Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn đối với tài xế vi phạm

Việc lái xe sau khi uống rượu, bia là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn thương tâm gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Chính vì vậy, hành vi lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng.


1. Vi phạm nồng độ cồn, lái xe bị phạt như thế nào?

Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn đối với tài xế vi phạm
Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn đối với tài xế vi phạm (Ảnh minh họa)

Nếu bị phát hiện trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, các bác tài sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:

Mức nồng độ cồn

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Đối với ô tô

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

06 - 8 triệu đồng

(Điểm c khoản 6 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

(Điểm e khoản 11 Điều 5)

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

16 - 18 triệu đồng

(Điểm c khoản 8 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

(Điểm g khoản 11 Điều 5)

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

30 - 40 triệu đồng

(Điểm a khoản 10 Điều 5)

Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

(Điểm h khoản 11 Điều 5)

Đối với xe máy

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

02 - 03 triệu đồng

(Điểm c khoản 6 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng

(Điểm đ khoản 10 Điều 6)

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

04 - 05 triệu đồng

(Điểm c khoản 7 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng

(Điểm e khoản 10 Điều 6)

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

(Điểm e khoản 8 Điều 6)

Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

(Điểm g khoản 10 Điều 6)

Đối với xe đạp

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

80.000 - 100.000 đồng

(Điểm q khoản 1 Điều 8)

Không quy định

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

300.000- 400.000 đồng

(Điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Không quy định

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

400.000 - 600.000 đồng

(Điểm c khoản 4 Điều 8)

Không quy định

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

≤ 50 mg/100 ml máu

Hoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

03 - 05 triệu đồng

(Điểm c khoản 6 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 - 12 tháng

(Điểm d khoản 10 Điều 7)

> 50 - 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 - 18 tháng

(Điểm đ khoản 10 Điều 7)

> 80 mg/100 ml máu

Hoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

16 - 18 triệu đồng

(Điểm a khoản 9 Điều 7)

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng

(Điểm e khoản 10 Điều 7)

2. Uống bao nhiêu cốc bia bị thổi phạt về nồng độ cồn?

Như đã nêu, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc đường thở, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt hành chính.

Hiện nay, thiết bị thử nồng độ cồn của cảnh sát giao thông Việt Nam có thể phát hiện ra lượng cồn rất nhỏ, dù chỉ là vài mg cồn/100 ml máu hoặc vài mg cồn/lít khí thở.

Trong khi đó, chỉ 01 cốc bia hoặc 01 ly rượu vang cũng đã có tới 10gram cồn - khi uống vào chắc chắc chắn sẽ thổi lên nồng độ cồn và bị xử phạt hành chính.

Để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều phương tiện không nên uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào.

3. Vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe không?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe với thời hạn tạm giữ tối đa là 07 ngày.

Theo khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ phương tiện sẽ được Cảnh sát giao thông lập biên bản, lấy chữ ký của các bên rồi giao 01 bản cho người vi phạm giữ.

Xem thêm: Không lập biên bản, CSGT có được tạm giữ xe không?

Trên đây là các mức phạt nồng độ cồn theo quy định mới nhất. Trường hợp bị Cảnh sát  giao thông xử phạt không đúng với thông tin mà bài viết đề cập, bạn đọc gọi ngay tổng đài 19006192 để được chuyên gia của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mới: Thêm nhiều trường hợp “độ xe” được miễn lập hồ sơ thiết kế

Đề xuất mới: Thêm nhiều trường hợp “độ xe” được miễn lập hồ sơ thiết kế

Đề xuất mới: Thêm nhiều trường hợp “độ xe” được miễn lập hồ sơ thiết kế

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Sau đây là một số đề xuất mới về cải tạo ô tô xe máy.