Tờ trình tóm tắt 326/TTr-CP 2023 Dự án Luật Đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Tờ trình 326/TTr-CP

Tờ trình tóm tắt 326/TTr-CP của Chính phủ Dự án Luật Đường bộ
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:326/TTr-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Tờ trìnhNgười ký:Đang cập nhật
Ngày ban hành:07/07/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
______

Số: 326/TTr-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2023

 

TỜ TRÌNH TÓM TẮT

Dự án Luật Đường bộ

 

Kính gửi: Quốc hội

 

Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và trên cơ sở tiếp thu ý kiến các Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ báo cáo tóm tắt Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Đường bộ như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG LUẬT ĐƯỜNG BỘ

1. Cơ sở chính trị

Việc xây dựng dự thảo Luật Đường bộ sẽ tạo nên các bước đột phá trong việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, phát triển phương tiện giao thông đường bộ, phát triển vận tải đường bộ nhằm đáp úng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn tại Nghị quyết so 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; tạo cơ chế đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại hóa cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XIII của Đảng; xây dựng Chiến lược phát triển phương tiện giao thông phù hợp với phát triến kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý phương tiện giao thông; hiện đại hóa công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 25/5/2013 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm, trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới.

2. Cơ sở thực tiễn

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa các nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm 2001 với nhiều điểm mới và những quy định cụ thể, chặt chẽ. Qua 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc; thúc đẩy phát triển giao thông vận tải và kinh tế đất nước; tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải với các nước trong khu vực.

dựng luật, pháp lệnh năm 2023, theo đó dự án Luật Đường bộ sẽ tình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

IV. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ BỐ cục, NỘI DUNG CHÍNH CỦA Dự THẢO LUẬT ĐƯỜNG BỘ

1. Bố cục của dự thảo Luật

Dự thảo Luật Đường bộ gồm 6 chương, 95 điều. So với dự thảo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã chuyên 02 chương sang Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (đó là chương: quy tắc giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ), giữ nguyên 1 điều (Điều 2 về đối tượng áp dụng); sửa đổi 40 điều; bổ sung mới 54 điều.

2. Nội dung chính của dự án Luật

a. Chương I. Những quy định chung gồm 9 Điều (từ Điều 1 đến Điều 9), so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật có các điểm mới như sau: thay đổi phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, theo đó Luật này quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ (Điều 1); bổ sung các khái niệm mới như: đường giao thông nông thôn; đường địa phương; phương tiện công nghệ mới; phương tiện đa tính năng (Điều 3); bổ sung quy định về áp dụng Luật Đường bộ và các luật khác (Điều 4); bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu đường bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính (Điều 8); bổ sung các chính sách phát triển giao thông đường bộ trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (Điều 9).

b. Chương II. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm 37 điều (từ Điều 10 đến Điều 46), so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật có các điểm mới như sau:

- Bổ sung hệ thống đường thôn xóm vào mạng lưới đường bộ; bổ sung quy định việc phân kỳ đầu tư trong việc cho phép đường địa phương, đường chuyên dùng được quy hoạch thành quốc lộ (Điều 10).

- Bổ sung quy định cụ thể đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 14), phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ (Điều 18); các trường hợp mà hành lang an toàn giao thông chống lẫn giữa đường bộ với đường sắt, đường thủy, đê điều, công trình thủy lợi làm cơ sở để đền bù, giải phóng mặt bằng hành lang an toàn đường bộ theo quy hoạch các tuyến đường, cắm mốc lộ giới và phân định trách nhiệm quản lý (Điều 16).

- Bổ sung làm rõ hơn trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 20).

đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Điều 43).

- Bổ sung quy định đường cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ; việc đầu tư xây dựng đường cao tốc phải nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch tỉnh; việc xây dựng, trang bị hệ thống kiểm soát tải trọng xe; trạm dừng nghỉ; hệ thống quản lý, điều hành giao thông; hàng rào bảo vệ; đường gom và công trình phụ trợ, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường cao tốc phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, hiện đại, đồng bộ (Điều 44).

- Bổ sung quy định Nhà nước bảo đảm đủ vốn ngân sách nhà nước để đầu tư đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì; bảo đảm đủ vốn nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tổ chức, cá nhân đầu tư đường cao tốc có quyền và trách nhiệm: thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc, tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm chất lượng tuyến đường (Điều 45).

- Bổ sung các quy định mang tính đặc thù trong quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường cao tốc như: cứu nạn trên đường cao tốc; cứu hộ phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc; đánh giá an toàn khai thác sử dụng đường cao tốc nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả khai thác tuyến đường (Điều 46).

c. Chương III. Phương tiện giao thông đường bộ gồm 8 Điều (Điều 47 đến Điều 54), so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật có các điểm mới như sau:

- Bổ sung khung pháp lý cho việc quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông công nghệ mới, phương tiện giao thông đa tính năng (Điều 48).

- Bổ sung quy định xe cơ giới phải đáp ứng mức khí thải theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điều 48) kiểm tra, thử nghiệm, khí thải của xe cơ giới, đặc biệt là quy định về xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo quy định về lộ trình của Thủ tướng Chính phủ (Điều 49).

- Bổ sung quy định ô tô con phải có hướng dẫn để lắp ghế ngồi., lắp dây đai an toàn dành cho trẻ em trong tài liệu sử dụng (Điều 49).

- Bổ sung quy định chủ phương tiện, người lái xe chịu trách nhiệm bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng giữa 02 kỳ kiểm định; tổ chức, doanh nghiệp thiết kế, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe cơ giới có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm tra, chứng nhận, thử nghiệm, triệu hồi, kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa do mình thiết kế, sản xuất, nhập khẩu và phải đảm bảo tổ chức thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng cho xe cơ giới sản xuất lắp ráp, nhập khẩu (Điều 54).

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi