Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6890:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Chân chống mô tô
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6890:2001
Số hiệu: | TCVN 6890:2001 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày ban hành: | 01/01/2001 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6890:2001
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6890:2001
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – CHÂN CHỐNG MÔTÔ, XE MÁY HAI BÁNH – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles – Stands of two-wheel motorcycles, mopeds - Requirements and test methods in type approval
Lời nói đầu
TCVN 6890 : 2001 được biên soạn trên cơ sở 93/31/EEC.
TCVN 6890 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử áp dụng trong phê duyệt kiểu các loại chân chống của môtô và xe máy hai bánh (sau đây gọi chung là xe) như định nghĩa trong TCVN 6888 : 2001.
Chú thích - Thuật ngữ “Phê duyệt kiểu” thay thế thuật ngữ “Công nhận kiểu” trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu phương tiện giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau. Ví dụ về mẫu giấy chứng nhận phê duyệt kiểu xem phụ lục B.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6442 :1998 Môtô hai bánh - Độ ổn định khi đỗ của chân chống bên và chân chống giữa.
TCVN 6888 : 2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Môtô, xe máy - Yêu cầu về phê duyệt kiểu.
3. Thuật ngữ định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này
3.1 Chân chống (Stands): Một cơ cấu được gắn vững chắc vào xe và giữ cho xe đứng thẳng (hoặc hầu như thẳng đứng) ở vị trí đỗ khi không có người điều khiển đi kèm.
3.2 Chân chống bên (Prop stand): Chân chống khi được mở hoặc xoay đến vị trí mở thì xe chỉ được đỡ ở một bên trong khi cả hai bánh vẫn tiếp xúc với bề mặt đỡ xe.
3.3 Chân chống giữa (Centre stand): Chân chống khi được xoay đến vị trí mở thì xe được đỡ bằng một hoặc một số phần diện tích tiếp xúc giữa xe và bề mặt đỡ xe ở cả hai phía của mặt phẳng trung bình dọc của xe.
3.4 Độ nghiêng ngang (Transverse tilt): Độ dốc được biểu thị bằng phần trăm của bề mặt đỡ xe thực, chỗ giao nhau của mặt phẳng trung bình dọc của xe và bề mặt đỡ xe, vuông góc với đường có độ dốc lớn nhất (hình 1, 2, 3 và 4).
3.5 Độ nghiêng dọc (Longitudinal tilt): Độ dốc được biểu thị bằng phần trăm của bề mặt đỡ xe thực, khi mặt phẳng trung bình dọc của xe song song với đường có độ dốc lớn nhất (hình 5 và 6).
3.6 Mặt phẳng trung bình dọc của xe (Longitudinal median plane of the vehicle): Mặt phẳng dọc đối xứng của bánh xe sau.
4. Yêu cầu chung
4.1 Tất cả các xe phải được trang bị ít nhất một chân chống để giữ cho xe đứng vững chắc khi dừng lại (khi xe được đỗ) nhưng nó không giữ xe đứng yên khi có tác động của con người hoặc bởi những phương tiện bên ngoài. Các xe có bánh kép không cần phải trang bị các chân chống nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trong 7.2.2 trong khi đỗ xe (phanh để đỗ xe được sử dụng).
4.2 Chân chống có thể hoặc là chân chống bên hoặc là chân chống giữa hoặc cả hai.
4.3 Nếu chân chống xoay ở phần thấp hơn hoặc là dưới xe thì các cạnh phía ngoài của chân chống đó phải xoay ra phía sau xe khi gập chân chống hoặc ở tư thế chạy xe.
4.4 Chân chống bên
4.4.1 Có thể đỡ xe ổn định ở một bên cho dù xe ở trên mặt phẳng đỡ xe nằm ngang hoặc trên một dốc để bảo vệ vị trí nghiêng của xe một cách dễ dàng (xe không bị xoay quanh điểm chống đỡ được tạo bởi chân chống bên) hoặc tránh cho xe không bị thay đổi từ tư thế nghiêng thành tư thế thẳng đứng và nghiêng về phía đối diện với bên có chân chống của xe.
4.4.2 Phải đỡ và giữ được xe ổn định khi xe đỗ trên dốc có độ nghiêng được quy định trong 7.2.2.
4.4.3 Có thể gập về phía sau một cách tự động hoặc ở tư thế để chạy xe:
4.4.3.1 Khi xe trở lại tư thế chạy xe (thẳng đứng) bình thường; hoặc:
4.4.3.2 Khi xe chuyển động về phía trước do tác động có chủ tâm của người lái xe vào chân chống bên để chân chống bên rời khỏi mặt đất.
4.4.4 Bất kể những yêu cầu đã nêu trong 4.4.3, chân chống bên phải được thiết kế và chế tạo sao cho chúng không đóng lại một cách tự động nếu góc đỡ bị thay đổi không mong muốn (thí dụ như nếu xe được đẩy một cách nhẹ nhàng bởi một người thứ ba hoặc là bởi một cơn gió mạnh phát sinh do sự chạy qua của một xe khác).
4.4.4.1 Ngay khi chân chống được mở ra hoặc xe ở tư thế đỗ.
4.4.4.2 Xe đang được chống bên đỡ trên chân chống tiếp xúc với mặt đất;
4.4.4.3 Xe được để không sử dụng tại tư thế đỗ xe.
4.4.5 Không áp dụng các yêu cầu đã được nêu trong 4.4.3 nếu xe được thiết kế sao cho không bị chuyển động bởi động cơ của xe khi chân chống bên được mở ra.
4.5 Chân chống giữa
4.5.1 Có thể đỡ xe với một hoặc cả hai bánh tiếp xúc với mặt phẳng đỡ xe hoặc không có bất kỳ bánh nào tiếp xúc với mặt phẳng này mà vẫn bảo đảm được sự ổn định của xe.
4.5.1.1 ở trên mặt phẳng đỡ xe nằm ngang.
4.5.1.2 ở vị trí nghiêng.
4.5.1.3 Trên một dốc theo 7.2.2.
4.5.2 Có thể gập về phía sau một cách tự động hoặc ở tư thế để chạy xe.
4.5.2.1 Khi xe chuyển động về phía trước thì chân chống giữa được kéo lên khỏi mặt phẳng đỡ xe.
4.5.3 Không áp dụng các yêu cầu được nêu trong 4.5.2 nếu xe được thiết kế sao cho không bị chuyển động bởi động cơ của xe khi chân chống giữa được mở ra.
Hình 1 - Chân chống bên khi mặt phẳng đỡ xe nghiêng sang trái
Hình 2 - Chân chống bên khi mặt phẳng đỡ xe nghiêng sang phải
Hình 3 - Chân chống giữa khi mặt phẳng đỡ xe nghiêng sang trái
Hình 4 - Chân chống giữa khi mặt phẳng đỡ xe nghiêng sang phải
Hình 5 - Chân chống giữa khi mặt phẳng đỡ xe dốc lên
Hình 6 - Chân chống giữa khi mặt phẳng đỡ xe dốc xuống
5. Yêu cầu khác
5.1 Các xe có thể được trang bị đèn báo hiệu để người lái xe nhìn thấy đèn sáng khi ngồi ở vị trí lái xe và đèn được duy trì tới khi chân chống được gập lên hoặc ở tư thế cho xe chuyển động.
5.2 Tất cả các chân chống phải có một cơ cấu kéo lại, cơ cấu này giữ cho chúng ở vị trí gập lên hoặc ở tư thế cho xe chạy. Cơ cấu này có thể bao gồm hoặc là:
- hai bộ phận độc lập như hai lò xo riêng rẽ hoặc một lò xo và một bộ phận giữ chân chống dạng cái kẹp;
hoặc
- chỉ một bộ phận phải có khả năng không bị hỏng khi làm việc trong ít nhất:
+ 10 000 chu kì sử dụng bình thường nếu xe được trang bị hai chân chống;
hoặc
+ 15 000 chu kì sử dụng bình thường nếu xe chỉ được trang bị một chân chống.
6. Thử độ ổn định
6.1 Các thử nghiệm sau đây phải được tiến hành để xác định khả năng giữ xe trong điều kiện ổn định như đã được nêu trong điều 4 và 5.
6.2 Tình trạng của xe
Theo 4.1.1 đến 4.1.4 TCVN 6442 : 1998.
6.3 Đệm thử
6.3.1 Một đệm phẳng, nằm ngang có bề mặt khô, cứng, không dính cát có thể được sử dụng để thử theo 7.1.
6.4 Thiết bị thử
6.4.1 Một sàn đỗ xe được sử dụng cho những thử nghiệm này được nêu trong 7.2.
6.4.2 Sàn đỗ xe phải cứng vững, bằng phẳng có bề mặt hình chữ nhật để có thể đỡ xe mà không bị uốn cong.
6.4.3 Bề mặt của sàn đỗ xe phải có tính chất chống trượt tốt để bảo vệ xe khỏi trượt trên bề mặt đỡ xe trong các thử nghiệm ở tình trạng nghiêng hoặc tựa chống cho xe.
6.4.4 Sàn đỗ xe phải được thiết kế sao cho có thể tạo ra được độ nghiêng ngang và độ nghiêng dọc ít nhất phải đáp ứng được yêu cầu nêu trong 7.2.2.
7. Quy trình thử
7.1 Độ ổn định trên một bề mặt đỡ nằm ngang (thử theo yêu cầu nêu trong 4.4.4 )
7.1.1 Với xe trên đệm thử, chân chống bên được mở ra hoặc chuyển sang tư thế đỗ xe và xe được đỗ trên đệm thử.
7.1.2 Xe được di chuyển để tăng góc tạo bởi mặt phẳng trung bình dọc của xe và bề mặt đỡ xe thêm 30 (bằng cách di chuyển xe về phía vị trí thẳng đứng).
7.1.3 Sự chuyển động này không làm cho chân chống bên trở lại vị trí gập hoặc tư thế chạy xe một cách tự động.
7.2 Độ ổn định trên một bề mặt nghiêng (các thử nghiệm liên quan đến 4.4.1, 4.4.2, 4.5.1.2, 4.5.1.3).
7.2.1 Xe được đặt trên một sàn đỗ với chân chống bên và sau đó được thể hiện riêng biệt với chân chống giữa trong tư thế được mở ra hoặc ở tư thế đỗ và xe được phép đứng im trên chân chống.
7.2.2 Sàn đỗ xe được nghiêng đến độ nghiêng ngang tối thiểu và sau đó đến độ nghiêng dọc tối thiểu phù hợp với bảng 1.
Bảng 1 - Giá trị độ nghiêng ngang và độ nghiêng dọc1)
Độ nghiêng | Chân chống bên | Chân chống giữa | ||
Xe máy | Môtô | Xe máy | Môtô | |
Độ nghiêng ngang | 5% | 6% | 6% | 8% |
Độ nghiêng dọc (dốc xuống) | 5% | 6% | 6% | 8% |
Độ nghiêng dọc (dốc lên) | 6% | 8% | 12% | 14% |
7.2.3 Khi xe đặt trên một sàn đỗ nghiêng, trên chân chống giữa thì nó phải duy trì được tư thế đỗ này với chân chống giữa và với bánh trước hoặc bánh sau tiếp xúc với bề mặt đỡ xe.
Các thử nghiệm trên chỉ được thực hiện với xe đỗ trên chân chống giữa và bánh sau với điều kiện là tất cả những yêu cầu khác đã được nêu lên tại mục này được đáp ứng.
7.2.4 Xe phải giữ được ổn định khi sàn đỗ xe được nghiêng đi theo góc yêu cầu khi xe đã ở vị trí thử.
7.2.5 Một cách khác, sàn đỗ xe có thể được nghiêng đi theo góc yêu cầu trước khi xe được chuyển vào vị trí thử.
8. Tài liệu kỹ thuật để phê duyệt kiểu
Bản thông số kỹ thuật được nêu trong phụ lục A.
1) Xem các hình 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
PHỤ LỤC A
(qui định )
THÔNG SỐ KỸ THUẬT VỀ CHÂN CHỐNG MÔTÔ VÀ XE MÁY HAI BÁNH
(Được gửi kèm theo đơn xin phê duyệt kiểu bộ phận và được nộp riêng với đơn xin phê duyệt kiểu xe)
Đơn xin phê duyệt kiểu bộ phận của chân chống mô tô, xe máy hai bánh phải có thông tin như các điều trong phụ lục B của TCVN 6888 : 2001.
- Phần B.1, điều :
B.1.1.1
B.1.1.2
B.1.1.4 đến B.1.1.6
B.1.3.1
B.1.3.1.1
- Phần B.2, điều :
B.2.1.3.1
PHỤ LỤC B
(tham khảo )
Ví dụ về chứng nhận phê duyệt kiểu bộ phận của chân chống môtô, xe máy hai bánh của các nước thuộc EC
Tên cơ quan có thẩm quyền |
Báo cáo thử nghiệm số: ............. Phòng thử nghiệm:..........................ngày.......tháng..... năm................
Chứng nhận phê duyệt kiểu bộ phận số...............Chứng nhận phê duyệt kiểu bộ phận mở rộng số: .....
B.1 Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của xe: .......................................................................................
B.2 Kiểu xe:..........................................................................................................................................
B.3 Tên, địa chỉ của nhà sản xuất: ......................................................................................................
B.4 Tên, địa chỉ của đại diện nhà sản xuất (nếu có): ............................................................................
B.5 Ngày nộp xe để thử nghiệm: ...........................................................................................................
B.6 Phê duyệt kiểu bộ phận được cấp / không được cấp(1). ..................................................................
B.7 Nơi cấp: .........................................................................................................................................
B.8 Ngày cấp:.......................................................................................................................................
B.9 Ký tên: ..........................................................................................................................................
(1) Gạch bỏ phần không áp dụng.