Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11521:2016 Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11521:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11521:2016 Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo
Số hiệu:TCVN 11521:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Giao thông
Năm ban hành:2016Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11521:2016

TIẾNG ỒN DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG TÀU CHẠY - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Noise alongside railway lines emitted by raiway operation - Specifications and method of measurement

Lời nói đầu

TCVN 11521: 2016 được biên soạn trên cơ sở tham khảo GB 12.525-90.

TCVN 11521: 2016 do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm đnh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIẾNG ỒN DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG TÀU CHẠY - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Noise alongside railway lines emitted by raiway operation - Specifications and method of measurement

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định giá trị gii hạn cho phép và phương pháp đo tiếng n phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các đoạn đường sắt đi ngầm, đường sắt qua hầm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dn sau đây rt cn thiết cho việc áp dụng tu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN 7878-2: 2010 (ISO 1996 - 2: 2003) Phn 2: Xác định mức áp sut âm.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1  Hai bên đường sắt (Boundary alongside railway line)

Là chỉ những khu dân cư nằm cách hai bên đường sắt 15 m.

3.2  Khu gian (Section)

Là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ cột tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía n kia.

3.3  Ban ngày (Day - time)

Là thời gian được xác đnh t 6h đến 21h.

3.4  Ban đêm (Night - time)

Là thời gian được xác đnh t 21h hôm trước đến 6h hôm sau.

3.5  Đối tượng b ảnh hưởng (Subjects affected)

Là khu vực dọc hai bên đường sắt có con người sinh sng, hoạt động và làm việc.

3.6  Tiếng ồn nền (Background noise)

Là đ chỉ tiếng ồn môi trưng xung quanh khi không có hoạt động chạy tàu tại khu vực đánh giá.

3.7  Mức vượt N phần trăm (N percent exceedance level)

Mức áp suất âm theo trọng số tn số và trọng thời gian vượt quá N% khoảng thời gian xem xét.

Ví dụ: LAF90,1h , là mức áp suất âm theo trọng s tần số A và trọng số F vượt quá 90% mức áp suất âm của 1h.

CHÚ THÍCH 1: Mức vưt N % tính bằng decibel (dB).

3.8  Mức áp suất âm: theo trọng số A (A -Weighted sound pressure level)

Dùng trọng số A đnh mức áp suất âm, dùng LA đồ biểu thị, đơn vị là dB(A)

3.9  Mức âm tiếp xúc (Sound exposure level)

Mười lần logarit cơ s 10 của tỷ số giữa âm thanh tiếp xúc (LE), với âm thanh tiếp xúc tham chiếu (LE0). Âm thanh tiếp xúc là tích phân theo thời gian của bình phương áp suất âm tức thời biến đổi theo thời gian trong một khoảng thời gian xác định T, hoặc một tình huống.

3.10  Mức áp suất âm liên tục tương đương[1] (Equivalent continuous sound pressure level)

Giá trị mc áp suất âm theo trọng s A của một âm thanh liên tục, ổn định trong khoảng thi gian T; có cùng giá trị áp suất âm toàn phương trung bình với âm thanh đang nghiên cu có mức thay đổi theo thời gian.

3.11  Hiệu chnh (Adjustment)

Bất kỳ một giá trị nào (là số dương hoặc số âm); được thêm vào giá trị mức âm đo được hay dự báo được để tính đến một vài đặc tính âm, v thi gian trong ngày hoặc loại nguồn âm.

3.12  Mức đánh giá (Rating level)

Bất kỳ mc âm đo được hay dự báo được mà đã thêm vào một tr số hiệu chỉnh.

CHÚ THÍCH 2: Mức đánh giá có thể được tạo ra bằng cộng thêm các giá tr hiệu chnh vào mức đo được hoặc mức dự đoán được để tính toán sự khác nhau giữa các loại nguồn âm.

3.13  Điểm đo cơ bản (Base measurement point)

Là điểm đo nm trên đường ranh giới cách mép ray ngoài cùng trở ra 15 m, cao hơn mặt ray 1,5 m và cách vật phản x phía sau không dưi 1 m.

3.14  Điểm đo suy giảm (Attennation measurement point)

Là các điểm đo để xác định mức ồn suy gim, nm trên đường lan truyền tiếng ồn từ điểm đo cơ bản trở ra nối tiếp và cách đều nhau 10 m đến 15m.

3.15  Khoảng thời gian đo (Measurenment time interval)

Khoảng thời gian trong đó ch một phép đo được thc hiện.

3.16  Khoảng thời gian quan sát (Observation time interval)

Khoảng thời gian trong đó một loạt các phép đo được thực hiện.

3.17  Âm thanh dư (Residual sound)

Là âm thanh tổng còn lại tại một vị trí và ở trong một tình huống nhất định khi các âm thanh riêng đang xem xét triệt tiêu hết.

3.18  Độ không đm bo đo (Measurement uncertainty)

Độ không đảm bảo đo là một thông số gắn liền với kết quả đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá tr thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.

Trong đó, các thành phần của độ không đảm bảo đo bao gồm:

-.Chuẩn đo lường:

- Thiết bị và phương pháp thử

- Nhân viên thử nghiệm

- Điều kiện môi trường.

4  Giá trị giới hạn tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức cho phép nêu trong bảng 1.

Bảng 1- Giá tr gii hạn cho phép về tiếng ồn dọc hai bên đường sắt

(Theo mc áp sut âm tương đương), dBA

TT

Thời gian

Giá trị cho phép

Tuyến cũ

Tuyến xây mới

1

Ban ngày

70

70

2

Ban đêm

70

60

5  Phương pháp đo

5.1  Thiết b đo

5.1.1  Máy đo ồn

Là máy đo ồn tích phân đáp ứng các yêu cầu của bộ lọc âm, được quy định trong TCVN 7878 - 2: 2010 (ISO 1996 - 2:2003). Hệ thống thiết bị bao gm micrô, chụp chắn gió, dây nối và máy ghi.

5.1.2  Hiệu chun, kiểm đnh thiết b

Thiết bị đo phải còn trong thời hạn kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Trước mỗi loạt đo thiết bị đo và thiết b hiệu chun âm phải áp dụng micro đ kiểm tra việc hiệu chuẩn của toàn bộ hệ thống thiết b đo tại một hoặc nhiều tần số.

5.2  Nội dung và thông số đo

Mỗi phép đo cần thiệt phải tiến hành xác đnh đng thời tối thiểu các giá tr mức âm lớn nhất (Lmax); mức âm trung bình tương đương (Leq); và các mức âm phần trăm (L10) cho mỗi đoàn tàu khi qua điểm đo.

5.3  Xác định đim đo

5.3.1  Nguyên tc lựa chọn đim đo

Vị trí đo (đặt đầu đo) được xác định tại đim đo cơ bản có tính đại diện chung, cho phép các kết quả đo chính xác và phản ánh đúng tình trạng tiếng ồn của đoạn đường sắt. Mỗi khu vực nhạy cảm với tiếng ồn do hoạt động chạy tàu có thể lựa chọn từ 1 đến 3 điểm do đại diện.

Điểm quan trắc phải cách xa đường bộ, các nhà máy, công trường đang xây dựng và các nguồn ồn không liên quan đến tuyến đường sắt. Khi không thtránh các ảnh hưởng của nguồn ồn khác thì phải lựa chọn thời gian đo đ loại bỏ các tác động không phải do hoạt động chạy tàu gây nên.

Lưu ý: Trường hợp muốn xác đnh phạm vi bị ảnh hưởng dùng cho mục đích nghiên cứu, đánh giá thì bổ sung đo đạc tại các điểm đo suy giảm. Số lượng điểm đo suy giảm cần thiết một khu vực tối thiểu do người đo tự quyết định theo thực tế tại hiện trường tùy theo yêu cầu, mục đích của cuộc đánh giá. Điểm đo suy gim xa nhất tính từ mép ngoài ray đường st không lớn hơn 100 m.

5.3.2  Hoạch đnh khu vực có tính đại diện và v trí của điểm đại diện

Khi hoạch định khu vực có tính điển hình và vị trí của đim đại diện, phải xem xét các yếu tố sau:

a) Các yếu tố liên quan đến s thay đổi đến nguồn ồn như tốc độ tàu, loại đường, móng, cầu, khu chuyển làn, v t đường cong;

b) Tình trạng phân bố của các khu vực nhạy cảm các điểm nhạy cảm;

c) Tình trạng các loại công trình xây dựng hai bên tuyến đưng sắt;

d) Các yêu cầu đặc biệt khác.

Đối với các v trí mà nguồn ồn phát sinh đó hoạt động chạy tàu có nhiều thay đổi như: qua cầu đường sắt, đường giao nhau, nhóm ray chuyển n... có thể lựa chọn một (01) v trí đo đại diện chung cho từng loại

5.4  Điu kiện khí tượng

Chỉ tiến hành đo lúc thời tiết không có mưa, bề mặt đường sắt phải khô, (không ngập nước trừ trường hợp các điều kiện này đang được nghiên cứu đo phải có chụp chắn gió, khi có gió từ cấp 4 trở lên thì ngừng đo.

Các điều kiện khí tượng trong suốt quá trình đo phải được mô tả hoặc nếu cần phải được quan trắc đồng thời.

5.5  Đo tiếng ồn do hoạt động chạy tàu.

Khi đo tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu cn sử dụng thiết b đo ồn tích phân với bộ phận tiếp nhận âm thanh (Micro) phải đặt tại điểm đo cơ bn để xác định đồng thời các thông số do tại 5.2 cho mỗi đoàn tàu trong khoảng thời gian năm (05) phút liên tc. Thời gian phép đo được tính từ khi đầu đoàn tàu đến vị trí cách điểm đo cơ bản xác định 100 m. Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu là giá trị trung bình số học của ít nhất năm (05) lần đo đối với giá tr mức áp sut âm trung bình tương đương liên tục (Leq) cho ban ngày hoặc ban đêm. Đồng thời với quá trình đo tiếng n sẽ tiến hành đo tốc độ đoàn tàu. Trong khoảng thời gian đo, tốc độ ca đoàn u phải bng hoặc lớn hơn 75 % so với tốc độ thiết kế cao nht cho phép hoặc bằng tốc độ khai thác ln nhất của khu gian. Sai số v tốc độ chạy tàu phải nằm trong khoảng ± 5 %

5.6  Đo tiếng ồn nền

Tiến hành đo xác đnh tiếng ồn nền khi không có hoạt động chạy tàu, tại vị trí được chọn để xác định tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu:

- Nếu môi trường xung quanh ổn định vtiếng ồn thì tiến hành phép đo trong 1 phút lấy giá tr mức áp suất âm trung bình (Leq);

- Nếu môi trường xung quanh không ổn đnh v tiếng ồn thì tiến hành phép đo trong 20 phút lấy giá tr mức áp suất âm trung bình (Leq).

- Tiếng ồn nền phải thấp hơn tiếng n phát sinh do hoạt động chạy tàu từ 10 dBA trở nên. Nếu sai s giữa hai cp âm thanh này nhỏ hơn 10 dBA thì phải hiệu chỉnh kết quả đo theo bng 2:

Bảng 2- Giá trị hiệu chỉnh mức tiếng ồn nn

Đơn vị, dBA

Sai số giữa tiếng ồn nền và tiếng ồn phát sinh do hoạt động chy tàu

3

4 ~ 5

6 ~ 9

Tr số hiệu chỉnh

- 3

- 2

- 1

6  Báo cáo kết quả đo

Đối với phép đo, các thông tin sau đây phải được ghi lại và báo cáo, nếu có liên quan:

a) Thời gian, ngày và đa đim đo;

b) Thiết b đo và tình trạng hiệu chuẩn của thiết bị;

c) Các mức áp suất âm (LeqT, LE, Lmax) đo được và hiệu chỉnh nếu cần trọng số A (tùy chọn cho trọng số C), và tùy chọn trong các dải tần số;

d) Mức âm N phần trăm (LN,T) đo đưc;

e) Ước lượng độ không đảm bảo đo cùng với xác suất bao phủ;

f) Các thông tin vmc áp suất âm trong quá trình đo;

g) Khoảng thời gian đo;

h) Mô tả kỹ v trí đo, bao gồm lớp phủ bề mặt, điều kiện đo, v trí, chiều cao cách mặt đất của nguồn phát âm (đối với hoạt động chạy tàu tâm nguồn ồn được tính từ mặt ray) và micrô.

i) Mô t các điều kiện hoạt động, bao gồm số lượng phương tiện giao thông đường bộ đường hàng không đi qua trong thời gian đo, vận tốc đoàn tàu, loại ray, loại tà vẹt;

j) Mô tả các điều kiện khí tượng gm: vận tốc gió, hướng gió, mây che ph, nhiệt độ, áp sut khí quyển, độ m, mưa và các điu kiện khí tượng khác;

k) (Các) phương pháp sử dụng để ngoại suy giá trị đo từ các điều kiện khác;

Đối với phép tính, các thông tin liên quan được nêu từ a) đến k), bao gồm cả phép tính độ không đảm bảo đo phải đưc đưa ra trong báo cáo.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Mẫu ghi nhật ký đo

V trí

 

Thời gian

 

Thiết b quan trắc

Tên máy

 

S hiu

 

Mã số

 

Cấp độ

 

Thời gian hiệu chỉnh

 

Đặc trưng đường st

Chủng loại tà vẹt

Đặc điểm nền đường

Loại hình ray

Có hàn, không hàn, 50kg/m, 60kg/m

Các công trình

Tà vẹt bê tông, tà vt gỗ

Đá ba lát, không đá ba lát

 

Loại công trình xây dựng

 

Tình trạng bề mặt đất

 

STT

Thời gian đo

Loại đầu máy

Loại đoàn tàu (khách, hàng)

Các hoạt động khác trên mặt đt

Tiếng n ,dB

Chú ý

Lmax, L90

Leq

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng ồn

Lmax

Leq

L90/ nền

 

 

 

Sơ đồ

 

 

 

Thuyết minh

 

 

 

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Bảng kết quả đo

1. Ngày đo

2. Địa đim đo

3. Điều kiện ngoại cảnh

4. Điều kiện thời tiết

5. Số đường ray

6. Mật độ tàu

7. Vị trí đặt đầu đo (khoảng cách tới đường ray)

8. Thiết b đo

9. Kết quả đo:

TT

Thời gian

Mức n

Mật độ tàu

1...

 

 

 

 

 

 

 

Tên người đo:                                                               

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7878-1:2008 (ISO 1996-1:2003), Phn 1:Các đại lượng cơ bn và đánh giá.

[2] TCVN 7878-2: 2010 (ISO 1996-2:2007) - Âm hc - Mô t, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường -Phn 2: Xác định mức tiếng ồn môi trường.

[3] TCVN 7880:2008. Phương tiện giao thông đường bộ. Tiếng ồn phát ra từ ô tô. Yêu cầu và phương pháp thtrong phê duyệt kiểu.

[4] GB3096-2008 Tiêu chun tiếng ồn môi trường khu vực thành thị.

[5] GB12525- 90 Tr số gii hạn tiếng ồn dọc hai bên đường st và phương pháp đo.

[6] GB12525- 90 Tr s giới hạn tiếng ồn dọc hai bên đường sắt và phương pháp đo (Bản sửa đổi bổ sung).

[7] HJ 453- 2008 Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường giao thông đường sắt.

[8] ISO 9813-1, Acoustics - Attenuation of sound during propagation outdoors - Part 1: Calculation of the absorption of sound by the atmosphere

[9] ISO 9613-2, Acoustics - Attenuation of sound during propagation outdoors - Part 2: General method of calculation

[10] ISO 10843, Acoustics - Methods for the description and physical measurement of single impulses or series of impulses

[11] ISO/TS 13474, Acoustics - Impulse sound propagation for environmental noise assessment

[12] IEC 60651:2001, Sound level meters

[13] IEC 60804:2000, Integrating - averaging sound level meters

[14] STOREHEIER, S.A, Measurement of noise emmission from road traffic (in Norwegian). SINTEF Report No. STF44 A78025, Trondheim, 1978.

[15] FISK, D.J., Statistical sampling in community noise measurement, J. SVib, 39 (2) (1973)

[16] Danish Environmental Protection Agency. Guidelines for Measurements of Environmental Noise, 6/1984 (in Danish), Nov. 1984

[17] ZWICKER, E. and FASTL, H., Psycho-acoustics-Facts and models, Springer, Jan. 1999

[18] ISO 6190, Acoustics - Measurement of sound pressure levels of gas turbine installations for evaluating environmental noise - Survey method.

[19] http://www.soundplan.com/rail-noise.htm

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Giá trị giới hạn tiếng ồn

5  Phương pháp đo

6  Báo cáo kết quả đo

Phụ lục A

Phụ lục B

 

 

[1] Mức áp suất âm tương đương ln tục theo trọng s A, trong thời gian T cũng được gọi là mức âm trung bình theo thời gian, kí hiệu LAeq,T,dB. Khong thời gian lấy trung bình được ch rõ theo trên chỉ số, thí dụ, mức âm trung bình trong một giờ được kí hiệu là LAeq, 1h.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi