Tổng hợp 5 quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025

Từ 2025, khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thì nhiều quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025 sẽ chính thức được áp dụng. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Tăng số hạng giấy phép lái xe từ 2025

Nếu quy định cũ tại khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định:

- Giấy phép lái xe không thời hạn gồm: Hạng A2, A3 và A1.

- Giấy phép lái xe có thời hạn gồm: Hạng A4, hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE.

Tuy nhiên, Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 36/2024/QH15 đã quy định đến 15 loại giấy phép lái xe (tăng 03 loại so với quy định trước) gồm các hạng: Hạng A1, A, B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.

Cụ thể như sau:

Hạng GPLX

Đối tượng sử dụng

A1

- Lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh ≤ 125 cm3/có công suất động cơ điện ≤ 11 kW;

- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật;

A

Lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh > 125 cm3/có công suất động cơ điện > 11 kW và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1

B1

Lái xe mô tô 03 bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1

B

- Lái xe ô tô chở người ≤ 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế ≤ 3.500 kg;

- Các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế ≤ 750 kg;

- Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật.

C1

- Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 3.500 kg - 7.500 kg;

- Lái các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế ≤ 750 kg;

- Lái các loại xe quy định cho GPLX hạng B.

C

- Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 7.500 kg;

- Lái các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế ≤ 750 kg;

- Lái các loại xe quy định cho GPLX hạng B và hạng C1.

D1

- Lái xe ô tô chở người > 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) - 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Lái các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế ≤ 750 kg;

- Lái các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C.

D2

- Lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) > 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) - 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Lái các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế ≤ 750 kg;

- Lái các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D1.

D

- Lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) > 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Lái xe ô tô chở người giường nằm;

- Lái các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

- Lái các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2.

BE

Lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 750 kg

C1E

Lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 750 kg

CE

- Lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế >750 kg;

- Lái xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

D1E

Lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 750 kg

D2E

Lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 750 kg;

DE

- Lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế > 750 kg;

- Lái xe ô tô chở khách nối toa.

Trong đó, so với quy định cũ, Luật mới có một số điều chỉnh như sau:

  • Hạng B được gộp giữa hạng B1 và B2;
  • Hạng C dùng để lái xe tải từ 3,5 tấn trở lên đã tách thành C1 lái xe 2,5 đến 7,5 tấn và C lái xe trên 7,5 tấn;
  • Hạng D trước đây lái cho xe chở người từ 10 - 30 chỗ được tách thành D1 (Xe từ 08 - 16 chỗ) và D2 (từ 16 - 29 chỗ), hạng D giờ chỉ lái xe trên 29 chỗ...
Tổng hợp 5 quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025
Tổng hợp 5 quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025 (Ảnh minh họa)

2. Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe

Do có sự thay đổi trong phân hạng giấy phép lái xe nên thời hạn cũng có sự thay đổi. Cụ thể:

- Giấy phép lái xe hạng A1, A, B1: Không có thời hạn.

- Giấy phép lái xe hạng B, hạng C1: Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE: Thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

Trong khi đó, tại Luật Giao thông đường bộ 2008 không quy định cụ thể thời hạn của các loại giấy phép lái xe mà thời hạn của từng hạng GPLX được nêu tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

3. Thay đổi độ tuổi lái xe

Song song với sự thay đổi của phân cấp hạng giấy phép lái xe, Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:

- Đủ 16 tuổi trở lên: Điều khiển xe gắn máy (quy định cũ là xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3).

- Đủ 18 tuổi trở lên, được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1 và cấp chứng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Lái xe máy chuyên dùng.

(quy định cũ chỉ yêu cầu đáp ứng điều kiện đủ 18 tuổi là được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi)

- Đủ 21 tuổi trở lên: Cấp GPLX hạng C, BE (quy định cũ là được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2)).

- Đủ 24 tuổi trở lên: Cấp GPLX hạng D1, D2, C1E, CE (quy định cũ được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC)).

- Đủ 27 tuổi trở lên: Cấp GPLX hạng D, D1E, D2E, DE (quy định cũ được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD)).

Đồng thời, điểm e khoản 1 ĐIều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ giới hạn độ tuổi cao nhất và thấp nhất được lái xe gồm:

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Trong khi đó, điểm e khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, độ tuổi của lái xe trong trường hợp này cũng được tăng thêm so với trước đây.

quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025

4. Quy định về điểm của GPLX

Điểm của GPLX là một trong những quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025 đáng chú ý nhất. Dưới đây là tổng hợp các quy định liên quan:

4.1 GPLX có 12 điểm và bị trừ khi vi phạm giao thông

Theo Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý lái xe chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Giấy phép lái xe bao gồm 12 điểm. Mỗi lần bị trừ điểm sẽ căn cứ vào từng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

4.2 Đề xuất 28 hành vi bị trừ điểm GPLX

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó nêu rõ, việc trừ điểm giấy phép lái xe không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính và lái xe không bị tước quyền sử dụng GPLX.

Theo đó:

- Hành vi bị trừ 02 điểm GPLX gồm: Lái xe trực tiếp liên quan đến tai nạn giao thông mà không dừng lại/giữ nguyên hiện trường/tham gia cấp cứu người bị nạn; Điều khiển xe mà có nồng độ cồn chưa quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; dùng tay cầm và sử dụng điện thoại…

- Trừ 03 điểm GPLX: Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; chạy xe quá tốc độ trên 20 km/h đến 35 km/h; lạng lách, đánh võng…

- Trừ 06 điểm GPLX: Vượt đèn đỏ, đi xe ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc trừ xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ…

Xem chi tiết: Các hành vi vi phạm bị trừ điểm Giấy phép lái xe [Dự kiến]

4.3 Đề xuất nội dung kiểm tra để phục hồi điểm GPLX bị trừ hết

Bên cạnh dự thảo về xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Công an cũng lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm GPLX.

Theo đó, người lái xe bị trừ hết 12 điểm GPLX phải thực hiện kiểm tra lại kiến thức với các nội dung: Kiểm tra lý thuyết giống như khi cấp giấy phép lái xe (theo bộ câu hỏi sát hạch ly thuyết) và kiểm tra theo mô phỏng tình huống giao thông trên máy tính.

Trong đó, nội dung kiểm tra tùy vào từng hạng giấy phép sẽ có thời gian và số lượng câu hỏi cũng như yêu cầu cần đạt khác nhau. Cụ thể:

Hạng GPLX

Thời gian làm bài

Yêu cầu

Với kiểm tra lý thuyết

A1

19 phút cho 25 câu trắc nghiệm

- Đạt 21/25 điểm trở lên

- Bị điểm liệt: Không đạt yêu cầu

- Mỗi câu tính 01 điểm

- Mỗi đề có 01 câu hỏi nếu trả lời sai thì bị tính là điểm liệt

A, B1

19 phút cho 25 câu trắc nghiệm

- Đạt 23/25 điểm trở lên

- Bị điểm liệt: Không đạt yêu cầu

- Mỗi câu tính 01 điểm

- Mỗi đề có 01 câu hỏi nếu trả lời sai thì bị tính là điểm liệt

B, C1

22 phút cho 35 câu trắc nghiệm

- Đạt 32/35 điểm trở lên

- Bị điểm liệt: Không đạt yêu cầu

- Mỗi câu tính 01 điểm

- Mỗi đề có 01 câu hỏi nếu trả lời sai thì bị tính là điểm liệt

D1, C

24 phút cho 40 câu trắc nghiệm

- Đạt 36/40 điểm trở lên

- Bị điểm liệt: Không đạt yêu cầu

- Mỗi câu tính 01 điểm

- Mỗi đề có 01 câu hỏi nếu trả lời sai thì bị tính là điểm liệt

D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE

26 phút cho 45 câu trắc nghiệm

- Đạt 41/45 điểm trở lên

- Bị điểm liệt: Không đạt yêu cầu

- Mỗi câu tính 01 điểm

- Mỗi đề có 01 câu hỏi nếu trả lời sai thì bị tính là điểm liệt

Thi mô phỏng

Giấy phép lái xe ô tô

Thời gian kiểm tra không quá 10 phút cho 10 câu hỏi môphỏng các tình huống.

- Mỗi câu hỏi là 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

- Điểm tối đa mỗi câu là 05 điểm, tối thiểu là 0 điểm.

- Đạt 35/50 điểm là đạt yêu cầu.

Xem chi tiết: Làm cách nào lái xe lấy lại 12 điểm bằng lái đã bị trừ hết? (đề xuất)

5. Trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe

- Cấp GPLX: Khi đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch lái xe.

- Đổi, cấp lại GPLX: Bị mất, bị hỏng không sử dụng được, trước thời hạn ghi trên GPLX, thay đổi thông tin trên GPLX…

Các giấy phép lái xe cấp trước 2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX tuy nhiên, khuyến khích đổi GPLX không thời hạn cấp trước 01/7/2012 sang giấy phép lái xe theo Luật này.

Nếu chưa đổi, cấp lại thì hiệu lực sử dụng như sau:

Hạng

Hiệu lực sử dụng

Đổi, cấp lại

A1

Tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 -dưới 175 cm3/có công suất động cơ điện từ 04 - dưới 14 kW

Sang hạng A nhưng chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3/có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW;

A2

Tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh ≥ 175 cm3/có công suất động cơ điện ≥ 14 kW và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.

Sang hạng A

A3

Tiếp tục điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 và các xe tương tự.

Đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1

A4

Tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg

Đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

B1 số tự động

- Cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;

Đổi, cấp lại sang GPLX hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động

B1

- Cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Đổi, cấp lại sang GPLX hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;

B2

- Cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe);

- Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

C

Được tiếp tục điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;

Giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;

D

Được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người từ 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;

Được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;

E

Được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;

Được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;

FB2, FD

- Được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2, D khi kéo rơ moóc;

- Giấy phép lái xe hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

- Giấy phép lái xe hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng E khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.

- FB2: đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;

- Hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;

hạng FC

Được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg

FE

Đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.

Đặc biệt: Chưa cấp, đổi, cấp lại GPLX cho người vi phạm giao thông mà chưa nộp phạt hoặc thực hiện yêu cầu giải quyết vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông.

- Trường hợp thu hồi GPLX:

  • Không đủ điều kiện sức khỏe với từng hạng GPLX
  • GPLX bị cấp sai
  • GPLX đã quá hạn tạm giữ/hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu không đến nhận mà không có lý do chính đáng

Trên đây là tổng hợp 05 quy định mới về giấy phép lái xe từ 2025 theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Vừa qua, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 mới ban hành đã thay đổi lại phân hạng bằng lái từ 01/01/2025. Do vậy rất nhiều người thắc mắc, khi Luật thay đổi, thay đổi phân hạng bằng lái như vậy thì người đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái hay không?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Vừa qua, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 mới ban hành đã thay đổi lại phân hạng bằng lái từ 01/01/2025. Do vậy rất nhiều người thắc mắc, khi Luật thay đổi, thay đổi phân hạng bằng lái như vậy thì người đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái hay không?

Tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu?

Khi tham gia giao thông bằng các phương tiện nói chung và xe máy nói riêng, người lái xe cần chú ý đến quy định tốc độ tối đa được pháp luật quy định. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tốc độ tối đa của xe máy và các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi đi quá tốc độ.