Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6921:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng và kích thước mô tô
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6921:2001
Số hiệu: | TCVN 6921:2001 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày ban hành: | 01/01/2001 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6921:2001
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6921:2001
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - KHỐI LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC MÔTÔ, XE MÁY - YÊU CẦU TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Masses and dimensions of motorcycles, mopeds - Requirements in type approval
Lời nói đầu
TCVN 6921: 2001 được biên soạn trên cơ sở 93/93 EEC.
TCVN 6921: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục đăng kiểm Việt nam biên sọan, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu về khối lượng và kích thước của môtô, xe máy (sau đây gọi chung là xe) trong phê duyệt kiểu.
Chú thích - Thuật ngữ " Phê duyệt kiểu " thay thế thuật ngữ " Công nhận kiểu " trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu phương tiện giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ được hiểu như nhau . Ví dụ về mẫu chứng nhận phê duyệt kiểu bộ phận được trình bày trong phụ lục B.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6888: 2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Môtô, xe máy - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Mặt phẳng dọc (Longitudinal plane): Mặt phẳng thẳng đứng song song với hướng di chuyển thẳng về phía trước của xe.
3.2 Chiều dài (Length): Khoảng cách giữa hai mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng dọc của xe và đi qua hai điểm ngoài cùng phía trước và phía sau của xe. Tất cả các chi tiết của xe, kể cả các chi tiết được gắn cứng hướng về phía trước hoặc phía sau (thanh cản va, chắn bùn v.v…) phải nằm giữa hai mặt phẳng này.
3.3 Chiều rộng (Width): Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với mặt phẳng dọc của xe và đi qua hai điểm ngoài cùng của hai bên thành xe. Tất cả các phần của xe, kể cả các chi tiết được gắn cứng lồi ra hai bên phải nằm trong hai mặt phẳng này, trừ gương chiếu hậu.
3.4 Chiều cao (Height ): Khoảng cách giữa mặt phẳng tựa của xe và một mặt phẳng song song với mặt phẳng tựa tiếp xúc với phần cao nhất của xe. Tất cả các chi tiết được gắn cứng với xe phải nằm trong hai mặt phẳng này, trừ gương chiếu hậu.
3.5 Khối lượng bản thân (Unladen mass): Khối lượng của xe trong điều kiện sẵn sàng hoạt động, được trang bị như sau:
- các bộ trang bị phụ cần thiết cho việc vận hành bình thường;
- trang thiết bị điện hoàn chỉnh, kể cả thiết bị chiếu sáng và tín hiệu được nhà sản xuất cung cấp;
- các dụng cụ và thiết bị yêu cầu theo quy định khi đo khối lượng bản thân xe;
- lượng chất lỏng thích hợp để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất của các bộ phận xe;
Chú thích - Nhiên liệu và hỗn hợp nhiên liệu dầu bôi trơn là không tính đến khi xác định khối lượng bản thân, tuy nhiên các chất lỏng như axit cho ắc quy, dầu thủy lực, nước làm mát và dầu động cơ thì phải được tính đến.
3.6 Khối lượng xe bảo đảm vận hành (Mass in running order): Khối lượng bản thân cộng thêm khối lượng các phần sau:
- nhiên liệu: Dung tích nhiên liệu trong thùng ít nhất bằng 90% dung tích thùng nhiên liệu do nhà sản xuất qui định;
- các trang bị phụ do nhà sản xuất cung cấp thêm theo lựa chọn (Túi dụng cụ, giá để hàng, kính chắn gió, thiết bị bảo vệ.v.v. . .).
Chú thích - Khi xe sử dụng nhiên liệu xăng pha dầu:
(a) khi xăng và dầu được hoà trộn trước thì từ “nhiên liệu” được hiểu là hỗn hợp xăng pha dầu;
(b) khi xăng và dầu được rót vào các bình chứa riêng biệt lắp trên phương tiện (pha dầu tự động) thì từ “nhiên liệu” được hiểu là chỉ có xăng không. Trong trường hợp này, khối lượng dầu đã được tính đến ngay từ khi đo khối lượng bản thân.
3.7 Khối lượng của người lái (Mass of the rider): Khối lượng của người lái bằng 75 kg.
3.8 Khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất (Technically permissible maximum mass): Khối lượng được tính toán bởi nhà sản xuất trong điều kiện làm việc riêng, có tính đến các yếu tố như độ bền của vật liệu, khả năng chịu tải của lốp xe.v.v.
3.9 Tải trọng lớn nhất do nhà sản xuất công bố (Maximum payload declared by the manufacturer):
Phần tải trọng nhận được bằng cách lấy khối lượng được định nghĩa trong 3.8. trừ đi phần khối lượng được định nghĩa trong 3.6 và khối lượng của người lái (được định nghĩa trong 3.7).
4. Tài liệu kỹ thuật cho phê duyệt kiểu: Bản thông số kỹ thuật nêu trong phụ lục A.
5. Yêu cầu về điều kiện kiểm tra
5.1 Các kích thước phải được đo khi xe ở điều kiện không chất tải, các lốp xe được bơm tới áp suất theo hướng dẫn của nhà sản xuất tương ứng với khối lượng bản thân.
5.2 Xe phải được đặt thẳng đứng, các bánh xe ở vị trí để xe chuyển động được theo đường thẳng.
5.3 Tất cả các bánh xe phải tỳ lên mặt phẳng tựa, trừ bánh xe dự phòng.
6. Yêu cầu riêng
6.1 Kích thước lớn nhất
Kích thước lớn nhất quy định cho môtô, xe máy như sau:
- chiều dài: 4,00 m;
- chiều rộng:
+ xe hai bánh: 1,00 m;
+ các loại xe khác: 2,00 m;
- chiều cao: 2,50 m.
6.2 Khối lượng lớn nhất
Khối lượng lớn nhất đối với xe hai bánh là khối lượng kỹ thuật cho phép lớn nhất do nhà sản xuất công bố.
6.3 Khối lượng bản thân lớn nhất đối với xe ba và bốn bánh như sau
- xe 3 bánh:
+ Xe máy: 270 kg;
+ Mô tô: 1000 kg (không tính tới phần khối lượng của ắc quy kéo đối với loại xe chạy bằng động cơ điện).
- xe bốn bánh:
+ hạng nhẹ ( Được coi là xe máy theo TCVN 6888: 2001 ): 350 kg;
+ không phải xe bốn bánh hạng nhẹ ( Được coi là môtô theo TCVN 6888: 2001) để chở người: 400 kg;
+ không phải xe bốn bánh hạng nhẹ, dùng để chở hàng hoá (không tính tới phần khối lượng của ắc quy kéo đối với các loại xe chạy bằng động cơ điện): 550 kg.
6.4 Tải trọng lớn nhất do nhà sản xuất công bố đối với loại xe ba hoặc bốn bánh như sau:
- xe máy ba bánh: 300 kg;
- bốn bánh hạng nhẹ ( Được coi là xe máy theo TCVN 6888: 2001): 200 kg;
- mô tô
+ loại chở hàng: 1500 kg;
+ loại chở người: 300 kg;
- bốn bánh không phải xe bốn bánh hạng nhẹ (được coi là mô tô ba bánh theo TCVN 6888: 2001)
+ loại chở hàng: 1000 kg;
+ loại chở người: 200 kg
6.5 Mô tô, xe máy, nếu được phép của cơ quan có thẩm quyền, có thể kéo một khối lượng theo công bố của nhà sản xuất nhưng không vượt quá 50% khối lượng bản thân của xe.
PHỤ LỤC A
(qui định )
Bản thông số kỹ thuật cho việc phê duyệt về khối lượng và kích thước của mô tô, xe máy
(Được gửi kèm theo đơn xin phê duyệt kiểu bộ phận và được nộp riêng với đơn xin phê duyệt kiểu xe)
Bản thông số kỹ thuật về khối lượng và kích thước của mô tô, xe máy phải bao gồm những thông tin như các điều trong phụ lục B của TCVN 6888: 2001:
- Phần B: điều
- B.1.1.1
- B.1.1.2
- B.1.1.4 tới B.1.1.6
- B.1.2.2
- B.1.3.1 tới B.1.3.5
- Phần B.3, điều B.3.1.2.1.
PHỤ LỤC B
(tham khảo )
(Ví dụ về giấy chứng nhận phê duyệt kiểu bộ phận về khối lượng và kích thước mô tô, xe máy của các nước thuộc EC)
Tên cơ quan có thẩm quyền
Báo cáo thử nghiệm số:...............................của phòng: …………. ngày …. tháng …. năm ......
Phê duyệt kiểu bộ phận số:.................……………....Phê duyệt mở rộng số: .............................
B.1 Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của xe .....................................................................................
B.2 Kiểu xe: ....................................................................................................................................
B.3 Tên và địa chỉ nhà sản xuất: ......................................................................................................
B.4 Tên và địa chỉ đại diện nhà sản xuất (nếu có): ...........................................................................
B.5 Ngày nộp xe mẫu thử nghiệm: ..................................................................................................
B.6 Phê duyệt kiểu bộ phận được cấp/ không được cấp (1)
B.7 Nơi cấp: .....................................................................................................................................
B.8 Ngày cấp: ..................................................................................................................................
B.9 Ký tên: .......................................................................................................................................
Chú thích - (1) Gạch phần không áp dụng.