Tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu?

Khi tham gia giao thông bằng các phương tiện nói chung và xe máy nói riêng, người lái xe cần chú ý đến quy định tốc độ tối đa được pháp luật quy định. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tốc độ tối đa của xe máy và các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi đi quá tốc độ.
Tốc độ tối đa của xe máy
Tốc độ tối đa của xe máy (Ảnh minh họa)

Tốc độ tối đa của xe máy (tại các văn bản pháp luật được quy định gọi là xe mô tô), xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (có bao gồm xe máy điện) và các loại xe tương tự khác được quy định khác nhau tùy vào khu vực như khu đông dân cư hoặc ngoài khu vực đông dân cư.

Theo đó, người điều khiển phương tiện cần chú ý biển báo và ghi nhớ giới hạn tốc độ được quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa của các phương tiện nêu trên tùy vào khu vực cụ thể như sau:

*Khu vực đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa (km/h)

- Trên đường đôi; 

- Trên đường 1 chiều mà có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

- Trên Đường hai chiều

- Trên đường 1 chiều chỉ có 1 làn xe cơ giới

Xe gắn máy, xe máy chuyên dùng và  các loại xe tương tự khác

40

40

Xe mô tô 

60

50

*Ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa (km/h)

- Trên đường đôi; 

- Trên đường 1 chiều mà có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

- Trên Đường hai chiều

- Trên đường 1 chiều chỉ có 1 làn xe cơ giới

Xe gắn máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự khác

40

40

Xe mô tô 

70

60

Chạy xe máy quá tốc độ
Chạy xe máy quá tốc độ (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung quy định của Điều 6, Điều 7 tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định về các mức xử phạt tương ứng đối với hành vi lái xe máy quá tốc độ. Theo đó, nếu điều khiển xe máy quá tốc độ cho phép nhưng tốc độ vượt quá này là dưới 5km/h thì người tài xế không bị xử phạt hành chính. 

Ví dụ cụ thể: Đối với khu vực đông dân cư và di chuyển trên đường hai chiều (giới hạn tốc độ là 50km/h), thì người điều khiển xe máy di chuyển với tốc độ dưới 55km/h thì không bị Cảnh sát giao thông lập biên bản và nộp phạt.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng hành vi chạy xe máy quá tốc độ nhưng mức vượt dưới 5km/h thì vẫn được xem là hành vi vi phạm quy định pháp luật, do đó trong một số trường hợp tuy không lập biên bản xử phạt nhưng người lái xe vẫn có thể bị Cảnh sát giao thông cho dừng xe và nhắc nhở về hành vi vi phạm của mình.

Hiện nay mức xử phạt hành vi đi xe máy, xe máy chuyên dụng vượt tốc độ được quy định tại  Điều 6, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Theo nội dung quy định nêu trên, hiện nay có 3 mức phạt tiền đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ và hành vi điều khiển xe máy chuyên dụng đi vượt quá tốc độ được pháp luật quy định, cụ thể bao gồm:

- Đối với xe máy:

 

Tốc độ vượt quá

Số tiền phạt

Mức phạt 1

Từ 05 - dưới 10 km/h

300.000 đồng - 400.000 đồng

Mức phạt 2

Từ 10 - 20 km/h

800.000 đồng- 01 triệu đồng

Mức phạt 3

Từ trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng 

- Đối với xe máy chuyên dùng đi quá tốc độ

 

Tốc độ vượt quá

Số tiền phạt

Mức phạt 1

Từ 05 - dưới 10 km/h

400.000 đồng- 600.000 đồng

Mức phạt 2

Từ 10 - 20 km/h

800.000 đồng - 01 triệu đồng

Mức phạt 3

Từ trên 20 km/h

03 - 05 triệu đồng 

Cần lưu ý: Ngoài các mức phạt tiền được quy định cụ thể nêu trên, người điều khiển xe máy và xe máy chuyên dụng nếu chạy vượt tốc độ thì còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung (được phân tích cụ thể tại phần sau đây).

- Về việc giam bằng lái:

Căn cứ nội dung của điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều kiện xe máy và xe máy chuyên dụng có thể bị người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình phạt bổ sung là giam bằng (tước giấy phép lái xe có thời hạn). 

Theo đó, người lái xe có thể bị giam bằng với thời hạn từ 02 - 04 tháng nếu lái xe vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Mặt khác, nếu xe máy vượt quá tốc độ từ 5km/h đến 20km/h chỉ bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền mà không bị giam bằng lái. 

-  Về việc tạm giữ xe 

Căn cứ nội dung của khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-C) có nội dung quy định về các trường hợp Cảnh sát giao thông tạm giữ xe như sau:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;

g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;

l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”

Theo các điều khoản được quy định liệt kê như trên, lỗi vượt quá tốc độ đối với xe máy không được đề cập đến. Do đó, đối với lỗi chạy xe máy vượt quá tốc độ, thì người điều khiển không bị tạm giữ xe. 

Mặt khác, cần lưu ý quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ xe và giấy phép lái xe nhưng người lái xe không có giấy tờ để xuất trình được, thì người có thẩm quyền có quyền ra quyết định tạm giữ xe.

Tóm lại, lỗi đi xe máy vượt quá tốc độ không phải là căn cứ cho việc Cảnh sát giao thông tạm giữ xe. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp người lái xe không xuất trình được giấy tờ theo yêu cầu thì hoàn toàn có thể bị giam xe. 

Trên đây là thông tin về tốc độ tối đa của xe máy.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.