Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 37150:2018 Xem xét hoạt động hiện tại liên quan đến chuẩn đo
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 37150:2018
Số hiệu: | TCVN 37150:2018 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông |
Năm ban hành: | 2018 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 37150:2018
HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG - XEM XÉT HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN ĐO
Smart community infrastructures - Review of existing activities relevant to metrics
Lời nói đầu
TCVN 37150:2018 tương đương có sửa đổi với ISO/TR 37151:2014.
TCVN 37150:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và đô thị bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm năng lượng, nước, giao thông, chất thải, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng và có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là phương tiện để đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự thiếu thốn và không đầy đủ của hạ tầng cho cộng đồng có thể gây trở ngại cho việc thay đổi sự phân bố thu nhập tương đối thông qua quá trình tăng trưởng nhằm hỗ trợ người nghèo (tăng trưởng vì người nghèo). Hơn nữa, nhu cầu về hạ tầng cho cộng đồng, cũng như các sản phẩm có thể mở rộng và tích hợp được với nhau, sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong những thập kỷ tới do các yếu tố chính thay đổi, ví dụ: sự gia tăng dân số và đô thị hóa.
Từ lâu chúng ta đã xác định rằng hoạt động của con người vượt quá khả năng của trái đất. Hạ tầng cho cộng đồng phát triển phù hợp với tăng trưởng dân số toàn cầu hạn chế các hậu quả không mong muốn đối với tính bền vững. Sự tăng trưởng dân số nhanh có thể gây tác động tiêu cực đối với tính bền vững. Kết quả là nhu cầu hạ tầng cho cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững để cân bằng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng một cách hiệu lực và hiệu quả hơn. Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách phải phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ hiệu lực và hiệu quả hơn về tác động môi trường, hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống. Những giải pháp như vậy thường được gọi là "thông minh". Một số kế hoạch và dự án xây dựng "các đô thị thông minh" hiện đang được tiến hành. Ngoài ra, có sự gia tăng thương mại quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng.
Trong quy hoạch và mua sắm hạ tầng cho cộng đồng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, một loạt các khái niệm về đánh giá và các chỉ số có sẵn hoặc đang được xem xét. Một số phương pháp đánh giá này chưa được công bố chính thức. Mặc dù các phương pháp này rất hữu ích nhưng tính phức tạp, đưa ra nhiều chỉ số và sự thiếu minh bạch làm cho các nhà mua sắm công và tư nhân gặp khó khăn (ví dụ: chính phủ, nhà quy hoạch đô thị, nhà đầu tư và vận hành hạ tầng cho cộng đồng) khi phải đánh giá nhiều vấn đề hoặc thực hiện nhiều kế hoạch có tính nhất quán và công bằng, do đó khó có thể đưa ra được ngay quyết định. Các quan niệm và số liệu khác nhau cũng tạo ra sự không chắc chắn trong đó các nhà cung cấp hạ tầng gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ mới khi chưa có một tiêu chuẩn phù hợp.
Mục đích của việc chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng là thúc đẩy thương mại quốc tế các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng và phổ biến thông tin về các công nghệ hàng đầu để cải thiện tính bền vững trong cộng đồng bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm được hài hòa để đánh giá các hoạt động kỹ thuật của cộng đồng. Người sử dụng và các lợi ích liên quan của các chỉ số này được minh họa trong Hình 1.
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm tính thông minh xét về khía cạnh hiệu quả hoạt động có liên quan đến các giải pháp có thể triển khai được về mặt công nghệ, phải phù hợp với sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này đánh giá các hoạt động hiện tại liên quan đến số liệu về hạ tầng cho cộng đồng "thông minh" và cung cấp các chỉ dẫn cho việc chuẩn hóa hơn nữa. Tiêu chuẩn này đề cập các số liệu làm cơ sở giúp người mua đánh giá các hoạt động kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng trước khi quyết định mua và thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực này có thể hỗ trợ việc vận hành hạ tầng cho cộng đồng hiện có. Người sử dụng hạ tầng và các lợi ích liên quan đến các chuẩn đo này được mô tả trong Hình 1.
Tiêu chuẩn này sẽ hữu ích cho các cá nhân, tổ chức sau đây:
- chính quyền trung ương và địa phương;
- các tổ chức khu vực;
- các nhà quy hoạch cộng đồng;
- nhà phát triển;
- các nhà khai thác hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ trong lĩnh vực năng lượng, nước, chất thải, giao thông, ICT);
- nhà cung cấp hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: nhà thầu, công ty kỹ thuật, nhà tích hợp hệ thống hoặc nhà sản xuất linh kiện);
- các hội, hiệp hội nghề nghiệp, chuyên ngành (ví dụ: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng).
Tiêu chuẩn này sử dụng mô hình chức năng của cộng đồng trong Bảng 1 và đánh giá các hoạt động liên quan đến số liệu về hạ tầng cho cộng đồng.
Bảng 1 - Các lớp cộng đồng
Minh họa trong Bảng 1:
- Các chức năng của hạ tầng cho cộng đồng là mang tính nền tảng để hỗ trợ cho hai lớp khác.
- Các sản phẩm và dịch vụ của hạ tầng cho cộng đồng định hướng vào công nghệ và giao thương quốc tế hơn so với những sản phẩm và dịch vụ của các lớp khác và do đó thích hợp với hoạt động tiêu chuẩn hóa.
CHÚ THÍCH 1 Việc tổng hợp các hoạt động hiện tại chỉ mang tính chỉ dẫn.
Tiêu chuẩn này được sử dụng theo những cách sau:
- như một tài liệu tham khảo;
- để phân tích các điểm chung và khoảng trống trong các hoạt động hiện tại liên quan đến các chỉ số về hạ tầng thông minh cho cộng đồng;
- rà soát lại giá trị của việc triển khai hạ tầng thông minh cho cộng đồng;
- làm cơ sở để chuẩn hóa trong tương lai;
- giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về mô hình hạ tầng thông minh cho cộng đồng hiện đại trên thế giới.
CHÚ THÍCH 2 Các hệ thống môi trường, xã hội và kinh tế con của hệ thống toàn cầu tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Các hệ thống này thường được đề cập đến với các cụm từ như ba chiều hoặc trụ cột về tính bền vững.
[NGUỒN: ISO Guide 82, 3.1].
CHÚ THÍCH 3 OECD tuyên bố rằng tốc độ và mô hình tăng trưởng kinh tế giúp phụ nữ và nam giới tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ nó là sự tăng trưởng theo hướng giảm nghèo.
Hình 1 - Người sử dụng các chuẩn đo và những lợi ích gắn kết
HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG - XEM XÉT HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN ĐO
Smart community infrastructures - Review of existing activities relevant to metrics
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra cách thức xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo đối với cho hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm tính thông minh được đề cập dưới góc độ của kết quả hoạt động liên quan đến các giải pháp ứng dụng công nghệ, phù hợp với sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này đề cập đến các hạ tầng cho cộng đồng, như: năng lượng, nước, giao thông, chất thải và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Tiêu chuẩn này tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của các hoạt động hiện tại đã được công bố, triển khai hoặc thảo luận. Các khía cạnh kinh tế, chính trị hoặc xã hội không được phân tích trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này không đưa ra khuyến nghị về các thực hành tốt nhất. Mặc dù các mục tiêu về tính bền vững đã được xem xét, nội dung chính của tiêu chuẩn này là cung cấp các phương pháp luận hiện tại đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
2 Tài liệu viện dẫn
Không có tài liệu viện dẫn.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Người mua (buyer)
Người muốn sở hữu hàng hóa, dịch vụ và/hoặc quyền bằng việc đưa ra một giá trị tương đương chấp nhận được, thường là tiền, cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và/hoặc quyền đó.
[Nguồn: ISO/IEC 15944-1:2002, 3.8]
3.2
Tác động môi trường (environment impact)
Bất kỳ thay đổi nào của môi trường, dù có lợi hoặc bất lợi, do một phần hay toàn bộ các khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra.
[Nguồn: TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), 3.2.4]
3.3
Tính tương tác (interoperability)
Khả năng của các hệ thống để cung cấp dịch vụ cho những hệ thống khác và để chấp nhận dịch vụ từ những hệ thống đó, đồng thời sử dụng dịch vụ đã được trao đổi để tạo điều kiện cho chúng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả.
[Nguồn: ISO 21007-1:2005, 2.30]
3.4
Vòng đời sản phẩm (life cycle)
Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ thu thập hoặc tạo ra các nguyên liệu thô từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải bỏ cuối cùng.
[Nguồn: TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), 3.1]
3.5
Chuẩn đo (metric)
Phương pháp và thang đo của phép đo được xác định.
[Nguồn: ISO/IEC 14598-1:1999, 4.20 đã được sửa đổi - Chú thích 1 và chú thích 2 đã bị loại bỏ].
3.6
Tăng trưởng vì người nghèo (pro-poor growth)
Kích thích tăng trưởng kinh tế vì lợi ích của người nghèo (chủ yếu theo nghĩa kinh tế là sự đói nghèo)
[Nguồn: OECD, 2008 ]
CHÚ THÍCH 1 Tăng trưởng vì người nghèo có thể được xác định là tuyệt đối khi mà các lợi ích do tăng trưởng nói chung của nền kinh tế hoặc tương đối khi đề cập đến những nỗ lực định hướng để gia tăng sự tăng trưởng riêng cho người nghèo.
VÍ DỤ Tốc độ và mô hình mẫu về tăng trưởng kinh tế giúp cho nam giới và nữ giới nghèo tham dự, góp phần và hưởng lợi ích từ đó.
3.7
Nhà cung cấp (provider)
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoặc gắn kết với việc cung ứng sản phẩm và/hoặc dịch vụ.
[Nguồn: ISO/TR 12773-1:2009, 2.40 đã được sửa đổi]
3.8
Sự nắm bắt tức thời (snapshot)
Sự nắm bắt về trạng thái của một nguồn dữ liệu tại một thời điểm nhất định theo thời gian.
[Nguồn: ISO 12620:2009, 3.6.2]
3.9
Phát triển bền vững (sustainable development)
Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại về môi trường, xã hội và kinh tế nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
[Nguồn: TCVN 37101:2017, 3.36, Chú thích 1 và Chú thích 2 đã bị loại bỏ]
4 Khái quát
4.1 Tổng quan về việc xây dựng tiêu chuẩn này
Để đề xuất việc định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong tương lai, tiêu chuẩn này thu thập và phân tích các hoạt động hiện tại liên quan tới các chuẩn đo. Tiêu chuẩn này còn mô tả các tính năng mong muốn của các chuẩn đo đối với hạ tầng cho cộng đồng phù hợp với việc cải thiện tính bền vững của cộng đồng (4.2.2). Ngoài ra, tiêu chuẩn này xác định các cách biệt giữa các tính năng mong muốn này và các hoạt động đã được xem xét và đề xuất các định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong tương lai.
Hình 2 - Cách tiếp cận đối với việc xây dựng tiêu chuẩn này
a) Mục tiêu của tiêu chuẩn này là cung cấp danh mục các thông tin, tài liệu liên quan và đưa ra những định hướng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về hạ tầng cho cộng đồng trong tương lai (xem 4.2).
b) Với việc xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo, tiêu chuẩn này mô tả các tính năng mong muốn của các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần thiết để đóng góp cho tính bền vững (xem 6.1)
c) Tiêu chuẩn này thu thập và xem xét hai loại hình hoạt động sau đây liên quan đến các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng (xem 5.1):
1) các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khác có liên quan, khái niệm và các khung lý thuyết;
2) các dự án.
d) Tiêu chuẩn này xác định các cách biệt giữa những hoạt động liên quan hiện tại và các tính năng mong muốn bằng cách đối chiếu c) với b) nêu trên. Khi tính đến các cách biệt đã xác định, tiêu chuẩn này đề xuất các định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa cho các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong tương lai (xem 6.2)
e) Tiêu chuẩn này thảo luận phạm vi của hoạt động tiêu chuẩn hóa trong tương lai liên quan đến các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
4.2 Mục tiêu
4.2.1 Khái quát chung
Sự phù hợp với khái niệm về phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo làm cho tốc độ và mô hình tăng trưởng nâng cao khả năng của nam giới và nữ giới nghèo tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ tăng trưởng. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm thực hiện lộ trình thoát nghèo bền vững và đáp ứng các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Toàn bộ gần 200 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc và ít nhất 23 tổ chức quốc tế đã đồng thuận đạt được các mục tiêu này. Mặc dù đã có nhiều quốc gia thể hiện sự tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu MDG nhưng vẫn cần tăng cường các nỗ lực cần thiết để thực hiện được điều này
Như Hướng dẫn của OECD-DAC về giảm đói nghèo đã nêu, đói nghèo có nhiều nguyên nhân và phạm vi có liên quan với nhau: kinh tế, con người, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh [7]. Hơn nữa, tiêu chuẩn này còn thừa nhận rằng hạ tầng cho cộng đồng không phù hợp, không thích hợp là một trong những trở ngại chủ yếu đối với việc đạt được tăng trưởng vì người nghèo [7]. Với việc gia tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất và chi phí trung gian, các hạ tầng cho cộng đồng như: năng lượng, nước, giao thông, ICT... tăng cường cho các hoạt động kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng và giúp giảm đói nghèo.
Các hạ tầng cho cộng đồng là một vấn đề ưu tiên trong chương trình quốc gia về phát triển. Đầu tư vào hạ tầng cho cộng đồng là một nhân tố tạo khả năng quan trọng của các cộng đồng và quốc gia trong việc đạt được các MDG với 8 mục tiêu phát triển của thế giới:
1) xóa đói nghèo;
2) đạt được phổ cập giáo dục tiểu học;
3) thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ;
4) giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
5) cải thiện sức khỏe bà mẹ;
6) phòng chống HIV, sốt rét và các bệnh khác;
7) đảm bảo sự bền vững của môi trường;
8) phát triển hợp tác toàn cầu để phát triển.
Bảng 2 phác thảo các liên kết giữa các hạ tầng cho cộng đồng với 7 trong số 8 mục tiêu MDG được nêu trên.
Thực tế cho thấy hoạt động của con người đang vượt quá khả năng của Trái Đất. Các hạ tầng cho cộng đồng đang có sự phát triển đáng kể và đang vận hành tương ứng với sự tăng dân số toàn cầu. Điều này có thể có dẫn đến các hệ quả không mong muốn. Ví dụ: sự bất cập giữa nhu cầu cấp bách phải tiếp tục phát triển các hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: sự tăng trưởng) và tính bền vững. Do đó tính bền vững của các hạ tầng cho cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời đáp ứng một cách có hiệu lực và hiệu quả hơn các nhu cầu của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này cho thấy nhu cầu cấp thiết về phát triển và chia sẻ các giải pháp hiệu quả và hiệu lực hơn nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các giải pháp như vậy có thể được xem là "thông minh và bền vững". Do vậy việc hoạch định và triển khai các kế hoạch và dự án xây dựng "các đô thị thông minh” đang là một xu thế tất yếu tại các quốc gia.
4.2.2 Mục tiêu của tiêu chuẩn này
Các mục tiêu của tiêu chuẩn này là:
- tạo ra danh mục thông tin, tài liệu liên quan và định hướng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về hạ tầng cho cộng đồng trong tương lai;
- định hướng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa trong tương lai nhằm cải thiện tính bền vững của cộng đồng bằng cách tạo ra ngôn ngữ và cách tiếp cận chung về hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này đảm bảo sự nhất quán giữa các tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn về hạ tầng cho cộng đồng đang trong quá trình xây dựng.
Bảng 2 - Sự kết nối giữa hạ tầng cho cộng đồng và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG)
Khu vực/ Lĩnh vực hạ tầng | Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) | ||||
Nghèo đói (MDG 1) | Giáo dục tiểu học (MDG 2) | Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG 3) | Y tế (MDG 4, 5, 6) | Tính bền vững của môi trường (MDG 7) | |
Năng lượng | - Các dịch vụ năng lượng hiện đại tăng cường năng suất lao động, đồng thời đóng góp cho sự phát triển và thu nhập của doanh nghiệp. - Năng lượng có thể tăng năng suất và giúp giảm thiểu các thất thoát sau thu hoạch. - Việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn (ví dụ: đun nấu, thắp sáng) giảm thiểu chi phí và các tài nguyên năng lượng kém hiệu quả. - Cải thiện việc đun nấu có thể làm giảm nhu cầu về nhiên liệu và sức lực. | - Điện năng và chiếu sáng tạo điều kiện cho việc học tập và các công cụ, dịch vụ giáo dục tại trường học (máy tính, máy chiếu...) và thúc đẩy giáo viên yêu nghề hơn. - Việc đun nấu hiệu quả có thể giảm thiểu thời gian lấy gỗ, củi đun và có nhiều thời gian cho việc học tập. | - Cải thiện việc đun nấu có thể giảm thiểu gánh nặng thời gian/sức lực và giảm ô nhiễm không khí trong nhà. - Chiếu sáng đường phố cải thiện an toàn cho phụ nữ. | - Có thiết bị làm lạnh bảo quản vắc-xin, thuốc thử, khử trùng, vận hành thiết bị phòng thí nghiệm và phòng mổ. - Năng lượng hiện đại có thể an toàn hơn (ví dụ: ít gây tai nạn hơn). - Điện năng giúp cho việc cấp nước sạch và lọc nước. - Tăng số giờ hoạt động của phương tiện, dịch vụ thực hiện ban đêm. - Giúp cho việc giữ lại các nhân viên có trình độ. | - Việc đun nấu hiệu quả và chuyển sang dùng nhiên liệu hiện đại (LPG) có thể giảm thiểu nhu cầu về than đá hoặc các nguồn sinh khối khác, giảm thiểu áp lực đối với các hệ sinh thái tại địa phương. - Nông nghiệp hiệu quả hơn (phân bón, cơ giới hóa) có thể giảm thiểu nhu cầu khai hoang đất. - Việc đun nấu cải thiện có thể giảm phát thải khí nhà kính và khói. |
Giao thông | - Tạo cơ hội tiếp cận thị trường và giảm chi phí giao dịch, giá đầu vào và sự độc quyền của các thương lái. - Giảm thiểu chi phí di chuyển của gia đình/xã hội | - Có thể cải thiện việc tiếp cận trường học của học sinh, giảm tỷ lệ bỏ học, đặc biệt là với bé gái. | - Giảm thời gian và gánh nặng cho giao thông, giảm bớt sự bất bình đẳng cho phụ nữ. - Có thể tiết kiệm thời gian, và tăng việc tiếp cận tới các dịch vụ y tế đối với phụ nữ. | - Tăng khả năng tiếp cận với các cơ sở y tế - Giảm thời gian phản hồi trong trường hợp khẩn cấp - Đường xá được cải thiện có thể an toàn hơn cho lái xe và người đi bộ | - Các dịch vụ vận tải cộng cộng được cải thiện sẽ giảm thiểu tác động môi trường tổng thể. |
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) | - Tăng việc tiếp cận với thông tin thời tiết, thị trường và thông tin liên quan đến thu nhập. - Cho phép mở rộng, tiếp cận và đào tạo về gia tăng thu nhập (từ nông nghiệp, kinh doanh). | - Cho phép học từ xa, tiếp cận các phương tiện truyền thông và trao đổi thông tin về giáo dục. - Trợ giúp duy trì giáo viên. - Cải thiện lưu trữ hồ sơ và quản lý tại các trường học. | - Tăng các việc làm tại nhà. - Cho phép đào tạo tại nhà. - Cho phép trao đổi thông tin trong trường hợp khẩn cấp và báo cáo về tình trạng bạo lực. | - Tăng việc tiếp cận với chăm sóc y tế khẩn cấp. - Hỗ trợ, cải thiện các hệ thống thông tin y tế, “điều trị y tế từ xa” và tiếp cận tới phương tiện truyền thông về giáo dục sức khỏe. - Cải thiện việc tiếp cận và chất lượng của các hệ thống sức khỏe cộng đồng. | - Cải thiện việc thu thập, phân tích và theo dõi thông tin về tài nguyên thiên nhiên. |
Nước và vệ sinh | - Thủy lợi (sự kết hợp giữa nguồn nước và năng lượng được cải thiện) có thể tăng đáng kể năng suất trong nông nghiệp. | - Việc hứng nước mưa có thể giảm công sức thu gom nước của học sinh tại trường học. - Giảm bệnh tật có nguyên nhân từ nước, cải thiện việc đi học của học sinh. | - Nguồn hoặc hệ thống nước được cải thiện làm giảm thời gian, công sức lấy nước của phụ nữ. | - Nước sạch cần thiết cho các dịch vụ sức khỏe. - Nước uống sạch hơn làm giảm bệnh tật có nguyên nhân từ nước - Xử lý an toàn chất thải y tế, ngăn ngừa phát tán bệnh dịch. | - Đảm bảo đủ nước và đảm bảo vệ sinh, cải thiện môi trường tại địa phương. |
Nguồn: Freeman K. Infrastructure from the Bottom Up, 2011, đã chỉnh sửa [16] |
5 Xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến chuẩn đo
5.1 Phương pháp xem xét
5.1.1 Thu thập thông tin về các hoạt động hiện tại liên quan đến chuẩn đo
5.1.1.1 Các điểm cần xem xét
Tiêu chuẩn này trình bày, phân tích các chuẩn đo để đánh giá kết quả hoạt động về mặt kỹ thuật của các hạ tầng cho cộng đồng. Cần áp dụng việc lấy mẫu trong một phạm vi rộng của các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo để tránh những sai số khi xem xét.
Cần phải xem xét đến những điểm sau:
- sự đa dạng về vị trí địa lý và khí hậu;
- sự đa dạng về kinh tế;
- loại hình phát triển hạ tầng cho cộng đồng.
CHÚ THÍCH Loại hình phát triển hạ tầng cho cộng đồng được chia thành hai loại:
a) Loại hình hạ tầng xanh: gồm các địa điểm không có công trình xây dựng, chủ yếu sử dụng cho mục đích nông nghiệp;
b) Loại hình hạ tầng nâu, bao gồm một số địa điểm điển hình sau:
- đã bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng địa điểm này trước đây hoặc các khu vực lân cận;
- bị bỏ hoang hoặc không sử dụng;
- chủ yếu là ở các khu đô thị phát triển hoàn toàn đầy đủ hoặc một phần;
- cần có sự can thiệp để đưa vào sử dụng lại có lợi;
- có thể có vấn đề ô nhiễm thực sự;
- có nhiều tổ chức tham gia quản lý, điều hành, kể cả công và tư;
- có nhiều giai đoạn phát triển: lập kế hoạch, thực hiện, xây dựng, vận hành và giám sát.
5.1.1.2 Quá trình thu thập
a) Bảng câu hỏi
Thực hiện một cuộc khảo sát bởi các chuyên gia về các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo trong toàn quốc, trong từng khu vực hoặc trong từng tổ chức.
CHÚ THÍCH Các kết quả của cuộc điều tra, thăm dò ý kiến bảng câu hỏi được đưa vào Phụ lục B.
b) Khảo sát từ các đề tài nghiên cứu và trên internet
Tiến hành các cuộc cuộc khảo sát từ các đề tài nghiên cứu và trên Internet để thu thập các hoạt động hiện tại liên quan đến việc phát triển hoặc cải thiện hạ tầng cho cộng đồng nhằm bổ sung cho công việc tại mục a) nêu trên.
Căn cứ vào mục tiêu đưa ra định hướng tương lai cho hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng, trong các khảo sát này cần xem xét các vấn đề sau:
- Các tiêu chuẩn, khái niệm, khuôn khổ lý thuyết và các chỉ số có thể liên quan trực tiếp đến việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm và dịch vụ của các hạ tầng thông minh cho cộng đồng;
- Các dự án đề phát triển các cộng đồng cụ thể, bao gồm cả việc xem xét việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ của hạ tầng cho cộng đồng.
5.1.2 Các quan điểm để phân tích
a) Sự liên quan đến các hạ tầng cho cộng đồng
Tiêu chuẩn này phân tích sự liên quan của các hoạt động đã thu thập được với các hạ tầng cho cộng đồng về:
• sự liên quan đến các loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể, bao gồm:
- hạ tầng cho cộng đồng là mục tiêu hoặc mục đích chính của việc cải tiến;
- hạ tầng cho cộng đồng là phương tiện để cải tiến các loại hình hạ tầng cho cộng đồng khác (ví dụ: ICT để cải tiến năng lượng);
• sự liên quan đến khả năng tương tác giữa các hạ tầng cho cộng đồng.
b) Sự liên quan đến tính thông minh
Tiêu chuẩn này phân tích sự liên quan của các hoạt động đã được thu thập được với tính thông minh về:
• sự đóng góp cho phát triển bền vững: các vấn đề và các chỉ số về tính bền vững đối với một cộng đồng liên quan đến hạ tầng cho cộng đồng mặc dù chúng thường không có quan hệ trực tiếp với hạ tầng cho cộng đồng. Các vấn đề và chỉ số này thường được nhóm thành các nhóm vấn đề và chỉ số về kinh tế, môi trường và xã hội, phù hợp với khuôn khổ của tính bền vững đã được Liên Hiệp Quốc xác định. [11] [12]
• đặc tính về đổi mới: tính năng của các hoạt động liên quan góp phần đem lại các giải pháp kỹ thuật có hiệu lực và hiệu quả.
c) Sự liên quan đến việc đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật
Để phân tích sự liên quan đến việc đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng, việc xem xét phân loại các chỉ số thành:
- các chỉ số kết quả của cộng đồng: việc xem xét này xác định các chỉ số kết quả của cộng đồng về cung cấp dịch vụ và/hoặc chất lượng cuộc sống.
- các chỉ số kết quả hoạt động kỹ thuật đối với hạ tầng cho cộng đồng: việc xem xét này xác định các chỉ số về kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng để tránh việc thảo luận về các công nghệ hoặc các quy trình hoạt động cụ thể.
5.2 Tổng quan về việc xem xét
5.2.1 Tổng quan các hoạt động liên quan đến các chuẩn đo
5.2.1.1 Khái quát
Tiêu chuẩn này xác định các hoạt động hiện tại liên quan đến các chuẩn đo mặc dù chúng chưa đầy đủ.
CHÚ THÍCH Phụ lục A bao gồm một danh sách các hoạt động đã được xác định.
5.2.1.2 Sự đa dạng về địa lý
Phần lớn các tiêu chuẩn, khái niệm và chỉ số đã xác định đều được công bố bởi các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức tại khu vực tại Châu Á hay Châu Âu. Các dự án đã xác định lại phân tán về mặt địa lý giữa các vùng, khu vực.
5.2.1.3 Sự đa dạng về kinh tế
Khoảng một nửa các tiêu chuẩn, các khái niệm và các chỉ số đã được xác định là do các tổ chức quốc tế công bố. Trong nửa còn lại, các nước phát triển công bố phần nhiều hơn so với các nước đang phát triển.
Đối với các dự án đã được xác định, đa số được thực hiện ở các nước phát triển. Phần lớn các dự án đã được xác định là các dự án liên quan đến loại hình hạ tầng (xem 5.1.1.1).
5.2.2 Đề cập đến các vấn đề về tính bền vững
Trong các hoạt động liên quan đã được xác định, Tiêu chuẩn này xác định một loạt các vấn đề về tính bền vững mà cộng đồng phải đối mặt cũng như nhiều các chỉ số kết quả của cộng đồng ở tất cả các vùng, khu vực.
Các vấn đề cụ thể chính được phân thành ba loại về tính bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường. Các vấn đề khác đã được xác định và được xem là những vấn đề mang tính đại diện nhưng không thể nhóm vào ba loại vấn đề này và cần được phân tích.
Trong các tiêu chuẩn, khái niệm và các chỉ số đã xác định, các vấn đề về môi trường là những vấn đề được đề cập nhiều nhất, tiếp theo là các vấn đề về kinh tế và xã hội. Hầu hết các tiêu chuẩn, khái niệm và các chỉ số đề cập tới hai đến ba loại vấn đề nêu trên.
Phần lớn các dự án đã được xác định đề cập đến từ hai đến ba loại vấn đề nêu trên. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề kinh tế được đề cập nhiều nhất và sau đó là vấn đề môi trường. So sánh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, cả hai nhóm nước này đều cho thấy xu hướng tương tự: vấn đề kinh tế được đề cập đến nhiều nhất, tiếp theo là vấn đề môi trường và vấn đề xã hội thì ít được đề cập nhất. Sự khác biệt nổi bật nhất giữa hai nhóm nước này là vấn đề xã hội thường được đề cập nhiều hơn ở các nước đang phát triển. So sánh về số lượng loại vấn đề được đề cập trong các dự án đã xác định giữa hai nhóm này, tỷ lệ các dự án đề cập đến cả ba loại vấn đề này là cao hơn ở các nước đang phát triển trong khi tỷ lệ các dự án chỉ tập trung vào một loại vấn đề cũng cao hơn.
So với kết quả của các tiêu chuẩn, khái niệm và chỉ số đã xác định, tỷ lệ của các dự án đề cập đến ba vấn đề là ít hơn nhiều và phần lớn các dự án chỉ giải quyết hai loại vấn đề.
5.2.3 Sự liên quan đến hạ tầng cho cộng đồng
Trong việc xem xét các hạ tầng cho cộng đồng được đề cập trong các theo tiêu chuẩn, khái niệm và chỉ số đã được xác định, cũng như trong các dự án, cần phân tích cả năm loại hạ tầng cho cộng đồng, cụ thể là: năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT.
Trong số năm loại hạ tầng cho cộng đồng được đề cập ở trên, năng lượng được đề cập nhiều nhất trong các tiêu chuẩn, khái niệm và các chỉ số đã được xác định. Cả năm loại hạ tầng cho cộng đồng đều được xác định là mục đích chính của sự phát triển và là cách thức để cải tiến các loại hạ tầng cho cộng đồng khác.
Trong các dự án đã được xác định, phần lớn trong số đó đề cập đến năng lượng và ICT. Hàng loạt dự án đề cập đến năng lượng như là mục đích của phát triển và phần lớn trong số đó xác định ICT là cách thức để cải tiến về năng lượng. Trong khi đó, có những dự án sử dụng các hạ tầng cho cộng đồng khác, chẳng hạn như giao thông, nước và chất thải như cách thức để đạt được mục đích về năng lượng.
So sánh các nước phát triển và các nước đang phát triển, sự khác biệt nổi bật là năng lượng được đề cập đến nhiều hơn ở các nước phát triển. Nước, giao thông và chất thải thường được nêu ra trong các dự án ở các nước đang phát triển, mặc dù năng lượng vẫn là một yếu tố đóng vai trò mục đích hay cách thức thực hiện.
Là cách thức để đạt được mục đích về năng lượng, ICT thường được coi là cách thức tiếp sau giao thông, nước và chất thải. Đây chính là lý do mà trong nhiều dự án đã được xác định thì việc thiết lập hệ thống lưới điện thông minh là mục đích chính.
5.2.4 Sự liên quan đến đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật
Nhiều chỉ số khác nhau đã được xác định trong việc xem xét này. Theo các đặc tính, các chỉ số này có thể được phân loại thành các nhóm và các phân nhóm sau:
a) Các chỉ số về kết quả của cộng đồng liên quan đến chính cộng đồng hơn là các hạ tầng cho cộng đồng;
b) Các chỉ số liên quan đến hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm:
1) Hiện trạng thiết kế cụ thể của từng hạ tầng cho cộng đồng trong một cộng đồng;
2) Các chỉ số về kết quả hoạt động hoặc kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng.
Đối với phân nhóm 2), các chỉ số đối với những loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể được xác định, trong khi không có một chỉ số áp dụng chung nào được xác định cho nhiều hạ tầng cho cộng đồng.
5.2.5 Các đặc tính về đổi mới
Tiêu chuẩn này xác định các tính năng định tính và duy nhất cho các hoạt động riêng biệt. Một số ví dụ về các tính năng này: vòng đời sản phẩm; xem xét sự phối kết hợp và sự cân đối giữa nhiều vấn đề; khả năng tương tác của các hệ thống; xem xét sự kết hợp và sự cân đối giữa các hạ tầng và các công trình xây dựng.
6 Thảo luận các định hướng khả thi cho tương lai
6.1 Đặc tính mong muốn của các chuẩn đo cho hạ tầng thông minh cho cộng đồng
6.1.1 Khái quát
Để đóng góp cho sự phát triển bền vững, các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần:
- được hài hòa;
- bao gồm các hạng mục hữu ích cho càng nhiều bên liên quan càng tốt tham gia vào hoạt động thương mại sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: các chính quyền địa phương, tổ chức phát triển sản phẩm và dịch vụ, nhà cung cấp, nhà đầu tư);
- tạo điều kiện cho việc đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật của các hạ tầng cho cộng đồng, đóng góp vào khả năng bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng;
- có khả năng áp dụng cho các giai đoạn phát triển khác nhau của cộng đồng và hạ tầng cho cộng đồng;
- phản ánh các thuộc tính năng động của hạ tầng cho cộng đồng.
Các chuẩn đo đã được hài hòa cho phép người mua (ví dụ: các nhà lập kế hoạch cộng đồng, chính quyền, nhà khai thác các hạ tầng cho cộng đồng) so sánh các đề xuất đưa vào sử dụng hoặc nâng cấp các hạ tầng cho cộng đồng đã được các nhà cung cấp giới thiệu với cùng tiêu chí, qua đó đóng góp cho việc tạo ra một thị trường cạnh tranh công bằng.
Đây là một trong những ý tưởng cốt lõi của phát triển bền vững, xem xét lợi ích mang lại cho các thế hệ tương lai. Do đó, các chuẩn đo cần được thiết kế để tạo điều kiện cho việc đánh giá và ra quyết định trong hoạt động thương mại sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng trong dài hạn, ví dụ: chú ý đến các giai đoạn phát triển khác nhau của cộng đồng và lợi ích của hạ tầng cho cộng đồng trong suốt vòng đời của chúng.
Cần lưu ý rằng các chuẩn đo sẽ thay đổi theo thời gian.
6.1.2 Tính thông minh
Các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng nhìn chung cần:
- được lựa chọn có xem xét khả năng kết hợp và cân bằng vấn đề hoặc khía cạnh mà cộng đồng phải đối mặt, như tác động môi trường và chất lượng dịch vụ của cộng đồng. Nếu chỉ đề cập đến một vấn đề hoặc một khía cạnh thì có thể không được coi là thông minh;
- chú trọng vào các đặc tính tiên tiến của hạ tầng cho cộng đồng như khả năng tương tác và tính hiệu quả so với hiện trạng.
Đôi khi các tuyên bố về tính bền vững được đưa ra đối với một hoạt động cụ thể có sử dụng các chỉ số chỉ đề cập đến một khía cạnh, chẳng hạn như giảm phát thải cácbon đi-ôxit (CO2). Tuy nhiên, các chuẩn đo để đánh giá các kết quả hoạt động kỹ thuật của cơ sở các hạ tầng cho cộng đồng cần tính đến tính bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường (phát triển bền vững).
Các tính năng về công nghệ tiên tiến cũng rất cần thiết để giải quyết sự cân bằng nhiều khía cạnh của tính bền vững, cũng như để đạt được sự phối hợp có hiệu quả giữa nhiều dịch vụ của hạ tầng.
6.1.3 Tính cộng đồng
Các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần áp dụng cho nhiều loại cộng đồng khác nhau, như khác nhau về vị trí địa lý, quy mô, cơ cấu kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, các giai đoạn phát triển hạ tầng.
6.1.4 Hạ tầng
Các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng nên tạo điều kiện cho:
- việc xem xét nhiều hạ tầng cho cộng đồng (như: năng lượng, nước, giao thông, chất thải, ICT) để hỗ trợ cho việc vận hành và các hoạt động của cộng đồng;
- các giải pháp triển khai về công nghệ;
- quan niệm mang tính toàn diện về nhiều hạ tầng cho cộng đồng để xem xét một hệ thống tích hợp trong đó có sự tương tác và phối hợp của nhiều hạ tầng cho cộng đồng.
Năm loại hạ tầng cho cộng đồng (năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT) đã được thừa nhận là những yếu tố chính hỗ trợ cho việc vận hành và hoạt động của các cộng đồng hiện tại và trong tương lai.
Nhìn chung, các giải pháp có thể không chỉ là những giải pháp công nghệ mà còn là những giải pháp xã hội hoặc văn hóa (ví dụ: chính sách của chính phủ, lối sống). Tuy nhiên, sự đa dạng về xã hội hoặc văn hóa của các cộng đồng cần được tôn trọng như là những đặc điểm vốn có (bản sắc) của mỗi cộng đồng. Do đó, các chuẩn đo cần chú trọng hơn đến việc đánh giá những khía cạnh kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng so với các khía cạnh xã hội hoặc văn hóa.
Vì năm dịch vụ liên quan đến năm loại hạ tầng này và các dịch vụ liên kết là những dịch vụ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau thông qua các hoạt động của cộng đồng nên việc tối ưu hóa trong một loại hạ tầng thường không thể dẫn đến giải pháp mong muốn đối với tính bền vững của toàn bộ cộng đồng. Do đó, các chuẩn đo cần thể hiện rõ quan niệm mang tính toàn diện xuyên suốt toàn bộ cơ sở trên hạ tầng cho cộng đồng.
6.1.5 Các chuẩn đo
Các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần:
- cho phép đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật (ví dụ: về hiệu quả và hiệu lực) của hạ tầng cho cộng đồng hơn là đánh giá các đặc tính của công nghệ cụ thể;
- dựa trên sự lô gic mang tính minh bạch và khoa học.
Các chuẩn đo dựa trên kết quả hoạt động sẽ tăng cường sự phát triển mang tính đổi mới của các công nghệ của hạ tầng thông minh.
VÍ DỤ Phát thải CO2 trên mỗi kilômét di chuyển của phương tiện giao thông là một chuẩn đo chính, thay vì lấy số lượng công nghệ về xe điện làm một chuẩn đo. Đây được xem là một ví dụ của cách tiếp cận như vậy.
Sự lô gic mang tính minh bạch và khoa học là cần thiết đối với các chuẩn đo, được chấp nhận ở quy mô quốc gia, khu vực, quốc tế và được sử dụng rộng rãi.
6.1.6 Các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
Các chuẩn đo đối với cơ sở hạ tầng thông minh cho cộng đồng là phương pháp và thang đo kết quả hoạt động kỹ thuật của các hạ tầng cho cộng đồng mà:
- có quan niệm mang tính toàn diện về nhiều hạ tầng cho cộng đồng;
- có các tính chất biến đổi không ngừng;
- tính đến các khía cạnh dài hạn của các cộng đồng;
- tạo điều kiện cho việc hiểu biết về sự đa dạng của các cộng đồng.
CHÚ THÍCH 1 Các hạ tầng về cung cấp năng lượng, cấp nước và xử lý nước, phương tiện giao thông, kiểm soát chất thải và ICT đều là những hạ tầng đáp ứng những biến đổi không ngừng của các hoạt động trong cộng đồng.
CHÚ THÍCH 2 Một chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng có thể;
- là một phép đo hoặc sự định lượng về quá trình biến đổi không ngừng và vận hành các hệ thống trong các cộng đồng;
- là một phép đo hoặc sự định lượng tại một thời điểm, dẫn đến nhiều phép đo theo thời gian;
- bao gồm các dòng chảy, vận động, mức hoặc lượng có thể được sử dụng làm đầu vào cho việc mô hình hóa về những biến đổi của các hệ thống hoặc có thể được sử dụng để hiểu rõ về hạ tầng cho cộng đồng, việc hoạch định chiến lược về hạ tầng và quản lý hạ tầng đó.
6.2 Các cách biệt đã được xác định và định hướng khả thi trong tương lai đối với những chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
Các cách biệt đã được xác định giữa những đặc tính mong muốn và hoạt động liên quan đến các chuẩn đo và các định hướng tương lai được đề xuất trong hoạt động tiêu chuẩn hóa được tóm tắt trong Bảng 3.
Bảng 3 - Các cách biệt đã được xác định và các định hướng tương lai
Các đặc tính mong muốn | Các cách biệt đã được xác định và các định hướng tương lai |
Khái quát | |
Được hài hòa. | Việc thiếu một khuôn khổ cho việc đánh giá tổng thể kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng cần được xác định. Vì vậy, cần xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng thành các tiêu chuẩn quốc gia và các tài liệu kỹ thuật khác. |
Bao gồm các hạng mục hữu ích cho càng nhiều bên liên quan càng tốt tham gia vào hoạt động thương mại sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: các chính quyền địa phương, tổ chức phát triển sản phẩm và dịch vụ, tổ chức cung cấp, nhà đầu tư) | Do thiếu thông tin nên rất khó để đánh giá kết các cuộc khảo sát từ đề tài nghiên cứu cho dù một hoạt động có liên quan đã được xác định là có hay không có đặc tính này. Tuy nhiên, đặc tính này rất quan trọng và cần được xem xét đầy đủ khi xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Tạo điều kiện cho việc đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật của các hạ tầng cho cộng đồng, đóng góp vào khả năng bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng | Do thiếu thông tin nên rất khó để đánh giá các cuộc khảo sát từ đề tài nghiên cứu cho dù một hoạt động có liên quan đã được xác định là có hay không có đặc tính này. Tuy nhiên, đặc tính này rất quan trọng và cần được xem xét đầy đủ khi xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Có khả năng áp dụng cho các giai đoạn phát triển khác nhau của cộng đồng và hạ tầng cho cộng đồng | Nhìn chung, các hoạt động liên quan đã được xác định không cần công bố rõ có đặc tính này hoặc cần giới hạn khả năng áp dụng chúng cho một giai đoạn phát triển cụ thể. Tuy nhiên, đặc tính này rất quan trọng và cần được xem xét đầy đủ khi xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Phản ánh các thuộc tính năng động của hạ tầng cho cộng đồng | Một số khái niệm liên quan làm nổi bật tính năng động và các quan niệm về vòng đời của các hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, các thuộc tính năng động cần được xem xét đầy đủ trong việc xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Tính thông minh | |
Được lựa chọn có xem xét đến khả năng kết hợp và cân bằng các vấn đề hoặc khía cạnh mà cộng đồng phải đối mặt, như tác động môi trường và chất lượng dịch vụ của cộng đồng. Nếu chỉ đề cập đến một vấn đề hoặc một khía cạnh thì có thể không được coi là thông minh | Hầu hết các hoạt động liên quan đề cập đến nhiều vấn đề. Một số trong các hoạt động đó chỉ rõ sự kết hợp và sự cân bằng giữa chúng (ví dụ: sự phát triển bền vững của đô thị hóa và đô thị thông minh). Hơn thế nữa, một vài trong số đó định lượng sự kết hợp và sự cân bằng này mặc dù các hoạt động đó được dự định thực hiện cho các đô thị chứ không phải cho hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, các khía cạnh như cân bằng giữa các tác động môi trường và chất lượng của cộng đồng cần được xem xét đầy đủ trong khi xây dựng hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Chú trọng đến các đặc tính tiên tiến của các hạ tầng cho cộng đồng như khả năng tương tác và tính hiệu quả so với hiện trạng. | Xét về hạ tầng cho cộng đồng, rất nhiều các chỉ số liên quan đã đề cập đến hiện trạng của hạ tầng, như mức độ phổ biến của một số loại hình hạ tầng cho cộng đồng cụ thể trong cộng đồng... Mặt khác, một số khái niệm và dự án có liên quan cho thấy các đặc tính tiên tiến của các hạ tầng cho cộng đồng như khả năng tương tác và tính hiệu quả. Do đó, các đặc tính tiên tiến đó cần được xem xét đầy đủ trong khi xây dựng hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Tính cộng đồng | |
Có khả năng áp dụng cho nhiều loại cộng đồng khác nhau, như khác nhau về vị trí địa lý, quy mô, cơ cấu trúc kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, các giai đoạn phát triển hạ tầng | Một số hoạt động có liên quan bao gồm cả khuôn khổ chung và việc áp dụng các khuôn khổ này cho các vùng địa lý cụ thể. Do đó, sự kết hợp của các khuôn khổ chung và việc áp dụng các khuôn khổ này cần được xem xét đầy đủ trong khi xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Hạ tầng | |
Việc xem xét nhiều hạ tầng cho cộng đồng (như: năng lượng, nước, giao thông, chất thải, ICT) để hỗ trợ cho việc vận hành và các hoạt động của cộng đồng | Một số khái niệm đề cập đến nhiều hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, các khái niệm này có thể hữu ích cho việc xác định ranh giới của mỗi hạ tầng cho cộng đồng được đo lường, như năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT. |
Các giải pháp triển khai về công nghệ. | Xét về các giải pháp, hầu hết các hoạt động liên quan đề cập đến các giải pháp xã hội khác nhau (ví dụ: chính sách của chính phủ, lối sống) hoặc đến các thiết kế về công nghệ cụ thể liên quan đến hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: lưới điện thông minh, xe điện). Tuy nhiên, việc xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp triển khai về công nghệ cho từng lớp của hạ tầng cho cộng đồng này. |
Quan niệm mang tính toàn diện về nhiều hạ tầng cho cộng đồng | Hầu hết các hoạt động đã được xác định bao gồm nhiều chỉ số cho từng hạ tầng cho cộng đồng cụ thể. Vì vậy, các hoạt động này không có một quan niệm toàn diện cho toàn bộ cộng đồng. Một số khái niệm và dự án có liên quan cho thấy khả năng tương tác, kết hợp và cân bằng giữa các hạ tầng. Do đó, cần xem xét các hoạt động này trong khi xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. |
Các chuẩn đo | |
Cho phép đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật (ví dụ: về hiệu quả và hiệu lực) của hạ tầng cho cộng đồng hơn là đánh giá các đặc tính của công nghệ cụ thể | Hầu hết các chỉ số đã xác định đều đề cập đến mức độ phổ biến của các thiết kế công nghệ cụ thể (ví dụ: năng lượng tái tạo, các chuyến bay thương mại không dừng) chứ không phải là các kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng. Do đó, cần xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng để đề cập đến các kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng cho toàn bộ cộng đồng. CHÚ THÍCH Đối với một hạ tầng cho cộng đồng cụ thể như nước và nước thải, có một số chỉ số về kết quả hoạt động (ví dụ: áp dụng theo ISO 24510, ISO 24511, ISO 24512). Các chỉ số này thường có khả năng áp dụng cho toàn bộ cộng đồng, nhưng theo nhu cầu của tổ chức có thể được tính toán trong các khu vực dịch vụ riêng lẻ trong cộng đồng. Ví dụ, các chỉ số tổn thất nước có thể được tính toán trong các khu vực dịch vụ cấp nước làm cơ sở ưu tiên các hoạt động bảo dưỡng, bảo trì. |
Dựa vào sự lô gic mang tính minh bạch và khoa học. | Các phương pháp đánh giá về những hoạt động liên quan không phải lúc nào cũng có sẵn, công khai và vì vậy rất khó để đánh giá liệu các phương pháp này có dựa vào sự lô gic mang tính khoa học hay không. Vì vậy, các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng cần được xây dựng dựa vào sự lô gic mang tính khoa học. Tiêu chuẩn hóa lĩnh vực này sẽ đảm bảo tính minh bạch của các phương pháp đánh giá. |
Do không có hoạt động hiện tại đáp ứng tất cả các đặc tính mong muốn nên tiêu chuẩn này đề xuất các nguyên tắc và yêu cầu chung mới về các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng, có tính đến các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những hoạt động có liên quan.
6.3 Thảo luận
6.3.1 Tổng quan
Điều này thảo luận về các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa khả thi liên quan đến các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng và lộ trình thực hiện.
Bảng 4 cho thấy cấu trúc tổng thể của việc xây dựng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
Vùng A trong Bảng 4 minh họa một trong những đặc tính mong muốn của các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng được đưa ra trong tiêu chuẩn này: xem xét sự kết hợp và sự cân bằng giữa nhiều quan niệm (như: dân cư, các nhà quản lý cộng đồng và môi trường). Ba quan niệm này là sự phản chiếu của ba lĩnh vực vấn đề về tính bền vững (xã hội, kinh tế và môi trường) đối với hạ tầng cho cộng đồng.
Ngoài Tiêu chuẩn này, một số tiêu chuẩn khác đề cập đến việc đánh giá chi tiết hơn về kết quả hoạt động kỹ thuật và tổng thể của các hạ tầng cho cộng đồng (như được minh họa trong vùng B của Bảng 4). Các tiêu chuẩn này xác định các nguyên tắc và yêu cầu chung đối với các chuẩn đo kết quả hoạt động kỹ thuật và các chuẩn đo này tương đối độc lập với các loại hạ tầng cho cộng đồng hoặc cộng đồng cụ thể (xem 6.3.2).
Cần xem xét áp dụng các tiêu chuẩn này cho các loại cộng đồng hoặc các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể và các chuẩn đo về vận hành hạ tầng có những thuộc tính biến động (như minh họa trong vùng C của Bảng 4). Xem chi tiết, 6.3.3.
Hiện đã có các tiêu chuẩn này đề cập đến các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể và một số quy định của các tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các loại hạ tầng cộng này.
Bảng 4 - Việc xây dựng bộ chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
CHÚ THÍCH Các mục trong Bảng 3 là các ví dụ minh họa.
6.3.2 Các nguyên tắc và yêu cầu chung về chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng
Thực tế thì không hoạt động nào liên quan đến tất cả các đặc tính mong muốn của các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Do đó, cần xây dựng những nguyên tắc và yêu cầu chung về của các chuẩn đo này. Việc xây dựng này cần tính đến một số đặc tính hữu ích của các hoạt động có liên quan. Việc kết hợp các đặc tính này có thể không đơn giản là gộp hoặc kết hợp các yếu tố hoặc tài liệu cụ thể của các hoạt động có liên quan.
Các nguyên tắc và yêu cầu chung được xây dựng nhằm xác định những khái niệm cơ bản về các chuẩn đo ở cấp cộng đồng và là chuẩn đo chung, cơ bản đối với các loại cộng đồng cụ thể hoặc các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể. Các nguyên tắc và yêu cầu chung này cần được xây dựng dựa trên sự lô gic mang tính khoa học để giảm thiểu sự chủ quan xuất phát từ lợi ích thương mại hoặc chính trị của các thực thể cụ thể trong cộng đồng.
Các nguyên tắc và yêu cầu chung này cần được xây dựng đầu tiên và sau đó là áp dụng chúng cho các loại cộng đồng và các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể.
Những người hưởng lợi đối với các nguyên tắc và yêu cầu chung này gồm: Các nhà hoạch định cộng đồng, chính quyền đô thị, nhà tư vấn đô thị, nhà thầu, doanh nghiệp.
Việc sử dụng các nguyên tắc và yêu cầu chung có thể bao gồm:
- cung cấp một ngôn ngữ chung cho nhiều bên liên quan, bao gồm người mua và nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng, khi họ thảo luận về các vấn đề của cộng đồng và đưa vào sử dụng hoặc cải tiến các hạ tầng cho cộng đồng;
- so sánh nhiều đề xuất về việc đưa vào sử dụng hoặc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng của nhiều nhà cung cấp:
- ưu tiên cải tiến trong nhiều hạ tầng cho cộng đồng, làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của việc đưa vào sử dụng hoặc cải tiến các hạ tầng cho cộng đồng:
- giám sát kết quả hoạt động của các hạ tầng cho cộng đồng trong toàn bộ cộng đồng.
CHÚ THÍCH Người sử dụng sẽ quyết định có hay không thiết lập các mục tiêu khi áp dụng các nguyên tắc và yêu cầu chung.
6.3.3 Áp dụng các chuẩn đo
6.3.3.1 Áp dụng cho nhiều loại cộng đồng khác nhau
Để áp dụng các nguyên tắc và yêu cầu chung cho các loại cộng đồng khác nhau, cần phải có hướng dẫn về việc sử dụng thực tế khuôn khổ này trong một số loại cộng đồng điển hình. Ngoài ra, cũng cần có một số chuẩn đo bổ sung chi tiết hơn và phù hợp với từng loại hình cộng đồng.
Các loại hình cộng đồng điển hình có thể xác định theo:
- cơ cấu kinh tế hoặc ngành (sản xuất, thương mại, du lịch ...);
- dân số (lớn, trung bình, nhỏ ...);
- vùng khí hậu (nhiệt đới, hanh khô, khô cằn, mưa, nóng ẩm ...); và
- phát triển và đang phát triển.
CHÚ THÍCH Những loại cộng đồng điển hình nêu trên chỉ mang tính tham khảo.
6.3.3.2 Áp dụng cho các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể
Sau khi xây dựng các nguyên tắc và các yêu cầu chung, cần xem xét áp dụng cho các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể (như minh họa trong vùng C trong Bảng 3), theo đó các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể (ví dụ: năng lượng, nước, giao thông, chất thải, ICT) chia sẻ chính các nguyên tắc và yêu cầu chung này và tạo điều kiện cho việc đo lường các kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng nói chung.
Bước đầu tiên là cần đưa các hạ tầng (năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT) vào phạm vi áp dụng này.
Trong quá trình áp dụng, việc sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng.
6.3.3.3 Áp dụng cho các loại khác ngoài năm loại hạ tầng cho cộng đồng đã nêu
Cũng có thể áp dụng các nguyên tắc và yêu cầu chung cho các loại hạ tầng cho cộng đồng khác với năm loại nêu trên (năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT).
VÍ DỤ Các công trình công cộng, như thư viện, có thể được xem xét sau khi áp dụng cho năm loại hạ tầng cho cộng đồng nêu trên (năng lượng, nước, giao thông, chất thải và ICT).
6.4 Thảo luận về các lĩnh vực và hoạt động liên quan
6.4.1 Tổng quan
Nội dung này bao gồm các thảo luận về các lĩnh vực và hoạt động cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn liên quan đến các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng.
6.4.2 Các lĩnh vực khả thi liên quan
Bảng 5 nêu ra các lĩnh vực cần xây dựng tiêu chuẩn. Hoạt động này rất cần sự hỗ trợ từ các bên liên quan.
Bảng 5 - Các lĩnh vực khả thi liên quan cần tiêu chuẩn hóa
Các lĩnh vực khả thi liên quan | Lý do |
Đo lường, báo cáo và kiểm tra, xác nhận (MRV) | Trong việc sử dụng của các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng, cần thiết xây dựng một phương pháp để xác định giá trị kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng, ví dụ: giảm phát thải khí nhà kính. Cũng cần có sự trao đổi thông tin một cách chính xác với người sử dụng và xác nhận rằng các yêu cầu quy định đã được thực hiện đầy đủ. Từ quan điểm này, các lĩnh vực cần tiêu chuẩn hóa bao gồm các quy định kỹ thuật về đo lường, báo cáo và kiểm tra, xác nhận. Thêm vào đó, các quy định kỹ thuật đối với việc giám sát kết quả hoạt động kỹ thuật (có tính thay đổi thực tế) của các hạ tầng cho cộng đồng hiện có sẽ rất hữu ích cho việc vận hành thuận lợi các hạ tầng cho cộng đồng. Việc chia sẻ kiến thức từ các tiêu chuẩn và các tài liệu khác hiện hành (ví dụ các tiêu chuẩn về đo lường kết quả hoạt động và kiểm tra, xác nhận) sẽ hữu ích cho hoạt động tiêu chuẩn hóa. |
Sử dụng các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng trong nhiều loại sơ đồ vận hành (ví dụ: các hợp đồng đề cập đến kết quả hoạt động) | Hạ tầng cho cộng đồng hiện có có thể liên quan đến nhiều loại sơ đồ vận hành. Ví dụ: các loại sơ đồ giữa các cơ quan quản lý địa phương và các bên tư nhân bao gồm: nhượng quyền; xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT); tư nhân hóa. Cũng có nhiều loại hợp đồng, như: hợp đồng về kết quả hoạt động liên quan tới việc chi trả dựa trên kết quả hoạt động của hạ tầng cho cộng đồng đã đo được. Vì các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng có thể được sử dụng trong nhiều sơ đồ khác nhau nên việc cung cấp các quy định kỹ thuật cho việc áp dụng các chuẩn đo này là rất hữu ích. Các quy định kỹ thuật đặc tả này bao gồm hướng dẫn để minh họa cho các khoản tiết kiệm và lợi ích của hạ tầng cho cộng đồng đối với cư dân. |
Quản lý dung lượng dữ liệu thông tin lớn | Hạ tầng dữ liệu là cơ sở quan trọng cho việc quản lý đô thị. Ví dụ: để quản trị và vận hành các hạ tầng cho cộng đồng với quan điểm toàn diện trong cộng đồng, cần thiết quản lý và tối ưu dung lượng lớn và nhiều loại dữ liệu cho các hệ thống (ví dụ: kết quả hoạt động kỹ thuật của các hạ tầng cho cộng đồng, các nhu cầu về các đầu ra và dữ liệu địa lý), đảm bảo an ninh và minh bạch |
An toàn (ví dụ: an toàn về chức năng) | Vì các hạ tầng cho cộng đồng hỗ trợ cho vận hành và các hoạt động của cộng đồng nên sự an toàn của các hạ tầng cho cộng đồng là một vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt, việc thiết kế các hạ tầng cho cộng đồng để ngăn ngừa các sự cố nguy hiểm hoặc kiểm soát chúng khi phát sinh là rất quan trọng. Từ quan điểm này, một lĩnh vực cần tiêu chuẩn hóa có thể là an toàn về chức năng. Cụ thể là việc phát hiện các điều kiện nguy hiểm tiềm ẩn dẫn tới việc kích hoạt thiết bị hoặc cơ chế bảo vệ hay điều chỉnh để ngăn ngừa các sự kiện nguy hiểm phát sinh để giảm thiểu hậu quả. |
Thuật ngữ | Mặc dù đã có một số thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến các loại hạ tầng cho cộng đồng cụ thể nhưng vẫn còn thiếu một số thuật ngữ và định nghĩa cho từng loại hạ tầng cho cộng đồng ở từng cấp cộng đồng và cho toàn bộ cộng đồng. Do vậy cần hài hòa các thuật ngữ và định nghĩa này để thúc đẩy việc trao đổi thông tin và hoạt động tiêu chuẩn hóa. |
Các thực hành tốt nhất đối với việc triển khai các dự án đô thị thông minh | Do việc phát triển các hạ tầng thông minh cho cộng đồng yêu cầu một phạm vi xem xét rộng, bao gồm: cân bằng nhiều vấn đề và có quan điểm toàn diện đối với nhiều hạ tầng cho cộng đồng trong một cộng đồng. Do vậy, cần thu thập các thực hành tốt nhất đối với việc triển khai các dự án đô thị thông minh |
6.4.3 Các hành động khả thi liên quan
Bảng 6 phác thảo các hành động khả thi liên quan cần được xem xét trong hoạt động tiêu chuẩn hóa trong tương lai.
Danh sách này không đầy đủ và bao gồm các lĩnh vực cần tiêu chuẩn hóa được đề cập trong 6.4.2.
Bảng 6 - Các hành động khả thi liên quan
Các hành động khả thi liên quan | Lý do |
Sử dụng các tài liệu kỹ thuật cho giáo dục | Nhìn chung, các tiêu chuẩn là một nguồn tài liệu quan trọng về bí quyết công nghệ. Ví dụ: tiêu chuẩn cho phép tiếp cận kiến thức tiên tiến đối với người dùng ở những khu vực mà họ có thể thiếu kiến thức chuyên môn và/hoặc nguồn lực. Hàng loạt tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật khác trong lĩnh vực này, được đề cập trong tiêu chuẩn này, có thể được sử dụng để xây dựng năng lực trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Sử dụng các tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật khác làm công cụ giáo dục cho nguồn nhân lực của cơ quan hành chính cộng đồng giúp nâng cao kiến thức của họ trong lĩnh vực này và cải thiện quá trình ra quyết định khi xem xét triển khai hoặc bắt đầu một dự án với nhận thức rằng hạ tầng cho cộng đồng góp phần vào sự bền vững. |
Thử nghiệm thí điểm các nguyên tắc và yêu cầu chung về các chuẩn đo đối với hạ tầng thông minh cho cộng đồng bởi các cộng đồng để có thông tin phản hồi | Để thu hút các bên liên quan tiềm năng trong việc xây dựng tiêu chuẩn và để thu thập các thông tin phản hồi thực tế về các tài liệu kỹ thuật trong lĩnh vực này, cần đưa các nguyên tắc và yêu cầu chung vào thử nghiệm thí điểm thực tế tại các cộng đồng cụ thể để xác nhận sự phù hợp của chúng đối với nhu cầu của người sử dụng và rút ra bài học kinh nghiệm cho công việc tiếp theo. |
Thu hút sự tham gia các bên liên quan trong hoạt động tiêu chuẩn hóa | Vì có nhiều loại hình bên liên quan tham gia và bị ảnh hưởng bởi việc hoạch định, cấp kinh phí, phát triển và vận hành hạ tầng cho cộng đồng nên cần thu hút sự tham gia của họ vào quá trình tiêu chuẩn hóa để đảm bảo tính thực tiễn và sự liên quan của các sản phẩm trong tương lai. Các bên liên quan có thể có thể bao gồm: - Các tổ chức trong nước và quốc tế; - Các cộng đồng hoặc đô thị (ví dụ: lãnh đạo cao nhất, những người tham gia vào các dịch vụ về nước); - Đại diện cho người mua (ví dụ: các tổ chức, hiệp hội, hội ngành nghề) và nhà cung cấp hạ tầng cho cộng đồng (ví dụ: các nhà sản xuất); - Các tổ chức tài chính và bảo hiểm; - Người tiêu dùng (ví dụ: hiệp hội người tiêu dùng). |
Phụ lục A
(tham khảo)
Các hoạt động liên quan đã xác định
A.1 Khái quát
Phụ lục này gồm có các danh sách không đầy đủ các hoạt động có thể liên quan đến các chuẩn đo để đánh giá kết quả hoạt động kỹ thuật của hạ tầng cho cộng đồng đã được xác định thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn này.
Mục đích của các danh sách này là xác định ở một phạm vi rộng (ví dụ: về vị trí địa lý,...) các hoạt động có liên quan có thể có mà không có sự khác biệt. Bằng cách liệt kê các hoạt động này và các ví dụ về công việc trong từng lĩnh vực, các thông tin nêu trong tiêu chuẩn này đã được xem xét.
A.2 Danh sách các tiêu chuẩn, các khái niệm, khung lý thuyết và chỉ số đã xác định
Danh sách dưới đây đưa ra các ví dụ về các tiêu chuẩn, khái niệm, khuôn khổ lý thuyết và các chỉ số đã xác định liên quan đến hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Bao gồm:
- Bộ tiêu chuẩn:
- ISO 24510:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the assessment and for the improvement of the service to users (Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước uống và nước thải - Hướng dẫn về đánh giá và cải tiến dịch vụ cho người sử dụng);
- ISO 24511:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of wastewater utilities and for the assessment of wastewater services (Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước uống và nước thải - Hướng dẫn về quản lý các tiện ích nước thải và đánh giá các dịch vụ xử lý nước thải);
- ISO 24512:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of drinking water utilities and for the assessment of drinking water services (Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước sạch và nước thải - Hướng dẫn về quản lý các tiện ích nước uống và đánh giá các dịch vụ nước uống);
- TCVN ISO 50001 (ISO 50001) Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng;
- Cam kết Aalborg;
- Sách xanh về tính cạnh tranh đô thị;
- Đột phá bằng cách tiếp cận năng động trong dự án công nghệ cao về nước thải;
- Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI): Một chiến lược về tiêu chuẩn cho các thành phố thông minh;
- Hệ thống đánh giá toàn diện về đô thị đã thiết lập hiệu suất môi trường (CASBEE);
- Chỉ số đánh giá mức độ tin học hóa của đô thị Trung Quốc;
- Các đô thị có cơ hội - Chỉ số về sự sẵn sàng hoạt động cho thế kỷ 21;
- Chỉ số đa dạng sinh học của đô thị (hoặc chỉ số Xinh-ga-po);
- Vốn Xanh Châu Âu;
- Các đô thị thông minh của Châu Âu;
- Cơ sở cho các chỉ số đô thị toàn cầu;
- Chỉ số đô thị năng lượng toàn cầu;
- Hội đồng Quốc tế về Sáng kiến Môi trường khu vực (ICLEI);
- Chợ thông tin: Kinh tế học mới về các đô thị;
- Giải thưởng cộng đồng thông minh;
- Vai trò của lãnh đạo trong Thiết kế Năng lượng và Môi trường (LEED);
- Xếp hạng về môi trường sống;
- Dự án thành phố bền vững / Khuôn khổ tham chiếu cho đô thị bền vững (RFSC)
- Khuôn khổ về đô thị thông minh;
- Đô thị được thực hiện bằng ICT (Fujitsu);
- Cộng đồng thông minh do Toshiba đề xuất;
- Các đô thị thông minh hơn;
- Phát triển bền vững về bền vững về đô thị hóa và đô thị thông minh tại Trung Quốc;
- Quan niệm về đô thị thông minh bền vững;
- Các chỉ số đô thị xanh;
- Chỉ số về tính bền vững của đô thị.
A.3 Ví dụ về các dự án đã triển khai trên thế giới
Bảng A.1 đưa ra các ví dụ về các dự án đã triển khai liên quan đến hạ tầng thông minh cho cộng đồng. Các ví dụ bao gồm:
Bảng A.1 - Danh sách các dự án đã xác định
Vùng, lãnh thổ hoặc tổ chức đề xuất hoặc thực hiện dự án | Tên dự án (tiếng Anh) |
Áp-ga-ni-xtan | Kabul Metropolitan Areas Development Program in Afghanistan |
Úc | Smart Grid, Smart City project |
Úc | Solar Flagship Program |
Bra-xin | Rio Operations Center |
Trung Quốc | Changxindian Eco-city |
Trung Quốc | Chongming Dongtan Eco-city |
Trung Quốc | Comprehensive Operation Platform of Smart Lecong |
Trung Quốc | Dezhou Sun-city |
Trung Quốc | Liaoyuan Smart Card |
Trung Quốc | Shangsha, Zhuzhou, Xiangtan, Two-oriented Society |
Trung Quốc | Shenzhen Guangming Eco-city |
Trung Quốc | Sino-Singapore Guangzhou Knowledge City |
Trung Quốc | Sino-Singapore Tianjin Eco-city project |
Trung Quốc | Smart Changzhou |
Trung Quốc | Smart Chongqing |
Trung Quốc | Smart City Projects of MOHURD in China |
Trung Quốc | Smart Dezhou |
Trung Quốc | Smart Hun Nan District, Shenyang |
Trung Quốc | Smart Jiyuan |
Trung Quốc | Smart Liaoyuan |
Trung Quốc | Smart Luohe |
Trung Quốc | Smart Tongling |
Trung Quốc | Smart Wanning |
Trung Quốc | Smart Wenjiang |
Trung Quốc | Smart Zhenhai District |
Trung Quốc | Tangshan Caofeidian Eco-city |
Trung Quốc | Wanzhuang, Langfang Eco-city |
Đan Mạch | EDISON (Electric vehicles in a Distributed and Integrated market using Sustainable energy and Open Networks) Smart Grid Project |
Đan Mạch | Lolland Island Smart Grid |
Đan Mạch | Zero emission mobility |
Tây Âu, Trung Á | East Smart community business study PJ |
Châu Âu | CONCERTO |
Châu Âu | Greening European Transportation Infrastructure for Electric Vehicles |
Châu Âu | Grid for Vehicles (G4V) |
Châu Âu | North Seas Countries Offshore Grid Initiative (NSCOGI) |
Châu Âu | Reference Framework for European Sustainable Cities (RFSC)/ Sustainable city project |
Châu Âu | Smart cities in Europe |
Châu Âu/Trung Á/ Châu Phi | DESERTEC |
Pháp | Linky project & pilot |
Pháp | Smart Community Demonstration Project in Lyon |
Đức | E-Energy |
Đức | E-mobility (Electric Mobility) |
Đức | E-mobility Berlin |
Đức | Hamburg-Harburg project |
Đức | T-City |
Ai-len | Geothermal Energies utilization |
In-đô-nê-xi-a | Enhancement of Urban Development Management in the Mamminasata Metropolitan Area |
In-đô-nê-xi-a | Indonesia Economic Development Corridor (IEDC) |
In-đô-nê-xi-a | Metropolitan Priority Area (MPA) |
In-đô-nê-xi-a | Smart Community FS in Indonesia Jawa Island's Industrial park |
In-đô-nê-xi-a | Spatial Plan and Urban Development Program for GKS Zone in East Java Province |
In-đô-nê-xi-a | Surabaya Urban Development Project |
Ý | Telegestore |
Nhật Bản | Aizuwakamatsu Area Smart Community Deployment Project. |
Nhật Bản | B-DASH (Breakthrough by Dynamic Approach in Sewerage High Technology) |
Nhật Bản | Breakthrough by Dynamic Approach in Sewage High Technology Project: Kobe green sweets project |
Nhật Bản | Hachinohe Microgrid Demonstration Project |
Nhật Bản | Yokohama Smart City Project |
Hàn Quốc | Smart Grid Test-bed in Jeju Island |
Hàn Quốc | U-City (Ubiquitous city) Project /New Songdo Green City |
Malawi | Urban Development Master Plan for Lilongwe in Malawi |
Ma-lai-xi-a | Iskandar Malaysia Project |
Ma-lai-xi-a | The Multimedia Super Corridor (MSC) Project |
Man-ta | Smart Grid Utility |
Trung Á và Bắc Phi | Africa collaborative smart communities project in MODON's industrial areas |
Mông Cổ | Urban Development in Ulaanbaatar City |
Hà Lan | Amsterdam Smart City (ASC) |
Phi-líp-pin | Intelligent Operations Center in Davao City |
Bồ Đào Nha | PlanIT Valley |
Nga | Moscow |
Xinh-ga-po | CleanTech Park |
Xinh-ga-po | EV Taskforce(Electric Vehicles (EVs) Test-Bedding Programme) |
Xinh-ga-po | Intelligent Energy Systems (IES) |
Xinh-ga-po | Pulau Ubin Project |
Xinh-ga-po | Punggol Eco-Town |
Bắc Mỹ | INTEGRATION - Integrated Urban Development in Latin America |
Tây Ban Nha | Smartcity Malaga/Spain Intelligent Community Practical Business |
Thụy Sĩ | Stockholm Royal Seaport |
Thái Lan | Smart City In Nakhon Nayok Province |
Các tiểu Vương quốc Ả Rập | Masdar City |
Hoa Kỳ | 20MW Flywheel Frequency Regulation Plant |
Hoa Kỳ | Arizona Public Service (APS) Community Power Project |
Hoa Kỳ | Avista Utilities Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Baltimore Gas and Electric Company Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | CenterPoint Energy Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Consolidated Edison Company of New York, Inc. Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Detroit Edison Company Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Duke Energy Business Services LLC Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | EV project |
Hoa Kỳ | Florida Power & Light Company Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | US gridSMART SM Demonstration Project |
Hoa Kỳ | Hawaii Electric Co. Inc. Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Japan-US Collaborative Smart Grid demonstration project in Albuquerque |
Hoa Kỳ | Japan-US Collaborative Smart Grid demonstration project in Los Alamos |
Hoa Kỳ | KCP&L Green Impact Zone SmartGrid Demonstration |
Hoa Kỳ | Long Island Smart Energy Corridor |
Hoa Kỳ | Madison Gas and Electric Company Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | NV Energy, Inc. Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Pacific Northwest Smart Grid Demonstration |
Hoa Kỳ | Pecan Street Smart Grid Demonstration Project |
Hoa Kỳ | PECO Energy Company Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Potomac Electric Power Company Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Progress Energy Service Company, LLC Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Sacramento Municipal Utility District Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | SDG&E Grid Communication System |
Hoa Kỳ | Secure Interoperable Open Smart Grid Demonstration Project |
Hoa Kỳ | Smart Grid Demonstration Project |
Hoa Kỳ | Smart Grid Program |
Hoa Kỳ | Smart Grid Regional Demonstration |
Hoa Kỳ | SmartGridCity project |
Hoa Kỳ | Southern California Edison Company Smart Grid Regional Demonstration Project |
Hoa Kỳ | Southern Company Services, Inc. Smart Grid Project |
Hoa Kỳ | Sustainable Dubuque |
Hoa Kỳ | Technology Solutions for Wind Integration |
Hoa Kỳ | Urban Grid Monitoring and Renewables Integration |
Hoa Kỳ | Vineyard Energy Project |
Anh | Orkney Smart Grid |
Anh | Smart Cities |
Anh | Smart Metering Implementation Programme |
Anh | Sustainability Appraisal (SA) |
Việt Nam | Comprehensive Urban Development Program in Hanoi Capital City (Chương trình phát triển đô thị toàn diện của Thủ đô Hà Nội) |
Việt Nam | Golden Hills (Đồi Vàng) |
Việt Nam | Hoa Lac High-Tech Park (Công viên công nghệ cao Hòa Lạc) |
Việt Nam | Hong Ha Eco City (Thành phố Sinh thái Hồng Hà) |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 24510:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the assessment and for the improvement of the service to users
[2] ISO 24511:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of wastewater utilities and for the assessment of wastewater services
[3] ISO 24512:2007, Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of drinking water utilities and for the assessment of drinking water services
[4] TCVN ISO 50001:2012 (ISO 50001:2011) Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[5] British Standards Institution (BSI): A Standards Strategy for Smart Cities - Consultation Document, 2012
[6] OECD The DAC Guidelines on Poverty Reduction, 2001 (http://www.oecd.org/dataoecd/47/14/2672735.pdf)
[7] OECD Promoting Pro-Poor Growth: INFRASTRUCTURE, 2006 (http://www.oecd.org/dac/povertyreduction/36301078.pdf)
[8] OECD Infrastructure 2030, 2006 (http://www.oecd.org/dataoecd/49/8/37182873.pdf)
[9] OECD Natural Resources and Pro-Poor Growth: The Economics and Politics, 2008 (http://www.oecdbookshop.org/oecd/dlsplay.asp?CID=&LANG=en&SF1=DI&ST1=5L4CNJHKJGZR)
[10] United Nations General Assembly. Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future. Transmitted to the General Assembly as an Annex to document A/42/427 - Development and International Co-operation. Environment. 1987
[11] United Nations General Assembly: 2005 World Summit Outcome, Resolution A/60/1, adopted by the General Assembly on 15 September 2005
[12] United Nations, The Millennium Development Goals Report 2011, 2011
[13] A Caragliu, C. Del Bo, P Nijkamp Smart cities in Europe, 2009
[14] The Climate Group ARUP, Accenture and The University of Nottingham: Information Marketplaces: The New Economics of Cities, 2012 (http://www.arup.com/~/media/Files/PDF/Publicatlons/Research_and_whitepapers/lnformation_marketplaces_05_12_11_v3.ashx)
[15] Economist Intelligence Unit (EIU): The Green City Index series - Highlights from a unique benchmarking tool, 2012
[16] K. Freeman Infrastructure from the Bottom Up, 2011
[17] R. Giffinger, C. Fertner, H. Kramar, R. Kalasek, N. Pichler-Milanovic, E. Meijers Smart cities - Ranking of European medium-sized cities, 2007 (http://www.smart-cities.eu/download/smart_cities_final_report.pdf)
[18] Richard Register: Ecocity Berkeley: Building Cities for a Healthy Future, 1987
[19] The Royal Academy of Engineering Smart infrastructure: the future, London, 2012 (http://www.raeng.org.uk/news/publications/list/reports/smart_infrastructure_report_january_2012.pdf)
[20] V. Giordano, F. Gangale, G. Fulli (JRC-IE), Manuel Sánchez Jiménez (DG ENER) et al.: Smart Grid projects in Europe: lessons learned and current developments, 2011 (http://ses.jrc.ec.europa.eu/sites/ses/files/documents/smart_grid_projects_in_europe_lessons_learned_and_current_developments.pdf)
[21] Overview of CASBEE for Cities; http://www.ibec.or.jp/CASBEE/english/document/Outline_CASBEE_City.pdf
[22] ISO Guide 82 "Guide for addressing sustainability in standards"
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Khái quát
5 Xem xét các hoạt động hiện tại liên quan đến chuẩn đo
6 Thảo luận các định hướng khả thi cho tương lai
Phụ lục A (tham khảo) Các hoạt động liên quan đã xác định
Thư mục tài liệu tham khảo