xe điện đang chạy giữa đường.

- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

7

Vượt xe tại trên cầu hẹp có một làn xe.

8

Vượt xe tại đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.

9

Vượt xe tại nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

10

Vượt xe khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.

11

Vượt xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

truong hop khong duoc vuot xe

2. Vượt xe không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu cố tình vượt xe trong các trường hợp không được phép, tài xế sẽ bị phạt như sau:

* Đối với phương tiện vi phạm là ô tô:

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng quy định

02-03 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Điểm i khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5

Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép

04 - 06 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Điểm d khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5

Vượt xe không đúng quy định gây tai nạn

10 - 12 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5

* Đối với phương tiện vi phạm là xe máy:

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

100.000 - 200.000 đồng

Điểm b khoản 1 Điều 6

Vượt bên phải trong trường hợp không được phép

400.000 - 600.000 đồng

Điểm h khoản 3 Điều 6

Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển

Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng quy định

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm c, d khoản 4 Điều 5

Vượt xe không đúng quy định gây tai nạn

04 - 05 triệu đồng + Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6


3. Vượt xe gây tai nạn nghiêm trọng có phải đi tù?

Trường hợp vượt xe không đúng quy định gây tai nạn nghiêm trọng, người điều khiển phương tiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 nếu gây ra những hậu quả sau:

- Làm chết người.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người từ 61% trở lên.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

Mức phạt đối với tội này như sau:

Khung 1

Bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm.

Khung 2

Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp sau:

- Không có giấy phép lái xe.

- Lái xe trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.

- Bỏ chạy để trốn tránh nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.

- Làm chết 02 người.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên từ 122% - 200%.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu - dưới 1,5 tỷ đồng.

Khung 3

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp sau:

- Làm chết 03 người trở lên.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là thông tin về các trường hợp không vượt xe dù không có biển cấm và mức phạt vi phạm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

5 điểm mới tại Thông tư 36/2024/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe từ 01/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khoẻ đối với người lái xe, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới tại Thông tư này.

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình: Hiểu thế nào cho đúng?

Vừa qua, rất nhiều thông tin đã lan truyền rằng từ 15/11/2024, người dân sẽ không còn được giám sát CGST bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên điều này là không chính xác. Vậy bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng ghi âm, ghi hình phải hiểu thế nào cho đúng?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Từ nay, dùng Căn cước gắn chip thay cho Giấy phép lái xe, có đúng không?

Hiện nay, công an các địa phương đang kêu gọi người dân có thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đến trụ sở để đăng ký tài khoản định danh điện tử và tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe,… Vậy khi đã tích hợp thông tin, người dân có được dùng CCCD gắn chíp thay cho Giấy phép lái xe không?