Tiêu chuẩn TCVN 6758:2000 Yêu cầu và thử nghiệm trong công nhận kiểu kính an toàn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6758:2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6758:2000 Phương tiện giao thông đường bộ-Kính an toàn và vật liệu kính an toàn-Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu
Số hiệu:TCVN 6758:2000Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Năm ban hành:2000Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6758:2000

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6758:2000 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6758:2000

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - KÍNH AN TOÀN VÀ VẬT LIỆU KÍNH AN TOÀN - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG CÔNG NHẬN KIỂU
Road vehicles - Safety glazing and glazing material - Requirements and test methods in type approval

Lời nói đầu

TCVN 6758 : 2000 được biên soạn trên cơ sở qui định ECE 43.00/S3.

TCVN 6758 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Mục lục                                                                                                                        Trang

1 Phạm vi áp dụng                                                                                                        5

2 Tiêu chuẩn trích dẫn                                                                                                    5

3 Thuật ngữ định nghĩa                                                                                                  5

4 Yêu cầu tài liệu kỹ thuật và mẫu trước khi thử công nhận kiểu                                      8

5 Yêu cầu chung                                                                                                           9

6 Yêu cầu riêng                                                                                                             9

7 Các phép thử                                                                                                             10

8 Thay đổi hoặc mở rộng công nhận một kiểu kính an toàn.                                            13

9 Sự phù hợp của sản xuất                                                                                            13

Phụ lục

Phụ lục A          Thông báo (tham khảo)                                                                          14

Phụ lục B          Bố trí dấu công nhận (tham khảo)                                                           24

Phụ lục C          Các qui định thử chung                                                                          26

Phụ lục D          Kính chắn gió độ bền cao                                                                      62

Phụ lục E          Kính độ bền cao đồng nhất                                                                    67

Phụ lục F          Kính chắn gió nhiều lớp thông thường                                                    72

Phụ lục G          Kính nhiều lớp khác kính chắn gió                                                          78

Phụ lục H          Kính chắn gió nhiều lớp được xử lý                                                       82

Phụ lục I           Kính an toàn phủ vật liệu chất dẻo                                                          85

Phụ lục J          Kính chắn gió thuỷ tinh-chất dẻo                                                            86

Phụ lục K          Kinh thuỷ tinh chất dẻo khác kính chắn gió                                             90

Phụ lục L          Kính kép                                                                                               93

Phụ lục M         Phân nhóm kính chắn gió cho thử công nhận                                          95

Phụ lục N          Đo chiều cao phân đoạn và vị trí các điểm va đập                                  98

Phụ lục O          Phương pháp xác định vùng thử trên kính chắn gió của loại xe M1 liên quan đến điểm " V "                     101

Phụ lục P          Phương pháp xác định điểm H và góc thân người thực tế đối với vị trí ngồi trên xe                     106

Phụ lục Q          Kiểm tra sự phù hợp của sản xuất                                                          117

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - KÍNH AN TOÀN VÀ VẬT LIỆU KÍNH AN TOÀN - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG CÔNG NHẬN KIỂU

Road vehicles - Safety glazing and glazing material - Requirements and test methods in type approval

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho kính an toàn và các vật liệu kính lắp đặt trên xe làm kính chắn gió, các loại kính cửa khác của xe và rơ moóc. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại kính sử dụng trên các loại đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu và các bảng dụng cụ, các loại kính chống đạn, kính bảo vệ, và vật liệu khác với kính.

Tiêu chuẩn này không liên quan tới việc lắp đặt kính an toàn và vật liệu kính an toàn trên các xe kéo và rơ moóc của chúng hoặc các cửa sổ kép.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6441 : 1998 Mô tô - Phanh và cơ cấu phanh - Thử và phương pháp đo.

3 Thuật ngữ định nghĩa

3.1 Kính độ bền cao (Toughened-glass pane): các loại kính chỉ có một lớp kính đã được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi bị vỡ.

3.2 Kính nhiều lớp (Laminated-glass pane): loại kính có 2 hoặc nhiều lớp kính được gắn với nhau bằng một hoặc nhiều lớp chất dẻo, có 2 loại.

3.2.1 Loại bình thường (Ordinary): không có lớp kính nào của nó được xử lý.

3.2.2 Loại được xử lý (Treated): có ít nhất 1 lớp kính của nó được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và các điều kiện phân mảnh của kính sau khi va đập.

3.3 Kính an toàn phủ chất dẻo (Safety-glass pane faced with plastics material): loại kính như loại kính 3.1 hoặc 3.2 và có phủ một lớp vật liệu tổng hợp trên bề mặt hướng vào trong xe khi kính được lắp trên xe(sau đây gọi tắt là bề mặt phía trong, ngược lại được gọi là bề mặt phía ngoài).

3.4 Kính thuỷ - tinh chất dẻo (Glass- plastics pane): loại kính nhiều lớp, trong đó có 1 lớp kính và 1 hay nhiều lớp chất dẻo và ít nhất một lớp chất dẻo này phải làm việc như lớp trung gian. Một (hoặc nhiều) lớp chất dẻo là bề mặt phía trong.

3.5 Nhóm kính chắn gió (Group of windsreens): một nhóm các kính chắn gió có các kích cỡ và hình dạng khác nhau được đưa ra để kiểm tra đặc tính cơ học, độ phân mảnh và độ bền vững đối với môi trường;

3.5.1 Kính chắn gió phẳng (Flat windscreen): kính chắn gió không có đường cong thông thường, với chiều cao của đoạn cong lớn hơn 10 mm/m.

3.5.2 Kính chắn gió cong (Curved windscreen): kính chắn gió có đường cong thông thường, với chiều cao của đoạn cong lớn hơn 10 mm/m.

3.6 Cửa số kép (Double window): cửa sổ lắp 2 kính riêng biệt nhau trên cùng một ô cửa của xe.

3.7 Kính kép (Double-glazed unit): khối đã lắp ráp của 2 tấm kính được lắp ráp cố định với nhau ở nhà máy và cách nhau một khe hở đồng nhất.

3.7.1 Kính kép đối xứng (Symmetrical double-glazing): kính kép với 2 tấm kính của nó là cùng loại (ví dụ cùng độ bền cao, cùng là loại nhiều lớp) và có cùng đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ.

3.7.2 Kính kép không đối xứng (Asymmetrical double-glazing): kính kép với 2 tấm kính của nó là khác loại (ví dụ không cùng độ bền cao, không cùng là loại nhiều lớp) hoặc có đặc tính chủ yếu và/hoặc đặc tính phụ khác nhau.

3.8 Đặc tính chủ yếu (Principal characteristic): đặc tính làm thay đổi một cách rõ ràng các đặc tính quang học và/hoặc các đặc tính cơ học của tấm kính theo hướng tương đối quan trọng đối với chức năng của kính trên xe. Thuật ngữ này cũng chỉ gồm nhãn hiệu hoặc tên thương mại.

3.9 Đặc tính phụ (Secondary characteristic): đặc tính có khả năng làm thay đổi đặc tính quang học và/hoặc đặc tính cơ học của tấm kính theo hướng quan trọng đối với chức năng của kính trên xe. Phạm vi của thay đổi như vậy được đánh giá liên quan đến chỉ số cản trở.

3.10 Chỉ số cản trở (Indices of difficulty): bao gồm hệ thống phân loại hai giai đoạn, áp dụng để quan sát sự biến đổi trong thực tế của mỗi một đặc tính phụ. Sự thay đổi từ chỉ số '1' đến chỉ số '2' chỉ ra mức độ cần thiết cho các kiểm tra bổ sung.

3.11 Bề mặt khai triển của kính chắn gió (Developed area of a windscreen): bề mặt của tấm kính phẳng hình chữ nhật nhỏ nhất, từ đó có thể chế tạo được kính chắn gió tương ứng.

3.12 Góc nghiêng của kính chắn gió (Inclination angle of a windscreen): góc giữa đường thẳng thẳng đứng và đường đi qua cạnh đỉnh và cạnh đáy của kính chắn gió; hai đường thẳng này cùng nằm trên mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục dọc của xe.

3.12.1 Phép đo góc nghiêng phải được thực hiện khi xe đứng trên mặt đất bằng. Đối với xe chở khách, phép đo được thực hiện như khi xe đang vận hành, xe phải có đầy đủ nước làm mát, dầu bôi trơn, các dụng cụ thiết bị kèm theo xe và bánh xe dự trữ hoặc các bánh xe dự trữ (nếu chúng được cung cấp như là thiết bị tiêu chuẩn của nhà sản xuất). Cho phép đo với khối lượng của lái xe, đối với xe chở khách, khối lượng của hành khách ngồi trước; khối lượng của lái xe và của hành khách, mỗi người tính là 75 kg ±1 kg.

3.12.2 Các xe có hệ thống treo thuỷ khí, khí nén hoặc thủy lực hoặc các xe có thiết bị tự động điều chỉnh khoảng sáng gầm xe tương ứng với tải trọng phải được kiểm tra ở điều kiện vận hành bình thường do nhà sản xuất qui định.

3.13 Chiều cao phân đoạn h (Hight of segment h ): khoảng cách lớn nhất đo tại góc vuông gần sát tấm kính, phân biệt bởi bề mặt bên trong của tấm kính với bề mặt đi qua các đầu của tấm kính (xem phụ lục N, hình N.1,).

3.14 Kiểu tấm kính (Type of glass pane): các tấm kính được xác định từ 3.1 đến 3.4 không có các khác nhau cơ bản nào, đặc biệt đối với đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong các phụ lục từ D đến L.

3.14.1 Mặc dù sự thay đổi các đặc tính chủ yếu chứng tỏ rằng sản phẩm là loại mới, nó vẫn được công nhận rằng trong các trường hợp nào đó sự thay đổi hình dạng và kích thước không cần thiết phải yêu cầu kiểm tra toàn bộ. Kiểm tra như vậy được qui định trong phụ lục riêng, các tấm kính được tạo thành nhóm nếu chúng có các đặc tính chủ yếu tương tự nhau.

3.14.2 Các tấm kính chỉ khác nhau các đặc tính phụ phải được coi là cùng loại; kiểm tra phải được thực hiện trên các mẫu của các tấm kính như vậy nếu nó được qui định một cách rõ ràng trong các điều kiện kiểm tra.

3.15 Đường cong r (Curvature 'r'): giá trị gần đúng của bán kính cong nhỏ nhất của kính chắn gió được đo ở vùng cong nhất.

4 Yêu cầu tài liệu kỹ thuật và mẫu trước khi thử công nhận kiểu

4.1 Tài liệu kỹ thuật

Với mỗi loại kính an toàn, tài liệu kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

4.1.1 Mô tả kỹ đặc tính thuật bao gồm tất cả các đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ và

4.1.1.1 Đối với các kính khác với kính chắn gió, các bản vẽ phải chỉ ra:

vùng cực đại;

góc nhỏ nhất giữa hai cạnh kề nhau của tấm kính;

chiều cao phân đoạn lớn nhất.

4.1.1.2 Đối với kính chắn gió

4.1.1.2.1 Danh mục của các mẫu kính chắn gió đang đề nghị công nhận, ghi rõ tên của nhà sản xuất xe, kiểu và loại của xe.

4.1.1.2.2 Các bản vẽ phải theo tỷ lệ 1 : 1 cho loại xe M1 và 1 : 1 hoặc 1 : 10 cho tất cả các loại xe khác. Trên bản vẽ, sơ đồ của kính chắn gió và vị trí của nó trên xe phải chỉ rõ được.

4.1.1.2.2.1 Vị trí của kính liên quan đến điểm R của chỗ ngồi lái xe.

4.1.1.2.2.2 Góc nghiêng của kính.

4.1.1.2.2.3 Góc nghiêng của lưng ghế ngồi.

4.1.1.2.2.4 Vị trí và kích thước của vùng đạt chất lượng quang học, nếu có thể chỉ ra độ cứng khác nhau.

4.1.1.2.2.5 Bề mặt khai triển.

4.1.1.2.2.6 Chiều cao phân đoạn.

4.1.1.2.2.7 Độ cong "r".

4.1.1.3 Đối với kính kép, sơ đồ của kính được trình bày trong khổ giâý A4 hoặc được gấp lại theo khổ A4, trên đó chỉ rõ(ngoài các thông tin trong 4.1.1):

Loại của mỗi một tấm kính thành phần tạo thành kính kép(hữu cơ, thuỷ tinh với thuỷ tinh hoặc thủy tinh với kim loại).

Chiều rộng danh nghĩa của khe hở giữa hai tấm kính.

4.2 Mẫu thử

Phải có đủ số lượng theo qui định các mẫu kiểm tra và các mẫu thành phẩm của các kiểu kính đã chọn để công nhận. Nếu cần, số lượng này phải được thoả thuận với phòng thử nghiệm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận (sau đây gọi là phòng thử nghiệm).

5 Yêu cầu chung

5.1 Tất cả các loại kính, bao gồm cả kính để sản xuất kính chắn gió phải giảm đến mức tối đa nguy cơ gây thương tích cho người khi kính bị vỡ. Kính phải có đủ độ bền đối với các điều kiện nhiệt độ và khí quyển, các tác dụng hoá học, cháy và mài mòn.

5.2 Kính an toàn phải đủ trong suốt, không gây ra các hình ảnh méo mó khi nhìn qua kính chắn gió, không gây ra lẫn lộn giữa các màu được sử dụng trong các bảng hiệu giao thông và đèn tín hiệu. Trong trường hợp kính chắn gió bị vỡ, người lái xe vẫn còn khả năng quan sát đường rõ ràng để phanh và dừng xe an toàn.

6 Yêu cầu riêng

Tất cả các loại kính an toàn, phụ thuộc vào loại xe dùng kính, phải tuân theo các yêu cầu riêng sau:

6.1 Đối với kính chắn gió có độ bền cao, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục D;

6.2 Đối với kính chắn gió có độ bền cao đồng nhất, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục E;

6.3 Đối với kính chắn gió nhiều lớp thông thường, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục F;

6.4 Đối với kính nhiều lớp thông thường khác với kính chắn gió, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục G;

6.5 Đối với kính chắn gió nhiều lớp loại được xử lý, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục H;

6.6 Đối với kính an toàn phủ chất dẻo, ngoài các yêu cầu thích hợp được liệt kê ở trên còn có các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục I;

6.7 Đối với kính chắn gió loại thuỷ tinh - chất dẻo, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục J;

6.8 Đối với kính loại thuỷ tinh - chất dẻo khác với kính chắn gió, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục K;

6.9 Đối với các kính kép, các yêu cầu được chỉ ra trong phụ lục L.

7 Các phép thử

7.1 Các phép thử dưới đây được qui định sử dụng trong tiêu chuẩn này

7.1.1 Thử độ phân mảnh

Mục đích thử

7.1.1.1 Để xác nhận các mảnh vỡ và mảnh vụn của tấm kính, khi kính bị vỡ, gây thương tích nhỏ nhất đối với con người.

7.1.1.2 Đối với kính chắn gió, khả năng còn nhìn được sau khi vỡ.

7.1.2 Thử độ bền cơ học

7.1.2.1 Thử bằng va đập của bi thép. Có 2 dạng thử: sử dụng bi 227 g và bi 2260 g.

7.1.2.1.1 Bi 227 g: nhằm đánh giá độ bám dính của lớp trung gian (dùng dán các lớp kính) của kính nhiều lớp và độ bền cơ học của kính có độ bền cao đồng nhất.

7.1.2.1.2 Bi 2260 g: nhằm đánh giá mức độ xuyên qua kính nhiều lớp của bi.

7.1.2.2 Thử bằng chuỳ thử nhằm thử sự phù hợp của kính đối với các yêu cầu liên quan đến các giới hạn gây thương tích do va chạm của đâù người với kính chắn gió, kính nhiều lớp hoặc kính thuỷ tinh - chất dẻo khác với kính chắn gió hoặc kính kép dùng cho cửa sổ bên cạnh.

7.1.3 Thử tác động của môi trường

7.1.3.1 Thử độ bền mài mòn

Mục đích của thử nghiệm này là xác định độ bền mài mòn có vượt quá giá trị đã qui định hay không.

7.1.3.2 Thử độ chịu nhiệt độ cao

Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra có bọt hoặc các khuyết tật khác trong lớp trung gian của kính nhiều lớp hoặc kính thuỷ tinh - chất dẻo khi tiếp xúc với nhiệt độ cao liên tục trong khoảng thời gian dài.

7.1.3.3 Thử độ bền phát xạ

Mục đích của thử nghiệm này nhằm xác định mức độ suy giảm đáng kể của ánh sáng đi qua (độ truyền sáng) kính nhiều lớp, kính thuỷ tinh-chất dẻo hoặc kính phủ chất dẻo khi tiếp xúc với bức xạ liên tục trong khoảng thời gian dài, hoặc xác định sự đổi màu rõ ràng của kính.

7.1.3.4 Thử tính chống ẩm

Mục đích của thử nghiệm này nhằm xác định mức độ hư hỏng, biến dạng đáng kể của kính nhiều lớp, kính thuỷ tinh-chất dẻo hoặc kính phủ chất dẻo khi tiếp xúc thời gian dài với độ ẩm của không khí.

7.1.3.5 Thử độ bền đối với thay đổi nhiệt độ

Phép thử này nhằm mục đích kiểm tra sức chịu đựng của vật liệu chất dẻo, được sử dụng trong kính an toàn như đã định nghĩa trong 3.3 và 3.4, khi tiếp xúc thời gian dài với sự thay đổi nhiệt độ của không khí mà không có các hư hỏng, biến dạng đáng kể.

7.1.4 Chất lượng quang học

7.1.4.1 Kiểm tra hệ số truyền sáng

Kiểm tra này nhằm xác định độ truyền sáng đều của kính an toàn có vượt quá giá trị qui định không.

7.1.4.2 Thử độ méo quang học

Nhằm mục đích kiểm tra độ méo của các vật thể khi nhìn qua kính chắn gió. Độ méo không được nằm trong giới hạn gây nhầm lẫn cho lái xe.

7.1.4.3 Thử sự tách rời ảnh thứ cấp

Nhằm kiểm tra lại độ lệch góc của ảnh thứ cấp so với hình ảnh ban đầu không vượt quá giá trị đã qui định.

7.1.4.4 Thử nhận biết màu

Mục đích của thử nghiệm này nhằm xác định không có nguy cơ rối loạn màu khi nhìn qua kính chắn gió.

7.1.5 Thử tính chịu lửa

Mục đích của thử nghiệm này nhằm xác định bề mặt bên trong của kính an toàn như đã định nghĩa trong 3.3 và 3.4 có tốc độ cháy thấp đạt yêu cầu qui định.

7.1.6 Thử độ bền hoá học

Phép thử nghiệm này nhằm xác định bề mặt bên trong của kính an toàn, như đã định nghĩa trong 3.3 và 3.4 ở trên, phải bền vững khi tiếp xúc với các chất hoá học thông thường hoặc hoá chất được sử dụng trong xe (ví dụ như hoá chất làm sạch). Các hóa chất này không được gây ra hư hỏng biến dạng đáng kể nào đối với bề mặt bên trong.

7.2 Thử theo qui định cho các tấm kính các loại được định nghĩa từ 3.1 đến 3.4 của tiêu chuẩn này.

7.2.1 Các loại kính an toàn phải chịu các phép thử được liệt kê trong bảng 1.

7.2.2 Kính an toàn phải được công nhận nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu được qui định trong các điều khoản thích hợp liên quan đến bảng 1.

 

 

8 Thay đổi hoặc mở rộng công nhận một kiểu kính an toàn

8.1 Mỗi một thay đổi kiểu kính an toàn hoặc đối với kính chắn gió mỗi bổ sung một kiểu kính chắn gió vào một nhóm phải không gây ra ảnh hưởng xấu đáng kể. Đối với kính chắn gió thì một kiểu mới phải phù hợp với nhóm kính chắn gió đã được công nhận, và đối với kính an tòan thì phải đáp ứng các yêu cầu đã nêu.

8.2 Khi cần phải xem xét báo cáo kết quả thử chi tiết hơn phòng thử nghiệm.

9 Sự phù hợp của sản xuất

9.1 Kính an toàn được công nhận theo tiêu chuẩn này phải được sản xuất giống như loại đã được công nhận bằng cách đáp ứng tất cả các yêu cầu qui định trong điều 5, điều 6 và điều 7.

9.2 Để xác nhận các qui định trong điều 9.1 trên đã được đáp ứng, phải thực hiện việc kiểm tra thích đáng đối với sản xuất.

Phụ lục A

(tham khảo)

(Ví dụ tham khảo về thông báo công nhận kiểu của các nước tham gia Hiệp định 1958, ECE, Liên hiệp quốc. Chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho công nhận kiểu của các nước này).

(khổ giấy A4 : 210 x 297 mm).

THÔNG BÁO

Công bố bởi : Cơ quan có thẩm quyền

...........................................

...........................................

...........................................

 

Về (2) :

Cấp công nhận

Không cấp công nhận

Cấp công nhận mở rộng

Thu hồi công nhận

Chấm dứt sản xuất

một kiểu kính an tòan theo quy định ECE 43

Công nhận số :......................                                       Công nhận mở rộng số:..........................

A.1 Loại kính an toàn:.............................................................

A.2 Mô tả kính: xem phụ lục A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7 (1), với kính chắn gió xem phụ lục A8.

A.3 Tên hoặc nhãn hiệu thương mại....................................................

A.4 Tên và địa chỉ nhà sản xuất:...................................................

......................................................................................

A.5 Nếu được, tên và địa chỉ đại diện nhà sản xuất:.......................................................

.....................................................................................................................................

A.6 Ngày đệ trình công nhận:........................................................

A.7 Phòng thử nghiệm : ...............................................................

. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

A.8 Ngày phòng thử nghiệm nộp báo cáo:............................................

A.9 Số của báo cáo:...................................................................

A.10 Công nhận / không công nhận / mở rộng / thu hồi..........................................

A.11 Lý do mở rộng công nhận:......................................................

A.12 Nhận xét:..........................................................................

A.13 Vị trí:..............................................................................

A.14 Ngày:..............................................................................

A.15 Chữ ký:......................

A.16 Danh mục các tài liệu đã lưu cùng với cơ quan quản lý, cơ quan đã thừa nhận công nhận, hiệu lực theo đề nghị và được bổ sung thông báo này.

 (1) Nước cấp công nhận.

 (2) Gạch bỏ những mục không áp dụng.

Phụ lục A - Phụ lục A 1

(tham khảo)

KÍNH CHẮN GIÓ ĐỘ BỀN CAO

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong phụ lục D hoặc I)

Công nhận số:................Công nhận mở rộng số:................

Đặc tính chủ yếu:

Loại hình dáng :.............................................................

Loại chiều dày:..............................................................

Chiều dày danh nghĩa của kính chắn gió: ...........................

Loại và dạng của các lớp phủ chất dẻo:.................................

Chiều dày của các lớp phủ chất dẻo............:.......................

Đặc tính phụ:

Loại vật liệu (Kính phẳng/ kính nổi/ kính tấm mỏng):..............

Mầu của kính (Có/ không có ):..............................................

Màu của các lớp phủ chất dẻo ...........:.............................

Các chất dẫn nhiệt đã gắn vào (Có/ không):......................

Các dải chống ánh sáng đã gắn vào (Có /Không):............. Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 2

(tham khảo)

KÍNH CHẮN GIÓ ĐỘ BỀN CAO ĐỒNG NHẤT

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong phụ lục E và I)

Công nhận số:                                                           Công nhận mở rộng số

Đặc tính chủ yếu:

Có khác kính chắn gió không (Có/ Không):....................

Kính chắn gió cho xe tốc độ thấp:................................

Loại hình dạng:.......................................................

Chiều dày tổng hợp các lớp kết dính:...........................

Bản chất của quá trình xử lý:.....................................

Bản chất và dạng của các lớp phủ chất dẻo:..................

Đặc tính phụ :

Loại vật liệu (Kính phẳng/ kính nổi/ kính tấm mỏng) :.........

Mầu của kính (Có /không):........................................

Mầu của các lớp phủ bề mặt :....................................

Các chất dẫn nhiệt đã gắn vào (Có/ Không):.......................

Các dải chống ánh sáng đã gắn vào (Có/ Không):..........

Chuẩn cứ công nhận :

Diện tích lớn nhất (cho kính phẳng):..................................

Góc nhỏ nhất:..........................................................

Bề mặt khai triển lớn nhất (cho kính cong):.....................

Độ cao phân đoạn lớn nhất:...........................................

Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 3

(tham khảo)

KÍNH CHẮN GIÓ NHIỀU LỚP

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong phụ lục F, H hoặc I)

Công nhận số:                                               Công nhận mở rộng số:

Đặc tính chủ yếu: Số lớp kính:

Số lớp trung gian :

Chiều dày danh nghĩa của kính chắn gió:

Chiều dày danh nghĩa của lớp (hoặc các lớp) trung gian:

Xử lý đặc biệt kính:

Bản chất và loại lớp (hoặc các lớp) trung gian:

Bản chất và loại lớp (hoặc các lớp) phủ chất dẻo:

Đặc tính phụ:

Loại vật liệu (kính phẳng, kính nổi, kính tấm mỏng):

Màu của kính (Có/không):

Mầu của lớp (hoặc các lớp) phủ chất dẻo:

Các chất dẫn nhiệt đã gắn vào (Có/ Không):

Các dải chống ánh sáng đã gắn vào (Có/ Không): Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 4

(tham khảo)

KÍNH NHIỀU LỚP KHÁC KÍNH CHẮN GIÓ

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong phụ lục G hoặc I)

Công nhận số:                                                 Công nhận mở rộng số:

Đặc tính chủ yếu:

Số lớp kính:

Số lớp trung gian: Loại chiều dày:

Chiều dày danh nghĩa lớp (hoặccác lớp) trung gian:

Xử lý đặc biệt kính:

Bản chất và loại của lớp (hoặccác lớp) trung gian:

Loại và dạng của lớp (hoặccác lớp) phủ chất dẻo:

Đặc tính phụ:

Loại vật liệu (Kính phẳng/kính nổi/ kính tấm mỏng):

Mầu của lớp trung gian (tổng, từng lớp):

Mầu của lớp phủ chất dẻo: Mầu của kính (Có/không):

Các chất dẫn nhiệt đã gắn vào (Có/ Không):

Các dải chống ánh sáng đã gắn vào (Có/ Không): Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 5

(tham khảo)

KÍNH CHẮN GIÓ THUỶ TINH - CHẤT DẺO

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong Phụ lục J )

Công nhận số:                                                  Công nhận mở rộng số

Đặc tính chủ yếu:

Loại hình dạng: Số lớp chất dẻo:

Chiều dày danh nghĩa của kính:

Xử lý của kính (Có/ Không):

Chiều dày danh nghĩa của kính chắn gió:

Chiều dày danh nghĩa của lớp (hoặc các lớp) chất dẻo có tác dụng như lớp trung gian:

Bản chất và loại của lớp (hoặccác lớp) chất dẻo có tác dụng như trung gian:

Bản chất và loại của lớp chất dẻo bên ngoài:

Đặc tính phụ:

Loại vật liệu (Kính phẳng/kính nổi/ kính tấm mỏng)

Mầu của kính:

Mầu của lớp (hoặc các lớp) chất dẻo (Tổng/ từng lớp)

Các chất dẫn nhiệt đã gắn vào (Có/ Không):

Các dải chống ánh sáng đã gắn vào (Có/ Không): Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 6

(tham khảo)

KÍNH THUỶ TINH-CHẤT DẺO KHÁC KÍNH CHẮN GIÓ

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được xác định trong Phụ lục K)

Công nhận số:                                                  Công nhận mở rộng số

Đặc tính chủ yếu:

Số lớp chất dẻo:

Chiều dày của thành phần kính thuỷ tinh:

Xử lý của thành phần kính thuỷ tinh (Có/ Không):

Chiều dày danh nghĩa toàn bộ của kính:

Chiều dày danh nghĩa của lớp (hoặc các lớp) chất dẻo có tác dụng như lớp trung gian:

Bản chất và loại của lớp (hoặc các lớp) chất dẻo có tác dụng như trung gian:

Bản chất và loại của lớp chất dẻo bên ngoài:

Đặc tính phụ:

Loại vật liệu (Kính phẳng/kính nổi/ kính tấm mỏng):

Mầu của kính (Có / không ):

Mầu của lớp (hoặc các lớp) chất dẻo (Tổng/ từng lớp):

Các chất dẫn nhiệt đã gắn vào (Có/ Không):

Các dải chống ánh sáng đã gắn vào (Có/ Không):

Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 7

(tham khảo)

KÍNH KÉP

(Đặc tính chủ yếu và đặc tính phụ được qui định trong Phụ lục L )

Công nhận số:                                                 Mở rộng số:

Đặc tính chủ yếu:

Cấu tạo của kính kép (Đối xứng/ không đối xứng):

Chiều dày danh nghĩa của khe hở:

Phương pháp lắp ráp:

Loại của mỗi kính, xác định như phụ lục E, G, I hoặc K:

Tài liệu kèm theo:

Một tài liệu cho hai tấm của kính kép đối xứng theo đúng phụ lục mà kính đã được thử hoặc công nhận.

Một tài liệu cho mỗi một tấm của kính kép không đối xứng theo đúng phụ lục mà kính đã được thử hoặc công nhận.

Nhận xét:

Phụ lục A - Phụ lục A 8

(tham khảo)

NỘI DUNG BẢNG KÊ CỦA KÍNH CHẮN GIÓ

Đối với mỗi kính chắn gió nằm trong công nhận này, các hạng mục tối thiểu dưới đây phải được cung cấp:

Nhà sản xuất xe

Dạng xe

Loại xe

Bề mặt khai triển "F"

Chiều cao phân đoạn "h"

Bán kinh cong "r"

Góc lắp đặt "a"

Góc lưng ghế "b"

Tọa độ điểm "R" (với các tọa độ tương ứng xB, yA, zC) liên quan đến điểm giữa của mép trên kính chắn gió

Hình A8.1 - Hình giải thích các hạng mục kê khai trong bản kê

Phụ lục B

(tham khảo)

(Ví dụ tham khảo về bố trí các dấu hiệu công nhận kiểu của các nước tham gia Hiệp định 1958, ECE, Liên hiệp quốc)

BỐ TRÍ DẤU CÔNG NHẬN

Dấu công nhận đóng lên kính như sau:

Chú thích các kí hiệu trên dấu:

1. Số I: Kí hiệu cho loại kính. Trường hợp này là kính chắn gió độ bền cao.

2. Chữ cái E: Kính an toàn sử dụng trên xe có động cơ tuân theo quy định ECE 43.

3. Số 4: Kí hiệu của quốc gia công nhận quy định này. Số 4 là Hà lan.

4. Số 43R: kí hiệu của quy định ECE 43

5. Số 002439: số của công nhận.

Kí hiệu của các loại kính như sau:

I           Kính chắn gió độ bền cao

I/P        Kính chắn gió độ bền cao có phủ chất dẻo trên bề mặt

II           Kính chắn gió nhiều lớp thông thường

II/P       Kính chắn gió nhiều lớp thông thường có phủ chất dẻo

III          Kính chắn gió nhiều lớp loại được xử lý

IV         Kính chắn gió thuỷ tinh - chất dẻo

V          Kính khác chắn gió có độ truyền sáng ổn định < 70%

V-VI      Kính kép có độ truyền sáng ổn định < 70%

VII        Kính chắn gió độ bền cao đồng nhất, sử dụng cho xe có tốc độ Ê 30 km/h.

Không có số bên trên: Kính khác với kính chắn gió, có độ truyền sáng ổn định ³ 70.

Kí hiệu số của một số nước tham gia hiệp định này như sau:

Số 1                 : Cộng hoà liên bang Đức

Số 2                 : Pháp

Số 3                 : ý

Số 4                 : Hà lan

Số 5                 : Thuỵ điển

Số 6                 : Bỉ

Số 7                 : Hung ga ri

Số 8                 : Tiệp khắc cũ

Số 9                 : Tây Ban Nha

Số 10               : Nam tư

Số 11               : Anh

Số 12               : áo

Số 13               : Lúc xăm bua

Số 14               : Thuỵ sĩ

Số 16               : Na uy

Số 17               : Phần lan

Số 18               : Đan mạch

Số 19               : Rumani

Số 20               : Balan

Số 21               : Bồ đào nha

Số 22               : Liên xô cũ

Phụ lục C

(qui định)

CÁC QUY ĐỊNH THỬ CHUNG

C.1 Thử độ phân mảnh

C.1.1 Không được kẹp chặt tấm kính cần thử. Tuy nhiên, có thể đặt nó trên một tấm kính giống hệt và được giữ bằng một băng dính xung quanh mép.

C.1.2 Để tạo sự phân mảnh, dùng một cái búa nhọn đầu, nặng khoảng 75 g hoặc một dụng cụ khác cho kết quả tương tự. Bán kính đường cong của đầu nhọn tác động là 0,2 mm ± 0,05 mm

C.1.3 Phép thử được tiến hành tại các điểm va đập qui định

C.1.4 Khảo sát những mảnh vỡ bằng giấy cảm quang (giấy ảnh), cho giấy ảnh tiếp xúc ánh sáng trong vòng 10 giây đầu sau va đập và kết thúc không quá 3 phút sau. Chỉ xem xét những đường tối nhất đã thể hiện vết nứt ban đầu. Phòng thử nghiệm phải giữ lại bản sao ảnh của các mảnh vỡ thu được sau va đập.

C.2 Thử va đập bằng bi thép

C.2.1  Thử va đập bằng bi thép 227 g.

C.2.1.1 Thiết bị

C.2.1.1.1 Sử dụng bi bằng thép cứng khối lượng 227 g ± 2 g, đường kính xấp xỉ 38 mm.

C.2.1.1.2 Thao tác: cho viên bi rơi tự do từ độ cao qui định hoặc tạo cho viên bi có vận tốc bằng với vận tốc khi rơi tự do từ độ cao đó. Khi sử dụng thiết bị tạo vận tốc, sai số vận tốc do thiết bị tạo ra là 1% so với vận tốc rơi tự do.

C.2.1.1.3 Giá đỡ cố định (hình C1) bao gồm khung thép với bề mặt của các thanh thép làm khung rộng 15 mm; trên đặt một gioăng cao su dày 3 mm, độ cứng 50 IRHD, khung này đặt lên trên một khung dưới khác. Khung dưới đặt trên một giá đỡ hình hộp bằng tôn cao 150 mm. Mẫu thử được giữ bằng khung phía trên nặng khoảng 3 kg. Giá đỡ hình hộp được hàn vào một tấm thép làm đế dày 12 mm, giữa sàn nhà và giá đỡ cố định đặt một tấm cao su dày 3 mm và độ cứng 50 IRHD.

C.2.1.2 Điều kiện thử

Nhiệt độ : 20 oC ± 5oC

áp suất từ 860 đến 1060 mbar

Độ ẩm tương đối 60% ± 20%

C.2.1.3  Mẫu thử

Sử dụng mẫu thử phẳng, hình vuông, cạnh 300 +40-0mm.

C.2.1.4 Tiến hành thử

Đặt mẫu thử trong điều kiện nhiệt độ qui định ít nhất là 4 giờ ngay trước khi tiến hành phép thử. Mẫu thử đặt trên giá cố định (xem C.2.1.1.3).

Mặt của mẫu thử đặt vuông góc với chiều rơi của viên bi (dung sai nằm trong khoảng 3O).

Điểm va đập phải nằm trong vòng tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 25 mm ứng với độ cao rơi không quá 6 m và bán kính 50 mm ứng với độ cao rơi lớn hơn 6 m.

Cho viên bi rơi vào bề mặt phía ngoài của mẫu thử. Bi chỉ được phép thực hiện một lần va đập.

Kích thước tính bằng milimét

Hình C.1 - Giá đỡ cố định để thử bằng bi thép

1. Mẫu thử

2. Gioăng cao su

3. Tấm đệm cao su

C.2.2 Thử va đập bằng bi thép 2260 g

C.2.2.1 Thiết bị

C.2.2.1.1 Bi bằng thép cứng có khối lượng 2260 g ± 20 g, đường kính xấp xỉ 82 mm.

C.2.2.1.2 Thao tác: cho bi rơi tự do từ độ cao qui định hoặc tạo cho viên bi vận tốc bằng với vận tốc khi rơi tự do từ độ cao đó. Khi sử dụng thiết bị tạo vận tốc, sai số vận tốc do thiết bị tạo ra là 1% so với vận tốc khi rơi tự do.

C.2.2.1.3 Giá đỡ cố định được giới thiệu ở hình C1, mô tả trong C.2.1.1.3.

C.2.2.2 Điều kiện thử

Nhiệt độ 20 oC ± 5oC

áp suất từ 860 đến 1060 mbar

Độ ẩm tương đối 60 % ± 20%.

C.2.2.3 Mẫu thử

Mẫu thử hình vuông phẳng, có cạnh bằng 300+40-0 mm hoặc được cắt ra từ phần phẳng nhất của kính chắn gió hoặc phần cong của kính an toàn.

Như vậy toàn bộ kính chắn gió hoặc phần cong của kính an toàn có thể được thử. Trong trường hợp này cần chú ý đảm bảo có đủ tiếp xúc giữa tấm kính an toàn và giá đỡ.

C.2.2.4 Tiến hành thử

Mẫu thử được đặt trong điều kiện nhiệt độ qui định ít nhất là 4 giờ ngay trước khi thử.

Đặt mẫu thử trên giá cố định (xem C.2.1.1.3). Mặt của mẫu thử đặt vuông góc với chiều rơi của viên bi  (sai số nằm trong khoảng 3o).

Trong trường hợp mẫu thử là kính thuỷ tinh - chất dẻo thì mẫu phải được kẹp chặt vào giá đỡ. Điểm va đập phải nằm trong vòng tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 25 mm. Bi phải đập vào bề mặt phía trong của mẫu thử.

C.3 Thử bằng chuỳ thử

C.3.1 Thiết bị

C.3.1.1 Chuỳ thử có đầu hình cầu hoặc bán cầu, làm bằng các miếng gỗ cứng, đầu chùy phủ một lớp nỉ có thể thay thế được và có thể có hoặc không có một thanh ngang làm bằng gỗ. Có một miếng trung gian hình cổ chai giữa phần hình cầu và thanh ngang và một cán đỡ trên đầu kia của thanh ngang. Các kích thước và cấu tạo của chuỳ thử cho trong hình C.2.

Tổng khối lượng của chùy thử là 10 kg ± 0,2 kg.

C.3.1.2 Thao tác: cho chuỳ thử rơi tự do từ độ cao qui định hoặc tạo cho nó vận tốc tương đương với vận tốc đạt được khi rơi tự do từ độ cao đó.

Khi sử dụng thiết bị để phóng chuỳ thử, sai số vận tốc tạo ra là 1% so với vận tốc khi rơi tự do.

C.3.1.3 Giá đỡ cố định dùng cho việc thử mẫu thử phẳng được giới thiệu ở hình C3. Giá cố định gồm 2 khung thép đặt chồng lên nhau, các thanh làm khung có bề mặt rộng 50 mm, gioăng cao su đặt ở giữa dày 3 mm, rộng 15 mm ± 1 mm, độ cứng 70 URHD. Khung trên bắt chặt vào khung dưới bằng ít nhất 8 bu lông.

C.3.2 Điều kiện thử

Nhiệt độ: 20 oC ± 5oC

áp suất: từ 860 đến 1060 mbar

Độ ẩm tương đối: 60% ± 20%.

C.3.3 Tiến hành thử

C.3.3.1 Thử mẫu thử phẳng

Mẫu thử phẳng có chiều dài bằng 300+5-2mm, rộng bằng 500+5-2mm được giữ ở nhiệt độ 20OC ± 5OC, ít nhất là 4 giờ ngay trước khi tiến hành thử .

Kẹp chặt mẫu thử trên khung đỡ (xem C.3.1.3), xiết chặt các bu lông để đảm bảo mẫu thử không bị xê dịch quá 2 mm trong quá trình thử. Bề mặt của mẫu thử đặt vuông góc với phương rơi của chuỳ thử.

Chuỳ thử phải đập vào mẫu thử tại điểm nằm trong đường tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 40 mm, điểm va đập này nằm trên bề mặt phía trong của kính. Chỉ cho phép thực hiện va đập một lần. Bề mặt va đập của lớp nỉ bao phủ đầu chuỳ phải được thay thế sau 12 lần thử.

Kích thước tính bằng milimét

Hình C.2 - Chuỳ thử

C.3.3.2 Phép thử trên kính chắn gió còn nguyên hình dạng (chỉ áp dụng cho chiều cao rơi ≤ 1,5 m)

Đặt kính chắn gió lên giá đỡ, dưới lót một lớp cao su có độ cứng 70 IRHD, dày 3 mm, chiều rộng tiếp xúc trên toàn bộ chu vi khoảng 15 mm.

Giá đỡ phải bao gồm một khung cứng vững, có hình dạng tương ứng với hình dạng kính chắn gió, chuỳ thử phải đập vào bề mặt phía trong của kính.

Nếu cần thiết, kính chắn gió phải được kẹp chặt với giá đỡ. Mômen xoắn nhỏ nhất nên dùng để xiết bu lông M 20 là 30 Nm.

Giá đỡ phải được đặt trên bệ cứng vững, có tấm cao su lót giữa dày 3 mm, độ cứng 70 IRHD. Bề mặt kính chắn gió đặt vuông góc với phương rơi của chuỳ thử.

Chuỳ thử phải đập vào kính chắn gió tại điểm nằm trong vòng tròn có tâm là tâm hình học của mẫu thử, bán kính 40 mm, trên bề mặt phía trong của kính và chỉ được phép thực hiện một lần va đập.

Bề mặt va đập của tấm nỉ được thay thế sau 12 lần thử.

Kích thước tính bằng milimét

1. Gioăng cao su

2. Bu lông M20

Hình C.3 - Giá để thử bằng chuỳ thử

C.4 Thử độ bền mài mòn

C.4.1 Thiết bị

C.4.1.1 Thiết bị thử độ bền mài mòn (thường sử dụng thiết bị của Nhà Teledyne Taber, Mỹ): Sơ đồ được miêu tả ở hình C.4 bao gồm:

Một bàn tròn nằm ngang tâm cố định, quay ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc từ 65 đến 75 vòng/ph. Hai cánh tay đòn song song mang theo bánh mài đặc biệt hình tròn quay tự do trên trục nằm ngang có ổ bi, mỗi bánh mài ép lên mẫu thử một lực tương ứng với khối lượng 500 g.

Bàn tròn của thiết bị mài mòn phải được quay đều trên mặt phẳng ngang (sai lệch hướng so với mặt phẳng nằm ngang không lớn hơn ± 0,05 mm tính ở điểm cách mép ngoài của bàn 1,6 mm).

Hai bánh mài được lắp sao cho chúng tiếp xúc với mẫu thử đang quay tròn và quay ngược chiều quay của mẫu thử. Trong mỗi vòng quay của mẫu thử, sức ép và sự mài mòn tác dụng dọc theo đường cong của hình vành khuyên trên diện tích là 30 cm2.

C.4.1.2 Bánh mài mòn có đường kính từ 45 đến 50 mm, dày 12,5 mm, bao gồm một lớp bột mài mòn đặc biệt gắn trên nền cao su có độ cứng trung bình. Các bánh mài mòn này có độ cứng 72 IRHD ± 5 IRHD đo ở 4 điểm cách đều nhau trên đường tâm của bề mặt bánh mài mòn. áp lực tác dụng theo chiều thẳng đứng, dọc theo đường kính của bánh mài mòn và được duy trì trong khoảng 10 giây.

Bánh mài mòn phải quay rất chậm ngược với tấm kính phẳng để đảm bảo bề mặt của chúng hoàn toàn nằm ngang.

Hình C4 - Sơ đồ thiết bị thử độ bền mài mòn

C.4.1.3 Nguồn sáng bao gồm một đèn nóng sáng có sợi đốt đặt trong hộp chữ nhật kích thước 1,5 mm x 1,5 mm x 3 mm. Điện áp của sợi đốt phải sao cho nhiệt độ màu của nó là 2856 K ± 50 K.

Điện áp này phải được ổn định trong khoảng ± 1/1000. Thiết bị kiểm tra điện áp phải có độ chính xác phù hợp.

C.4.1.4 Hệ thống quang học bao gồm một thấu kính có tiêu cự tối thiểu bằng 500 mm và được hiệu chỉnh quang sai màu. Độ mở lớn nhất của thấu kính không vượt quá f/20. Khoảng cách giữa nguồn sáng và thấu kính được điều chỉnh để tạo ra một chùm sáng song song.

Giới hạn chùm tia sáng bằng một màng ngăn để có đường kính 7 mm ± 1 mm. Màng ngăn này đặt cách thấu kính 100 mm ± 50 mm, về phía xa nguồn sáng.

C.4.1.5 Thiết bị đo độ tán xạ ánh sáng (xem hình C.5) bao gồm một tế bào quang điện với một quả cầu tích hợp đường kính a bằng từ 200 đến 250 mm. Quả cầu có hai lỗ cho ánh sáng đi qua, một lỗ vào và một lỗ ra. Lỗ vào có đường kính ít nhất gấp đôi đường kính của chùm tia sáng. Lỗ ra có dạng ống bẫy sáng hoặc vật phản xạ tuỳ theo Tiến hành thử được nêu trong C.4.4.3 dưới đây, ống bẫy sáng phải hấp thụ hoàn toàn ánh sáng khi chưa có mẫu thử.

Trục của chùm sáng xuyên qua tâm lỗ ra và lỗ vào. Đường kính b của lỗ ra bằng 2a x tang 4o, trong đó a là đường kính quả cầu. Tế bào quang điện được đặt sao cho nó không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng từ lỗ vào hoặc vật phản xạ.

Mặt trong của quả cầu và vật phản xạ phải có hệ số phản xạ bằng nhau và phải là các mặt mờ và không chọn lọc.

Đầu ra của tế bào quang điện phải tuyến tính với sai số ± 2% của tòan dải cường độ sáng được sử dụng. Cấu tạo của dụng cụ đo phải sao cho không có độ lệch nào vì dụng cụ đo điện khi quả cầu tối.

Tất cả thiết bị đo phải được hiệu chuẩn đều đặn bằng tiêu chuẩn hiệu chuẩn của độ mờ đã được xác định.

Nếu sử dụng thiết bị hoặc các phương pháp khác với trên để đo độ mờ thì kết quả phải được hiệu chỉnh lại nếu cần thiết để phù hợp với kết quả đo bằng thiết bị nêu trên.

C.4.2 Điều kiện thử:

Nhiệt độ: 20 oC ± 5oC

áp suất: từ 860 đến 1060 mbar

Độ ẩm tương đối: 60 ± 20%.

C.4.3 Mẫu thử

Mẫu thử hình vuông phẳng, có cạnh dài 100 mm, cả hai bề mặt gần như phẳng và song song, nếu cần thiết, có thể thêm một lỗ khoan đường kính 6,4 mm ± 0,2 mm.

C.4.4 Tiến hành thử

Thực hiện phép thử mài mòn trên bề mặt phía ngoài của mẫu thử kính nhiều lớp hoặc là bề mặt phía trong nếu là vật liệu chất dẻo.

C.4.4.1 Rửa sạch mẫu thử ngay trước và sau khi thử theo cách sau:

a) lau sạch bằng một miếng vải lanh trong khi xả nước vào;

b) xúc bằng nước cất hoặc nước đã khử khoáng;

c) thổi khô bằng ô xi hoặc ni tơ;

d) đập nhẹ bằng một miếng vải lanh ẩm để loại bỏ vết nước. Nếu cần thiết ấn nhẹ giữa hai miếng vải lanh để làm khô.

Tránh xử lý bằng các thiết bị siêu âm.

Sau khi rửa sạch, mẫu thử chỉ được cầm trên các gờ của chúng và được bảo quản cẩn thận để chống hư hại hoặc bị bẩn trên bề mặt.

C.4.4.2 Mẫu thử phải được đặt tối thiểu 48 giờ trong phòng có nhiệt độ 20oC ± 5oC và độ ẩm tương

đối 60% ± 20%.

C.4.4.3 Mẫu thử được đặt ngay ở lỗ vào của quả cầu tích hợp. Góc giữa phương vuông góc với mặt của mẫu thử và trục của chùm sáng không được vượt quá 8o.

Lấy 4 số đo như được chỉ ra ở bảng 2 dưới đây

Lặp lại các số đo T1, T2, T3, T4 với các vị trí đặc biệt khác của mẫu thử để xác định tính đồng nhất. Tính toán tổng hệ số truyền T1 = T2/T1

(Mời xem tiếp trong file đính kèm)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi