Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu
Số hiệu:TCVN 6978:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Giao thông
Ngày ban hành:28/12/2001Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6978:2001 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6978:2001

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – LẮP ĐẶT ĐÈN CHIẾU SÁNG VÀ ĐÈN TÍN HIỆU TRÊN PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI VÀ MOÓC – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Installation of lighting and light-signalling devices on motor vehicles and their trailers - Requirements and test methods in type approval

Lời nói đầu

TCVN 6978 : 2001 được biên soạn trên cơ sở ECE 48 - 01/S3-C1.

TCVN 6978 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử về lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu áp dụng cho phê duyệt kiểu các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hoặc không có thùng xe, có bốn bánh trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 25 km/h và moóc của chúng (sau đây gọi chung là xe).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện cơ giới chạy trên đường ray, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, phương tiện chuyên dùng phục vụ cho mục đích công cộng.

Chú thích - Thuật ngữ "Phê duyệt kiểu" thay thế thuật ngữ "Công nhận kiểu" trong tiêu chuẩn Việt nam về công nhận kiểu phương tiện giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6901 : 2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Tấm phản quang lắp trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6976 : 2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

TCVN 6758 : 2000 Phương tiện giao thông đường bộ - Kính an toàn và vật liệu an toàn - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.

ECE 42, Unifrom provisions concerning the approval of vehicles with regard to their front and rear protective devices (Bumpers, etc.) [ECE 42, Quy định thống nhất trong phê duyệt kiểu xe về cơ cấu bảo vệ phía trước và phía sau (Thanh chắn bảo vệ v.v...)].

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1 Phê duyệt xe (Approval of a vehicle): phê duyệt cho một kiểu xe về số lượng và cách lắp đặt các đèn chiếu sáng và tín hiệu.

3.2 Kiểu xe liên quan đến việc lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu (Vehicle type with regard to the installation of lighting and light- signalling devices): các xe về cơ bản là không khác nhau theo các mục từ 3.2.1 đến 3.2.4.

Tuy nhiên khái niệm "xe khác kiểu" không bao gồm trường hợp sau: các xe có các đặc điểm nêu trong

3.2.1 đến 3.2.4 khác nhau nhưng không kéo theo sự thay đổi về loại, số lượng, vị trí, tầm nhìn của các đèn và độ nghiêng của chùm sáng gần được quy định cho kiểu xe đang được xem xét, và các xe có lắp hoặc không lắp đèn tuỳ chọn.

3.2.1 Kích thước, hình dạng bên ngoài của xe;

3.2.2 Số lượng và vị trí lắp của các đèn;

3.2.3 Hệ thống cân bằng đèn chiếu sáng phía trước;

3.2.4 Hệ thống treo.

3.3 Mặt phẳng ngang (Transverse plane): mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe.

3.4 Xe không tải (Unladen vehicle): xe không có người lái xe, phụ lái, hành khách và hàng hoá, nhưng được đổ đầy nhiên liệu, có bánh xe dự phòng và các dụng cụ đồ nghề kèm theo thông thường.

3.5 Xe đầy tải (Laden vehicle): xe được chất đầy tải tới mức bằng khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất do nhà sản xuất công bố, và nhà sản xuất này cũng phải xác định sự phân bố khối lượng này giữa các trục theo phương pháp mô tả trong phụ lục E.

3.6 Thiết bị (Device): một bộ phận hoặc một cụm lắp ráp các bộ phận được dùng để thực hiện một số chức năng nào đó.

3.7 Đèn (Lamp): thiết bị được sản xuất ra để chiếu sáng đường bộ hoặc phát ra các tín hiệu ánh sáng tới những người tham gia giao thông đường bộ khác (sau đây gọi chung là người tham gia giao thông khác). Đèn biển số sau và các tấm phản quang cũng được coi là đèn.

3.7.1 Nguồn sáng của đèn sợi đốt (Light source with regard to filament lamps): bản thân sợi đốt.

Trong trường hợp bóng có một vài sợi đốt thì mỗi sợi phải được coi là một nguồn sáng.

3.7.2 Đèn tương đương (Equivalent lamps): các đèn có cùng một chức năng và được phép sử dụng tại nước mà xe được đăng ký; chúng có thể có các đặc tính khác nhau do việc lắp đặt chúng lên xe khi được phê duyệt nhưng đều phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.7.3 Đèn độc lập (Independent lamps): các đèn có các bề mặt chiếu sáng riêng(1), các nguồn sáng riêng và thân đèn riêng biệt.

3.7.4 Đèn nhóm (Grouped lamps): các đèn có các bề mặt chiếu sáng riêng(1), các nguồn sáng riêng nhưng lại cùng chung một thân đèn.

3.7.5 Đèn kết hợp (Combined lamps): các đèn có các bề mặt chiếu sáng riêng(1), nhưng lại có chung một nguồn sáng và một thân đèn.

3.7.6 Đèn tổ hợp (Reciprocally incorporated lamps): các đèn có các nguồn sáng riêng hoặc một nguồn sáng đơn hoạt động trong các điều kiện khác nhau (ví dụ: khác nhau về quang học, cơ khí hoặc điện...) có toàn bộ hoặc một phần bề mặt chiếu sáng chung(1) và một thân đèn chung.

Chú thích - (1) Trong trường hợp đèn biển số sau và đèn báo rẽ (loại 5 và 6) thì cụm từ "bề mặt chiếu sáng" được thay bằng "bề mặt phát sáng".

3.7.7 Đèn có chức năng đơn (Single-function lamp): một bộ phận của đèn thực hiện một chức năng chiếu sáng hoặc phát tín hiệu riêng biệt.

3.7.8 Đèn che kín (Concealable lamp): đèn có thể được che kín một phần hoặc hoàn toàn khi không sử dụng. Điều này có được do một cái chụp di động, do sự dịch chuyển của đèn hoặc bằng một cách thích hợp khác. Thuật ngữ "có thể thụt vào" được dùng để mô tả đèn che kín mà sự dịch chuyển của đèn có thể làm cho nó thụt được vào trong vỏ xe.

3.7.9 Đèn phía trước chiếu sáng xa (đèn chính) (Driving beam (main-beam) headlamp): đèn dùng để chiếu sáng một đoạn đường dài phía trước xe (thường gọi là đèn pha).

3.7.10 Đèn phía trước chiếu sáng gần (Passing beam (dipped-beam) headlamp): đèn dùng để chiếu sáng đường phía trước xe mà không gây ra chói mắt quá hoặc khó chịu cho các lái xe hoặc người tham gia giao thông khác đang đi ngược chiều và đến gần xe (thường được gọi là đèn cốt).

3.7.11 Đèn báo rẽ (Direction-indicator lamp): đèn dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông khác biết người lái có ý định chuyển hướng sang trái hoặc phải.

3.7.12 Đèn phanh (Stop lamp): đèn sử dụng để báo hiệu cho người tham gia giao thông khác ở phía sau xe biết lái xe đang tác động vào phanh chính. Đèn phanh có thể được hoạt động khi có sự tác động của bộ phanh chậm dần hoặc một thiết bị tương tự.

3.7.13 Đèn biển số sau (Rear registration plate illuminating device): đèn sử dụng để chiếu sáng khu vực lắp biển số phía sau; đèn này có thể bao gồm nhiều bộ phận quang học.

3.7.14 Đèn vị trí trước (Front position lamp): đèn sử dụng để báo hiệu sự hiện diện của xe và chiều rộng của xe khi nhìn từ phía trước.

3.7.15 Đèn vị trí sau (Rear position lamp): đèn sử dụng để báo hiệu sự hiện diện của xe và chiều rộng của xe khi nhìn từ phía sau.

3.7.16 Tấm phản quang (Retro-reflector): thiết bị sử dụng để báo hiệu sự hiện diện của xe bằng cách phản xạ ánh sáng phát ra từ nguồn sáng không thuộc xe đó và người quan sát ở gần nguồn sáng đó.

Trong tiêu chuẩn này các thiết bị và tín hiệu sau không được coi là tấm phản quang:

3.7.16.1 Biển số phản quang;

3.7.16.2 Các tín hiệu phản quang được nêu trong ADR ( Hiệp định của cộng đồng Châu Âu về việc vận tải quốc tế các hàng hoá nguy hiểm trên đường bộ);

3.7.16.3 Các biển phản quang khác và các tín hiệu quy định bắt buộc phải có đối với việc sử dụng các loại xe nào đó hoặc các phương pháp điều khiển xe nào đó có liên quan.

3.7.17 Tín hiệu báo nguy hiểm (Hazard warning signal): tín hiệu do tất cả các đèn báo rẽ của xe đồng thời hoạt động để báo hiệu cho người tham gia giao thông khác biết xe đang ở trong tình trạng tạm thời có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho họ.

3.7.18 Đèn sương mù trước (Front fog lamp): đèn dùng để tăng mức độ chiếu sáng mặt đường trong điều kiện sương mù, tuyết rơi, mưa bão hoặc có các đám mây bụi.

3.7.19 Đèn sương mù sau (Rear fog lamp): đèn dùng để dễ dàng nhìn thấy rõ xe hơn từ phía sau trong điều kiện sương mù dầy đặc.

3.7.20 Đèn lùi (Reversing lamp): đèn dùng để chiếu sáng phần đường phía sau xe và báo hiệu cho người tham gia giao thông khác biết xe đang lùi hoặc sắp lùi;

3.7.21 Đèn đỗ xe (Parking lamp): đèn dùng để báo hiệu xe đang đỗ ở khu vực có nhiều xe qua lại. Trong trường hợp này nó thay thế các đèn vị trí trước và sau;

3.7.22 Đèn hiệu chiều rộng xe (End-outline marker lamp): đèn được lắp ở gần mép ngoài cùng và gần sát nóc xe với mục đích báo hiệu rõ ràng chiều rộng toàn bộ của xe. Loại đèn này thường được lắp cho các xe và moóc nào đó để kết hợp với các đèn vị trí trước, sau tạo ra sự chú ý đặc biệt về kích thước quá khổ của chúng.

3.7.23 Đèn hiệu thành xe (Side-marker lamp): đèn dùng để báo hiệu sự hiện diện của xe khi nhìn từ bên cạnh xe;

3.7.24 Đèn chạy ban ngày (Daytime running lamp): đèn được lắp hướng ra phía trước dùng để dễ dàng nhận ra xe hơn khi chạy vào ban ngày(1) .

Chú thích - (1)Có thể cho phép sử dụng các thiết bị khác để đảm bảo chức năng này.

3.8 Bề mặt phát sáng (light-emitting surface) của đèn chiếu sáng (Lighting device), đèn tín hiệu (Light-signalling device) hoặc tấm phản quang: tất cả hoặc một phần bề mặt ngoài của vật liệu trong suốt như đã khai báo trong đơn xin phê duyệt của nhà sản xuất đèn trong bản vẽ (xem phụ lục C).

3.9 Bề mặt chiếu sáng (illuminating surface) (xem phụ lục C).

3.9.1 Bề mặt chiếu sáng của đèn chiếu sáng (illuminating surface of a lighting device) (nêu trong 3.7.9, 3.7.10, 3.7.18 và 3.7.20): hình chiếu vuông góc trên một mặt phẳng ngang của toàn cửa thoát sáng của gương phản xạ (pha đèn), hoặc đối với đèn chiếu sáng phía trước có gương phản xạ dạng Elipsoit thì là của kính đèn lồi. Nếu đèn chiếu sáng không có gương phản xạ thì áp dụng định nghĩa trong 3.9.2. Nếu bề mặt phát sáng của đèn mở rộng quá chỉ một phần của toàn cửa thoát sáng của gương phản xạ thì phần hình chiếu cửa phần đó chỉ được sử dụng trong tính toán.

Đối với đèn chiếu gần, bề mặt chiếu sáng được giới hạn bởi vết nhìn thấy rõ ràng của đường ranh giới trên mặt kính đèn. Nếu gương phản xạ và kính đèn có thể điều chỉnh được so với nhau thì nên áp dụng sự điều chỉnh đó.

3.9.2 Bề mặt chiếu sáng của đèn tín hiệu không phải là tấm phản quang (illuminating surface of a light-signalling device other than a retro-reflector) (nêu trong 3.7.11 đến 3.7.15, 3.7.17, 3.7.19, và 3.7.21 đến 3.7.24): hình chiếu vuông góc của đèn lên một mặt phẳng vuông góc với trục chuẩn của đèn và tiếp xúc với bề mặt phát sáng phía ngoài của đèn, hình chiếu này được giới hạn bởi các mép cạnh của các ô sáng nằm trong mặt phẳng này, mỗi ô chỉ cho phép 98% cường độ sáng tổng cộng được truyền theo hướng trục chuẩn.

Để xác định giới hạn dưới, trên và bên cạnh của bề mặt chiếu sáng thì chỉ sử dụng các ô sáng có mép cạnh thẳng đứng hoặc nằm ngang.

3.9.3 Bề mặt chiếu sáng của tấm phản quang (nêu trong 3.7.16) (illuminating surface of a retro- reflector): hình chiếu vuông góc của tấm phản quang lên mặt phẳng vuông góc với trục chuẩn của tấm phản quang và được giới hạn bởi các mặt phẳng ở lân cận các phần ngoài cùng của hệ thống quang học của tấm phản quang và song song với trục chuẩn đó. Để xác định các mép dưới, trên và bên cạnh của thiết bị, phải xem xét các mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang.

3.10 Bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến (apparent surface): đối với một hướng đã định của dụng cụ quan sát, theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc đại diện được uỷ quyền, là hình chiếu vuông góc của đường bao của bề mặt chiếu sáng nhô ra khỏi bề mặt ngoài của kính đèn (a-b) hoặc của bề mặt phát sáng (c-d) trên một mặt phẳng vuông góc với hướng quan sát và tiếp tuyến với điểm ngoài cùng của kính đèn (xem phụ lục C).

3.11 Trục chuẩn (Axis of reference): trục đặc tính của đèn được xác định bởi nhà sản xuất đèn, để định hướng chuẩn (H = 0o, V = 0o) cho các góc của trường đo các đặc tính quang học và để lắp đặt đèn trên xe.

3.12 Tâm chuẩn (Centre of reference): giao điểm giữa trục chuẩn với bề mặt phát sáng bên ngoài, được xác định bởi nhà sản xuất đèn;

3.13 Góc tầm nhìn (Angles of geometric visibility): các góc xác định phạm vi của góc khối nhỏ nhất trong đó phải nhìn thấy được bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn. Phạm vi đó của góc khối được xác định bởi các chỏm cầu có tâm trùng với tâm chuẩn của đèn và có đường xích đạo song song với mặt đất. Các chỏm cầu này được xác định theo trục chuẩn. Các góc β nằm ngang tương ứng với kinh độ và các góc β thẳng đứng tương ứng với vĩ độ.

Không được có vật cản nào nằm trong các góc tầm nhìn ngăn cản sự truyền ánh sáng từ bất kỳ phần nào của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn khi được quan sát từ vô cực.

Nếu việc đo được thực hiện ở gần đèn hơn thì hướng quan sát phải được dịch chuyển song song để đạt được cùng độ chính xác.

Các vật nằm trong các góc tầm nhìn không được coi là vật cản, nếu chúng đã được đưa ra để xem xét rồi khi đèn đã được phê duyệt.

Nếu, khi đèn được lắp đặt lên xe, có một phần nào đó của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn bị che khuất bởi những bộ phận khác nào đó của xe, thì cần phải kiểm tra lại và chứng minh rằng phần đèn không bị che khuất vẫn đảm bảo các giá trị quang học quy định để phê duyệt đèn như một bộ phận quang học (xem phụ lục C). Ngoài ra, khi góc thẳng đứng của góc tầm nhìn bên dưới đường chân trời có thể bị giảm 5o (đèn ở độ cao nhỏ hơn 750 mm so với mặt đất) thì phạm vi đo của bộ phận quang học có thể bị giảm 5o dưới đường chân trời.

3.14 Mép ngoài cùng (Extreme outer edge) ở mỗi bên của xe: mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc xe tiếp xúc với mép ngoài cùng bên cạnh của nó, không kể đến sự nhô ra của:

3.14.1 Các lốp gần điểm tiếp xúc với mặt đất của lốp và của đầu van bơm hơi.

3.14.2 Các thiết bị chống trượt lắp vào các bánh xe.

3.14.3 Các gương chiếu hậu.

3.14.4 Đèn báo rẽ, đèn hiệu chiều rộng xe, đèn vị trí trước và sau, đèn đỗ xe, tấm phản quang và các đèn hiệu thành xe.

3.14.5 Các dấu niêm phong Hải quan gắn trên xe và các cơ cấu để bảo đảm an toàn và bảo vệ các dấu đó.

3.15 Chiều rộng toàn bộ (Overall width): khoảng cách giữa hai mặt thẳng đứng được định nghĩa trong 3.14.

3.16 Các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau:

3.16.1 Đèn đơn (A single lamp): một đèn hoặc một phần của đèn, có một chức năng và một bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến theo hướng của trục chuẩn (xem 3.10) và có một hoặc nhiều nguồn sáng.

Đối với việc lắp đặt lên xe, "đèn đơn" còn có nghĩa là cụm hai đèn độc lập hoặc đèn nhóm (dù chúng có giống hệt nhau hay không), có cùng chức năng, nếu chúng được lắp sao cho hình chiếu của các bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của chúng theo hướng trục chuẩn không nhỏ hơn 60% của hình chữ nhật nhỏ nhất ngoại tiếp hình chiếu của các bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến như đã nói trên theo hướng của trục chuẩn.

Trong trường hợp này, mỗi đèn này (khi cần phê duyệt) phải được phê duyệt như một đèn kiểu "D".

Sự kết hợp có thể có này không được áp dụng cho đèn chiếu xa, đèn chiếu gần và đèn sương mù;

3.16.2 Đèn đôi (two lamps) hoặc đèn có số đèn chẵn (an even number of lamps): một bề mặt phát sáng đơn trong vỏ của một dãy đèn hoặc đèn ống dài, nếu dãy đèn hoặc đèn ống đó được đặt đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe, kéo dài về cả hai bên tới các điểm cách mép ngoài cùng của xe ít nhất 0,4m và dài ít nhất là 0,8 m. Việc chiếu sáng bề mặt này phải do ít nhất hai nguồn sáng được đặt càng gần hai đầu của nó càng tốt; bề mặt phát sáng có thể được tạo thành bởi một số bề mặt liền kề nhau với điều kiện là các hình chiếu của một số bề mặt phát sáng riêng biệt trên một mặt phẳng ngang không nhỏ hơn 60% diện tích của hình chữ nhật nhỏ nhất bao quanh các hình chiếu của các bề mặt phát sáng riêng biệt như đã nói trên.

3.17 Khoảng cách giữa hai đèn (Distance between two lamps): cùng hướng về một phía: khoảng cách ngắn nhất giữa hai bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng của trục chuẩn. .hi khoảng cách giữa các đèn thoả mãn rõ ràng yêu cầu của tiêu chuẩn này thì không cần thiết xác định các mép chính xác của các bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến.

3.18 Báo hiệu làm việc (Operating tell-tale): tín hiệu âm thanh hoặc thị giác (hoặc tín hiệu tương đương) báo hiệu thiết bị đang hoạt động, đồng thời báo hiệu sự hoạt động đó có tốt hay không.

3.19 Báo hiệu thông mạch (Circuit-closed tell-tale): tín hiệu thị giác (hoặc bất kỳ tín hiệu tương đương) báo hiệu thiết bị đang hoạt động, nhưng không bao gồm việc báo hiệu sự hoạt động đó có tốt hay không.

3.20 Đèn tuỳ chọn (optional lamp): một đèn được lắp thêm không theo quy định của nhà sản xuất.

3.21 Mặt đất (Ground): mặt phẳng đỡ xe và về cơ bản phải là mặt phẳng nằm ngang.

3.22 Bộ phận dịch chuyển được (Movable components) của một xe: các mảnh (tấm) vỏ xe hoặc các bộ phận khác của xe mà vị trí cuả nó trên xe có thể thay đổi bằng cách làm nghiêng, quay hoặc trượt mà không cần sử dụng các dụng cụ tháo lắp. Chúng không bao gồm ca bin hoặc thùng hàng có thể lật.

3.23 Vị trí sử dụng bình thường của bộ phận dịch chuyển được (Normal position of use of a movable component): vị trí của một bộ phận dịch chuyển được quy định bởi nhà sản xuất xe cho các các điều kiện sử dụng và đỗ xe bình thường.

3.24 Điều kiện sử dụng bình thường của xe (Normal condition of use of a vehicle):

3.24.1 Đối với một xe, khi xe ở trong điều kiện sẵn sàng chạy với động cơ đang hoạt động và các bộ phận dịch chuyển được của nó ở vị trí bình thường như định nghĩa trong 3.23;

3.24.2 Đối với một moóc, khi moóc được nối với một xe kéo ở trong điều kiện như quy định trong 3.24.1 và các bộ phận dịch chuyển được của nó ở vị trí bình thường như định nghĩa trong 3.23;

3.25 Trạng thái đỗ của xe (Park condition of a vehicle):

3.25.1 Đối với một xe, khi xe đứng yên với động cơ không hoạt động và các bộ phận dịch chuyển được của nó ở vị trí bình thường như định nghĩa trong 3.23;

3.25.2 Đối với một moóc, khi moóc được nối với một xe kéo trong điều kiện như mô tả trong 3.25.1 và các bộ phận dịch chuyển được của nó ở vị trí bình thường như định nghĩa trong 3.23;

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu cho phê duyệt kiểu

4.1 Tài liệu kỹ thuật

4.1.1 Một bản mô tả kiểu xe liên quan đến các hạng mục đã nêu từ 3.2.1 đến 3.2.4. kèm theo các thông tin về giới hạn tải trọng, đặc biệt là tải trọng lớn nhất cho phép trong khoang hành lý.

4.1.2 Danh mục các thiết bị (xem 3.6) được quy định bởi nhà sản xuất đối với cụm đèn chiếu sáng và tín hiệu. Danh mục này có thể bao gồm một số kiểu thiết bị cho từng chức năng. Mỗi kiểu phải được nhận biết rõ (bộ phận hoặc chi tiết, dấu phê duyệt kiểu, tên nhà sản xuất v.v..); ngoài ra danh mục này có thể có chú thích bổ sung "hoặc các thiết bị tương đương" về từng chức năng z.

4.1.3 Bản vẽ sơ đồ tổng thể cách bố trí các đèn chiếu sáng và tín hiệu và thể hiện vị trí của từng đèn khác nhau trên xe.

4.1.4 Nếu cần, để kiểm tra sự phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn hiện hành, phải có bản vẽ sơ đồ cho mỗi một đèn riêng thể hiện được bề mặt chiếu sáng như định nghĩa trong 3.9, bề mặt phát sáng như định nghĩa trong 3.8, trục chuẩn như định nghĩa trong 3.11 và tâm chuẩn như định nghĩa trong 3.12. Các thông tin này cần thiết đối với đèn biển số sau ( 3.17.13).

4.1.5 Một bản thuyết minh cách xác định bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến (xem 3.10).

4.2 Mẫu

4.2.1 Một xe mẫu không tải được lắp đầy đủ các đèn chiếu sáng và tín hiệu, như mô tả trong 4.1.2 đại diện cho kiểu xe xin phê duyệt.

5. Yêu cầu kỹ thuật chung

5.1 Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải được lắp đặt và ở trong điều kiện làm việc bình thường như định nghĩa từ 3.24, 3.24.1 và 3.24.2, và không có sự rung động nào có thể gây ảnh hưởng tới các đặc tính đã nêu trong tiêu chuẩn này và làm cho xe phù hợp được với các quy định của tiêu chuẩn này.

Đặc biệt không cho phép điều chỉnh sai các đèn một cách vô ý.

5.2 Các đèn chiếu sáng như mô tả trong 3.7.9, 3.7.10 và 3.7.18 phải được lắp đặt sao cho việc điều chỉnh đúng hướng của chúng có thể thực hiện được dễ dàng.

5.3 Đối với tất cả các đèn tín hiệu, bao gồm cả các đèn gắn trên các tấm bên thành, trục chuẩn của đèn khi lắp vào xe phải song song với mặt phẳng đỡ xe trên đường; ngoài ra nó còn phải vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe. Trong trường hợp các tấm phản quang và các đèn hiệu thành xe, và phải song song với mặt phẳng này đối với các đèn tín hiệu khác. Theo mỗi hướng cho phép dung sai là ± 3o. Ngoài ra còn phải tuân theo các chỉ dẫn đặc biệt của nhà sản xuất liên quan đến việc lắp đặt.

5.4 Trừ khi có quy định đặc biệt, chiều cao và hướng của các đèn phải được kiểm tra trong điều kiện xe không tải và được đặt trên một mặt phẳng nằm ngang trong điều kiện định nghĩa trong 3.24, 3.24.1 và 3.24.2.

5.5 Trừ khi có quy định đặc biệt, các đèn tạo thành một cặp phải thoả mãn các yêu cầu sau:

5.5.1 Được lắp vào xe đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe, (điều này được xác nhận dựa trên hình dạng hình học bên ngoài của đèn chứ không dựa vào mép của bề mặt chiếu sáng của đèn nêu trong 3.9).

5.5.2 Đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe; điều này không áp dụng đối với cấu tạo bên trong của đèn.

5.5.3 Cùng mầu sắc.

5.5.4 Về cơ bản có cùng các đặc tính quang học.

5.6 Đối với những xe có hình dạng ngoài không đối xứng thì các yêu cầu trên phải được thoả mãn tới mức lớn nhất (càng nhiều càng tốt).

5.7 Các đèn có thể được ghép nhóm, được kết hợp hoặc được tổ hợp với nhau với điều kiện là chúng phải thoả mãn các yêu cầu liên quan đến mầu sắc, vị trí, hướng, tầm nhìn, nối điện và các yêu cầu khác nếu có.

5.8 Chiều cao lớn nhất so với mặt đất phải được đo từ điểm cao nhất và chiều cao nhỏ nhất phải được đo từ điểm thấp nhất của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng của trục chuẩn:

Trong trường hợp đèn chiếu gần, chiều cao nhỏ nhất so với mặt đất được đo từ điểm thấp nhất của mép ngoài cùng của hệ quang học (như gương phản xạ, kính đèn, kính đèn lồi) không phụ thuộc vào chức năng sử dụng của nó.

Khi chiều cao (lớn nhất và nhỏ nhất) so với mặt đất thoả mãn rõ ràng các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì không cần phải xác định các mép chính xác của các bề mặt.

Vị trí, liên quan đến chiều rộng, sẽ được xác định từ mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng của trục chuẩn mà mép đó cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất khi nói đến chiều rộng toàn bộ, và được xác định từ các mép trong cùng của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng của trục chuẩn khi nói đến khoảng cách giữa các đèn.

Khi vị trí, liên quan đến chiều rộng, thoả mãn rõ ràng các yêu cầu của tiêu chuẩn này thì không cần phải xác định các mép chính xác của các bề mặt.

5.9 Trong trường hợp không có quy định đặc biệt thì chỉ có đèn báo rẽ và đèn tín hiệu báo nguy hiểm là đèn nhấp nháy.

5.10 Không có ánh sáng màu đỏ nào có thể làm gây ra sự nhầm lẫn được phát ra từ đèn như định nghĩa trong 3.7 về phía trước xe và không có ánh sáng trắng nào mà có thể gây ra sự nhầm lẫn (trừ ánh sáng từ đèn lùi) được phát ra từ các đèn như định nghĩa trong 3.7 về phía sau xe, không kể đến các đèn được lắp để chiếu sáng trong xe.

Trong trường hợp nghi ngờ (không chắc chắn), yêu cầu này phải được kiểm tra lại như sau:

5.10.1 Để nhìn thấy ánh sáng màu đỏ từ phía trước, không cho phép nhìn thấy trực tiếp bề mặt phát sáng của đèn màu đỏ khi một người quan sát di chuyển trong vùng 1 trong một mặt phẳng ngang phía trước xe và cách đầu xe 25 m (xem phụ lục D);

5.10.2 Để nhìn thấy ánh sáng màu trắng từ phía sau, không cho phép nhìn thấy trực tiếp bề mặt phát sáng của đèn màu trắng khi một người quan sát di chuyển trong vùng 2 trong một mặt phẳng ngang phía sau xe và cách đuôi xe 25 m (xem phụ lục D);

5.10.3 Trong các mặt phẳng tương ứng, các vùng 1 và 2 được quan sát bằng mắt của người quan sát được giới hạn như sau:

5.10.3.1 Theo chiều cao, bởi hai mặt phẳng nằm ngang phía trên mặt đất và cách mặt đất lần lượt là 1 m và 2,2 m.

5.10.3.2 Theo chiều rộng, bởi hai mặt phẳng thẳng đứng lần lượt tạo ra ở phía trước và phía sau một góc 15o ở bên ngoài so với mặt phẳng trung tuyến dọc xe, đi qua một điểm hoặc các điểm tiếp xúc của mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc xe, giới hạn chiều rộng toàn bộ xe; nếu có một vài điểm tiếp xúc thì điểm phía trước nhất phải tương ứng với mặt phẳng phía trước và điểm phía sau nhất phải tương ứng với mặt phẳng phía sau.

5.11 Nối điện phải đảm bảo sao cho các đèn vị trí trước và sau, đèn hiệu chiều rộng xe (nếu có), đèn hiệu thành xe (nếu có), và đèn biển số sau chỉ có thể cùng bật hoặc cùng tắt đồng thời. Điều này không áp dụng khi sử dụng đèn vị trí trước và sau, cũng như các đèn hiệu thành xe khi được kết hợp hoặc tổ hợp với các đèn nói trên, như các đèn đỗ xe.

5.12 Nối điện phải đảm bảo sao cho đèn chiếu xa, đèn chiếu gần và đèn sương mù trước không thể bật sáng trừ khi các đèn được kể đến trong 5.11 cũng được bật sáng. Yêu cầu này không áp dụng với các đèn chiếu xa hoặc đèn chiếu gần khi chúng nhấp nháy để cảnh báo, những ánh sáng nhấp nháy này là những ánh sáng nhấp nháy với các khoảng cách ngắn của đèn chiếu xa hoặc của đèn chiếu gần hoặc ánh sáng luân phiên nhau ở các khoảng cách ngắn của các đèn chiếu xa và đèn chiếu gần.

5.13 Báo hiệu làm việc

Khi một báo hiệu thông mạch được quy định bởi tiêu chuẩn này, nó có thể được thay bằng một báo hiệu làm việc.

5.14 Đèn che kín

5.14.1 Cấm che các đèn, trừ các đèn chiếu xa, đèn chiếu gần và đèn sương mù trước. Ba loại đèn này có thể được che kín khi không sử dụng.

5.14.2 Trong trường hợp có một sự cố nào đó có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của thiết bị che chắn thì các đèn vẫn phải ở vị trí làm việc nếu đang làm việc, hoặc có khả năng trở lại vị trí làm việc mà không cần đến sự trợ giúp của các dụng cụ.

5.14.3 Phải có khả năng di chuyển các đèn đến vị trí làm việc và bật đèn lên bằng điều khiển riêng, không chấp nhận các trường hợp đèn di chuyển đến vị trí làm việc mà không bật sáng lên được. Tuy nhiên trong trường hợp đèn chiếu xa và đèn chiếu gần được ghép nhóm, thì việc điều khiển nêu trên chỉ áp dụng cho đèn chiếu gần.

5.14.4 Từ vị trí ngồi của người lái không được cố ý dừng sự dịch chuyển của đèn đã được bật sáng trước khi chúng tới vị trí làm việc. Nếu việc dịch chuyển đèn gây nguy hiểm do làm chói mắt người tham gia giao thông khác thì các đèn có thể được bật sáng khi chúng đã hoàn toàn ở vị trí làm việc.

5.14.5 Trong điều kiện nhiệt độ của thiết bị chắn từ -30oC đến +50oC, đèn chiếu sáng phía trước phải dịch chuyển được tới vị trí làm việc trong vòng ba giây ở ngay lần điều khiển đầu tiên.

5.15 Màu sắc của ánh sáng phát ra từ các đèn được quy định như sau:

Đèn chiếu xa                                                                 Trắng

Đèn chiếu gần                                                               Trắng

Đèn sương mù trước                                                     Trắng hoặc vàng

Đèn lùi                                                                          Trắng

Đèn báo rẽ                                                                    Hổ phách (amber)

Đèn tín hiệu báo nguy hiểm                                            hổ phách

Đèn phanh                                                                    Đỏ

Đèn biển số sau                                                            Trắng

Đèn vị trí trước                                                              Trắng

Đèn vị trí sau                                                                 Đỏ

Đèn sương mù sau                                                        Đỏ

Đèn đỗ xe                                                                     Trắng ở phía trước, đỏ ở phía sau, hổ phách nếu được tổ hợp với các đèn báo rẽ thành xe hoặc đèn hiệu thành xe

Đèn hiệu thành xe                                                          Hổ phách, tuy nhiên đèn sau cùng phía đuôi xe có thể có màu đỏ nếu nó được nhóm hoặc tổ hợp với đèn vị trí sau, đèn hiệu chiều rộng xe phía sau, đèn sương mù sau, đèn phanh, hoặc được nhóm hoặc có một phần bề mặt phát sáng chung với tấm phản quang phía sau

Đèn hiệu chiều rộng xe:                                                 Trắng ở phía trước, đỏ ở phía sau

Đèn chạy ban ngày:                                                       Trắng

Tấm phản quang phía sau, không phải dạng tam giác     Đỏ

Tấm phản quang phía saudạng tam giác                         Đỏ

Tấm phản quang phía trước, không phải dạng tam giác Giống với ánh sáng tự nhiên (1)

Tấm phản quang phía trước, dạng tam giác                    Hổ phách; tuy nhiên tấm bên sau cùng phía đuôi xe có thể có màu đỏ nếu là được nhóm hoặc có một phần bề mặt phát sáng chung với đèn vị trí sau, đèn hiệu chiều rộng xe phía sau, đèn sương mù sau, đèn phanh hoặc đèn hiệu thành xe phía sau cùng màu đỏ.

Chú thích - (1)Loại tấm phản quang màu trắng hoặc không màu.

5.16 Số lượng đèn

Số lượng đèn được lắp trên xe phải bằng số lượng quy định trong các phần 2 của các mục từ 6.1 đến 6.19.

5.17 Trừ các quy định từ 5.18, 5.19 và 5.21, các đèn có thể được lắp đặt trên các bộ phận dịch chuyển được.

5.18 Đèn vị trí sau, đèn báo rẽ sau và tấm phản quang sau dạng tam giác cũng như không phải dạng tam giác không được lắp trên các bộ phận dịch chuyển được trừ khi tại tất cả các vị trí cố định của các bộ phận dịch chuyển được, các đèn lắp trên các bộ phận dịch chuyển được này thoả mãn các yêu cầu về vị trí, góc tầm nhìn và các yêu cầu về đặc tính quang học đối với chúng.

Điều này có thể đạt được bằng một cụm hai đèn ký hiệu "D"( xem 3.16.1) và chỉ cần một trong chúng đạt các yêu cầu đã nêu trên.

5.19 Không được có bất cứ bộ phận dịch chuyển được nào (có lắp hoặc không lắp đèn tín hiệu ở bất kỳ vị trí cố định nào) che khuất hơn 50% bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của các đèn vị trí trước và sau, các đèn báo rẽ trước và sau và các tấm phản quang khi quan sát chúng theo các trục chuẩn của chúng.

Nếu điều này không thể thực hiện được thì: phải có một thông báo (xem tham khảo A.10.1) trên xe để thông báo cho người sử dụng biết rằng tại các vị trí nào đó của các bộ phận dịch chuyển được của xe người tham gia giao thông khác phải được cảnh báo sự có mặt của xe trên đường: ví dụ sử dụng một biển cảnh báo hình tam giác hoặc các thiết bị khác theo các quy định cấp quốc gia cho việc sử dụng xe trên đường.

5.20 Khi bộ phận dịch chuyển được nằm ở vị trí khác so với vị trí bình thường như định nghĩa trong 3.23 thì các thiết bị gắn trên nó không được gây ra các điều bất lợi cho người tham gia giao thông.

5.21 Khi đèn được lắp trên một bộ phận dịch chuyển được và bộ phận này nằm ở vị trí làm việc bình thường (xem 3.23) thì đèn phải luôn luôn trở về vị trí (do nhà sản xuất quy định) theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Đối với đèn chiếu gần và đèn sương mù trước, yêu cầu này được coi như thoả mãn nếu, khi bộ phận dịch chuyển được di chuyển và trở lại vị trí bình thường được 10 lần, không một giá trị góc nghiêng nào của các đèn đó so với giá đỡ của chúng, được đo sau mỗi một lần dịch chuyển bộ phận dịch chuyển được, sai khác quá 0,15% so với giá trị trung bình của 10 giá trị đo đó.

Nếu giá trị này bị vượt quá thì mỗi thông số giới hạn quy định trong 6.2.6.1.1 phải được sửa đổi theo sự vượt này để giảm khoảng độ nghiêng cho phép khi kiểm tra xe theo phụ lục F.

5.22 Trừ các tấm phản quang, một đèn mặc dù đã được phê duyệt vẫn không được coi là thoả mãn khi nó không thể hoạt động được khi lắp duy nhất một đèn sợi đốt.

5.23 Cho phép có sự thay thế tạm thời khi có sự cố chức năng tín hiệu của đèn vị trí sau, miễn là chức năng thay thế trong trường hợp có sự cố phải giống về mầu sắc, cường độ sáng và vị trí với chức năng được thay thế và miễn là đèn thay thế vẫn phải đảm bảo chức năng an toàn ban đầu của nó. Khi có sự thay thế như vậy, thì một báo hiệu làm việc trên bảng đồng hồ (xem 3.18 của tiêu chuẩn này) phải thông báo sự thay thế tạm thời này và sự cần thiết phải sửa chữa.

6. Yêu cầu kỹ thuật riêng

6.1 Đèn chiếu xa

6.1.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc có trên xe, không được lắp trên moóc.

6.1.2 Số lượng: Hai hoặc bốn.

Đối với xe được lắp tới bốn đèn chiếu sáng phía trước che kín thì việc lắp thêm hai đèn chiếu sáng phía trước nữa sẽ chỉ được chấp nhận với mục đích lấy tín hiệu, bao gồm sự phát sáng ngắt quãng trong khoảng thời gian ngắn ban ngày (xem 5.12).

6.1.3 Bố trí các đèn: Không có yêu cầu kỹ thuật riêng.

6.1.4 Vị trí lắp đặt

6.1.4.1 Theo chiều rộng: Không có yêu cầu kỹ thuật riêng.

6.1.4.2 Theo chiều cao: Không có yêu cầu kỹ thuật riêng.

6.1.4.3 Theo chiều dài: ở phía trước của xe và phải được lắp sao cho ánh sáng phát ra không làm ảnh hưởng tới người lái trực tiếp hoặc gián tiếp do gương chiếu hậu và / hoặc do các bề mặt phản xạ khác của xe.

6.1.5 Góc tầm nhìn

Khả năng nhìn thấy của bề mặt chiếu sáng, bao gồm cả khả năng nhìn thấy của nó ở khu vực mà nó không xuất hiện để được chiếu sáng theo hướng quan sát đang xem xét, phải được đảm bảo ở trong phạm vi một không gian phân kỳ được xác định bằng cách tạo ra các đường thẳng dựa vào chu vi của bề mặt chiếu sáng và tạo ra một góc không nhỏ hơn 5o với trục chuẩn của đèn chiếu sáng phía trước.

Góc tầm nhìn gốc (ban đầu) là chu vi của hình chiếu của bề mặt chiếu sáng trên mặt phẳng ngang tiếp xúc với phần ngoài cùng của kính đèn chiếu sáng phía trước.

6.1.6 Hướng đèn: Về phía trước

Trừ các thiết bị cần thiết để duy trì được sự điều chỉnh chính xác, và khi có hai cặp đèn chiếu sáng phía trước được lắp, một cặp, chỉ có các đèn chiếu xa, có thể xoay được theo góc chặn của tay lái quanh một trục thẳng đứng phụ.

6.1.7 Nối điện

6.1.7.1 Các đèn chiếu xa có thể được bật lên đồng thời hoặc theo cặp. Để việc chuyển từ chùm sáng gần sang chùm sáng xa thì ít nhất phải có một cặp đèn chiếu xa được bật sáng. Để việc chuyển từ chùm sáng xa sang chùm sáng gần thì tất cả các đèn chiếu xa phải tắt đồng thời.

6.1.7.2 Đèn chiếu gần có thể cùng bật với đèn chiếu xa;

6.1.7.3 Với xe được lắp bốn đèn chiếu sáng phía trước che kín, khi chúng đã ở vị trí làm việc thì không cho phép các đèn chiếu sáng phụ được lắp thêm khác hoạt động đồng thời, nếu những đèn này được dùng để làm tín hiệu có sự chiếu sáng ngắt quãng trong khoảng thời gian ngắn ban ngày (xem 5.12).

6.1.8 Báo hiệu làm việc: Báo hiệu thông mạch là bắt buộc phải có.

6.1.9 Các yêu cầu khác

6.1.9.1 Cường độ sáng lớn nhất tổng cộng của các đèn chiếu xa khi chúng cùng hoạt động không được vượt quá 225000 cd, nó tương ứng với một số qui đổi chuẩn bằng 75.

6.1.9.2 Cường độ sáng lớn nhất này phải đạt được bằng việc cộng các số quy đổi chuẩn riêng biệt với nhau mà chúng thường được chỉ ra trên một vài loại đèn chiếu sáng phía trước. Số quy đổi chuẩn 10 phải được cho từng đèn chiếu sáng phía trước có ký hiệu "R" hoặc "CR".

6.2 Đèn chiếu gần

6.2.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc có trên xe, không được lắp trên moóc.

6.2.2 Số lượng: Hai

6.2.3 Bố trí: Không có yêu cầu kỹ thuật riêng.

6.2.4 Vị trí lắp đặt

6.2.4.1 Theo chiều rộng: Mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn khi nhìn theo hướng của trục chuẩn cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất phải không được cách mép ngoài cùng của xe quá 400 mm. Khoảng cách giữa hai mép trong cùng của các bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng của trục chuẩn không được nhỏ hơn 600 mm.

Kích thước này có thể được giảm xuống tới 400 mm trong trường hợp chiều rộng toàn bộ của xe nhỏ hơn 1300 mm.

6.2.4.2 Theo chiều cao: Từ 500 mm đến 1200 mm trên mặt đất. Đối với loại xe N3G (xe chạy trên đường phi tiêu chuẩn)(1) chiều cao lớn nhất này có thể lên tới 1500 mm.

Chú thích - (1) Như đã định nghĩa tại: Các giải pháp cải thiện kết cấu xe (R.E.3) phụ lục 7. (Tài liệu: TRANS/WP.29/78/Rev.1)

6.2.4.3 Theo chiều dài: ở phía trước của xe. Yêu cầu này được coi là đạt yêu cầu nếu ánh sáng phát ra không gây ảnh hưởng xấu tới người lái trực tiếp hoặc gián tiếp do gương chiếu hậu và/ hoặc do các bề mặt phản xạ khác của xe.

6.2.5 Góc tầm nhìn: Định nghĩa bằng góc α và β như quy định trong 3.13.

α = 15o phía trên và 10o phía dưới

β = 45o phía ngoài và 10o phía trong.

Do các giá trị đặc tính quang học quy định với đèn chiếu gần không phủ trên toàn bộ trường quan sát, nên giá trị nhỏ nhất 1 cd ở những chỗ trống vẫn được quy định trong phê duyệt kiểu. Việc có các vách ngăn hoặc các chi tiết khác của các thiết bị gần đèn chiếu sáng phía trước không được gây ra các ảnh hưởng phụ làm khó chịu cho những người tham gia giao thông khác.

6.2.6 Hướng của đèn: Về phía trước đầu xe.

6.2.6.1 Hướng của đèn theo chiều thẳng đứng

6.2.6.1.1 Độ nghiêng xuống ban đầu của đường ranh giới của đèn chiếu gần được thiết lập trong điều kiện xe không tải với một người ngồi tại ghế người lái phải được quy định với độ chính xác 0,1% theo nhà sản xuất và phải được chỉ ra rõ ràng, không tẩy xoá được trên mỗi xe ở gần vị trí các đèn chiếu sáng phía trước hoặc các tấm thông số xe của nhà sản xuất bằng ký hiệu chỉ ra trong phụ lục G. Giá trị thể hiện độ nghiêng xuống này phải xác định trong 6.2.6.1.1.

6.2.6.1.2 Tùy thuộc vào chiều cao h (đo bằng mét) của mép dưới cùng của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến đèn chiếu gần khi nhìn theo hướng trục chuẩn, đo được trong điều kiện xe không tải, độ nghiêng trong mặt phẳng thẳng đứng của đường ranh giới của đèn chiếu gần, trong điều kiện tĩnh tại như phụ lục E, vẫn phải nằm trong các giới hạn và giá trị chỉnh đặt đích đầu sau đây:

h < 0,8

Giới hạn:                                   Từ -0,5% đến -2,5%

Giá trị chỉnh đặt đích đầu:          Từ -1,0% đến -1,5%

0,8 ≤ h ≤ 1,0

Giới hạn:                                   Từ -0,5% đến -2,5%

Giá trị chỉnh đặt đích đầu:          Từ -1,0% đến -1,5%

Hoặc theo nhà sản xuất

Giới hạn:                                   Từ -1,0% đến -3,0%

Giá trị chỉnh đặt đích đầu:          Từ -1,5% đến -2,0%

Trong trường hợp này tài liệu kỹ thuật cho phê duyệt kiểu phải có thông tin về chúng của hai trường hợp thay thế để có thể sử dụng:

h>1,0

Giới hạn:                                   Từ -1,0% đến -3,0%

Giá chỉnh đặt đích đầu:              Từ -1,5% đến -2,0%

Các giới hạn nêu trên và giá trị chỉnh đặt đích đầu được thể hiện tóm tắt trong hình 1. Đối với loại xe N3G lắp các đèn chiếu sáng phía trước có chiều cao vượt quá 1200 mm thì giá trị giới hạn đối với độ nghiêng trong mặt phẳng thẳng đứng của đường ranh giới phải nằm trong khoảng từ -1,5% đến -3,5%. Giá trị chỉnh đặt đích đầu phải được đặt trong khoảng từ -2% đến -2,5%.

Hình 1 - Giới hạn và giá trị chỉnh đặt đích đầu của đèn chiếu gần

6.2.6.2 Thiết bị cân bằng đèn chiếu sáng phía trước

6.2.6.2.1 Trong trường hợp cần phải có thiết bị cân bằng đèn để thoả mãn các yêu cầu nêu trong

6.2.6.1.1 và 6.2.6.1.2. thì thiết bị đó phải là thiết bị tự động.

6.2.6.2.2 Tuy nhiên, cho phép dùng các thiết bị điều chỉnh bằng tay, liên tục hoặc không liên tục miễn là chúng phải có một vị trí dừng tại đó các đèn có thể trở lại độ nghiêng ban đầu như định nghĩa trong

6.2.6.1.1 bằng cách sử dụng các vít điều chỉnh thông thường hoặc các cách tương tự.

Các thiết bị điều chỉnh này phải điều khiển được từ vị trí ghế người lái. Các thiết bị có thể điều chỉnh lặp đi lặp lại phải có các ký hiệu chuẩn chỉ rõ các điều kiện chất tải cần thiết để điều chỉnh đèn chiếu gần.

Số lượng các vị trí điều chỉnh trên loại thiết bị điều chỉnh không liên tục phải đảm bảo phù hợp với khoảng giá trị quy định trong 6.2.6.1.2 trong mọi điều kiện chất tải xác định trong phụ lục E.

Đối với các thiết bị này yêu cầu về điều kiện chất tải cũng phải được ghi rõ ràng ở vị trí gần bộ điều chỉnh của thiết bị (xem phụ lục H).

6.2.6.2.3 Trong trường hợp có sự cố xảy ra với các thiết bị điều chỉnh như đã nêu trong 6.2.6.2.1. và

6.2.6.2.2 thì đèn chiếu gần không được ở vị trí mà ở đó độ nghiêng nhỏ hơn độ nghiêng tại thời điểm xảy ra sự cố.

6.2.6.3 Tiến hành đo

6.2.6.3.1 Sau khi điều chỉnh độ nghiêng ban đầu, độ nghiêng trong mặt phẳng thẳng đứng của đèn chiếu gần, thể hiện bằng % phải được đo tại các điều kiện tĩnh ở tất cả các điều kiện chất tải xác định trong phụ lục E.

6.2.6.3.2 Việc đo sự thay đổi của độ nghiêng của đèn chiếu gần như một hàm của tải trọng phải được thực hiện theo qui trình thử trong phụ lục F.

6.2.7 Nối điện

Điều khiển chuyển sang sử dụng đèn chiếu gần phải tắt đồng thời các đèn chiếu xa.

Đèn chiếu gần vẫn có thể cùng bật với đèn chiếu xa.

Đối với đèn chiếu gần loại phóng điện qua khí, các nguồn sáng của đèn vẫn phải được bật khi đèn chiếu xa đang hoạt động.

6.2.8 Báo hiệu làm việc: Không bắt buộc.

6.2.9 Các yêu cầu khác

Quy định trong 5.5.2. không áp dụng cho các đèn chiếu gần.

Đèn chiếu gần không được xoay theo góc chặn của tay lái.

Đèn chiếu gần loại phóng điện qua khí chỉ được chấp nhận cùng với sự lắp đặt thiết bị làm sạch đèn chiếu sáng phía trước theo ECE 45. Ngoài ra, liên quan đến độ nghiêng trong mặt phẳng thẳng đứng, các quy định trong 6.2.6.2.2 không được áp dụng khi lắp các đèn chiếu sáng phía trước này.

6.3 Đèn sương mù trước

6.3.1 Sự có mặt trên xe: Tuỳ chọn đối với xe. Không được lắp trên moóc.

6.3.2 Số lượng: Hai đèn.

6.3.3 Bố trí các đèn: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.3.4 Vị trí lắp đặt

6.3.4.1 Theo chiều rộng: Điểm nằm trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn mà điểm này cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe một khoảng cách lớn hơn 400 mm.

6.3.4.2 Theo chiều cao: Không nhỏ hơn 250 mm trên mặt đất. Không có điểm nào trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn khi nhìn theo hướng của trục chuẩn được phép cao hơn điểm cao nhất của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn chiếu gần.

6.3.4.3 Theo chiều dài: ở phía trước của xe. Yêu cầu này được coi là được thoả mãn nếu ánh sáng phát ra không gây ảnh hưởng xấu tới người lái trực tiếp, hoặc gián tiếp do gương chiếu hậu và/hoặc do các bề mặt phản xạ khác của xe.

6.3.5 Góc tầm nhìn: Được định nghĩa bằng góc α và β như trong 3.13.

α = 5o, phía trên và phía dưới.

β = 45o, phía ngoài và phía trong.

6.3.6 Hướng của đèn: Về phía trước đầu xe.

Sự định hướng của đèn sương mù trước không được thay đổi theo góc chặn của tay lái. Hướng chiếu phải luôn thẳng về phía trước mà không được gây chói mắt hoặc ảnh hưởng không tốt tới người lái và người tham gia giao thông khác đang đi tới.

6.3.7 Nối điện

Đèn sương mù trước phải được tắt và mở độc lập với đèn chiếu xa, đèn chiếu gần, hoặc đèn kết hợp nào đó giữa đèn chiếu xa và chiếu gần.

6.3.8 Báo hiệu làm việc: Báo hiệu thông mạch là bắt buộc, một tín hiệu ánh sáng độc lập không nhấp nháy.

6.3.9 Các yêu cầu khác: Không có yêu cầu khác.

6.4 Đèn lùi

6.4.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc trên xe, không bắt buộc trên moóc.

6.4.2 Số lượng: Một hoặc hai trên tất cả các xe.

Tuỳ chọn: Có thể lắp thêm một hoặc hai đèn sương mù mầu trắng được phê duyệt theo TCVN 6976 : 2001 của các xe loại N2, N3, M2, M3, O2, O3 và O4.

6.4.3 Bố trí các đèn: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.4.4 Vị trí lắp đặt

6.4.4.1 Theo chiều rộng: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.4.4.2 Theo chiều cao: Từ 250 mm đến 1200 mm so với mặt đất.

6.4.4.3 Theo chiều dài: ở phía sau xe ( đuôi).

6.4.5 Góc tầm nhìn: Được định nghĩa bằng góc α và β như trong 3.13.

α = 15o, phía trên và 5o phía dưới.

β = 45o, phía phải và trái nếu chỉ có một đèn.

45o phía ngoài và 30o phía trong nếu có hai đèn.

Trong trường hợp đèn sương mù được phê duyệt theo TCVN 6976 : 2001

α = 5o, phía trên và phía dưới.

β = 45o, phía phải và trái nếu chỉ có một đèn.

45o phía ngoài và 10o phía trong nếu có hai đèn.

6.4.6 Hướng của đèn: Về phía sau.

Đèn sương mù được phê duyệt theo TCVN 6976 : 2001: phải được hướng trực tiếp về phía sau mà không gây ra chói mắt hoặc ảnh hưởng không tốt đến người tham gia giao thông khác.

6.4.7 Nối điện

6.4.7.1 Phải đảm bảo sao cho đèn chỉ được bật sáng khi cần số ở vị trí số lùi và khi công tắc điều khiển sự khởi động và ngắt động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được. Đèn không được bật sáng hoặc vẫn sáng khi một trong hai điều kiện trên không được thoả mãn.

6.4.7.2 Khi các đèn sương mù được phê duyệt theo TCVN 6976 : 2001 được lắp trên xe, chúng phảiđược bật hoặc tắt riêng biệt trong khi đồng thời các điều kiện nêu trong 6.4.7.1 vẫn được thoả mãn. Khi một trong các điều kiện nào trong 6.4.7.1 không được thoả mãn thì đèn (các đèn) này phải bị tắt cho đến khi các điều kiện nêu trong 6.4.7.1 được thoả mãn và các đèn được bật sáng trở lại một cách chắc chắn.

6.4.8 Báo hiệu làm việc: Báo hiệu làm việc là tuỳ chọn.

6.4.9 Các yêu cầu khác: Không có.

6.5 Đèn báo rẽ

6.5.1 Sự có mặt trên xe (xem hình 2)

Bắt buộc: Các kiểu đèn báo rẽ nằm trong các loại (1,1a, 1b, 2a, 2b, 5 và 6) mà việc lắp đặt chúng lên một xe tạo ra một kiểu bố trí ("A" và "B")

Kiểu "A": áp dụng cho tất cả các loại xe. Kiểu "B" : chỉ áp dụng cho moóc.

6.5.2 Số lượng: Phụ thuộc vào kiểu bố trí.

6.5.3 Bố trí các đèn (xem hình 2)

Kiểu A: Hai đèn báo rẽ trước thuộc các loại sau:

Loại 1 hoặc 1a hoặc 1b, nếu khoảng cách giữa mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn của đèn này và mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn chiếu gần và/ hoặc đèn sương mù trước, nếu có một, không nhỏ hơn 40 mm;

Loại 1a hoặc 1b, nếu khoảng cách giữa mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn của đèn này và mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn chiếu gần và/ hoặc đèn sương mù trước, nếu có một, lớn hơn 20 mm và nhỏ hơn 40 mm;

Loại 1b, nếu khoảng cách giữa mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn của đèn này và mép của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn chiếu gần và/ hoặc đèn sương mù trước, nếu có một, nhỏ hơn hoặc bằng 20 mm

Hai đèn báo rẽ sau (loại 2a hoặc 2b);

Hai đèn báo rẽ bên, loại 5 hoặc 6 ( Yêu cầu tối thiểu).

 Loại 5:

Đối với các xe loại M1;

Đối với các xe loại N1, M2 và M3 có chiều dài không vượt quá 6 m .

Loại 6:

Đối với tất cả các xe loại N2 và N3;

Đối với các xe loại N1, M2 và M3 có chiều dài vượt quá 6 m.

Cho phép thay thế các đèn loại 5 bằng đèn báo rẽ bên loại 6 trong tất cả các trường hợp.

Đối với các đèn kết hợp chung chức năng của các đèn báo rẽ trước (loại 1,1a,1b) với các đèn báo rẽ bên (loại 5 và 6) khi được lắp lên xe thì có thể lắp thêm hai đèn báo rẽ bên (loại 5 và 6) để thoả mãn các yêu cầu về khả năng quan sát trong 6.5.5.

Loại B: Hai đèn báo rẽ sau (loại 2a hoặc 2b).

6.5.4 Vị trí lắp đặt

6.5.4.1 Theo chiều rộng: Điểm nằm trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn khi nhìn theo hướng trục chuẩn của đèn mà điểm này cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất phải không được cách mép ngoài cùng của xe một khoảng cách lớn hơn 400 mm.

Khoảng cách giữa các mép trong của hai bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn không được nhỏ hơn 600 mm

Khoảng cách này có thể được giảm xuống còn 400 mm khi chiều rộng toàn bộ của xe nhỏ hơn 1300 mm.

6.5.4.2 Theo chiều cao: Bên trên mặt đất.

6.5.4.2.1 Chiều cao của bề mặt phát sáng của đèn báo rẽ bên thuộc loại 5 hoặc 6 không được nhỏ hơn 500 mm khi được đo từ điểm thấp nhất hoặc không được lớn hơn 1500 mm khi được đo từ điểm cao nhất.

6.5.4.2.2 Chiều cao của đèn báo rẽ thuộc loại 1, 1a, 1b, 2a và 2b, được đo theo quy định trong 5.8, không được nhỏ hơn 350 mm hoặc lớn hơn 1500 mm.

6.5.4.2.3 Nếu kết cấu của xe không cho phép có các giới hạn trên này, được đo như trên, thì các giới hạn này có thể được nâng lên tới 2300 mm đối với đèn báo rẽ bên thuộc loại 5 và 6 và tới 2100 mm đối với đèn báo rẽ loại 1, 1a, 1b, 2a và 2b.

6.5.4.3 Theo chiều dài (xem hình 2)

Khoảng cách giữa bề mặt phát sáng của đèn báo rẽ bên (loại 5 và 6) và mặt phẳng ngang đánh dấu giới hạn phía trước của chiều dài toàn bộ xe không được vượt quá 1800 mm. Nếu kết cấu của xe không cho phép đảm bảo góc tầm nhìn nhỏ nhất, thì khoảng cách này có thể được tăng lên tới 2500 mm.

6.5.5 Góc tầm nhìn: Các góc nhìn theo chiều ngang (xem hình 2)

Các góc nhìn theo chiều thẳng đứng: 15o phía trên và phía dưới mặt phẳng nằm ngang của các đèn báo rẽ loại 1, 1a, 1b, 2a, 2b và 5. Góc thẳng đứng phía dưới mặt phẳng nằm ngang có thể giảm xuống tới 5o nếu các đèn có độ cao nhỏ hơn 750 mm so với mặt đất; 30o phía trên và 5o phía dưới mặt phẳng nằm ngang đối với đèn báo rẽ loại 6.

Cách bố trí A(1)

Cách bố trí B

Hình 2 - Bố trí các đèn báo rẽ

Chú thích - (1) giá trị 50 quy định cho góc giới hạn của tầm nhìn theo phía sau của đèn báo rẽ bên là một giới hạn trên.

6.5.6 Hướng của đèn: Theo các quy định về lắp đặt đèn của các nhà sản xuất, nếu có.

6.5.7 Nối điện

Các đèn báo rẽ phải được bật độc lập với các đèn khác. Tất cả các đèn báo rẽ ở cùng bên của một xe phải cùng được bật và tắt bởi cùng một công tắc và phải nhấp nháy cùng pha.

6.5.8 Báo hiệu làm việc

Báo hiệu làm việc là bắt buộc đối với đèn báo rẽ trước và sau. Báo hiệu làm việc có thể là loại tín hiệu nhìn hoặc nghe hoặc cả hai. Nếu là tín hiệu nhìn thì phải là đèn nhấp nháy, và ít nhất là trong các trường hợp có sự cố của bất kỳ đèn báo rẽ trước hoặc sau nó sẽ bị tắt hẳn hoặc bật sáng mà không nhấp nháy hoặc thể hiện bằng cách thay đổi tần số nháy. Nếu hoàn toàn là tín hiệu nghe thì nó phải nghe được rõ ràng và ít nhất trong các trường hợp có sự cố của bất kỳ đèn báo rẽ phía trước hoặc sau phải thể hiện bằng cách thay đổi tần số âm thanh.

Nếu xe có trang bị để kéo moóc, thì nó phải được lắp đèn báo hiệu làm việc loại tín hiệu nhìn đặc biệt đối với các đèn báo rẽ trên moóc trừ trường hợp đèn báo hiệu làm việc trên xe kéo cho phép báo hiệu sự cố của bất kỳ một đèn báo rẽ nào trên xe hoặc trên moóc.

6.5.9 Các yêu cầu khác

Ánh sáng phải là ánh sáng nhấp nháy có tần số 90 ± 30 lần/phút.

Thời gian chậm tác dụng của đèn (chậm phát tín hiệu) phải không quá một giây sau khi bật công tắc và không quá 1,5 giây sau khi tắt công tắc lần thứ nhất. Nếu xe được phép kéo theo moóc thì công tắc điều khiển đèn báo rẽ trên xe cũng phải đồng thời điều khiển đèn báo rẽ trên moóc. Trong trường hợp có sự cố, như bị cháy một đèn báo rẽ, thì các đèn khác vẫn phải tiếp tục nhấp nháy, nhưng tần số nhấp nháy trong trường hợp này có thể khác so với tần số đã quy định trên.

6.6 Đèn tín hiệu báo nguy hiểm

6.6.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc. Tín hiệu phải được phát ra bằng sự hoạt động đồng thời của các đèn báo rẽ theo yêu cầu của 6.5.

6.6.2 Số lượng: Như quy định trong 6.5.2.

6.6.3 Bố trí: Như quy định trong 6.5.3.

6.6.4 Vị trí lắp đặt

6.6.4.1 Theo chiều rộng: Như quy định trong 6.5.4.1.

6.6.4.2 Theo chiều cao: Như quy định trong 6.5.4.2.

6.6.4.3 Theo chiều dài: Như quy định trong 6.5.4.3.

6.5.5 Góc tầm nhìn: Như quy định trong 6.5.5.

6.6.6 Hướng của đèn: Như quy định trong 6.5.6.

6.6.7 Nối điện: Tín hiệu phải được điều khiển bằng một bộ điều khiển riêng cho phép tất cả các đèn báo rẽ nhấp nháy cùng pha.

6.6.8 Báo hiệu làm việc

Báo hiệu thông mạch là bắt buộc. Tín hiệu ánh sáng cảnh báo nhấp nháy, nó có thể hoạt động kết hợp với thiết bị báo hiệu làm việc quy định trong 6.5.8.

6.6.9 Các yêu cầu khác

Như quy định trong 6.5.9. Nếu một xe có trang bị để kéo theo moóc, thì công tắc điều khiển đèn tín hiệu báo nguy hiểm phải đồng thời điều khiển tất cả các đèn báo rẽ trên moóc. Đèn tín hiệu báo nguy hiểm phải có thể hoạt động được ngay cả khi thiết bị khởi động hoặc tắt động cơ đang ở vị trí không thể khởi động động cơ được.

6.7 Đèn phanh

6.7.1 Sự có mặt trên xe

Đèn loại S1 hoặc S2: Bắt buộc trên tất cả các xe.

Đèn loại S3: Bắt buộc trên xe loại M1; không bắt buộc trên các loại xe khác.

6.7.2 Số lượng

Hai đèn đối với loại S1 hoặc S2 và một đèn đối với loại S3 trên tất cả các loại xe. Chỉ khi mặt phẳng trung tuyến dọc xe không cắt qua phần cố định nào ở vỏ xe nhưng phân chia một hoặc hai bộ phận dịch chuyển được (như cánh cửa) và không đủ không gian để lắp một đèn đơn loại S3 trên mặt phẳng trung tuyến dọc xe phía trên các chi tiết dịch chuyển được này thì:

Có thể lắp hai đèn loại S3 kiểu D

hoặc một đèn loại S3 được lắp dịch sang bên phải hoặc bên trái của mặt phẳng trung tuyến dọc xe.

6.7.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.7.4 Vị trí lắp đặt

6.7.4.1 Theo chiều rộng

Đối với đèn loại S1 hoặc S2: không nhỏ hơn 600 mm giữa hai đèn hai bên. Khoảng cách này có thể giảm xuống 400 mm nếu chiều rộng toàn bộ của xe nhở hơn 1300 mm.

Đối với loại S3: Tâm chuẩn phải nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc xe. Tuy nhiên trong trường hợp lắp hai đèn loại S3 theo 6.7.2 thì mỗi đèn phải nằm ở một bên và càng gần mặt phẳng trung tuyến dọc xe càng tốt.

Trong trường hợp một đèn loại S3 được lắp dịch sang một bên của mặt phẳng trung tuyến dọc xe theo quy định trong 6.7.2 thì độ chuyển dịch này không được vượt quá 150 mm, tính từ mặt phẳng trung tuyến dọc xe đến tâm chuẩn của đèn.

6.7.4.2 Theo chiều cao

Đối với đèn loại S1 và S2: Chiều cao so với mặt đất từ 350 mm đến 1500 mm (2100 mm nếu hình dạng thân xe không cho phép lắp đặt ở vị trí 1500 mm).

Đối với đèn loại S3: Mặt phẳng ngang tiếp tuyến với mép thấp nhất của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến phải:

Không được cách về bên dưới quá 150 mm so với mặt phẳng ngang tiếp tuyến với mép dưới cùng của bề mặt ngoài của kính cửa sổ sau.

Hoặc độ cao của đèn không được nhỏ hơn 850 mm so với mặt đất.

Tuy nhiên mặt phẳng nằm ngang tiếp tuyến với mép thấp nhất của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn loại S3 phải ở phía trên mặt phẳng nằm ngang tiếp tuyến với mép cao nhất của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn loại S1 hoặc S2.

6.7.4.3 Theo chiều dài

Đối với đèn loại S1 hoặc S2: ở phía sau của xe.

Đối với đèn loại S3: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.7.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang:

Đối với đèn loại S1 và S2: 45obên trái và bên phải theo trục dọc của xe;

Đối với đèn loại S3: 100 bên trái và bên phải trục dọc của xe;

Góc thẳng đứng:

Đối với đèn loại S1 và S2: 15o bên trên và bên dưới mặt ngang.Tuy nhiên, góc thẳng đứng dưới mặt phẳng nằm ngang có thể giảm xuống 5o nếu độ cao của đèn nhỏ hơn 750 mm;

Đối với đèn S3: 10o bên trên và 5o bên dưới mặt phẳng nằm ngang.

6.7.6 Hướng đèn: Hướng về phía sau xe

6.7.7 Nối điện

Đèn phải bật sáng khi hệ thống phanh chính (phanh công tác) hoạt động. Đèn phanh không cần hoạt động nếu máy khởi động hoặc tắt động cơ ở vị trí mà không thể khởi động động cơ được.

Đèn phanh có thể hoạt động khi sử dụng một cơ cấu phanh chậm dần hoặc một thiết bị tương đương.

6.7.8 Báo hiệu làm việc

Không bắt buộc; nếu được lắp trên xe thì tín hiệu này phải là tín hiệu ánh sáng không nhấp nháy và luôn bật sáng khi đèn phanh có sự cố.

6.7.9 Các yêu cầu khác

6.7.9.1 Đèn loại S3 không tổ hợp với bất cứ đèn nào khác

6.7.9.2 Đèn loại S3 có thể được lắp bên trong hoặc bên ngoài xe

6.7.9.2.1 Trong trường hợp nó được lắp bên trong xe

Ánh sáng phát ra từ đèn không được làm ảnh hưởng xấu tới người lái do gương chiếu hậu hoặc do bề mặt phản xạ khác (như kính sau xe);

6.8 Đèn biển số sau

6.8.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc

6.8.2 Số lượng: Sao cho đèn chiếu sáng được biển số.

6.8.3 Bố trí: Như quy định trong 6.8.2.

6.8.4 Vị trí lắp đặt

6.8.4.1 Theo chiều rộng: Như quy định trong 6.8.2.

6.8.4.2 Theo chiều cao: Như quy định trong 6.8.2.

6.8.4.3 Theo chiều dài: Như quy định trong 6.8.2.

6.8.5 Góc tầm nhìn: Như quy định trong 6.8.2.

6.8.6 Hướng đèn: Như quy định trong 6.8.2.

6.8.7 Nối điện: Theo quy định trong 5.11.

6.8.8 Báo hiệu làm việc

Không bắt buộc. Nếu có, chức năng của nó phải được thực hiện bởi báo hiệu làm việc của các đèn vị trí trước và sau.

6.8.9 Các yêu cầu khác

Khi đèn biển số sau được kết hợp cùng với đèn vị trí sau, được tổ hợp với đèn phanh hoặc đèn sương mù sau, đặc tính quang học của đèn biển số sau có thể được thay đổi trong quy trình chiếu sáng của đèn phanh hoặc đèn sương mù sau.

6.9 Đèn vị trí trước

6.9.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc đối với tất cả các loại xe.

Bắt buộc đối với các moóc có chiều rộng lớn hơn 1600 mm. Tuỳ chọn đối với các moóc có chiều rộng không lớn hơn 1600 mm

6.9.2 Số lượng: Hai đèn.

6.9.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.9.4 Vị trí lắp đặt

6.9.4.1 Theo chiều rộng

Điểm nằm trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn mà điểm này cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe một khoảng cách lớn hơn 400 mm.

Đối với moóc, điểm nằm trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn mà điểm này cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe một khoảng cách lớn hơn 150 mm.

Khoảng cách giữa các mép trong của hai bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn không được nhỏ hơn 600 mm

Khoảng cách này có thể được giảm xuống còn 400 mm khi chiều rộng toàn bộ của xe nhỏ hơn 1300 mm.

6.9.4.2 Theo chiều cao

Phía trên mặt đất từ 350 mm đến 1500 mm (2100 mm đối với mặt xe loại O1 và O2; hoặc với bất kỳ loại xe khác mà hình dạng vỏ xe không cho phép lắp ở vị trí trong khoảng 1500 mm).

6.9.4.3 Theo chiều dài: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.9.4.4 Khi đèn vị trí trước và một đèn khác được tổ hợp với nhau, thì bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn khác đó phải được dùng để kiểm tra xác nhận sự thoả mãn các yêu cầu về vị trí (nêu từ 6.9.4.1 đến 6.9.4.3.)

6.9.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang:

- 45o phía trong và 80o phía ngoài.

- Đối với moóc góc phía trong có thể giảm xuống còn 5o. Góc thẳng đứng: 15o phía trên và dưới mặt phẳng nằm ngang. Góc thẳng đứng bên dưới mặt phẳng nằm ngang có thể giảm xuống còn 5o trong trường hợp đèn được lắp cách mặt đất không tới 750 mm.

6.9.6 Hướng đèn: Về phía trước

6.9.7 Nối điện: Theo quy định trong 5.11.

6.9.8 Báo hiệu làm việc

Báo hiệu thông mạch là bắt buộc. Tín hiệu này không được nhấp nháy và sẽ không bắt buộc nếu đèn chiếu sáng bảng điều khiển có thể chỉ bật được đồng thời với đèn vị trí trước.

6.9.9 Các yêu cầu khác: Không có.

6.10 Đèn vị trí sau

6.10.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc.

6.10.2 Số lượng: Hai đèn.

6.10.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.10.4 Vị trí lắp đặt

6.10.4.1 Theo chiều rộng

Điểm nằm trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn mà điểm này cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe một khoảng cách lớn hơn 400 mm.

Khoảng cách giữa các mép trong của hai bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn không được nhỏ hơn 600 mm.

Khoảng cách này có thể được giảm xuống còn 400 mm khi chiều rộng toàn bộ của xe nhỏ hơn 1300 mm.

6.10.4.2 Theo chiều cao

Phía trên mặt đất từ 350 mm đến 1500 mm (2100 mm nếu hình dạng vỏ xe không cho phép lắp ở vị trí trong khoảng 1500 mm).

6.10.4.3 Theo chiều dài: ở phía sau xe.

6.10.5 Góc tầm nhìn: Như 6.9.5.

6.10.6 Hướng đèn: Về phía sau

6.10.7 Nối điện: Theo quy định trong 5.11.

6.10.8 Báo hiệu làm việc: Báo hiệu thông mạch là bắt buộc và phải kết hợp với báo hiệu thông mạch của đèn vị trí trước.

6.10.9 Các yêu cầu khác: Không có

6.11 Đèn sương mù sau

6.11.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc

6.11.2 Số lượng: Một hoặc hai

6.11.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.11.4 Vị trí lắp đặt

6.11.4.1 Theo chiều rộng: Nếu chỉ có một đèn sương mù sau thì nó phải được lắp đối diện qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe với chiều giao thông trên đường theo quy định của từng nước, tâm chuẩn có thể nằm trên mặt phẳng trung tuyến dọc xe.

6.11.4.2 Theo chiều cao: từ 250 mm đến 1000 mm so với mặt đất. Đối với xe loại N3G chiều cao lớn nhất có thể tăng tới 1200 mm.

6.11.4.3 Theo chiều dài: ở phía sau của xe

6.11.5 Góc tầm nhìn: Được định nghĩa bằng góc α và β như trong 3.13.

α = 5o, phía trên và phía dưới

β = 25o, phía phải và phía trái.

6.11.6 Hướng đèn: Về phía sau

6.11.7 Nối điện

Nối điện phải sao cho:

6.11.7.1 Đèn sương mù sau không thể bật được trừ khi các đèn chiếu xa, đèn chiếu gần hoặc đèn sương mù trước đang sáng.

6.11.7.2 Đèn sương mù sau có thể tắt độc lập với bất kỳ đèn nào khác.

6.11.7.3.1 Đèn sương mù sau vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi các đèn vị trí tắt, và các đèn sương mù sau vẫn phải ở trạng thái tắt cho đến khi được bật lên trở lại một cách chắc chắn.

6.11.7.3.2 Phải có một báo hiệu, ít nhất là loại báo hiệu âm thanh, không kể báo hiệu làm việc bắt buộc, (xem 6.11.8) nếu khoá điện tắt hoặc chìa khoá điện được rút ra và cửa ra vào của người lái xe bị mở, dù cho các đèn nêu trong 6.11.7.1 là bật hay tắt, trong khi công tắc đèn sương mù sau ở vị trí "on" (bật).

6.11.7.4 Trừ trường hợp nêu trong 6.11.7.1 và 6.11.7.3, sự hoạt động của đèn sương mù sau không bị ảnh hưởng bởi việc bật hoặc tắt bất kỳ đèn nào khác.

6.11.8 Báo hiệu làm việc: Báo hiệu thông mạch là bắt buộc, là một đèn báo hiệu độc lập không nhấp nháy.

6.11.9 Các yêu cầu khác: Trong tất cả các trường hợp, khoảng cách giữa đèn sương mù sau và từng đèn phanh phải lớn hơn 100 mm

6.12 Đèn đỗ xe

6.12.1 Sự có mặt trên xe

Tuỳ chọn đối với các xe có chiều dài không quá 6m, và chiều rộng không quá 2 m. Cấm lắp trên các loại xe khác.

6.12.2 Số lượng: Tuỳ theo sự bố trí.

6.12.3 Bố trí : Hoặc là hai đèn ở phía trước và hai đèn ở phía sau, hoặc mỗi bên có một đèn

6.12.4 Vị trí lắp đặt

6.12.4.1 Theo chiều rộng

Điểm nằm trên bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn mà điểm này cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe một khoảng cách lớn hơn 400 mm.

6.12.4.2 Theo chiều cao : Như 6.10.4.2.

6.12.4.3 Theo chiều dài: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.12.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 45o phía ngoài, phía trước và phía sau

Góc thẳng đứng: Như quy định cho góc thẳng đứng trong 6.9.5.

6.12.6 Hướng đèn: Phải thoả mãn các yêu cầu về khả năng quan sát từ phía trước và phía sau.

6.12.7 Nối điện

Nối điện phải cho phép các đèn đỗ xe ở cùng một bên xe được bật sáng độc lập với bất kỳ các đèn nào khác.

Đèn đỗ xe phải hoạt động được ngay cả khi máy khởi động và tắt động cơ đang ở vị trí mà động cơ không thể làm việc được.

6.12.8 Báo hiệu làm việc

Báo hiệu làm việc thông mạch là tuỳ chọn. Nếu có một, nó không được lẫn với báo hiệu làm việc của các đèn vị trí trước và sau.

6.12.9 Các yêu cầu khác

Chức năng của đèn này cũng có thể được thực hiện bởi việc bật công tắc đồng thời với các đèn vị trí trước và sau ở cùng một bên của xe.

6.13 Đèn hiệu chiều rộng xe

6.13.1 Sự có mặt trên xe

Bắt buộc với các xe có chiều rộng hơn 2,1 m, tuỳ chọn đối với các xe có chiều rộng từ 1800 mm đến 2100 mm và đối với xe sát xi có buồng lái.

6.13.2 Số lượng: Hai đèn ở phía trước và hai đèn ở phía sau

6.13.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.13.4 Vị trí lắp đặt

6.13.4.1 Theo chiều rộng

Phía trước và phía sau: Gần tới mức có thể với mép ngoài cùng của xe. Điều kiện này được coi là được thoả mãn khi điểm của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của đèn khi nhìn theo hướng của trục chuẩn cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất cách mép ngoài cùng của xe không quá 400 mm.

6.13.4.2 Theo chiều cao

Phía trước: Xe : Mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với mép trên cùng của bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến khi nhìn theo hướng trục chuẩn của đèn không được thấp hơn mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với mép phía trên cùng của phần trong suốt của kính chắn gió.

Moóc và bán moóc: ở chiều cao lớn nhất có thể phù hợp được với các yêu cầu liên quan tới chiều rộng, các yêu cầu về thiêt kế và hoạt động của xe và liên quan tới sự đối xứng của các đèn.

Phía sau: ở chiều cao lớn nhất có thể phù hợp được với các yêu cầu liên quan tới chiều rộng, các yêu cầu về thiêt kế và hoạt động của xe và liên quan tới sự đối xứng của các đèn.

6.13.4.3 Theo chiều dài: Không có quy định đặc biệt.

6.13.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 80o, phía ngoài

Góc thẳng đứng: 5o, phía trên và 20o phía dưới mặt phẳng nằm ngang.

6.13.6 Hướng đèn: Phải thoả mãn các yêu cầu về khả năng quan sát từ phía trước và phía sau.

6.13.7 Nối điện: Như quy định trong 5.11.

6.13.8 Báo hiệu làm việc.

Báo hiệu làm việc là tuỳ chọn. Nếu có thì chức năng của nó phải được thực hiện bởi báo hiệu làm việc của đèn vị trí trước và phía sau.

6.13.9 Các yêu cầu khác

Với điều kiện đã thoả mãn tất cả các yêu cầu khác, một đèn quan sát được từ phía trước và một đèn quan sát được từ phía sau ở cùng một phía của xe có thể kết hợp được thành một.

Vị trí của đèn hiệu chiều rộng xe so với đèn vị trí tương ứng với phải đảm bảo sao cho khoảng cách giữa các hình chiếu trên mặt phẳng ngang thẳng đứng của các điểm gần nhau nhất trên các bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của hai đèn đang được xem xét không nhỏ hơn 200 mm.

6.14 Tấm phản quang phía sau không phải dạng tam giác

6.14.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc có trên xe.

Đối với moóc là tuỳ chọn, với điều kiện là chúng được nhóm cùng với các đèn tín hiệu sau khác.

6.14.2 Số lượng

Hai tấm, các đặc tính của chúng phải thoả mãn các quy định liên quan tới tấm phản quang loại 1A trong TCVN 6901 : 2001. Việc thêm tấm phản quang và vật liệu phản quang là được phép miễn là chúng không ảnh hưởng tới hiệu quả của các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu bắt buộc.

6.14.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.14.4 Vị trí lắp đặt

6.14.4.1 Theo chiều rộng

Điểm trên bề mặt chiếu sáng cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe quá 400 mm.

Khoảng cách giữa hai mép trong cùng của các tấm phản quang không nhỏ hơn 600 mm, khoảng cách này có thể giảm xuống 400 mm nếu chiều rộng toàn bộ của xe nhỏ hơn 1300 mm.

6.14.4.2 Theo chiều cao: Từ 250 mm đến 900 mm so với mặt đất (1500 mm hình dạng vỏ xe không cho phép lắp ở khoảng cách không quá 900 mm).

6.14.4.3 Theo chiều dài: ở phía sau xe

6.14.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 30o, phía trong và phía ngoài.

Góc thẳng đứng: 15o, phía trên và phía dưới mặt ngang, góc thẳng đứng phía dưới có thể giảm xuống còn 5o trong trường hợp tấm phản quang lắp phía trên mặt đất không tới 750 mm.

6.14.6 Hướng đèn: Về phía sau.

6.14.7 Các yêu cầu khác

Bề mặt chiếu sáng của tấm phản quang có thể có các phần chung với bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của bất kỳ đèn nào lắp ở phía sau.

6.15 Tấm phản quang phía sau dạng tam giác

6.15.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc trên các moóc, cấm lắp trên xe.

6.15.2 Số lượng

Hai tấm, các đặc tính của chúng phải thoả mãn các quy định liên quan tới tấm phản quang loại IIIA trong TCVN 6901 : 2001. Việc thêm tấm phản quang và vật liệu phản quang là được phép miễn là chúng không ảnh hưởng tới hiệu quả của các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu bắt buộc.

6.15.3 Bố trí: Đỉnh của cá/ tam giác phải hướng lên trên.

6.15.4 Vị trí lắp đặt: Như 6.14.4.

6.15.5 Góc tầm nhìn: Như 6.14.5.

6.15.6 Hướng đèn: Về phía sau.

6.15.7 Các yêu cầu khác: Không có đèn nào được lắp đặt bên trong các tam giác.

6.16 Tấm phản quang phía trước, không phải dạng tam giác

6.16.1 Sự có mặt trên xe: Bắt buộc đối với moóc.

Bắt buộc đối với các xe có tất cả các đèn hướng về phía trước có các gương phản xạ có thể che kín. Tuỳ chọn với các loại xe khác.

6.16.2 Số lượng: Như 6.14.2.

6.16.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt

6.16.4 Vị trí lắp đặt

6.16.4.1 Theo chiều rộng

Điểm trên bề mặt chiếu sáng cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được cách mép ngoài cùng của xe quá 400 mm.

Đối với moóc, khoảng cách giữa mép ngoài cùng của xe và điểm trên bề mặt chiếu sáng cách xa mặt phẳng trung tuyến dọc xe nhất không được lớn hơn 150 mm.

6.16.4.2 Theo chiều cao: Như 6.14.4.2.

6.16.4.3 Theo chiều dài: ở phía trước của xe.

6.16.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 30°, phía trong và phía ngoài.

Đối với moóc, góc phía trong có thể giảm xuống còn 10°. Nếu vì kết cấu của moóc mà góc này không thể thoả mãn được bởi các tấm phản quang bắt buộc, khi đó sẽ phải lắp thêm các tấm phản quang, không có giới hạn về chiều rộng (theo 6.16.4.1). Các tấm phản quang này, cùng với các tấm phản quang bắt buộc phải đảm bảo được góc tầm nhìn cần thiết.

Góc thẳng đứng: Như quy định đối với góc thẳng đứng trong 6.14.5.

6.16.6 Hướng đèn: Về phía trước.

6.16.7 Các yêu cầu khác

Bề mặt chiếu sáng của tấm phản quang có thể có các phần chung với bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của bất kỳ đèn nào lắp ở phía trước.

6.17 Tấm phản quang phía bên, không phải dạng tam giác

6.17.1 Sự có mặt trên xe

Bắt buộc: Trên các xe có chiều dài vượt quá 6 m và trên các moóc. Tuỳ chọn: Trên các xe có chiều dài không quá 6 m.

6.17.2 Số lượng

Số lượng phải sao cho các yêu cầu đối với vị trí theo chiều dài được thoả mãn. Các yêu cầu khác như 6.14.2.

6.17.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.17.4 Vị trí lắp đặt

6.17.4.1 Theo chiều rộng: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.17.4.2 Theo chiều cao: Như 6.14.4.2.

6.17.4.3 Theo chiều dài: ít nhất có một tấm phản quang phía bên được lắp tại phần ba ở giữa xe, tấm phản quang phía bên ở trước nhất cũng không được cách đầu xe quá 3 m; Đối với moóc, khoảng cách này được tính gồm cả chiều dài thanh kéo.

Khoảng cách giữa hai tấm phản quang phía bên, liền nhau không được vượt quá 3 m.

Nếu như kết cấu của xe không cho phép đảm bảo tiêu chuẩn này thì khoảng cách này có thể tăng lên 4 m. Khoảng cách giữa tấm phản quang phía bên sau cùng tới đuôi xe không được vượt quá 1 m.

Tuy nhiên, đối với các xe có chiều dài không vượt quá 6 m, chỉ cần có một tấm phản quang phía bên được lắp tại phần ba đầu tiên và/hoặc có một tấm được lắp tại phần ba cuối cùng của chiều dài xe là đủ.

6.17.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 45°, phía trước và phía sau.

Góc thẳng đứng: Như quy định đối với góc thẳng đứng trong 6.14.5.

6.17.6 Hướng đèn: Về phía bên.

6.17.7 Các yêu cầu khác

Bề mặt chiếu sáng của tấm phản quang có thể có các phần chung với bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến của bất kỳ đèn nào lắp ở phía bên.

6.18 Đèn hiệu thành xe

6.18.1 Sự có mặt trên xe

Bắt buộc: Trên tất cả các xe có chiều dài vượt quá 6 m, trừ ôtô sátxi có buồng lái; chiều dài của moóc phải được tính gồm cả chiều dài thanh kéo.

Đèn hiệu thành xe kiểu SM1 phải được sử dụng cho tất cả các loại xe; tuy nhiên các đèn hiệu kiểu SM2 cũng có thể sử dụng được cho xe loại M1.

Tuỳ chọn: Trên tất cả các loại xe khác. Các đèn hiệu kiểu SM1 và SM2 đều có thể được sử dụng.

6.18.2 Số lượng nhỏ nhất cho từng bên

Số lượng sao cho các yêu cầu về xác định vị trí theo chiều dài được thoả mãn.

6.18.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặc biệt.

6.18.4 Vị trí lắp đặt

6.18.4.1 Theo chiều rộng: Không có yêu cầu riêng.

6.18.4.2 Theo chiều cao: Từ 250 mm đến 1500 mm so với mặt đất (2100 mm nếu hình dạng vỏ xe không cho phép lắp ở khoảng cách không quá 1500 mm).

6.18.4.3 Theo chiều dài: ít nhất có một đèn hiệu thành xe được lắp tại phần ba ở giữa xe, đèn hiệu thành xe ở trước nhất cũng không được cách đầu xe quá 3 m; Đối với moóc, khoảng cách này được tính gồm cả chiều dài thanh kéo.

Khoảng cách giữa hai đèn hiệu thành xe, liền nhau không được vượt quá 3 m.

Nếu như kết cấu của xe không cho phép đảm bảo tiêu chuẩn này thì khoảng cách này có thể tăng lên 4 m. Khoảng cách giữa đèn hiệu thành xe sau cùng tới đuôi xe không được vượt quá 1 m.

Tuy nhiên, đối với các xe có chiều dài không vượt quá 6 m, chỉ cần có đèn hiệu thành xe được lắp tại phần ba đầu tiên và/hoặc có đèn được lắp tại phần ba cuối cùng của chiều dài xe là đủ.

6.18.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 45°, về phía trước và phía sau. Tuy nhiên với các xe mà việc lắp đèn hiệu thành xe là tuỳ chọn thì góc này có thể giảm xuống 30°.

Góc thẳng đứng: 10°, phía trên và dưới mặt phẳng nằm ngang. Góc thẳng đứng phía dưới mặt phẳng nằm ngang có thể giảm xuống còn 5° trong trường hợp đèn hiệu thành xe lắp cách mặt đất không tới 750 mm.

6.18.6 Hướng đèn: Về phía bên.

6.18.7 Nối điện: Theo quy định trong 5.11.

6.18.8 Báo hiệu làm việc: Như 6.13.8.

6.18.9 Các yêu cầu khác

Khi đèn hiệu thành xe sau cùng được kết hợp với đèn vị trí sau cùng mà đèn này được tổ hợp với đèn sương mù sau hoặc đèn phanh thì khả năng chiếu sáng của các đèn hiệu thành xe có thể bị thay đổi do sự chiếu sáng của đèn sương mù sau hoặc đèn phanh.

6.19 Đèn chạy ban ngày

6.19.1 Sự có mặt trên xe: Tuỳ chọn trên xe. Cấm lắp trên các loại moóc.

6.19.2 Số lượng: Hai đèn.

6.19.3 Bố trí: Không có yêu cầu đặt biệt.

6.19.4 Vị trí lắp đặt.

6.19.4.1 Theo chiều rộng: Như 6.10.4.1.

6.19.4.2 Theo chiều cao: Từ 250 mm đến 1500 mm so với mặt đất.

6.19.4.3 Theo chiều dài: Như 6.3.4.3.

6.19.5 Góc tầm nhìn

Góc nằm ngang: 20° phía ngoài và 10° phía trong. Góc thẳng đứng: 10° phía trên và phía dưới.

6.19.6 Hướng đèn: Về phía trước.

6.19.7 Nối điện

Đèn chạy ban ngày phải được nối điện sao cho nó chỉ có thể cùng bật sáng được với đèn vị trí sau.

Đèn chạy ban ngày phải tự động tắt khi đèn chiếu sáng phía trước được bật trừ khi đèn chiếu sáng phía trước được sử dụng để báo hiệu bằng ánh sáng nhấp nháy trong khoảng thời gian ngắn.

6.19.8 Báo hiệu làm việc: Tuỳ chọn.

7. Sửa đổi kiểu xe hoặc sự lắp đặt các đèn chiếu sáng và tín hiệu

7.1 Mọi thay đổi về kiểu xe, hoặc thay đổi sự lắp đặt các đèn chiếu sáng và tín hiệu của nó, hoặc của danh mục đã nêu trong 4.1.2 phải được xem xét xem tất cả các sửa đổi đó có gây ra các ảnh hưởng xấu không và trong bất cứ trường hợp nào xe vẫn phải thoả mãn các yêu cầu.

7.2 Khi cần thiết có thể yêu cầu thêm các báo cáo kiểm tra từ phòng thử nghiệm có liên quan.

8. Sự phù hợp của sản xuất

8.1 Bất cứ một xe nào được phê duyệt phù hợp theo tiêu chuẩn này phải được sản xuất sao cho phù hợp với kiểu xe đã đạt các yêu cầu nêu trong điều 5 và 6. Ví dụ về mẫu thông báo và bố trí dấu phê duyệt kiểu được nêu trong các phụ lục A và B.

8.2 Đối với mỗi một kiểu xe, ít nhất phải tiến hành các phép thử như nêu trong phụ lục J hoặc các dạng kiểm tra khác cho các kết quả tương đương.

8.3 Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bất kỳ một chứng cớ nào về sự không phù hợp với các yêu cầu nêu trong điều 5 và 6 thì phải tiến hành kiểm tra lại sự phù hợp của hệ thống sản xuất.

8.4 Có thể tiến hành bất cứ thử nghiệm nào như đã mô tả trong tiêu chuẩn này. Các thử nghiệm này phải được tiến hành với các mẫu thử được lựa chọn ngẫu nhiên, trừ những sản phẩm bị hư hỏng do vận chuyển.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

(Ví dụ tham khảo về thông báo phê duyệt kiểu của các nước tham gia hiệp định 1958, ECE, Liên hợp quốc. Chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho việc phe duyệt kiểu của các nước này)

Thông báo

[Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297)]

Công bố bởi: Cơ quan có thẩm quyền

...........................................

...........................................

Về việc (2) - Cấp phê duyệt

               - Không cấp phê duyệt

               - Cấp phê duyệt mở rộng

               - Thu hồi phê duyệt.

               - Chấm dứt sản xuất

một kiểu xe về việc lắp đặt các đèn chiếu sáng và tín hiệu theo ECE 48.

Số phê duyệt : ..............Số phê duyệt mở rộng: ..............................

A.1 Tên thương mại hoặc nhãn hiệu xe: ....................................

A.2 Tên nhà sản xuất đặt cho kiểu xe đó: ...............................................

A.3 Tên nhà sản xuất và địa chỉ: ..........................................................

A.4 Tên và địa chỉ đại diện nhà sản xuất (nếu có):............................

A.5 Nộp hồ sơ xin phê duyệt : ..................................................................

A.6 Phòng thử nghiệm có chức năng tiến hành việc thử nghiệm: ....................................

A.7 Ngày lập báo cáo thử nghiệm: ....................................................................

A.8 Số của báo cáo thử nghiệm:...............................................................

A.9 Mô tả vắn tắt:

Các đèn chiếu sáng và tín hiệu trên xe:

A.9.1 Đèn chiếu xa: có/ không (1) ......................................................

A.9.2 Đèn chiếu gần: có/ không (1).............................................................

A.9.3 Đèn sương mù trước: có/ không (1).....................................................

A.9.4 Đèn lùi : có/ không (1)........................................................................

A.9.5 Đèn báo rẽ trước: có/ không (1).......................................................

A.9.6 Đèn báo rẽ sau: có/ không (1).........................................................

A.9.7 Đèn báo rẽ bên thành xe: có/ không (1)...................................................

A.9.8 Đèn tín hiệu báo nguy hiểm: có/ không (1)..........................................................

A.9.9 Đèn phanh: có/ không (1).......................................................................

A.9.10 Đèn biển số sau:có/ không (1).................................................

A.9.11 Đèn vị trí trước: có/ không (1)....................................................

A.9.12 Đèn vị trí sau: có/ không (1).........................................................

A.9.13 Đèn sương mù sau: có/ không (1)...................................................

A.9.14 Đèn đỗ xe: có/ không (1)........................................................................

A.9.15 Đèn hiệu chiều rộng xe: có/ không (1)...............................................................

A.9.16 Tấm phản quang sau (không phải dạng tam giác): có/ không (1)

A.9.17 Tấm phản quang sau (dạng tam giác): có/ không (1)

A.9.18 Tấm phản quang trước(không phải dạng tam giác): có/ không (1)

A.9.19 Tấm phản quang phía bên xe (không phải dạng tam giác):có/ không (1)

A.9.20 Đèn hiệu thành xe: có/ không (1) ....................................................

A.9.21 Đèn chạy ban ngày: có/ không (1)...........................................................

A.9.22 Các đèn tương đương: có/ không ........................................................

A.9.23 Tải trọng cho phép lớn nhất trong khoang hành lý:.................................

A.10 Giải thích.

A.10.1 Giải thích đối với các chi tiết dịch chuyển được: ..............................

........................................................................................................................

A.10.2 Phương pháp được sử dụng để xác định bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến: đường bao của bề mặt chiếu sáng(1) hoặc bề mặt phát sáng(1)

A.10.3 Các giải thích khác (Đối với xe lái bên phải hoặc bên trái): ..................

A.11 Vị trí đóng dấu phê duyệt kiểu.

A.12 Lý do mở rộng phê duyệt (Nếu có)

A.13 Phê duyệt được cấp /không được cấp / mở rộng / thu hồi (1)

A.14 Nơi cấp: ...............................................................................................

A.15 Ngày cấp: ...............................................................................................

A.16 Chữ ký: ..................................................................................................

A.17 Các tài liệu kèm theo, có số phê duyệt nêu ở trên, sẵn có khi có yêu cầu

Chú thích - (1) Gạch phần không áp dụng hoặc lặp lại "có" hoặc "không".

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

(Ví dụ tham khảo về bố trí các dấu phê duyệt kiểu của các nước tham gia hiệp định 1958, ECE, Liên hợp quốc)

Bố trí dấu phê duyệt kiểu

Mẫu A

Hình B.1

Dấu phê duyệt nêu trên được gắn trên một xe thể hiện rằng loại xe đó đã được phê duyệt về việc lắp đặt các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu tại Hà Lan (E4) theo ECE 48 tại bản sửa đổi lần thứ nhất. Số phê duyệt thể hiện rằng phê duyệt đã được cấp theo ECE 48 bản sửa đổi lần thứ nhất.

Mẫu B

Hình B.2

Dấu phê duyệt nêu trên được gắn trên một xe thể hiện rằng loại xe đó đã được phê duyệt tại Hà Lan (E4) theo ECE 48 tại bản sửa đổi lần thứ nhất và ECE 33(1). Số phê duyệt thể hiện rằng, ở ngày cấp phê duyệt thì ECE 48 đã được sửa đổi bằng bản sửa đổi lần thứ nhất và qui định số 33 vẫn là bản ban hành đầu tiên.

Chú thích - (1) Số thứ hai chỉ là một ví dụ.

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

CÁC BỀ MẶT ĐÈN, TRỤC VÀ TÂM CHUẨN, VÀ GÓC TẦM NHÌN

Hình C.1

1. Bề mặt chiếu sáng

2. Trục chuẩn

3. Tâm chuẩn

4. Góc tầm nhìn

5. Bề mặt phát sáng

6. Bề mặt chiếu sáng biểu kiến của bề mặt chiếu sáng

7. Bề mặt phát sáng biểu kiến của bề mặt phát sáng

8. Hướng quan sát

Chú thích - Mặc dù được thể hiện trong hình vẽ như trên, nhưng bề mặt chiếu sáng hoặc phát sáng biểu kiến được coi như tiếp tuyến với bề mặt phát sáng.

So sánh bề mặt chiếu sáng với bề mặt phát sáng

Hình C.2 - Sơ đồ A

Hình C.3 - Sơ đồ B

 

PHỤ LỤC D

(quy định)

TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC CỦA MỘT ĐÈN ĐỎ VÀ PHÍA SAU CỦA MỘT ĐÈN TRẮNG

Hình D.1

Hình D.2

 

PHỤ LỤC E

(quy định)

ĐIỀU KIỆN CHẤT TẢI ĐƯỢC TÍNH ĐẾN KHI XÁC ĐỊNH SỰ KHÁC NHAU THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG CỦA ĐÈN CHIẾU GẦN

Các điều kiện chất tải trên các trục xe nêu trong 6.2.6.1 và 6.2.6.3.1.

E.1 Đối với các thử nghiệm dưới đây, khối lượng của hành khách phải được tính là 75 kg cho một người.

E.2 Điều kiện chất tải đối với các loại xe khác nhau:

E.2.1 Xe loại M1

E.2.1.1 Góc của chùm sáng đèn chiếu gần phải được xác định trong điều kiện chất tải sau:

E.2.1.1.1 Một người ngồi ở ghế người lái;

E.2.1.1.2 Người lái, một hành khách ở ghế phía trước cách xa người lái nhất.

E.2.1.1.3 Người lái, một hành khách ở ghế phía trước cách xa người lái nhất, và tất cả các ghế hành khách sau cùng có người ngồi;

E.2.1.1.4 Tất cả các ghế hành khách trên xe có người ngồi;

E.2.1.1.5 Tất cả các ghế hành khách trên xe có người ngồi, cộng thêm một tải trọng phân bố đều trong khoang hành lý, để đạt được tải trọng cho phép trên trục sau hoặc trên trục trước nếu khoang hành lý ở phía trước. Nếu xe có một khoang hành lý ở phía trước và một ở phía sau thì tải trọng thêm vào này phải được phân bố hợp lý để đạt được các tải trọng cho phép trên các trục xe. Tuy nhiên, nếu khối lượng chất tải lớn nhất cho phép đạt được trước tải trọng cho phép trên một trong các trục thì việc chất tải trong các khoang hành lý phải được giới hạn ở giá trị để có thể đạt được khối lượng đó.

E.2.1.1.6 Người lái, cộng thêm một tải trọng phân bố đều trong khoang hành lý để đạt được tải trọng cho phép trên trục xe tương ứng.

Tuy nhiên, nếu khối lượng chất tải lớn nhất cho phép đạt được trước tải trọng cho phép trên trục tương đương đó thì việc chất tải trong các khoang hành lý phải được giới hạn ở giá trị để có thể đạt được khối lượng đó.

E.2.1.2 Để xác định các điều kiện chất tải trên, việc tính toán phải kể đến bất kỳ sự hạn chế về tải trọng nào do nhà sản xuất quy định.

E.2.2 Xe loại M2 và M3

Góc của chùm sáng đèn chiếu gần phải được đo trong điều kiện chất tải sau:

E.2.2.1 Xe không tải và một người ngồi trên ghế người lái;

E.2.2.2 Xe được chất tải sao cho mỗi một trục chịu tải trọng kỹ thuật cho phép lớn nhất của nó hoặc cho đến khi khối lượng cho phép lớn nhất của xe đạt được bằng cách chất tải lên các trục trước và sau tỷ lệ với các tải trọng kỹ thuật cho phép lớn nhất của chúng, chọn điều kiện nào xảy ra trước.

E.2.3 Xe loại N có các mặt chịu tải

E.2.3.1 Góc của chùm sáng đèn chiếu gần phải được đo trong điều kiện chất tải sau:

E.2.3.1.1 Xe không chất tải và một người ngồi trên ghế người lái;

E.2.3.1.2 Người lái, cộng với tải trọng được phân bố sao cho đạt được tải trọng kỹ thuật cho phép lớn nhất trên trục sau, hoặc trên các trục sau, hoặc khối lượng cho phép lớn nhất của xe, chọn điều kiện nào xảy ra trước, mà không có sự vượt quá tải trọng tính toán trên trục trước, tải trọng này bằng tổng của tải trên trục trước khi xe không tải cộng với 25% của tải trọng cho phép lớn nhất trên trục trước. Ngược lại, trục trước cũng được xem xét như vậy khi sàn chất tải đặt ở phía trước.

E.2.4 Xe loại N không có mặt chịu tải

E.2.4.1 Xe kéo bán moóc:

E.2.4.1.1 Xe không tải không có tải tác dụng lên mâm kéo và một người ngồi trên ghế người lái.

E.2.4.1.2 Một người ngồi trên ghế người lái: Tải trọng kỹ thuật cho phép tác dụng trên mâm kéo ở vị trí ứng với tải trọng lớn nhất trên trục sau.

E.2.4.2 Xe kéo moóc;

E.2.4.2.1 Xe không chất tải và một người ngồi trên ghế người lái.

E.2.4.2.2 Một người ngồi trên ghế người lái; tất cả các ghế hành khách khác trong buồng lái đều có người ngồi.

 

PHỤ LỤC F

(quy định)

ĐO SỰ THAY ĐỔI ĐỘ NGHIÊNG CỦA CHÙM SÁNG GẦN NHƯ MỘT HÀM CỦA TẢI TRỌNG

F.1 Phạm vi áp dụng

Phụ lục này quy định phương pháp đo sự thay đổi độ nghiêng của chùm sáng đèn chiếu gần của xe do sự thay đổi chiều cao xe khi chất tải so với độ nghiêng ba đầu của nó.

F.2 Định nghĩa

F.2.1 Độ nghiêng ban đầu

F.2.1.1 Độ nghiêng ban đầu khai báo: Giá trị độ nghiêng ban đầu của chùm sáng gần được quy định bởi nhà sản xuất xe, được dùng làm giá trị chuẩn để tính toán các thay đổi cho phép.

F.2.1.2 Độ nghiêng ban đầu đo được: Giá trị trung bình của độ nghiêng ban đầu của chùm sáng gần hoặc độ nghiêng của xe đo được khi xe ở trong điều kiện E.1, như định nghĩa trong phụ lục E, đối với loại xe được kiểm tra. Nó được dùng như một giá trị chuẩn để đánh giá sự thay đổi độ nghiêng của chùm sáng do tải trọng thay đổi.

F.2.2 Độ nghiêng chùm sáng gần

Có thể định nghĩa như sau:

- Theo góc (đo bằng miliradian): góc giữa hướng của chùm sáng hướng về phía một điểm đặc trưng nằm trên đoạn nằm ngang của đường ranh giới (trong phần phân bố ánh sáng) của đèn chiếu sáng phía trước với mặt phẳng nằm ngang,

Hoặc theo tang của góc đó, đo bằng phần trăm độ nghiêng vì các góc này là nhỏ (Đối với các góc nhỏ này 1% tương đương với 10 mrad).

Nếu độ nghiêng được tính theo phần trăm độ nghiêng, nó có thể được tính theo công thức sau:

x 100

trong đó

h1 là chiều cao tính từ mặt đất (mm) của điểm đặc trung nói trên, được đo trên một màn đo thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe, được đặt ở một khoảng cách nằm ngang L (xem phần giải thích dưới).

h2 là chiều cao tính từ mặt đất (mm) của tâm chuẩn (Nó thường được coi là điểm gốc của điểm đặc trưng được chọn trong h1);

L là khoảng cách từ màn đo tới tâm chuẩn (mm):

+ giá trị âm thể hiện độ nghiêng xuống phía dưới (xem hình F.1).

+ giá trị dương thể hiện độ nghiêng lên phía trên.

Hình F.1 Độ nghiêng xuống phía dưới của chùm sáng đèn chiếu gần của xe loại M1

Chú thích

(1) Hình vẽ này thể hiện loại xe M1, nhưng về nguyên lý thì có thể áp dụng chung cho các loại xe khác.

(2) Với các xe không trang bị hệ thống cân bằng đèn chiếu sáng phía trước thì sự thay đổi độ nghiêng của chùm sáng đèn chiếu gần được coi là bằng sự thay đổi độ nghiêng của bản thân xe.

F.3 Điều kiện đo

F.3.1 Nếu áp dụng việc kiểm tra bằng quan sát mẫu chùm sáng gần trên màn đo hoặc một phương pháp trắc quang, phép đo phải được tiến hành trong một môi trường tối (ví dụ như phòng tối) có diện tích đủ lớn để cho phép bố trí xe và màn đo như hình F.1. Tâm chuẩn của đèn chiếu sáng phía trứớc phải cách màn đo ít nhất 10 m.

F.3.2 Mặt bằng khu vực đo phải bằng phẳng và nằm ngang tới mức có thể để việc lặp lại các phép đo độ nghiêng chùm sáng gần có thể được đảm bảo với độ chính xác bằng ± 0,5 mrad (độ nghiêng bằng ± 0,05%).

F.3.3 Nếu sử dụng một màn đo thì việc đánh dấu của nó về vị trí và hướng so với mặt bằng và mặt phẳng trung tuyến dọc xe phải sao cho việc lặp lại các phép đo độ nghiêng chùm sáng gần có thể được đảm bảo với độ chính xác bằng ± 0,5 mrad (độ nghiêng bằng ± 0,05%).

F.3.4 Trong quá trình đo, nhiệt độ môi trường phải từ 10oC đến 30°C.

F.4 Chuẩn bị xe kiểm tra

F.4.1 Xe thử phải là xe đã chạy được từ 1000 km cho đến 10000 km, tốt nhất là 5000 km.

F.4.2 Các lốp xe được bơm căng tới áp suất ứng với chế độ đầy tải theo quy định của nhà sản xuất xe.

Xe phải được cung cấp đầy (nhiên liệu, nước, dầu bôi trơn) và trang bị đầy đủ tất cả các phụ kiện và dụng cụ theo quy định của nhà sản xuất xe. Cung cấp đầy nhiên liệu nghĩa là thùng nhiên liệu phải được đổ nhiên liệu tới không dưới 90% dung tích của nó.

F.4.3 Không kéo phanh tay, hộp số ở trạng thái số trung gian (số 0).

F.4.4 Xe phải được để trong điều kiện nhiệt độ quy định trong F.3.4 ít nhất là 8 giờ.

F.4.5 Nếu áp dụng phương pháp trắc quang hoặc quan sát thì xe thử nên được lắp các đèn chiếu sáng phía trước có đường ranh giới của chùm sáng gần được xác định tốt để có thể đo được dễ hơn. Ngoài ra còn cho phép dùng phương pháp khác để có kết quả đọc chính xác hơn (ví dụ, tháo kính đèn chiếu sáng phía trước ra).

F.5 Tiến hành đo

F.5.1 Quy định chung

Sự thay đổi độ nghiêng của chùm sáng đèn chiếu gần hoặc của xe, tuỳ thuộc vào phương pháp được chọn phải được đo riêng đối với từng bên của xe. Các kết quả đo đạt được từ cả đèn chiếu sáng phía trước bên trái và bên phải trong tất cả điều kiện chất tải như quy định trong phụ lục E phải nằm trong giới hạn nêu trong F.5.5. Việc chất tải lên xe phải từ từ tránh không làm cho xe bị lắc mạnh.

F.5.2 Xác định độ nghiêng ban đầu đo được

Xe phải được chuẩn bị như quy định trong F.4 và việc chất tải như quy định trong phụ lục E (điều kiện chất tải đầu tiên của loại xe tương ứng).

Trước mỗi lần đo, xe phải được lắc mạnh như quy định trong F.5.4. Các phép đo phải được thực hiện ba lần.

F.5.2.1 Nếu không một giá trị nào của cả ba kết quả đo sai khác hơn 2 mrad (độ nghiêng 0,2 %) so với trung bình cộng của các kết quả đó thì giá trị trung bình cộng được lấy là kết quả cuối cùng. Và

F.5.2.2 Ngược lại phải tiến hành đo tiếp 10 lần nữa và kết quả trung bình cộng của các lần đo đó được lấy là kết quả cuối cùng.

F.5.3 Phương pháp đo

Bất kỳ phương pháp đo nào được sử dụng để đo sự thay đổi độ nghiêng phải bảo đảm độ chính xác khi đọc kết quả trong khoảng ± 0,2 mrad (độ nghiêng ± 0,02%).

F.5.4 Xử lý xe trong từng điều kiện chất tải

Hệ thống treo của xe và bất kỳ bộ phận nào có ảnh hưởng đáng kể tới độ nghiêng của chùm sáng gần đều phải được tác động theo các cách mô tả dưới đây.

Tuy nhiên, Cơ quan có thẩm quyền về kỹ thuật và các nhà sản xuất có thể sử dụng cách khác (bằng thực nghiệm hoặc dựa vào tính toán), đặc biệt khi phép thử tạo ra các vấn đề đặc biệt, với điều kiện là những tính toán như vậy rõ ràng là đúng.

F.5.4.1 Xe loại M1 có hệ thống treo thông dụng

Xe đỗ tại vị trí đo và, nếu cần thiết, các bánh xe có thể đặt lên các tấm đỡ nổi (bắt buộc phải sử dụng nếu vì thiếu chúng sẽ gây ra sự hạn chế đáng kể sự dịch chuyển của hệ thống treo, ảnh hưởng tới kết quả đó), lắc xe liên tục ít nhất ba chu kỳ đầy đủ, ở mỗi chu kỳ, nhấn phía sau trước rồi sau đó nhấn phía trước xe xuống.

Chuỗi việc lắc xe phải kết thúc với sự hoàn thành một chu kỳ. Trước khi tiến hành đo, xe phải được tự trở lại trạng thái đỗ. Thay cho việc sử dụng các sàn đỡ nổi, những tác dụng tương tự có thể đạt được bằng cách di chuyển xe về phía sau và phía trước ít nhất bằng một vòng bánh xe đầy đủ.

F.5.4.2 Xe loại M2, M3, N có hệ thống treo thông dụng

F.5.4.2.1 Nếu các phương pháp xử lý cho loại xe M1 mô tả trong 5.4.1 không thực hiện được thì có thể áp dụng theo phương pháp nêu trong 5.4.2.2 hoặc 5.4.2.3 cho:

F.5.4.2.2 Xe đỗ tại vị trí đo và các bánh xe đè lên mặt sàn, lắc xe bằng cách thay đổi tải tạm thời.

F.5.4.2.3 Xe đỗ tại vị trí đo và các bánh xe đè lên mặt sàn, tác động vào hệ thống treo và các phần khác mà có thể ảnh hưởng tới độ nghiêng của chùm sáng đèn chiếu gần bằng cách sử dụng thiết bị tạo rung động. Nó có thể là một tấm đỡ gây rung có các bánh xe đè lên nó.

F.5.4.3 Xe có hệ thống treo đặc biệt bắt buộc động cơ phải hoạt động

Trước khi tiến hành đo hãy chờ cho đến khi xe đạt được độ cao cuối cùng của nó với động cơ đang hoạt động.

F.5.5 Các phép đo

Sự thay đổi độ nghiêng của chùm sáng gần phải được đánh giá cho từng điều kiện chất tải khác nhau liên quan tới độ nghiêng ban đầu đo được, được xác định trong F.5.2. Nếu xe được lắp hệ thống cân bằng đèn chiếu sáng phía trước kiểu cơ khí, thì hệ thống này phải được điều chỉnh tới vị trí theo qui định của nhà sản xuất đối với các điều kiện chất tải đã cho (theo phụ lục E).

F.5.5.1 Để bắt đầu việc đo, một phép đo riêng phải được thực hiện cho từng điều kiện chất tải. Các yêu cầu được thoả mãn nếu tại tất cả các chế độ chất tải, sự thay đổi độ nghiêng nằm trong khoảng giới hạn được tính toán (ví dụ, nằm trong khoảng sai lệch giữa độ nghiêng ban đầu khai báo và các giá trị giới hạn trên và dưới qui định cho việc phê duyệt) với một mức an toàn bằng 4 mrad (độ nghiêng 0,4%).

F.5.5.2 Nếu kết quả của bất cứ một phép đo nào không nằm trong mức an toàn nêu trong F.5.5.1 hoặc vượt ra ngoài các giá trị giới hạn thì phải tiến hành đo thêm ba lần nữa tại các điều kiện chất tải tương ứng các kết quả này như qui định trong F.5.5.3.

F.5.5.3 Đối với mỗi một điều kiện chất tải nêu trên:

F.5.5.3.1 Nếu không một giá trị nào của cả ba kết quả đo sai khác hơn 2 mrad (độ nghiêng 0,2 %) so với trung bình cộng của các kết quả đó thì giá trị trung bình cộng sẽ được lấy là kết quả cuối cùng. Và

F.5.5.3.2 Ngược lại phải tiến hành đo tiếp 10 lần nữa và kết quả trung bình cộng của các lần đo đó sẽ được lấy là kết quả cuối cùng.

F.5.5.3.3 Nếu xe được trang bị hệ thống cân bằng đèn chiếu sáng phía trước tự động mà nó có sự từ trễ thì các kết quả trung bình vòng trễ ở điểm cao nhất và thấp nhất của vòng từ trễ phải được tính đến như là các giá trị đáng kể. Tất cả các phép đo này phải được tiến hành phù hợp với F.5.5.3.1 và F.5.5.3.2.

F.5.5.4 Các yêu cầu được thoả mãn nếu tại tất cả các điều kiện chất tải, sự thay đổi giữa độ nghiêng ban đầu đo được theo F.5.2 và độ nghiêng đo được trong mỗi điều kiện chất tải nhỏ hơn giá trị tính toán trong F.5.5.1 (không kể mức an toàn).

F.5.5.5 Nếu chỉ có một trong số các giá trị giới hạn tính toán trên hoặc dưới của sự thay đổi bị vượt quá thì nhà sản xuất được phép chọn một giá trị khác với độ nghiêng ban đầu khai báo, nằm trong các giới hạn được quy định để phê duyệt.

 

PHỤ LỤC G

(quy định)

Số chỉ dẫn việc điều chỉnh độ nghiêng ban đầu khai báo nêu trong 6.2.6.1.1 của tiêu chuẩn này

Kích thước của ký hiệu và các chữ do nhà sản xuất quyết định.

 

PHỤ LỤC H

(quy định)

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ CÂN BẰNG ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC

Phụ lục này mô tả cách sử dụng thiết bị cân bằng đèn chiếu sáng phía trước nêu trong 6.2.6.2.2 của tiêu chuẩn này.

H.1 Độ nghiêng xuống của chùm sáng gần trong tất cả các trường hợp phải được tạo ra bởi một trong các cách sau:

(a) Dịch chuyển nấc điều chỉnh xuống dưới hoặc sang trái;

(b) Vặn núm điều chỉnh theo hướng ngược chiều kim đồng hồ;

(c) Ấn một nút ( công tắc loại ấn vào - kéo ra).

Nếu một vài nút được dùng để điều chỉnh chùm sáng, thì nút cho độ nghiêng xuống lớn nhất phải được lắp ở bên trái hoặc bên dưới các nút tạo ra các vị trí khác của chùm sáng gần.

Một công tắc xoay, được lắp nấc "on" hoặc chỉ một nấc có thể nhìn thấy được, phải theo nguyên tắc điều khiển theo cách (a) hoặc (c) ở trên.

Các chức năng điều khiển này phải có các ký hiệu chỉ ra rõ ràng sự dịch chuyển tương ứng với độ nghiêng xuống hoặc lên trên của chùm sáng gần.

H.2 Vị trí "0" tương ứng với độ nghiêng ban đầu theo 6.2.6.1.1 của tiêu chuẩn này.

H.3 Vị trí "0", mà theo 6.2.6.2.2 của tiêu chuẩn này phải là "vị trí dừng", không nhất thiết phải là ở tại điểm cuối cùng của thang điều khiển.

H.4 Các ký hiệu sử dụng trên bộ điều khiển phải được giải thích trong tài liệu hướng dẫn sử dụng xe.

H.5 Chỉ các ký hiệu dưới đây có thể được sử dụng để nhận biết các bộ phận điều khiển:

Hình H.1

Ký hiệu 5 vạch có thể được sử dụng thay thế cho ký hiệu 4 vạch

Ví dụ 1

Ví dụ 2

Ví dụ 3

Hình H.2

 

PHỤ LỤC J

(quy định)

KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA SẢN XUẤT

K.1 Các phép thử

K.1.1 Vị trí của đèn

Vị trí của các đèn, như định nghĩa tại 3.7 của tiêu chuẩn này theo chiều rộng, chiều cao và chiều dài phải được kiểm tra phù hợp với các yêu cầu chung được nêu từ 3.8 đến 3.10, 3.14 và 5.4 của tiêu chuẩn này.

Các giá trị đo về các khoảng cách phải là các giá trị mà các yêu cầu riêng biệt cho mỗi đèn được thoả mãn.

K.1.2 Tầm nhìn của đèn

K.1.2.1 Góc tầm nhìn phải được kiểm tra theo quy định trong 3.13 của tiêu chuẩn này.

Các giá trị đo của các góc phải là các giá trị mà các yêu cầu riêng cho mỗi đèn phải được thoả mãn, trừ trường hợp mà các giới hạn của các góc này có thể được cho phép tương ứng với sự thay đổi cho phép bằng ± 3° trong 5.3 đối với việc lắp các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu.

K.1.2.2 Việc quan sát ánh sáng mầu đỏ hướng về phía trước và mầu trắng hướng về phía sau phải được kiểm tra theo qui định trong 5.10 của tiêu chuẩn này.

K.1.3 Chỉnh thẳng đèn chiếu gần hướng về phía trước

K.1.3.1 Độ nghiêng xuống dưới ban đầu

Độ nghiêng xuống dưới ban đầu của đường ranh giới của chùm sáng gần phải được chỉnh đặt như con số theo qui định trong phụ lục G.

Tuy nhiên nhà sản xuất có thể đặt một giá trị chỉnh đặt đích đầu khác với con số trên khi nó đại diện cho kiểu xe được phê duyệt khi tiến hành thử theo quy định trong phụ lục F và trong mục riêng F.4.1.

K.1.3.2 Sự thay đổi độ nghiêng theo tải trọng

Sự thay đổi độ nghiêng xuống dưới của chùm sáng gần theo các điều kiện chất tải qui định trong mục này vẫn phải nằm trong các khoảng:

Từ 0,2% đến 2,8% với đèn chiếu sáng phía trước lắp ở độ cao h < 0,8 m;

Từ 0,2% đến 2,8% với đèn chiếu sáng phía trước lắp ở độ cao 0,8 ≤ h ≤ 1,0 m

Hoặc từ 0,7% đến 3,3% ( theo khoảng chỉnh đích do nhà sản xuất chọn khi phê duyệt);

Từ 0,7% đến 3,3% với đèn chiếu sáng phía trước lắp ở độ cao 1,0 m < h ≤ 1,2 m;

Từ 1,2% đến 3,8% với đèn chiếu sáng phía trước lắp ở độ cao h > 1,2 m;

Các tình trạng chất tải được áp dụng phải tuân thủ các qui định dưới đây, như chỉ ra trong phụ lục E, cho tất cả các hệ thống điều chỉnh kèm theo.

K.1.3.2.1 Xe loại M1

E.2.1.1.1

Có tính đến E.2.1.1.6.

E.2.1.2

K.1.3.2.2 Xe loại M2 và M3

E.2.2.1

E.2.2.2

K.1.3.2.3 Xe loại N có các mặt chịu tải

E.2.3.1.1

E.2.3.1.2

K.1.3.2.4 Xe loại N không có các mặt chịu tải

K.1.3.2.4.1 Xe kéo bán moóc

E.2.4.1.1

E.2.4.1.2

K.1.3.2.4.2 Xe kéo moóc

E.2.4.2.1

E.2.4.2.2

K.1.4 Nối điện và báo hiệu làm việc

Nối điện phải được kiểm tra bằng cách bật tất cả các đèn được cung cấp điện từ hệ thống điện của xe.

Các đèn và báo hiệu làm việc phải hoạt động theo các quy định đã nêu từ 5.11 đến 5.13 của tiêu chuẩn này và theo các yêu cầu kỹ thuật riêng đối với từng đèn.

K.1.5 Cường độ sáng của đèn

K.1.5.1 Đèn chiếu xa

Cường độ sáng tổng cộng lớn nhất của các đèn chiếu xa phải được kiểm tra theo phương pháp nêu trong 6.1.9.2 của tiêu chuẩn này. Các giá trị đạt được phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong 6.1.9.1 của tiêu chuẩn này.

K.1.6 Sự có mặt trên xe, số lượng, mầu sắc, bố trí đèn và, nếu có, loại đèn phải được kiểm tra bằng quan sát đèn và các ký hiệu của chúng.

Các hạng mục này phải thoả mãn các yêu cầu nêu trong 5.15 và 5.16 của tiêu chuẩn này cũng như các yêu cầu kỹ thuật riêng của mỗi đèn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi